uất, úc
yù ㄩˋ

uất

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. buồn bã, uất ức
2. hơi thối
3. sum suê, rậm rạp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, trì trệ không thông. ◎ Như: "uất kết" uất ức.
2. (Động) Oán hận. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố nhạc dũ xỉ, nhi dân dũ uất, quốc dũ loạn" , , (Trọng hạ kỉ , Xỉ nhạc ) Cho nên nhạc càng phóng dật, mà dân càng oán hận, nước càng loạn.
3. (Tính) Buồn bã, không vui. ◎ Như: "uất muộn" buồn bực. ◇ Nguyễn Trãi : "Uất uất thốn hoài vô nại xứ" (Quy Côn Sơn chu trung tác ) Tấc lòng bùi ngùi chẳng biết làm sao.
4. (Tính) Sum suê, tốt tươi, rậm rạp. ◇ Cổ thi : "Thanh thanh hà bạn thảo, Uất uất viên trung liễu" , (Thanh thanh hà bạn thảo ) Xanh xanh cỏ bờ sông, Sum suê liễu trong vườn.
5. (Danh) Hơi xông lên, mùi nồng. ◎ Như: "phức uất" mùi thơm phức.
6. (Danh) § Xem "uất kim" .
7. (Danh) § Xem "uất kim hương" .
8. Cũng có âm là "úc".
9. Còn viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Uất kết, uất tức, khí nó tụ không tan ra, hở ra gọi là uất. Như uất kết uất ức, uất muộn bậm bực, v.v. Có khi viết là .
② Hôi thối.
③ Hơi xông lên, hơi nóng hun lên.
④ Uất kim cây nghệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cây, hoa) uất kim hương;
② Cây mận (Prunus japonica);
③ Uất kết, ứ đọng (không tan, không thoát ra được);
④ Buồn rầu, ấm ức: Âu sầu;
⑤ (Cây cỏ) sum sê, um tùm, rậm rạp (như bộ );
⑥ Mùi thơm nồng: Thơm phức. Xem [yù].

Từ ghép 7

úc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, trì trệ không thông. ◎ Như: "uất kết" uất ức.
2. (Động) Oán hận. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố nhạc dũ xỉ, nhi dân dũ uất, quốc dũ loạn" , , (Trọng hạ kỉ , Xỉ nhạc ) Cho nên nhạc càng phóng dật, mà dân càng oán hận, nước càng loạn.
3. (Tính) Buồn bã, không vui. ◎ Như: "uất muộn" buồn bực. ◇ Nguyễn Trãi : "Uất uất thốn hoài vô nại xứ" (Quy Côn Sơn chu trung tác ) Tấc lòng bùi ngùi chẳng biết làm sao.
4. (Tính) Sum suê, tốt tươi, rậm rạp. ◇ Cổ thi : "Thanh thanh hà bạn thảo, Uất uất viên trung liễu" , (Thanh thanh hà bạn thảo ) Xanh xanh cỏ bờ sông, Sum suê liễu trong vườn.
5. (Danh) Hơi xông lên, mùi nồng. ◎ Như: "phức uất" mùi thơm phức.
6. (Danh) § Xem "uất kim" .
7. (Danh) § Xem "uất kim hương" .
8. Cũng có âm là "úc".
9. Còn viết là .
khoan
kuān ㄎㄨㄢ

