túc, xúc
cù ㄘㄨˋ

túc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gấp rút, cấp bách
2. nhăn, nheo, nhíu, cau, chau
3. buồn rầu
4. đá
5. bước theo sau

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gấp rút, cấp bách. ◇ Thi Kinh : "Chánh sự dũ túc, Tuế duật vân mộ" , (Tiểu nhã , Tiểu minh ) Việc chính trị càng cấp bách, Mà năm đã muộn.
2. (Tính) Quẫn bách, khốn quẫn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ, nhi hương lân chi sanh nhật túc" , , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi đã ba đời ở làng này, tính tới nay được sáu chục năm, mà cuộc sống của người trong làng xóm mỗi ngày một quẫn bách.
3. (Tính) Buồn rầu, khổ não. ◎ Như: "tần túc" buồn rười rượi, "túc nhiên" buồn bã, không vui.
4. (Tính) Cung kính, kính cẩn. ◇ Nghi lễ : "Dong nhĩ túc" (Sĩ tương kiến lễ ) Vẻ mặt kính cẩn.
5. (Tính) Bất an, không yên lòng. ◇ Mạnh Tử : "Thuấn kiến Cổ Tẩu, kì dong hữu túc" , (Vạn Chương thượng ) Khi (vua) Thuấn thấy Cổ Tẩu, vẻ mặt ông ta có vẻ không yên lòng.
6. (Tính) Hẹp, chật. ◇ Tục tư trị thông giám : "Nhiên kim thiên hạ thuế phú bất quân, phú giả địa quảng tô khinh, bần giả địa túc tô trọng" , , (Tống chân tông ) Nhưng nay thuế phú trong thiên hạ không đồng đều, nhà giàu đất rộng thuế nhẹ, người nghèo đất hẹp thuế nặng.
7. (Động) Gần sát, tiếp cận. ◇ La Ẩn : "Giang túc hải môn phàm tán khứ" (Quảng Lăng khai nguyên tự các thượng tác ) Ở cửa biển gần sát sông buồm đã buông ra đi.
8. (Động) Bức bách. ◎ Như: "túc bách" bức bách, "túc kích" truy kích.
9. (Động) Cau, nhíu, nhăn. ◎ Như: "túc mi" chau mày, "túc ngạch" nhăn mặt. ◇ Lí Bạch : "Mĩ nhân quyển châu liêm, Thâm tọa túc nga mi" , (Oán tình ) Người đẹp cuốn rèm châu, Ngồi lặng chau đôi mày.
10. (Động) Thu ngắn, thu nhỏ. ◇ Thi Kinh : "Kim dã nhật túc quốc bách lí" (Đại nhã , Thiệu Mân ) Ngày nay mỗi ngày nước thu nhỏ lại trăm dặm.
11. (Động) Thành công, thành tựu.
12. (Động) Một phương pháp dùng kim thêu làm cho sợi thật sát chặt. ◇ Đỗ Phủ : "Tú la y thường chiếu mộ xuân, Túc kim khổng tước ngân kì lân" , (Lệ nhân hành ) Áo xiêm lụa là lấp lánh ngày cuối xuân, Chỉ vàng thêu hình chim công, sợi bạc thêu hình kì lân.
13. Một âm là "xúc". (Động) Đá, giẫm chân lên. § Thông "xúc" . ◇ Lễ Kí : "Dĩ túc xúc" (Khúc lễ thượng ) Lấy chân đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng cấp, bức bách, bị ngoại vật đè ép gọi là túc.
② Buồn rầu. Như tần túc buồn rười rượi, sịu mặt.
③ Kính cẩn, vẻ kính cẩn.
④ Một âm là xúc. Đá.
⑤ Theo đuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gấp rút, cấp bách: Quẫn bách, túng quẫn;
② Nhăn, nheo, nhíu, cau, chau: Chau mày; Nhăn mặt;
③ (văn) Buồn rầu;
④ (văn) Đá (dùng như );
⑤ (văn) Bước theo sau (dùng như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sát gần — Một âm là Xúc. Xem Xúc.

Từ ghép 1

xúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gấp rút, cấp bách
2. nhăn, nheo, nhíu, cau, chau
3. buồn rầu
4. đá
5. bước theo sau

