Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa, chỉ người thuộc tầng lớp đại phu.
2. Người có học thức.
3. Lớp người trí thức.
4. Người đàn ông trẻ tuổi.
5. Chỉ chung đàn ông.
6. Văn nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người có học thức. Lớp người trí thức — Người đàn ông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một tập Phú bằng chữ Hán, do Hoàng Sằn Phu, Danh đời Lê sưu tập, tựa viết năm 1457 của Nguyễn Thiên Túng, gồm các bài phú của các danh Trần mạt Lê sơ.
ác, ốc
wò ㄨㄛˋ

ác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm, nắm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm. ◎ Như: "ác bút" cầm bút, "khẩn ác song thủ" nắm chặt hai tay. ◇ Nguyễn Du : "Ác phát kinh hoài mạt nhật tâm" (Thu dạ ) Vắt tóc nghĩ mà sợ cho chí nguyện mình trong những ngày cuối đời. § Ghi chú (theo Quách Tấn): Theo điển "ác phát thổ bộ" vắt tóc nhả cơm: "Chu Công" là một đại thần của nhà Chu rất chăm lo việc nước. Đương ăn cơm, có khách đến nhả cơm ra tiếp. Đương gội đầu có phu tới, liền vắt tóc ra đón, hết người này đến người khác, ba lần mới gội đầu xong. Câu thơ của Nguyễn Du ý nói: Chí nguyện được đem ra giúp nước như Chu Công, cuối cùng không biết có toại nguyện hay chăng. Nghĩ đến lòng vô cùng lo ngại.
2. (Động) Nắm giữ, khống chế. ◇ Dương Hùng : "Đán ác quyền tắc vi khanh tướng" (Giải trào ) Sáng cầm quyền thì làm khanh tướng.
3. (Danh) Lượng từ: nắm, bụm. ◎ Như: "nhất ác sa tử" một nắm cát.
4. § Thông "ác" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, nắm.
② Nắm tay lại.
③ Cầm lấy.
④ Cùng nghĩa với chữ ác .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nắm, cầm: Nắm chắc tay súng;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm lấy, cầm lấy — Nắm giữ.

Từ ghép 10

ốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Một âm là Ác. Xem Ác.

quân tử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quân tử, kẽ phu

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ quân vương hoặc nam tử quý tộc.
2. Người có tài đức xuất chúng. ◇ Vương An Thạch : "Cố thiên hạ chi hữu đức, thông vị chi quân tử" , (Quân tử trai kí ).
3. Tiếng vợ gọi chồng (thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Vị kiến quân tử, Ưu tâm xung xung" , (Thiệu Nam , Thảo trùng ) Chưa thấy được chồng, Lòng lo lắng không yên.
4. Tiếng tôn xưng người khác. § Cũng như "tiên sinh" .
5. Rượu ngon.
6. Chỉ cây trúc (nhã hiệu). ◎ Như: "quân tử trúc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người có tài đức. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tiếng Kiều nghe lọt bên kia, Ơn lòng quân tử sá gì của rơi «. — Quân tử : Danh từ dùng xưng tụng người học trò chính chắn. » Trước xe quân tử tạm ngồi «. ( Lục Vân Tiên ).
mạc, mạo, mộc
mào ㄇㄠˋ, mò ㄇㄛˋ

mạc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "tuyết phu hoa mạo" da như tuyết, mặt như hoa, "mạo tẩm" vẻ mặt xấu xí.
2. (Danh) Bề ngoài, ngoại quan. ◎ Như: "mạo vi cung kính" bề ngoài làm ra bộ cung kính, "toàn mạo" tình huống toàn bộ của sự vật.
3. (Danh) Nghi thức cung kính, lễ mạo. ◇ Luận Ngữ : "Kiến tư thôi giả, tuy hiệp, tất biến. Kiến miện giả dữ cổ giả, tuy tiết, tất dĩ mạo" , , . , , (Hương đảng ) Thấy người mặc áo tang, dù quen biết, cũng biến sắc (tỏ lòng thương xót). Thấy người đội mão lễ và người mù, dù thân gần, cũng tỏ ra cung kính.
4. (Danh) Sắc mặt, thần thái. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngôn chi mạo nhược thậm thích giả" (Bộ xà giả thuyết ) Nói xong sắc mặt sắc mặt cực kì buồn thảm.
5. (Danh) Hình trạng, tư thái.
6. (Danh) Họ "Mạo".
7. (Phó) Tỏ ra bên ngoài. ◎ Như: "mạo hợp thần li" ngoài mặt như thân thiết mà trong lòng giả dối.
8. Một âm là "mạc". (Động) Vẽ (hình người hay vật). ◇ Tân Đường Thư : "Mệnh công mạc phi ư biệt điện" 殿 (Dương Quý Phi ) Sai thợ vẽ quý phi ở biệt điện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẽ chân dung. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Chinh phu tử mấy người, nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn « — Một âm là Mạo. Xem Mạo.

mạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vẻ ngoài, sắc mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "tuyết phu hoa mạo" da như tuyết, mặt như hoa, "mạo tẩm" vẻ mặt xấu xí.
2. (Danh) Bề ngoài, ngoại quan. ◎ Như: "mạo vi cung kính" bề ngoài làm ra bộ cung kính, "toàn mạo" tình huống toàn bộ của sự vật.
3. (Danh) Nghi thức cung kính, lễ mạo. ◇ Luận Ngữ : "Kiến tư thôi giả, tuy hiệp, tất biến. Kiến miện giả dữ cổ giả, tuy tiết, tất dĩ mạo" , , . , , (Hương đảng ) Thấy người mặc áo tang, dù quen biết, cũng biến sắc (tỏ lòng thương xót). Thấy người đội mão lễ và người mù, dù thân gần, cũng tỏ ra cung kính.
4. (Danh) Sắc mặt, thần thái. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngôn chi mạo nhược thậm thích giả" (Bộ xà giả thuyết ) Nói xong sắc mặt sắc mặt cực kì buồn thảm.
5. (Danh) Hình trạng, tư thái.
6. (Danh) Họ "Mạo".
7. (Phó) Tỏ ra bên ngoài. ◎ Như: "mạo hợp thần li" ngoài mặt như thân thiết mà trong lòng giả dối.
8. Một âm là "mạc". (Động) Vẽ (hình người hay vật). ◇ Tân Đường Thư : "Mệnh công mạc phi ư biệt điện" 殿 (Dương Quý Phi ) Sai thợ vẽ quý phi ở biệt điện.

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt như tuyết phu hoa mạo da như tuyết, mặt như hoa.
② Bề ngoài như mạo vi cung kính bề ngoài làm ra bộ cung kính.
③ Lễ mạo dáng cung kính.
④ Sắc mặt.
⑤ Một âm là mộc. Vẽ hình người hay vật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tướng mạo, dáng mặt, vẻ mặt, sắc mặt: Bộ mặt, vẻ mặt; Vẻ ngoài chẳng cần như ngọc đẹp;
② Dáng dấp bề ngoài, cảnh: Toàn cảnh; Bề ngoài ra vẻ cung kính;
③ Lễ mạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt — Khuôn mặt, nét mặt. Hát nói của Nguyễn Khuyến có câu: » Mạo ngoại bất cầu như mĩ ngọc « ( ngoài mặt không cần đẹp như ngọc đẹp ) — Vẻ đẹp của mặt. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phong tư tài mạo tuyệt vời, vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa « — Hiện lên nét mặt.

Từ ghép 14

mộc

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt như tuyết phu hoa mạo da như tuyết, mặt như hoa.
② Bề ngoài như mạo vi cung kính bề ngoài làm ra bộ cung kính.
③ Lễ mạo dáng cung kính.
④ Sắc mặt.
⑤ Một âm là mộc. Vẽ hình người hay vật.
hưởng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ

hưởng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thết đãi long trọng
2. tế tập thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ thết khách trọng thể nhất gọi là "hưởng" , thứ nữa gọi là "yến" . ◇ Sử Kí : "Bách lí chi nội, ngưu tửu nhật chí, dĩ hưởng đại phu dịch binh" , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Trong vòng trăm dặm, hằng ngày, mổ bò khui rượu, thết đãi các nhân , khao thưởng quân lính.
2. (Danh) Tế hợp đồng, tế chung cả làm một gọi là "hưởng".
3. (Động) Hưởng thụ. § Thông "hưởng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thết. Lễ thết khách trọng thể nhất gọi là hưởng , thứ nữa gọi là yến .
② Tế hợp đồng, tế chung cả làm một gọi là hưởng.
③ Hưởng thụ, cùng nghĩa với chữ hưởng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thết đãi (rượu và thức ăn). (Ngr) Thỏa mãn nhu cầu (của người khác): Để thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc;
② Lễ tế chung;
③ Hưởng thụ (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiệc rượu trong làng sau khi cúng tế — Làm tiệc thết khách — Dùng như chữ Hưởng.