khoan

phồn thể

Từ điển phổ thông

rộng rãi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng, lớn. ◎ Như: "khoan kiên bàng" bả vai rộng, "khoan bào đại tụ" áo bào rộng tay áo to. ◇ Mạnh Giao : "Xuất môn tức hữu ngại, Thùy vị thiên địa khoan!" , (Tặng biệt Thôi Thuần Lượng ) Ra cửa liền gặp trở ngại, Ai bảo trời đất lớn!
2. (Tính) Độ lượng, không nghiêm khắc. ◎ Như: "khoan hậu" rộng lượng. ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm.
3. (Tính) Ung dung, thư thái. ◇ Nguyễn Trãi : "Càn khôn đáo xứ giác tâm khoan" (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm ) Trong trời đất, đến đâu cũng ung dung thư thái.
4. (Tính) Thừa thãi, dư dả, sung túc. ◎ Như: "tha tối cận thủ đầu giác khoan" gần đây anh ta ăn xài dư dả.
5. (Danh) Bề rộng, chiều rộng. ◎ Như: "khoan tứ xích lục thốn" bề ngang bốn thước sáu tấc.
6. (Danh) Họ "Khoan".
7. (Động) Cởi, nới. ◎ Như: "khoan y giải đái" cởi áo nới dây lưng.
8. (Động) Kéo dài, nới rộng, thả lỏng. ◎ Như: "khoan hạn" gia hạn.
9. (Động) Khoan dung, tha thứ. ◎ Như: "khoan kì kí vãng" tha cho điều lỗi đã làm rồi. ◇ Sử Kí : "Bỉ tiện chi nhân, bất tri tướng quân khoan chi chí thử dã" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Kẻ hèn mọn này không biết tướng quân khoan dung đến thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà rộng, phàm vật gì đựng chứa còn có chỗ rộng thừa thãi đều gọi là khoan.
② Khoan thai, rộng rãi.
③ Bề rộng, chiều rộng.
④ Tha, như khoan kì kí vãng tha cho điều lỗi đã làm rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng, rộng rãi, thênh thang: Đường rộng thênh thang; Vai rộng;
② Chiều ngang, chiều rộng: Con sông này rộng độ 500 mét;
③ Nới rộng, nới lỏng: Nới thắt lưng;
④ Khoan hồng, khoan dung, tha thứ: Xét xử khoan hồng; Thà cho điều lỗi đã qua;
⑤ Rộng rãi: Anh ta ăn tiêu rộng rãi hơn trước nhiều;
⑥ [Kuan] (Họ) Khoan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, rộng — Rộng lớn, chứa đựng được nhiều — Chỉ lòng dạ rộng rãi — Dư giả. Giàu có. Chậm chạp, từ từ. Td: Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ( Đoạn trường tân thanh ) — Tên người, tức Phùng Khắc Khoan, sinh 1528, mất 1613, tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, đậu Trạng nguyên đời Mạc, tục gọi là Trạng Bùng, em cùng mẹ khác cha với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau vào Thanh Hóa với nhà Lê, đậu tiến sĩ năm 1850, niên hiệu Quang Hưng thứ 3 đời Lê Thế Tông, làm quan tới Hộ bộ Thượng thư, tước Mai quận công, từng đi sứ Trung Hoa năm 1597. Tác phẩm chữ Nôm có Ngư Phủ Nhập Đào Nguyên Truyện.

Từ ghép 15

hợp tác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hợp tác, cộng tác, kết hợp làm chung

Từ điển trích dẫn

1. Cùng nhau làm việc. ◎ Như: "thông lực hợp tác" đồng tâm hiệp lực, cộng đồng nỗ lực.
2. Cùng nhau sáng tác. ◇ Thẩm Sơ : "Quốc triều Uẩn Nam Điền Vương Thạch Cốc đa hợp tác san thủy, diệc tối giai" , (Tây thanh bút kí 西, Kí danh tích ) Quan triều đình Uẩn Nam Điền và Vương Thạch Cốc thường cùng nhau vẽ tranh sơn thủy, cũng đều rất đẹp.
3. Hợp tấu, cùng nhau diễn tấu. ◇ Trương Sư Chánh : "Nhất nhật, nhập san đốc dịch mê lộ, văn nhạc thanh hợp tác ư san cốc gian" , , (Quát dị chí , Cao Thuấn Thần ) Một hôm, vào núi coi sóc lao dịch, bị lạc đường, nghe tiếng nhạc hợp tấu trong hang núi.
4. Làm theo phép tắc. ◇ Cát Hồng : "Mặc Tử bái thụ hợp tác, toại đắc kì nghiệm" , (Thần tiên truyện , Mặc Tử ).
5. Hợp cách (thư họa, thi văn). ◇ Hồ Chấn Hanh : "Như Lão Đỗ chi nhập Thục, thiên thiên hợp tác, ngữ ngữ đương hành, sơ học sở đương pháp dã" , , , (Đường âm quý thiêm , Quyển lục , Bình vị nhị ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họp nhau lại chung sức làm việc.
hoàn

hoàn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Nguyễn Hoàn, danh sĩ đời Lê, sinh 1713, mất 1792, người xã Lan khê huyện Nông cống tỉnh Thanh Hóa, đậu Tiến sĩ năm 1743, tức Cảnh hưng thứ 4, làm quan trong đời Lê Hiển Tông, tới chức Lại bộ Thượng thư, sau thời nhà Tây sơn. Ông từng cùng Lê Quý Đôn phụng mệnh vua biên tập Quốc sử.
điều, điệu
diào ㄉㄧㄠˋ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ, zhōu ㄓㄡ

điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chuyển, thay đổi
2. điều chỉnh
3. lên dây (đàn)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hòa hợp: 調 Gia vị; 調 Mưa thuận gió hòa;
② Trêu, pha trò, cười cợt: 調 Trêu, chọc ghẹo, tán gái; 調 Nói đùa, pha trò;
③ Hòa giải;
④ Xúi giục. Xem 調 [diào].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm cho hòa hợp — Xem xét, tìm biết — Một âm là Điệu. Xem Điệu.