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gấp rút, cấp bách. ◇ Thi Kinh : "Chánh sự dũ túc, Tuế duật vân mộ" , (Tiểu nhã , Tiểu minh ) Việc chính trị càng cấp bách, Mà năm đã muộn.
2. (Tính) Quẫn bách, khốn quẫn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tự ngô thị tam thế cư thị hương, tích ư kim lục thập tuế hĩ, nhi hương lân chi sanh nhật túc" , , (Bộ xà giả thuyết ) Họ tôi đã ba đời ở làng này, tính tới nay được sáu chục năm, mà cuộc sống của người trong làng xóm mỗi ngày một quẫn bách.
3. (Tính) Buồn rầu, khổ não. ◎ Như: "tần túc" buồn rười rượi, "túc nhiên" buồn bã, không vui.
4. (Tính) Cung kính, kính cẩn. ◇ Nghi lễ : "Dong nhĩ túc" (Sĩ tương kiến lễ ) Vẻ mặt kính cẩn.
5. (Tính) Bất an, không yên lòng. ◇ Mạnh Tử : "Thuấn kiến Cổ Tẩu, kì dong hữu túc" , (Vạn Chương thượng ) Khi (vua) Thuấn thấy Cổ Tẩu, vẻ mặt ông ta có vẻ không yên lòng.
6. (Tính) Hẹp, chật. ◇ Tục tư trị thông giám : "Nhiên kim thiên hạ thuế phú bất quân, phú giả địa quảng tô khinh, bần giả địa túc tô trọng" , , (Tống chân tông ) Nhưng nay thuế phú trong thiên hạ không đồng đều, nhà giàu đất rộng thuế nhẹ, người nghèo đất hẹp thuế nặng.
7. (Động) Gần sát, tiếp cận. ◇ La Ẩn : "Giang túc hải môn phàm tán khứ" (Quảng Lăng khai nguyên tự các thượng tác ) Ở cửa biển gần sát sông buồm đã buông ra đi.
8. (Động) Bức bách. ◎ Như: "túc bách" bức bách, "túc kích" truy kích.
9. (Động) Cau, nhíu, nhăn. ◎ Như: "túc mi" chau mày, "túc ngạch" nhăn mặt. ◇ Lí Bạch : "Mĩ nhân quyển châu liêm, Thâm tọa túc nga mi" , (Oán tình ) Người đẹp cuốn rèm châu, Ngồi lặng chau đôi mày.
10. (Động) Thu ngắn, thu nhỏ. ◇ Thi Kinh : "Kim dã nhật túc quốc bách lí" (Đại nhã , Thiệu Mân ) Ngày nay mỗi ngày nước thu nhỏ lại trăm dặm.
11. (Động) Thành công, thành tựu.
12. (Động) Một phương pháp dùng kim thêu làm cho sợi thật sát chặt. ◇ Đỗ Phủ : "Tú la y thường chiếu mộ xuân, Túc kim khổng tước ngân kì lân" , (Lệ nhân hành ) Áo xiêm lụa là lấp lánh ngày cuối xuân, Chỉ vàng thêu hình chim công, sợi bạc thêu hình kì lân.
13. Một âm là "xúc". (Động) Đá, giẫm chân lên. § Thông "xúc" . ◇ Lễ Kí : "Dĩ túc xúc" (Khúc lễ thượng ) Lấy chân đá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng cấp, bức bách, bị ngoại vật đè ép gọi là túc.
② Buồn rầu. Như tần túc buồn rười rượi, sịu mặt.
③ Kính cẩn, vẻ kính cẩn.
④ Một âm là xúc. Đá.
⑤ Theo đuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gấp rút, cấp bách: Quẫn bách, túng quẫn;
② Nhăn, nheo, nhíu, cau, chau: Chau mày; Nhăn mặt;
③ (văn) Buồn rầu;
④ (văn) Đá (dùng như );
⑤ (văn) Bước theo sau (dùng như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng chân mà đá — Một âm là Túc. Xem Túc.
bặc, bốc
bó ㄅㄛˊ, bo , bǔ ㄅㄨˇ

bặc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đốt mai rùa để bói xấu tốt. ◇ Thư Kinh : "Mai bốc công thần, duy cát chi tòng" , (Đại Vũ mô ) Nhất nhất bói xem các bầy tôi, ai là tốt hơn mà theo. § Đời sau dùng quan tể tướng gọi là "mai bốc" là theo nghĩa ấy.
2. (Động) Dự liệu, đoán trước. ◎ Như: "định bốc" đoán định, "vị bốc" chưa đoán biết. ◇ Sử Kí: "Thí diên dĩ công chúa, Khởi hữu lưu tâm tắc tất thụ chi, vô lưu tâm tắc tất từ hĩ. Dĩ thử bốc chi" , , . (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Xin thử (ướm lời) gả công chúa cho, nếu (Ngô) Khởi muốn ở lại thì sẽ nhận, bằng không thì tất từ chối. Do đó mà đoán được (ý ông ta).
3. (Động) Tuyển chọn. ◎ Như: "bốc cư" chọn đường cư xử, "bốc lân" chọn láng giềng.
4. (Danh) Họ "Bốc".
5. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Dạng giản thể của chữ (bộ ). Xem [luóbo]. Xem [bư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem ;
② Như .

bốc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bói xem tốt xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đốt mai rùa để bói xấu tốt. ◇ Thư Kinh : "Mai bốc công thần, duy cát chi tòng" , (Đại Vũ mô ) Nhất nhất bói xem các bầy tôi, ai là tốt hơn mà theo. § Đời sau dùng quan tể tướng gọi là "mai bốc" là theo nghĩa ấy.
2. (Động) Dự liệu, đoán trước. ◎ Như: "định bốc" đoán định, "vị bốc" chưa đoán biết. ◇ Sử Kí: "Thí diên dĩ công chúa, Khởi hữu lưu tâm tắc tất thụ chi, vô lưu tâm tắc tất từ hĩ. Dĩ thử bốc chi" , , . (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Xin thử (ướm lời) gả công chúa cho, nếu (Ngô) Khởi muốn ở lại thì sẽ nhận, bằng không thì tất từ chối. Do đó mà đoán được (ý ông ta).
3. (Động) Tuyển chọn. ◎ Như: "bốc cư" chọn đường cư xử, "bốc lân" chọn láng giềng.
4. (Danh) Họ "Bốc".
5. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Bói rùa. Ðốt mai rùa để xem xấu tốt gọi là bốc. Như mai bốc công thần, duy cát chi tòng bói xem các bầy tôi ai là tốt hơn. Ðời sau dùng quan tể tướng gọi là mai bốc là theo nghĩa ấy.
② Bói thử, như xem chim sâu kêu mà đoán xem mưa nắng gọi là bốc. Bây giờ gọi sự đã dự kì () là định bốc , gọi sự chưa biết () là vị bốc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bói: Chưa bói đã biết trước; Bói đường cư xử;
② Dự đoán, biết trước: Đoán trước, biết trước; Chưa biết trước;
③ [Bư] (Họ) Bốc. Xem [bo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bói toán để biết việc tương lai — Lựa chọn — Tên trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 13

quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn thể

Từ điển phổ thông

quân, binh lính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Binh chủng, bộ đội. ◎ Như: "lục quân" quân bộ, "hải quân" quân thủy.
2. (Danh) Binh sĩ. ◇ Sử Kí : "Quân giai thù tử chiến, bất khả bại" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Quân sĩ đều quyết đánh liều chết, không thể thua được.
3. (Danh) Đơn vị trong quân đội, lớn hơn sư đoàn.
4. (Danh) Việc binh. ◎ Như: "tòng quân" ra lính, "hành quân" đem quân đi.
5. (Danh) Chỗ đóng binh, trận địa. ◇ Cao Thích : "Chiến sĩ quân tiền bán tử sanh, Mĩ nhân trướng hạ do ca vũ" , (Yên ca hành ) Quân lính ngoài mặt trận nửa chết nửa sống, Người đẹp dưới trướng còn ca múa.
6. (Danh) Hình phạt thời xưa, đày tội nhân đi ra vùng biên cương làm lao dịch. ◎ Như: "phát phối sung quân" đày đi làm lao dịch.
7. (Động) Đóng quân. ◇ Sử Kí : "Bái Công quân Bá Thượng, vị đắc dữ Hạng Vũ tương kiến" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Bái Công đóng quân ở Bá Thượng, chưa được gặp Hạng Vũ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quân lính. Như lục quân quân bộ, hải quân quân thủy, ngày xưa vua có sáu cánh quân, mỗi cánh quân có 125000 quân. Phép binh bây giờ thì hai sư đoàn gọi là một cánh quân.
② Một tiếng thông thường gọi về việc binh. Như tòng quân ra lính, hành quân đem quân đi, v.v.
③ Chỗ đóng binh cũng gọi là quân.
④ Tội đày đi xa.
⑤ Một tên gọi về sự chia đất đai cũng như huyện, tổng, xã vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quân lính, quân đội, đội quân: Quân ta; Quân địch; Đội quân sản xuất; Đội quân dự bị lao động;
② Quân đoàn: Quân đoàn trưởng quân đoàn 1; Chính ủy quân đoàn; Hai quân đoàn;
③ (văn) Chỗ đóng quân;
④ (văn) Tội đày đi xa;
⑤ (văn) Quân (đơn vị hành chánh thời xưa, như huyện, tổng...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một toán lính — Việc binh lính. Thuộc về binh lính — Chỉ chung binh lính của một nước.

