sủng
chǒng ㄔㄨㄥˇ

sủng

phồn thể

Từ điển phổ thông

chiều chuộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Yêu, nuông chiều. ◎ Như: "sủng ái" yêu chiều, "tiểu hài nhi khả bất năng thái sủng" trẻ con không nên quá nuông chiều.
2. (Danh) Sự vẻ vang, vinh dự. ◇ Quốc ngữ : "Kì sủng đại hĩ" (Sở ngữ ) Sự vẻ vang ấy lớn thay.
3. (Danh) Ân huệ.
4. (Danh) Vợ lẽ, thiếp. ◎ Như: "nạp sủng" lấy vợ lẽ.

Từ điển Thiều Chửu

① Yêu, ân huệ, vẻ vang.
② Tục gọi vợ lẽ là sủng, nên lấy vợ lẽ gọi là nạp sủng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yêu chuộng, nuông chiều, sủng ái: Đừng nuông chiều con quá hóa hư; Thiếu Khương được Tấn hầu yêu (sủng ái) (Tả truyện);
② (văn) Sự vinh diệu, sự vẻ vang, làm cho vẻ vang: Sự vẻ vang rất lớn (Quốc ngữ);
③ (văn) Ngạo nghễ, xấc láo;
④ (văn) Vợ lẽ: (Lễ) cưới vợ lẽ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở địa vị cao quý trong triều đình — Yêu mến — Ơn huệ — Kiêu căng.

Từ ghép 15

bộc
pú ㄆㄨˊ

bộc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. người đầy tớ
2. người cầm cương ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầy tớ. ◎ Như: "nô bộc" đầy tớ, "bộc nhân" người hầu hạ.
2. (Danh) Kẻ cầm cương. ◎ Như: Ngày xưa có chức "Thái bộc tự" coi về việc xe ngựa cho vua.
3. (Động) Đánh xe. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) (Khổng) Tử tới nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
4. (Đại) Kẻ hèn này. § Lời nói nhún mình dùng trong thư từ. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy tớ.
② Kẻ cầm cương, ngày xưa có chức Thái bộc tự coi về việc xe ngựa cho vua.
③ Kẻ hèn này, lời thư từ nói nhún mình gọi là bộc.
④ Lóc cóc, như phong trần bộc bộc đi lại lóc cóc, nghĩa là phải xông pha gió bụi, không được nghỉ ngơi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầy tớ;
② (văn) Tôi, kẻ hèn này (từ dùng để khiêm xưng trong thư từ qua lại): Nghe ông bị cháy nhà, tôi lúc mới nghe qua thì giật mình, giữa chừng thì nghi ngờ, cuối cùng lại mừng (Liễu Tôn Nguyên: Hạ thất hỏa thư);
③ (văn) Đi khắp, chạy khắp: Xông pha gió bụi khắp nơi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đày tớ — Tiếng tự xưng khiêm nhường. Có nghĩa là tôi.

Từ ghép 14

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kể đầy tớ được chủ thương yêu.
đà, đạ
dài ㄉㄞˋ, dòu ㄉㄡˋ, duò ㄉㄨㄛˋ, tuó ㄊㄨㄛˊ

đà

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngựa cõng, thồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cõng, vác, thồ, mang trên lưng. ◇ Tinh Trung Nhạc truyện : "Trương Bảo tương Cao Sủng thi thủ đà tại bối thượng" (Đệ tam thập cửu hồi) Trương Bảo đem thi thể của Cao Sủng cõng trên lưng.
2. (Danh) "Đà tử" (1) Người có súc vật như ngựa, lừa... đi chuyên chở hàng hóa cho người khác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na nhật chánh tẩu chi gian, đính đầu lai liễu nhất quần đà tử, nội trung nhất hỏa, chủ bộc thập lai kị mã" , , (Đệ lục thập lục hồi) Hôm đó đang đi, gặp một đoàn người thồ ngựa, trong đó cả thầy và tớ cưỡi độ mười con ngựa. (2) Cái giá dùng để lên lưng lừa, ngựa... dùng để cột và chở hàng hóa.
3. Một âm là "đạ". (Danh) Đồ vật mang, chở trên lưng súc vật. ◎ Như: "đạ tử" hàng hóa, đồ chở trên lưng súc vật. ◇ Lục Du : "Tái quy hựu lục niên, Bì mã hân giải đạ" , (Đoản ca kì chư trĩ ) Lại trở về sáu năm nữa, Ngựa mỏi mừng trút bỏ gánh nặng.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị vật phẩm chở trên lưng súc vật. ◎ Như: "cẩm đoạn nhị thập đà" hai mươi thồ đoạn gấm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa cõng (đồ xếp trên lưng ngựa), ngựa thồ. Nói rộng ra phàm dùng sức mà cõng mà vác đều gọi là đà.
② Một âm là đạ. Cái đồ đã vác. Như đạ tử cái giá chở đồ (bắc lên lưng súc vật).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thồ: Con ngựa kia thồ hai bao lương thực;
② (văn) Ngựa thồ. Xem [duò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngựa chở đồ trên lưng — Cõng trên lưng — Chuyên chở đồ đạc.