Từ ghép 19

điệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điệu, khúc
2. nhử, dử (mồi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luật lệ của âm nhạc — Tiếng nhạc lên xuống — Dời chỗ — Sự tài giỏi.

Từ ghép 17

hoắc, quắc
hè ㄏㄜˋ, huò ㄏㄨㄛˋ, suǒ ㄙㄨㄛˇ

hoắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tan mau

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Mau chóng, vùn vụt. ◇ Mai Thừa : "Niễn nhiên hãn xuất, hoắc nhiên bệnh dĩ" , (Thất phát ) Nhơm nhớp ra mồ hôi, bệnh khỏi mau chóng.
2. (Phó) "Hoắc hoắc" nhoang nhoáng. ◎ Như: "điện quang hoắc hoắc" ánh điện nhoang nhoáng.
3. (Trạng thanh) "Hoắc hoắc" soèn soẹt. ◎ Như: "ma đao hoắc hoắc" mài dao soèn soẹt.
4. (Danh) Tên nước thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Tây.
5. (Danh) Tên núi, tức "Hành Sơn" .
6. (Danh) Họ "Hoắc".

Từ điển Thiều Chửu

① Tan mau. Văn tuyển : Niễn nhiên hãn xuất, hoắc nhiên bệnh dĩ nhơm nhớp ra mồ hôi, bệnh khỏi bẵng ngay. Nay ta gọi những sự tiêu phí tiền của là huy hoắc cũng là do nghĩa ấy.
② Hoắc hoắc soèn soẹt, tả cái tiếng nó đi nhanh chóng. Như ma đao hoắc hoắc mài dao soèn soẹt.
③ Phương nam gọi là hoắc. Ngày xưa gọi núi Nam Nhạc Hành Sơn là hoắc sơn . Núi lớn bao quanh núi nhỏ cũng gọi là hoắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỗng, chợt, vụt, ngay.【】hoắc nhiên [huò rán] a. Bỗng nhiên, đột nhiên: Đèn pin bỗng nhiên lóe sáng; b. (văn) (Khỏi bệnh) ngay: Vài ngày sau, ắt sẽ khỏi bệnh ngay; Bệnh khỏi ngay;
② (văn) Phương nam;
③【】 hoắc hoắc [huòhuò] a. Ken két, soèn soẹt: Mài dao soèn soẹt; b. Chớp, chớp sáng, nhấp nhoáng: Ánh điện chớp sáng;
④ [Huò] (Họ) Hoắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng bay vút — Chỉ sự vút đi cực mau, hoặc lan rộng ra rất mau.