Từ ghép 100

á quân 亞軍cấm quân 禁軍cửu quân 九軍đại quân 大軍đào quân 逃軍đầu quân 投軍địch quân 敵軍hải quân 海軍hành quân 行軍khao quân 犒軍không quân 空軍kiều quân 僑軍liên quân 聯軍loạn quân 亂軍lục quân 陸軍ngũ quân 五軍ngụy quân 偽軍phẫn quân 僨軍phối quân 配軍quán quân 冠軍quan quân 官軍quản quân 管軍quân bị 軍備quân binh 軍兵quân cảng 軍港quân cảnh 軍警quân chế 軍制quân chính 軍政quân cổ 軍鼓quân công 軍功quân công bội tinh 軍功佩星quân cơ 軍機quân dịch 軍役quân dinh 軍營quân dung 軍容quân dụng 軍用quân đoàn 軍團quân đội 軍隊quân giới 軍械quân hạm 軍艦quân hịch 軍檄quân hiến 軍憲quân hiệu 軍校quân hiệu 軍號quân hỏa 軍火quân hồi vô lệnh 軍囘毋令quân hướng 軍餉quân kê 軍雞quân khí 軍器quân khu 軍區quân kì 軍旗quân kỉ 軍紀quân lao 軍牢quân lễ 軍禮quân lệnh 軍令quân luật 軍律quân lược 軍略quân môn 軍門quân mưu 軍謀quân nhạc 軍樂quân nhân 軍人quân nhu 軍需quân phạm 軍犯quân pháp 軍法quân phí 軍費quân phiệt 軍閥quân phong 軍鋒quân phong 軍風quân phủ 軍府quân phù 軍符quân phục 軍服quân quan 軍官quân quốc 軍國quân sản 軍產quân sĩ 軍士quân số 軍數quân sở 軍所quân sự 軍事quân sử 軍史quân sư 軍師quân tá 軍佐quân thư 軍書quân thực 軍食quân tịch 軍籍quân trang 軍裝quân trung 軍中quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集quân trưởng 軍長quân tư 軍資quân ước 軍約quân y 軍醫sung quân 充軍tam quân 三軍thủy quân 水軍tiến quân 進軍toàn quân 全軍tòng quân 從軍trung quân 中軍tướng quân 將軍viện quân 援軍
phú
fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cho, ban cho
2. thuế
3. bài phú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trưng thu. ◎ Như: "phú liễm" thu thuế.
2. (Động) Cấp cho, giao cho, thụ bẩm. ◎ Như: "thiên phú dị bẩm" trời bẩm cho tư chất khác thường. ◇ Hán Thư : "Thái hoàng Thái hậu chiếu ngoại gia Vương Thị điền phi trủng oanh, giai dĩ phú bần dân" , (Ai Đế kỉ ) Thái hoàng Thái hậu ban bảo ngoại gia Vương Thị đem ruộng đất, trừ ra mồ mả, đều cấp cho dân nghèo.
3. (Động) Ngâm vịnh, làm thơ văn. ◇ Tư Mã Thiên : "Khuất Nguyên phóng trục, nãi phú Li Tao" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Khuất Nguyên bị phóng trục, mới sáng tác Li Tao.
4. (Động) Ban bố, phân bố. ◇ Thi Kinh : "Minh mệnh sử phú" 使 (Đại nhã , Chưng dân ) Để cho những mệnh lệnh sáng suốt được truyền bá.
5. (Danh) Thuế. ◎ Như: "thuế phú" thuế má, "điền phú" thuế ruộng.
6. (Danh) Một trong sáu nghĩa của Thi Kinh . "Phú" là bày tỏ thẳng sự việc.
7. (Danh) Tên thể văn, ở giữa thơ và văn xuôi, thường dùng vể tả cảnh và tự sự, thịnh hành thời Hán, Ngụy và Lục Triều. ◎ Như: "Tiền Xích Bích phú" của Tô Thức .
8. (Danh) Tư chất, bẩm tính. ◎ Như: "bẩm phú" bẩm tính trời cho.

Từ điển Thiều Chửu

① Thu thuế, thu lấy những hoa lợi ruộng nương của dân để chi việc nước gọi là phú thuế . Ngày xưa thu thuế để nuôi lính cũng gọi là phú.
② Cấp cho, phú cho, bẩm phú bẩm tính trời cho.
③ Dãi bày, dãi bày sự tình vào trong câu thơ gọi là thể phú. Làm thơ cũng gọi là phú thi , một lối văn đối nhau có vần gọi là phú.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giao cho, cấp cho, phú cho;
② Thuế ruộng;
③ Thể phú (một thể văn thơ, dùng cách trình bày thẳng, nói thẳng vào sự vật cần nói);
④ Làm thơ: Làm một bài thơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thuế má — Mô tả. Phô bày — Cấp cho. Ban cho. Td: Thiên phú — Một thể văn có vần có đối của Trung Hoa và Việt Nam. Ca dao Việt Nam có câu: » Văn chương phú lục chẳng hay, Trở về làng cũ học cày cho xong .«

Từ ghép 19

tiễn
jiàn ㄐㄧㄢˋ

tiễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giẫm lên
2. thực hiện, thi hành

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xéo, đạp, giẫm vào. ◎ Như: "tiễn đạp" giẫm lên. ◇ Tam quốc chí : "Thường viễn tị lương điền, bất tiễn miêu giá" , (Tôn Đăng truyện ) Thường tránh xa ruộng tốt, không giẫm lên mầm non mạ lúa.
2. (Động) Lên (ngôi), đăng (ngôi). ◎ Như: "tiễn tộ" lên ngôi vua.
3. (Động) Tuân theo, noi. ◇ Luận Ngữ : "Tử Trương vấn thiện nhân chi đạo. Tử viết: Bất tiễn tích, diệc bất nhập ư thất" . : , (Tiên tiến ) Tử Trương hỏi thế nào là người thiện. Khổng tử đáp: (Ấy là người) Không theo vết cũ (của cổ nhân, mà cũng tốt), nhưng không đạt đến mức tinh vi của đạo.
4. (Động) Thực hành, thi hành. ◎ Như: "tiễn ước" thực hành lời ước, "tiễn ngôn" làm đúng như lời đã nói.
5. (Danh) Hàng lối. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu tiễn" (Tiểu nhã , Phạt mộc ) Những đĩa thức ăn (được bày ra) có hàng lối.

Từ điển Thiều Chửu

① Xéo, giẫm vào.
② Để chân tới, vua lên ngôi gọi là tiễn tộ .
③ Theo, noi. Như sách Luận ngữ nói: Bất tiễn tích chẳng theo cái lối cũ.
④ Xứng, đúng ý. Như tiễn ước làm được y lời ước, tiễn ngôn đúng như lời nói.
⑤ Hàng lối.
⑥ Thực hành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giẫm, xéo: Lấy chân giẫm lên;
② Thực hành;
③ (văn) Lên, chiếm giữ: (Vua) lên ngôi;
④ (văn) Noi theo: Không theo lề lối cũ (Luận ngữ);
⑤ (văn) Hàng lối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẫm chân lên — Đạp lên — Hàng lối — Làm ra sự thật. Td: Thực tiễn .