Từ ghép 2

dịch
shì ㄕˋ, yì ㄧˋ

dịch

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rượu ngon, rượu nồng. ◇ Lương thư : "Si văn thiểm tảo, Phi thương phiếm dịch" , (Chiêu Minh thái tử truyện ) Bày văn chương mĩ lệ, Vung chén rượu ngon tràn.
2. (Động) Khao thưởng, ban thưởng rượu thịt. ◇ Sử Kí : "Bách lí chi nội, ngưu tửu nhật chí, dĩ hưởng đại phu dịch binh" , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Trong vòng trăm dặm, hằng ngày, mổ bò khui rượu, thết đãi các nhân , khao thưởng quân lính.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rượu đắng — Rượu ngon, nặng — Đãi rượu — Một âm là Thích.

sư phó

phồn thể

Từ điển phổ thông

sư phó, sư phụ, thầy

Từ điển trích dẫn

1. Thầy dạy, lão sư. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Sư phó nhược hữu dụng trước ngã tứ nhân xử, ngã môn thủy hỏa bất tị, báo đáp sư phó" , , (Quyển tam nhất).
2. Thầy dạy vua. § Như thái sư, thái phó, thái bảo, thiểu sư, thiểu phó, thiểu bảo... đều gọi chung là "sư phó" . ◇ Sử Kí : "Tự Khổng Tử tốt hậu, thất thập tử chi đồ tán du chư hầu, đại giả vi sư phó khanh tướng, tiểu giả hữu giáo đại phu" , , , (Nho lâm liệt truyện ).
3. Tiếng kính xưng đối với tăng ni, đạo . ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Li thử gian tam thập lí, hữu cá Bạch Hạc San, tối thị thanh u tiên cảnh chi sở, trẫm khứ kiến tạo cá tự sát, thỉnh sư phó đáo na lí khứ trụ" , , , , (Lương Vũ Đế lũy tu quy cực lạc ).
4. Tiếng tôn xưng lại dịch sở quan. ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Trương sư phó, biệt yếu kế giác, yêm môn khiếu tha xuất khứ, tái bất cảm phóng tha lai tựu thị liễu" , , , (Đệ tứ tam hồi).
5. Tiếng gọi tôn người có nghề nghiệp chuyên môn. ◎ Như: "tố điểm tâm đích sư phó" .
hầu, hậu
hóu ㄏㄡˊ, hòu ㄏㄡˋ

hầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tước Hầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tước "Hầu". § Các nhà đế vương đặt ra năm tước để phong cho bầy tôi, tước "Hầu" là tước thứ hai trong năm tước: "Công, Hầu, Bá, Tử, Nam" . Đời phong kiến, thiên tử phong họ hàng công thần ra làm vua các xứ, gọi là vua chư hầu, đời sau nhân thế, mượn làm tiếng gọi các quan sang. ◎ Như: "quân hầu" , "ấp hầu" .
2. (Danh) Cái đích bắn, tấm vải căng dài mười thước, trong vẽ cái đích cho kẻ thi bắn, gọi là "hầu". § Có khi viết là .
3. (Trợ) Dùng như chữ "duy" . ◇ Thi Kinh : "Hầu thùy tại hĩ, Trương Trọng hiếu hữu" , (Tiểu Nhã , Lục nguyệt ) Vậy có ai ở đó (trong số khách đến dự)? Có Trương Trọng là người hiếu hữu.