đạ

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngựa cõng, thồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cõng, vác, thồ, mang trên lưng. ◇ Tinh Trung Nhạc truyện : "Trương Bảo tương Cao Sủng thi thủ đà tại bối thượng" (Đệ tam thập cửu hồi) Trương Bảo đem thi thể của Cao Sủng cõng trên lưng.
2. (Danh) "Đà tử" (1) Người có súc vật như ngựa, lừa... đi chuyên chở hàng hóa cho người khác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na nhật chánh tẩu chi gian, đính đầu lai liễu nhất quần đà tử, nội trung nhất hỏa, chủ bộc thập lai kị mã" , , (Đệ lục thập lục hồi) Hôm đó đang đi, gặp một đoàn người thồ ngựa, trong đó cả thầy và tớ cưỡi độ mười con ngựa. (2) Cái giá dùng để lên lưng lừa, ngựa... dùng để cột và chở hàng hóa.
3. Một âm là "đạ". (Danh) Đồ vật mang, chở trên lưng súc vật. ◎ Như: "đạ tử" hàng hóa, đồ chở trên lưng súc vật. ◇ Lục Du : "Tái quy hựu lục niên, Bì mã hân giải đạ" , (Đoản ca kì chư trĩ ) Lại trở về sáu năm nữa, Ngựa mỏi mừng trút bỏ gánh nặng.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị vật phẩm chở trên lưng súc vật. ◎ Như: "cẩm đoạn nhị thập đà" hai mươi thồ đoạn gấm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa cõng (đồ xếp trên lưng ngựa), ngựa thồ. Nói rộng ra phàm dùng sức mà cõng mà vác đều gọi là đà.
② Một âm là đạ. Cái đồ đã vác. Như đạ tử cái giá chở đồ (bắc lên lưng súc vật).

Từ điển Trần Văn Chánh

】đạ tử [duòzi]
① Cái giá chở đồ (bắc lên lưng súc vật): Dỡ giá hàng xuống;
② Đồ vật thồ, hàng thồ (trên lưng súc vật): Ba kiện hàng thồ đã đến. Xem [tuó].
thần
chén ㄔㄣˊ