Từ ghép 2

quắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáng rực
đâu
dōu ㄉㄡ

đâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái gùi
2. xe bằng tre

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kiệu tre để ngồi đi đường núi. § Tục gọi là "đâu tử" . Thường làm bằng tre, có ghế ngồi, hai bên kẹp hai thanh tre.
2. (Danh) Giỏ, bịch làm bằng tre để đựng đồ vật. ◎ Như: "bối đâu" gùi đeo lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái xe bằng tre, tục gọi đăng sơn là đâu tử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái gùi;
② (văn) Xe bằng tre.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái máng bằng tre để cho ngựa uống nước.
hiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng biết ơn cha mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái, tế tự. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" : , . , , (Thái Bá ) Khổng Tử nói: Ta chẳng chê vua Vũ vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế thì lễ phục rất đẹp; cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (vua Vũ có công trị thủy).
2. (Động) Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. (Động) Chỉ cư tang.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◇ Thi Kinh : "Mĩ hữu bất hiếu, Tự cầu y hỗ" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) (Người trong nước) không ai mà không bắt chước theo, Để tự cầu được phúc lành.
5. (Tính) Hiếu thảo. ◎ Như: "hiếu tử" con thảo, người con có hiếu.
6. (Danh) Đạo lí phụng thờ cha mẹ. ◇ Hiếu Kinh : "Phù hiếu, đức chi bổn dã" , (Khai tông minh nghĩa chương ) Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức.
7. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc già cả thiện đức.
8. (Danh) Lễ nghi cư tang. ◎ Như: "thủ hiếu" giữ lễ nghi trong thời hạn cư tang cha mẹ hoặc người rất thân (ngưng giao tế, không vui chơi để tỏ lòng thương xót).
9. (Danh) Chỉ người cư tang.
10. (Danh) Tang phục. ◎ Như: "xuyên hiếu" 穿 mặc đồ tang, "thoát hiếu" trút đồ tang (đoạn tang). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kháp hựu mang trước thoát hiếu, gia trung vô nhân, hựu khiếu liễu Giả Vân lai chiếu ứng đại phu" , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Lại vừa gặp lúc đoạn tang bận rộn, trong nhà không có người, đành phải gọi Giả Vân đến để tiếp thầy thuốc.
11. (Danh) Họ "Hiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
② Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu 穿 mặc đồ tang, thoát hiếu trút đồ tang (đoạn tang), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếu thảo: Tận hiếu;
② Để tang, để trở: Chịu tang, để tang;
③ Đồ tang, tang phục: 穿 Mặc tang phục; Trút đồ tang, đoạn tang, xả tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ — Nối được chí ông cha — Tang cha mẹ — Tên người, tức Nguyễn Khắc Hiếu, sinh 1889, mất 1939, hiệu là Tản Đà, người xã Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây, dòng dõi khoa bảng, có dự kì thi Hương năm 1912 nhưng không đậu, sau quay ra viết văn, làm thơ và làm báo. Ông từng làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí 1921. Tác phẩm quốc ngữ có Khối tình con, Tản Đà vận văn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thần tiên, Thề non nước, Trần ai tri kỉ, Lên sáu, Lên tám, Đài gương, Quốc sử huấn mông. Văn dịch từ chữ Hán có Đại học, Đàn bà Tầu, Liêu trai chí dị….

Từ ghép 19

hoát, khê
qī ㄑㄧ, xī ㄒㄧ

hoát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tâm ý mở rộng

khê

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng suối, lạch

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khe, suối, dòng nước trong núi. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Khe, dòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khe, suối. Xem [xi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Suối, khe nước, dòng nước. Xem [qi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khe nước ở trên núi. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu: » Thanh khê hạ, thủy một phúc «. Bà Đoàn Thị Điểm dịch: » Nước lòng khe nẻo suối còn sâu «.

Từ ghép 8

tủng
sǒng ㄙㄨㄥˇ

tủng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cao thẳng lên, cao vót
2. nhún
3. ghê, rợn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng thẳng lên, đứng sừng sững, nhô lên cao. ◎ Như: "tủng kiên" nhún vai. ◇ Đào Uyên Minh : "Lăng sầm tủng dật phong, Diêu chiêm giai kì tuyệt" , (Họa Quách Chủ Bộ ) Gò núi sừng sững đỉnh cao, Xa ngắm đều đẹp vô cùng.
2. (Động) Khen ngợi, khuyến khích, tán dương. ◇ Quốc ngữ : "Nhi vi chi tủng thiện, nhi ức ác yên" , (Sở ngữ thượng ) Để tán dương đức lành, mà đè nén điều xấu vậy.
3. (Động) Sợ hãi, kinh động. ◎ Như: "tủng cụ" kinh sợ, "tủng nhân thính văn" làm cho kinh hoàng sửng sốt. § Cũng viết là . ◇ Tô Thức : "Dư kí tủng nhiên dị chi" (Phương Sơn Tử truyện ) Tôi lấy làm kinh dị.
4. (Tính) Điếc.
5. (Tính) Cao, chót vót. ◇ Giản Văn Đế : "Tủng lâu bài thụ xuất, Khích điệp đái giang thanh" , (Đăng phong hỏa lâu ) Lầu cao bày ra rừng cây, Tường thấp đeo dải sông xanh.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao vót.
② Rung động, như tủng cụ nhức sợ. Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao vót: Núi cao sừng sững;
② Nhún: Nhún vai một cái;
③ Ghê, rợn: Ghê sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điếc. Không nghe được — Cao và thẳng — Tưởng thưởng khuyến khích — Sợ hãi — Kính cẩn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.