Từ điển Thiều Chửu

① Tước hầu. Các nhà đế vương đặt ra năm tước để phong cho bầy tôi, tước hầu là tước thứ hai trong năm tước. Ðời phong kiến, thiên tử phong họ hàng công thần ra làm vua các xứ, gọi là vua chư hầu, đời sau nhân thế, mượn làm tiếng gọi các quan sang, như quân hầu , ấp hầu , v.v.
② Bui, dùng làm lời phát ngữ như chữ duy .
③ Cái đích bắn, tấm vải căng dài mười thước, trong vẽ cái đích cho kẻ thi bắn, gọi là hầu, có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Hầu (chủ của một nước thời xưa), tước hầu (thời phong kiến): Chư hầu; Phong tước hầu;
② (văn) Cái đích để bắn tên (dùng cho người thi bắn thời xưa);
③ (văn) Ông, anh (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, dùng như (bộ ), để xưng hô giữa các đại phu thời xưa): Anh Lý có làm được những câu thơ hay (Đỗ Phủ);
④ (văn) Sao, vì sao (dùng như (bộ ) để hỏi về nguyên nhân): ? Vua ơi vua ơi, vì sao không làm lễ phong thiện (tế núi sông)? (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑤ (văn) Gì, nào (đặt trước danh từ): ? Nếu pháp độ không rõ ràng thì nhân dân biết cày ruộng nào, ở nhà nào? (Pháp ngôn: Tiên tri);
⑥ (văn) Vì vậy mà, vậy nên, bèn: Thượng đế đã ban mệnh xuống, (thì) nhà Ân Thương bèn quy phục nước Chu (Thi Kinh: Đại nhã, Văn vương);
⑦ (văn) Trợ từ ở đầu câu (dùng như (bộ ), (bộ ), không dịch): ? Còn có ai ngồi trong bữa tiệc? (Thi Kinh: Tiểu nhã, Lục nguyệt);
⑧ [Hóu] (Họ) Hầu. Xem [hòu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đích để nhắm bắn cung — Tước thứ nhì trong năm trăm tước thời xưa. Chẳng hạn Nguyễn Gia Thiều được phong tước Hầu, tức Ôn Như Hầu — Ông vua nước nhỏ, lệ thuộc vua thiên tử.

Từ ghép 10

hậu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đẹp: Thật ngay thẳng mà lại đẹp nữa (Thi Kinh: Trịnh phong, Cao cừu);
② [Hòu] Tên huyện: Mân Hậu (ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc). Xem [hóu].
lương, lượng
liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc để tang cha mẹ và các bậc đại phu thời cổ — Một âm là Lượng. Xem Lượng.

lượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xinh
2. sáng
3. thanh cao

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng láng, rực rỡ. ◇ Kê Khang : "Hạo hạo lượng nguyệt" (Tạp thi ) Rực rỡ trăng sáng.
2. (Tính) Sang sảng, cao vút (âm thanh). ◎ Như: "liệu lượng" vang xa, véo von.
3. (Tính) Trung trinh chính trực. ◎ Như: "cao phong lượng tiết" phẩm hạnh thanh cao, chính trực.
4. (Động) Hiển lộ, để lộ. ◎ Như: "lượng bài" lộ bài, "lượng tướng" công khai bày tỏ thái độ, lập trường hoặc trình bày quan điểm của mình.
5. (Động) Ngày xưa thiên tử có tang, giao phó chính sự cho đại thần, gọi là "lượng âm" . ◇ Thượng Thư : "Vương trạch ưu, lượng âm tam tự" , (Duyệt mệnh thượng ) Nhà vua có tang, lượng âm ba năm.
6. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Gia Cát Lượng" người đời hậu Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng, như lượng giám sáng soi.
② Thanh cao, như cao phong lượng tiết phẩm hạnh thanh cao.
③ Tên người, ông Gia Cát Lượng người đời hậu Hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáng, bóng: Sáng sủa; Sáng chói; Sáng trưng;
② Sáng (lên): Ánh đèn pin vừa lóe sáng; Trời sắp hửng sáng;
③ (Âm thanh) lanh lảnh, sang sảng: Giọng sang sảng;
④ Cất, bắt: Bắt giọng, cất giọng;
⑤ Rạng, sáng sủa, rạng rỡ (trong lòng): Sáng sủa (rạng rỡ) trong lòng;
⑥ Kiên trinh, chính trực: Tiết tháo trung thực thành khẩn, kiên trinh (Bạch Cư Dị);
⑦ Thành tín (dùng như ): , ? Người quân tử không thành tín, thì thao thủ thế nào được? (Mạnh tử: Cáo tử hạ);
⑧ (văn) Hiển lộ, lộ ra (dùng như động từ);
⑨ (văn) Phụ tá, phò giúp: Lúc ấy giúp vua lập công (Thượng thư: Nghiêu điển).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa, nhiều ánh sáng — Âm thanh trong và cao. Giọng cao — Đáng tin — Một âm khác là Lương. Xem Lương — Tên người, tức Nguyễn Huy Lượng, danh thời Lê, không rõ tuổi và quê quán, chỉ biết ông làm quan với nhà Lê, sau làm quan với nhà Tây sơn, được phong tới chức Chương lĩnh hầu, làm tới chức Hữu Hộ, thường gọi Hữu Hộ Lượng. Tác phẩm văn nôm có bài Tụng Tây Hổ phú, nội dung ca tụng công đức Tây sơn.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.