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bề tôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bầy tôi, quan ở trong nước có vua. ◎ Như: "nhị thần" những kẻ làm quan hai họ, "trung thần" bề tôi trung thành.
2. (Danh) Quan đại thần đối với vua tự xưng. ◇ Hán Thư : "Thần môn như thị, thần tâm như thủy" , (Trịnh Sùng truyện ) Cửa nhà thần như chợ, lòng thần như nước (ý nói những kẻ tới cầu xin rất đông, nhưng tấm lòng của tôi vẫn trong sạch yên tĩnh như nước).
3. (Danh) Tôi đòi, nô lệ, lệ thuộc. ◎ Như: "thần bộc" tôi tớ, "thần thiếp" kẻ hầu hạ (đàn ông gọi là "thần", đàn bà gọi là "thiếp"). ◇ Chiến quốc sách : "Triệu bất năng chi Tần, tất nhập thần" , (Yên sách tam ) Triệu không chống nổi Tần, tất chịu vào hàng lệ thuộc (thần phục).
4. (Danh) Dân chúng (trong một nước quân chủ). ◎ Như: "thần thứ" thứ dân, "thần tính" nhân dân trăm họ.
5. (Danh) Tiếng tự xưng đối với cha. ◇ Sử Kí : "Thủy đại nhân thường dĩ thần vô lại" (Cao Đế kỉ ) Từ đầu cha thường cho tôi là kẻ không ra gì.
6. (Danh) Cổ nhân tự khiêm xưng là "thần" . § Cũng như "bộc" . ◇ Sử Kí : "Thần thiếu hảo tướng nhân, tướng nhân đa hĩ, vô như Quý tướng" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Tôi từ nhỏ thích xem tướng người ta, đã xem tướng rất nhiều, nhưng chẳng ai bằng tướng ông Quý cả.
7. (Động) Sai khiến. ◎ Như: "thần lỗ" sai sử.
8. (Động) Quy phục. ◇ Diêm thiết luận : "Hung Nô bối bạn bất thần" (Bổn nghị ) Quân Hung Nô làm phản không chịu thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy tôi. Quan ở trong nước có vua gọi là thần.
② Kẻ chịu thống thuộc dưới quyền người cũng gọi là thần. Như thần bộc tôi tớ, thần thiếp nàng hầu, v.v. Ngày xưa gọi những kẻ làm quan hai họ là nhị thần .
③ Cổ nhân nói chuyện với bạn cũng hay xưng là thần , cũng như bây giờ xưng là bộc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Thần, bầy tôi (của vua), bộ trưởng: Đại thần triều Nguyễn; Bộ trưởng bộ ngoại giao;
② Thần, hạ thần (từ quan lại xưng với vua);
③ (văn) Tôi (đại từ nhân xưng thời xưa, dùng cho ngôi thứ nhất, số ít, tương đương với , bộ ) .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người bề tôi giúp việc cho vua. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ «.

Từ ghép 46

ngộ
yù ㄩˋ

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, gặp nhau, không hẹn mà gặp. ◎ Như: "hội ngộ" gặp gỡ. ◇ Sử Kí : "Hoàn chí Lật, ngộ Cương Vũ Hầu, đoạt kì quân, khả tứ thiên dư nhân" , , , (Cao Tổ bản kỉ ) (Bái Công) quay về đến đất Lật, gặp Cương Vũ Hầu, cướp quân (của viên tướng này), đuợc hơn bốn nghìn người.
2. (Động) Mắc phải, tao thụ. ◎ Như: "ngộ vũ" gặp mưa, "ngộ nạn" mắc nạn. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc dĩ khẩu ngữ ngộ thử họa, trùng vi hương đảng sở tiếu" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ này vì lời nói mà mắc cái vạ này, lại thêm bị làng xóm chê cười.
3. (Động) Hợp, thích hợp, khế hợp, đầu hợp. ◎ Như: "vị ngộ" chưa hợp thời (chưa hiển đạt). ◇ Chiến quốc sách : "Vương hà bất dữ quả nhân ngộ" (Tần tứ ) Vua sao không hợp với quả nhân?
4. (Động) Đối xử, tiếp đãi. ◎ Như: "quốc sĩ ngộ ngã" đãi ta vào hàng quốc sĩ. ◇ Sử Kí : "Hàn Tín viết: Hán Vương ngộ ngã thậm hậu, tái ngã dĩ kì xa, ý ngã dĩ kì y, tự ngã dĩ kì thực" : , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hàn Tín nói: Vua Hán đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn.
5. (Động) Đối phó, chống cự. ◇ Thương quân thư : "Dĩ thử ngộ địch" (Ngoại nội ) Lấy cái này đối địch.
6. (Danh) Cơ hội, dịp. ◎ Như: "giai ngộ" dịp tốt, dịp may, "cơ ngẫu" cơ hội, "tế ngộ" dịp, cơ hội.
7. (Danh) Họ "Ngộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Gặp nhau giữa đường gọi là ngộ. Sự gì thốt nhiên gặp phải cũng gọi là ngộ. Như ngộ vũ gặp mưa, ngộ nạn gặp nạn, v.v.
② Hợp. Như thù ngộ sự hợp lạ lùng, ý nói gặp kẻ hợp mình mà được hiển đạt vậy. Vì thế cho nên học trò lúc còn nghèo hèn gọi là vị ngộ .
③ Thết đãi. Như quốc sĩ ngộ ngã đãi ta vào hàng quốc sĩ.
④ Ðối địch, đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp, gặp gỡ, gặp phải, hội kiến, hội ngộ: Gặp mưa; Không hẹn mà gặp; Gặp ở ngoài đường (Luận ngữ);
② Đối đãi, đãi ngộ: Đãi ngộ; Đãi ngộ đặc biệt; Đãi ta như đãi hàng quốc sĩ (Sử kí: Thích khách liệt truyện); Đối đãi người cung kính (Hán thư);
③ Dịp, cảnh ngộ: Dịp may, dịp tốt; Tùy theo cảnh ngộ mà chấp nhận; Cơ hội, dịp;
④ (văn) Tiếp xúc, cảm xúc: Thần chỉ tiếp xúc bằng cảm giác chứ không nhìn bằng mắt (Trang tử: Dưỡng sinh chủ);
⑤ (văn) Chiếm được lòng tin (của bề trên hoặc vua chúa...), gặp và hợp nhau: Sắp già được gặp và hợp với vua chưa hận muộn (Đỗ Phủ: Tòng sự hành);
⑥ [Yù] (Họ) Ngộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Không hẹn mà gặp. Td: Hội ngộ — Hợp nhau — Đối xử. Td: Đãi ngộ.