Từ ghép 4

trương, trướng
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

trương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. treo lên, giương lên
2. sao Trương (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương dây cung, căng dây cung. ◎ Như: "trương cung" giương cung.
2. (Động) Căng dây gắn vào đàn. ◇ Hán Thư : "Cầm sắt bất điều, thậm giả tất giải nhi canh trương chi, nãi khả cổ dã" 調, , (Đổng Trọng Thư truyện ) Đàn không hợp điệu, đến nỗi phải tháo ra thay dây vào, mới gảy được.
3. (Động) Thay đổi, sửa đổi. ◎ Như: "canh trương" sửa đổi.
4. (Động) Mở ra, căng ra, triển khai. ◎ Như: "trương mục" mở to mắt, trợn mắt. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
5. (Động) Khoe khoang, khoa đại. ◎ Như: "khoa trương" khoe khoang.
6. (Động) Làm cho lớn ra, khuếch đại. ◇ Tân Đường Thư : "Đại quân cổ táo dĩ trương ngô khí" (Lí Quang Bật truyện ) Ba quân đánh trống rầm rĩ làm ta hăng hái thêm.
7. (Động) Phô bày, thiết trí. ◎ Như: "trương ẩm" đặt tiệc rượu, "trương nhạc" mở cuộc âm nhạc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đương nhật sát ngưu tể mã, đại trương diên tịch" , (Đệ tam thập tứ hồi) Hôm đó giết bò mổ ngựa, bày tiệc rất to.
8. (Động) Giăng lưới để bắt chim muông.
9. (Động) Dòm, ngó. ◎ Như: "đông trương tây vọng" 西 nhìn ngược nhìn xuôi. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá nhân, tham đầu tham não, tại na lí trương vọng" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ thấy một người, thò đầu vươn cổ, ở trong đó đang dòm ngó rình mò.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho vật gì mở ra, căng ra được. ◎ Như: "nhất trương cung" một cái cung, "lưỡng trương chủy" hai cái mõm. (2) Đơn vị dùng cho vật có mặt phẳng. ◎ Như: "nhất trương chỉ" một tờ giấy, "lưỡng trương trác tử" hai cái bàn.
11. (Danh) Ý kiến, ý chí. ◎ Như: "chủ trương" chủ ý, chủ kiến, "thất trương thất chí" mất hết hồn trí, đầu óc hoang mang.
12. (Danh) Sao "Trương", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
13. (Danh) Họ "Trương".
14. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "kì thế phương trương" cái thế đang lớn. ◇ Thi Kinh : "Tứ mẫu dịch dịch, Khổng tu thả trương" , (Đại nhã , Hàn dịch ) Bốn con ngựa đực, Rất dài lại to.
15. Một âm là "trướng". § Thông "trướng" .
16. (Tính) Bụng đầy, bụng căng. § Thông "trướng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dương, như trương cung dương cung. Căng dây tơ vào đàn cũng gọi là trương. Sự gì cần phải cách gọi là canh trương , nghĩa là phải thay đổi lại như đàn hỏng dây phải căng dây khác.
② Lớn, như kì thế phương trương thửa thế đang lớn.
③ Phô trương, như trương hoàng , phô trương , v.v. Tính tình ngang trái gọi là quai trương , ý khí nông nổi gọi là hiêu trương , dối giả đa đoan gọi là chu trương cùng theo một nghĩa ấy cả.
④ Mở ra, như hấp trương đóng mở.
⑤ Ðặt, như trương ẩm đặt tiệc rượu, trương nhạc mở cuộc âm nhạc. Lấy ý mình mà xếp đặt gọi là chủ trương .
⑥ Vây bắt chim muông, nghĩa là dăng lưới để bắt cái loài chim muông, vì thế nên vơ vét tiền của cũng gọi là trương la .
⑦ Phàm vật gì căng lên lại buông xuống được đều gọi là trương. Như một cái đàn cầm gọi là trương, một mảnh giấy cũng gọi là nhất trương .
⑧ Sao Trương, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑨ Một âm là trướng, cũng như chữ trướng , cung trướng bầy đặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Há, nhe ra, mở ra, giương, trương, căng, giăng: Há mồm; Nhe răng; Giương cung bắn tên; Căng lưới đánh cá. (Ngb) Trương ra, lớn mạnh: Thế đang lớn mạnh;
② Khoe (khoang), (thổi) phồng, (phô) trương: Phô trương thanh thế; Khoa trương, thổi phồng, khoe khoang;
③ Mở: Đóng mở; Mở hàng (cửa hàng), mở đầu, mở ra;
④ Nhìn, dòm: 西 Nhìn ngược nhìn xuôi;
⑤ (loại) Tờ, cái, bức, tấm, chiếc: Hai tờ giấy; Một cái (chiếc) bàn; Hai bức tranh; Một tấm ảnh; Một chiếc chiếu;
⑥ [Zhang] Sao Trương (một ngôi sao trong nhị thập bát tú);
⑦ [Zhang] (Họ) Trương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương rộng ra. Mở lớn ra. Td: Khai trương — Bày ra. Sắp đặt — Một trang giấy. Một tờ giấy. Đoạn trường tân thanh : » Tiên thề cùng thảo một trương « — Họ người. Thơ Lê Thánh Tông: » Miếu ai như miếu vợ chàng Trương «.