Từ ghép 19

phong lưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

phong lưu

Từ điển trích dẫn

1. Gió thổi. ◎ Như: "phong lưu vân tán" gió thổi mây tan.
2. Đưa đi xa, lưu truyền. ◎ Như: "phong lưu vạn quốc" .
3. Tập tục, phong hóa. ◇ Trần Canh : "Lưỡng Tấn sùng huyền hư, Phong lưu biến Hoa Hạ" , (Tử Du phỏng Đái đồ ).
4. Phong cách còn truyền lại, lưu phong dư vận. ◇ Hán Thư : "Kì phong thanh khí tục tự cổ nhi nhiên, kim chi ca dao khảng khái, phong lưu do tồn nhĩ" , , (Triệu Sung Quốc tân khánh kị đẳng truyện tán ).
5. Sái thoát phóng dật, phong nhã tiêu sái. ◇ Liêu trai chí dị : "(Lâm Tứ Nương) hựu mỗi dữ công bình chất thi từ, hà tắc tì chi; chí hảo cú, tắc mạn thanh kiều ngâm. ý tự phong lưu, sử nhân vong quyện" (), ; , . , 使 (Lâm Tứ Nương ).
6. Hình dung tác phẩm văn chương siêu dật tuyệt diệu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược luận phong lưu biệt trí, tự thị giá thủ; nhược luận hàm súc hồn hậu, chung nhượng Hành cảo" , ; , 稿 (Đệ tam thập thất hồi) Nói về siêu dật cao xa riêng biệt thì là bài này; nhưng về hàm súc hồn hậu thì rốt cuộc phải nhường cho bài của Hành (Vu Quân).
7. Kiệt xuất, phi thường. ◇ Tô Thức : "Bộc tuy vãn sanh, do cập kiến quân chi vương phụ dã. Truy tư nhất thì phong lưu hiền đạt, khởi khả phục mộng kiến tai!" , . , (Dữ Giang Đôn Lễ tú tài thư , Chi nhất ).
8. Thú vị, vận vị. ◇ Tư Không Đồ : "Bất trứ nhất tự, Tận đắc phong lưu" , (Thi phẩm , Hàm súc ).
9. Chỉ người kiệt xuất, bất phàm.
10. Phong độ.
11. Tiết tháo, phẩm cách.
12. Vinh sủng. ◇ Trương Thuyết : "Lộ thượng thiên tâm trọng dự du, Ngự tiền ân tứ đặc phong lưu" , (Phụng Hòa Đồng hoàng thái tử quá Từ Ân tự ứng chế ).
13. Phong cách, trường phái.
14. Chỉ người xinh đẹp, phong vận, quyến rũ. ◇ Hoa Nhị Phu Nhân : "Niên sơ thập ngũ tối phong lưu, Tân tứ vân hoàn sử thượng đầu" , 使 (Cung từ , Chi tam thập ).
15. Phong tình. § Liên quan về tình ái nam nữ. ◎ Như: "phong lưu án kiện" .
16. Chơi bời, trai lơ, hiếu sắc. ◎ Như: "tha niên khinh thì phi thường phong lưu, hỉ hoan tại ngoại niêm hoa nhạ thảo" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ cuộc sống dư giả nhàn hạ, êm đềm như gió thổi như nước chảy. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phong lưu rất mực hồng quần, xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê « — Cũng chỉ sự ăn chơi phóng đãng. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Mang danh tài sắc cho nên nợ, quan thói phong lưu hóa phải vay «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.