Từ ghép 19

trướng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương dây cung, căng dây cung. ◎ Như: "trương cung" giương cung.
2. (Động) Căng dây gắn vào đàn. ◇ Hán Thư : "Cầm sắt bất điều, thậm giả tất giải nhi canh trương chi, nãi khả cổ dã" 調, , (Đổng Trọng Thư truyện ) Đàn không hợp điệu, đến nỗi phải tháo ra thay dây vào, mới gảy được.
3. (Động) Thay đổi, sửa đổi. ◎ Như: "canh trương" sửa đổi.
4. (Động) Mở ra, căng ra, triển khai. ◎ Như: "trương mục" mở to mắt, trợn mắt. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
5. (Động) Khoe khoang, khoa đại. ◎ Như: "khoa trương" khoe khoang.
6. (Động) Làm cho lớn ra, khuếch đại. ◇ Tân Đường Thư : "Đại quân cổ táo dĩ trương ngô khí" (Lí Quang Bật truyện ) Ba quân đánh trống rầm rĩ làm ta hăng hái thêm.
7. (Động) Phô bày, thiết trí. ◎ Như: "trương ẩm" đặt tiệc rượu, "trương nhạc" mở cuộc âm nhạc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đương nhật sát ngưu tể mã, đại trương diên tịch" , (Đệ tam thập tứ hồi) Hôm đó giết bò mổ ngựa, bày tiệc rất to.
8. (Động) Giăng lưới để bắt chim muông.
9. (Động) Dòm, ngó. ◎ Như: "đông trương tây vọng" 西 nhìn ngược nhìn xuôi. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá nhân, tham đầu tham não, tại na lí trương vọng" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ thấy một người, thò đầu vươn cổ, ở trong đó đang dòm ngó rình mò.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho vật gì mở ra, căng ra được. ◎ Như: "nhất trương cung" một cái cung, "lưỡng trương chủy" hai cái mõm. (2) Đơn vị dùng cho vật có mặt phẳng. ◎ Như: "nhất trương chỉ" một tờ giấy, "lưỡng trương trác tử" hai cái bàn.
11. (Danh) Ý kiến, ý chí. ◎ Như: "chủ trương" chủ ý, chủ kiến, "thất trương thất chí" mất hết hồn trí, đầu óc hoang mang.
12. (Danh) Sao "Trương", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
13. (Danh) Họ "Trương".
14. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "kì thế phương trương" cái thế đang lớn. ◇ Thi Kinh : "Tứ mẫu dịch dịch, Khổng tu thả trương" , (Đại nhã , Hàn dịch ) Bốn con ngựa đực, Rất dài lại to.
15. Một âm là "trướng". § Thông "trướng" .
16. (Tính) Bụng đầy, bụng căng. § Thông "trướng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dương, như trương cung dương cung. Căng dây tơ vào đàn cũng gọi là trương. Sự gì cần phải cách gọi là canh trương , nghĩa là phải thay đổi lại như đàn hỏng dây phải căng dây khác.
② Lớn, như kì thế phương trương thửa thế đang lớn.
③ Phô trương, như trương hoàng , phô trương , v.v. Tính tình ngang trái gọi là quai trương , ý khí nông nổi gọi là hiêu trương , dối giả đa đoan gọi là chu trương cùng theo một nghĩa ấy cả.
④ Mở ra, như hấp trương đóng mở.
⑤ Ðặt, như trương ẩm đặt tiệc rượu, trương nhạc mở cuộc âm nhạc. Lấy ý mình mà xếp đặt gọi là chủ trương .
⑥ Vây bắt chim muông, nghĩa là dăng lưới để bắt cái loài chim muông, vì thế nên vơ vét tiền của cũng gọi là trương la .
⑦ Phàm vật gì căng lên lại buông xuống được đều gọi là trương. Như một cái đàn cầm gọi là trương, một mảnh giấy cũng gọi là nhất trương .
⑧ Sao Trương, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑨ Một âm là trướng, cũng như chữ trướng , cung trướng bầy đặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày biện sắp đặt — Tự cho mình là lớn, là giỏi — Dùng như chữ Trướng — Dùng như chữ Trướng — Một âm là Trương. Xem Trương.
trạc, trọc
zhuó ㄓㄨㄛˊ

trạc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

trọc

phồn thể

Từ điển phổ thông

đục (nước)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nước đục;
② Đục, bẩn, dơ, nhơ, ô trọc: Nước sông đục ngầu;
③ Loạn, hỗn loạn, lộn xộn;
④ (thanh) Kêu, ngậu, om: Ngậu lên, om lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục. Nhơ bẩn — Bẩn thỉu xấu xa.

Từ ghép 6

thiển, tiên
cán ㄘㄢˊ, jiān ㄐㄧㄢ, jiàn ㄐㄧㄢˋ, qiǎn ㄑㄧㄢˇ, zàn ㄗㄢˋ

thiển

phồn thể

Từ điển phổ thông

cạn, nông

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nông, cạn (nước không sâu). ◎ Như: "thiển hải" biển nông.
2. (Tính) Chật, nhỏ, hẹp. ◎ Như: "giá cá viện tử thái thiển liễu" cái sân này hẹp quá.
3. (Tính) Ngắn, không lâu, mới. ◎ Như: "thì nhật thượng thiển" ngày giờ ngắn ngủi.
4. (Tính) Không thâm hậu. ◎ Như: "tình thâm duyên thiển" tình sâu duyên mỏng, "giao thiển ngôn thâm" quen biết sơ mà đã có lời thắm thiết.
5. (Tính) Không được tinh thâm, còn ít, còn kém, dễ hiểu. ◎ Như: "thiển cận" nông cạn, "phu thiển" nông trở, thấp hẹp, nông nổi, "giá thiên văn chương hận thiển" bài này rất dễ.
6. (Tính) Nhạt, loãng. ◎ Như: "thiển hoàng" vàng nhạt, "mặc thủy thái thiển" mực loãng quá.
7. (Danh) Họ "Thiển".
8. Một âm là "tiên". (Phó) "Tiên tiên" (nước) chảy xiết. ◇ Khuất Nguyên : "Thạch lại hề tiên tiên, Phi long hề phiên phiên" , (Cửu ca , Tương Quân ) Dòng chảy hề xiết xiết, Rồng bay hề vùn vụt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nông.
② Cái gì không được tinh thâm đều gọi là thiển, như thiển cận nông gần, phu thiển nông trở, đều nói về sự lí thấp hẹp nông nổicả.
③ Mới, như giao thiển ngôn thâm mới chơi đã can khuyên lời thâm thiết.
④ Còn ít, còn kém, còn thiển, như học vấn từng trải đã lâu đã tinh gọi là thâm , mới vào còn non còn kém gọi là thiển cả.
⑤ Một âm nữa tiên. Tiên tiên nước chảy ve ve.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nông, cạn: Cái ao nông; Nước cạn quá;
② Ngắn, chật, hẹp: Cái sân này hẹp quá;
③ Dễ, nông cạn: Bài này rất dễ; Lí thuyết nông cạn;
④ Mới, chưa bao lâu, ít lâu: Mới làm, làm việc chưa được bao lâu; Mới quen nhau đã nói lời thâm thiết;
⑤ Nhạt, loãng: Màu nhạt; Mực loãng quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước cạn. Nông ( trái với sâu ) — Nông cạn — Nhỏ bé, ít ỏi — Dợt, nhạt ( nói về màu sắc ).

Từ ghép 11

tiên

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nông, cạn (nước không sâu). ◎ Như: "thiển hải" biển nông.
2. (Tính) Chật, nhỏ, hẹp. ◎ Như: "giá cá viện tử thái thiển liễu" cái sân này hẹp quá.
3. (Tính) Ngắn, không lâu, mới. ◎ Như: "thì nhật thượng thiển" ngày giờ ngắn ngủi.
4. (Tính) Không thâm hậu. ◎ Như: "tình thâm duyên thiển" tình sâu duyên mỏng, "giao thiển ngôn thâm" quen biết sơ mà đã có lời thắm thiết.
5. (Tính) Không được tinh thâm, còn ít, còn kém, dễ hiểu. ◎ Như: "thiển cận" nông cạn, "phu thiển" nông trở, thấp hẹp, nông nổi, "giá thiên văn chương hận thiển" bài này rất dễ.
6. (Tính) Nhạt, loãng. ◎ Như: "thiển hoàng" vàng nhạt, "mặc thủy thái thiển" mực loãng quá.
7. (Danh) Họ "Thiển".
8. Một âm là "tiên". (Phó) "Tiên tiên" (nước) chảy xiết. ◇ Khuất Nguyên : "Thạch lại hề tiên tiên, Phi long hề phiên phiên" , (Cửu ca , Tương Quân ) Dòng chảy hề xiết xiết, Rồng bay hề vùn vụt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nông.
② Cái gì không được tinh thâm đều gọi là thiển, như thiển cận nông gần, phu thiển nông trở, đều nói về sự lí thấp hẹp nông nổicả.
③ Mới, như giao thiển ngôn thâm mới chơi đã can khuyên lời thâm thiết.
④ Còn ít, còn kém, còn thiển, như học vấn từng trải đã lâu đã tinh gọi là thâm , mới vào còn non còn kém gọi là thiển cả.
⑤ Một âm nữa tiên. Tiên tiên nước chảy ve ve.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tiên — Một âm là Thiển. Xem Thiển.
hấn
xìn ㄒㄧㄣˋ

hấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lấy máu súc vật bôi vào đồ thờ cúng
2. lấy phấn sáp thơm xoa vào người
3. cãi nhau, xung đột, phân tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy máu muông sinh bôi vào bát, đĩa, chén mâm ... (khí mãnh ) để thờ cúng thần linh (ngày xưa). ◇ Mạnh Tử : "Tương dĩ hấn chung" (Lương Huệ Vương thượng ) Đem giết lấy máu bôi chuông.
2. (Động) Bôi, xoa. ◇ Hán Thư : "Dự Nhượng hấn diện thôn thán" (Giả Nghị truyện ) Dự Nhượng bôi mặt nuốt than (để cho người ta không nhận ra mình).
3. (Động) Kích động. ◇ Tả truyện : "Phù tiểu nhân chi tính, hấn ư dũng" , (Tương Công nhị thập lục niên ) Tính của kẻ tiểu nhân, thường dễ kích động ở sức mạnh.
4. (Danh) Khe, kẽ hở. ◎ Như: "vô hấn khả thừa" không có kẽ hở nào để thừa cơ vào được. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tặc thần Đổng Trác, thừa hấn túng hại" , (Đệ ngũ hồi) Tên bề tôi phản tặc Đổng Trác, thừa cơ gây ra tai họa.
5. (Danh) Dấu hiệu, điềm triệu có tai họa. ◇ Quốc ngữ : "Nhược Bào thị hữu hấn, ngô bất đồ hĩ" , (Lỗ ngữ thượng ) Nếu như họ Bào có điềm họa, ta không liệu đoán được.
6. (Danh) Hiềm khích, tranh chấp. ◎ Như: "khiêu hấn" gây sự, "tầm hấn" kiếm chuyện.
7. (Danh) Lầm lỗi, tội. ◇ Tả truyện : "Nhân vô hấn yên, yêu bất tự tác" , (Trang Công thập tứ niên ) Người không có tội lỗi, ma quái không làm hại được.
8. (Danh) Họ "Hấn".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy máu muôn sinh bôi vào đồ thờ như chuông trống, v.v.
② Lấy phấn sáp thơm xoa vào mình mẩy.
③ Khe, kẽ. Như vô hấn khả thừa không có hia (khe, kẽ) gì có thể thừa cơ vào được.
④ Ðộng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mối hiềm khích, sự xích mích, sự xung đột: Gây hấn, khiêu khích; Sinh sự, kiếm chuyện;
② (văn) Bôi máu muông sinh vào khe hở đồ thờ (như chuông, trống...);
③ Bôi, xức (dầu, phấn sáp... vào mình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết súc vật để lấy máu mà bôi. Một tục tế lễ thời cổ. Chẳng hạn Hấn chung ( giết súc vật tế thần linh rồi lấy máu thoa vào chuông ) — Thoa chất thơm lên mình cho thơm. Chẳng hạn Hấn dục ( đun nước thơm mà tắm ) — Chống đối, thù ghét. Chẳng hạn ta vẫn nói Gây hấn.

Từ ghép 3

thích, trích, trịch
tī ㄊㄧ, tì ㄊㄧˋ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

thích

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi, cào. ◇ Liệt Tử : "Chước thát vô thương thống, chỉ trích vô tiêu dưỡng" , (Hoàng đế ) Đánh đập mà không đau đớn, gãi cào mà không nhức ngứa.
2. (Động) Ném. § Thông "trịch" . ◇ Sử Kí : "Nãi dẫn kì chủy thủ dĩ trích Tần vương, bất trúng, trúng đồng trụ" , , (Kinh Kha truyện ) Bèn cầm chủy thủ ném vua Tần, không trúng, trúng cái cột đồng.
3. (Danh) Trâm cài tóc.
4. Một âm là "thích". (Động) Khều lấy, ngoèo lấy, trích ra. ◇ Hán Thư : "Thích sào tham noãn, đạn xạ phi điểu" , (Tuyên đế kỉ ) Khều tổ tìm trứng, bắn đạn chim bay.
5. (Động) Phơi bày, vạch ra, phát giác. ◇ Tân Đường Thư : "Quốc Trung dĩ đắc chí, tắc cùng trích Lâm phủ gian sự" , (Dương Quốc Trung truyện ) (Dương) Quốc Trung đắc chí, liền vạch ra hết những việc gian dối của Lâm phủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Ném.
③ Một âm là thích. Khều lấy, ngoéo lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xúi giục;
② Phơi bày;
③ (văn) Gãi;
④ (văn) Ném;
⑤ (văn) Khều lấy, ngoèo lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thích — Xem Trích.

trích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gãi
2. ném

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi, cào. ◇ Liệt Tử : "Chước thát vô thương thống, chỉ trích vô tiêu dưỡng" , (Hoàng đế ) Đánh đập mà không đau đớn, gãi cào mà không nhức ngứa.
2. (Động) Ném. § Thông "trịch" . ◇ Sử Kí : "Nãi dẫn kì chủy thủ dĩ trích Tần vương, bất trúng, trúng đồng trụ" , , (Kinh Kha truyện ) Bèn cầm chủy thủ ném vua Tần, không trúng, trúng cái cột đồng.
3. (Danh) Trâm cài tóc.
4. Một âm là "thích". (Động) Khều lấy, ngoèo lấy, trích ra. ◇ Hán Thư : "Thích sào tham noãn, đạn xạ phi điểu" , (Tuyên đế kỉ ) Khều tổ tìm trứng, bắn đạn chim bay.
5. (Động) Phơi bày, vạch ra, phát giác. ◇ Tân Đường Thư : "Quốc Trung dĩ đắc chí, tắc cùng trích Lâm phủ gian sự" , (Dương Quốc Trung truyện ) (Dương) Quốc Trung đắc chí, liền vạch ra hết những việc gian dối của Lâm phủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Ném.
③ Một âm là thích. Khều lấy, ngoéo lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xúi giục;
② Phơi bày;
③ (văn) Gãi;
④ (văn) Ném;
⑤ (văn) Khều lấy, ngoèo lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném đi. Liệng xuống — Gãi cho hết ngứa — Một âm là Trịch. Xem Trịch.

trịch

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trịch — Một âm là Trích.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.