hội
kuì ㄎㄨㄟˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

hội

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vỡ ngang
2. tan lở
3. thua trận
4. bỏ chạy tán loạn
5. dân bỏ người cai trị trốn đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vỡ tràn, nước dâng cao chảy tràn. ◎ Như: "hội đê" vỡ đê.
2. (Động) Phá vỡ. ◎ Như: "hội vi nhi bôn" phá vòng vây mà chạy.
3. (Động) Vỡ lở, tan vỡ, thua chạy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tam lộ giáp công, tặc chúng đại hội" , (Đệ nhất hồi ) Theo ba đường giáp đánh, quân giặc tan vỡ.
4. (Động) Lở loét, thối nát. ◇ Liêu trai chí dị : "Quảng sang hội xú, triêm nhiễm sàng tịch" , (Phiên Phiên ) Ung nhọt bể mủ, thúi tha làm thấm ướt dơ dáy cả giường chiếu. ◇ Lưu Cơ : "Hàng hữu mại quả giả, thiện tàng cam, thiệp hàn thử bất hội" , , (Mại cam giả ngôn ) Ở Hàng Châu có người bán trái cây, khéo giữ cam, qua mùa lạnh mùa nóng (mà cam vẫn) không thối nát.
5. (Tính) Vẻ giận dữ. ◇ Thi Kinh : "Hữu quang hữu hội, Kí di ngã dị" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) hung hăng giận dữ, Chỉ để lại cho em những khổ nhọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Vỡ ngang. Nước phá ngang bờ chắn mà chảy tóe vào gọi là hội, như hội đê vỡ đê.
② Tan lở, dân bỏ người cai trị trốn đi gọi là hội.
③ Vỡ lở, binh thua trận chạy tán loạn gọi là hội.
④ Nhọt sẩy vỡ mủ cũng gọi là hội.
⑤ Giận.

Từ điển Trần Văn Chánh

Loét, mưng, rữa: Mưng mủ. Xem [kuì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vỡ, tan vỡ: Vỡ đê; Quân địch tan vỡ;
② Phá vỡ, chọc thủng: Phá vỡ vòng vây;
③ Loét, lở: Lở loét;
④ (văn) Giận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lở ra, vỡ ra — Tan nát.

Từ ghép 3

thù
chóu ㄔㄡˊ

thù

phồn thể

Từ điển phổ thông

thù địch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lại, đối đáp, ứng đáp. ◇ Thi Kinh : "Vô ngôn bất thù, Vô đức bất báo" , (Đại nhã , Ức ) Không có lời nào nói ra mà không được đáp lại, Không có ân đức nào mà không được báo đền.
2. (Động) Ngang nhau. ◇ Hán Thư : "Giai thù hữu công" (Hoắc Quang truyện ) Đều có công ngang nhau.
3. (Động) Phù hợp, thích đương. ◇ Sử Kí : "Ư thị thượng sử ngự sử bộ trách Ngụy Kì sở ngôn Quán Phu, pha bất thù, khi mạn" 使簿, , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Do đó nhà vua sai ngự sử theo sổ chép tội trạng, xem những lời Ngụy Kỳ nói về Quán Phu, thấy có nhiều chỗ không phù hợp, cho là Ngụy Kỳ lừa dối nhà vua.
4. (Động) Ứng nghiệm. ◇ Sử Kí : "Kì phương tận, đa bất thù" , (Phong thiện thư ) Hết cách mà phần lớn không ứng nghiệm.
5. (Động) Đối chiếu, so sánh. ◎ Như: "hiệu thù" đem bài bản sách ra so sánh với nhau xem chỗ sai lầm.
6. (Động) Đền trả, đền bù. ◎ Như: "thù trị" trả đủ số.
7. (Danh) Cừu thù, thù hận. ◇ Nguyễn Trãi : "Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ" (Đề kiếm ) Đã rửa sạch nỗi nhục ngàn năm của thù nước.
8. (Danh) Họ "Thù".

Từ điển Thiều Chửu

① Đáp lại, tùy câu hỏi mà trả lời lại từng câu từng mối gọi là thù.
② Đền trả ngang cái giá đồ của người gọi là thù. Như thù trị trả đủ như số.
③ Ngang nhau.
④ Đáng.
⑤ Ứng nghiệm.
⑥ Cừu thù, thù hằn.
⑦ So sánh, như đem bài bản sách ra so sánh với nhau xem có sai lầm không gọi thù hiệu thù .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đối thủ, kẻ thù;
② Thù hằn;
③ Thù đáp, đáp lại, đền trả ngang mức: Trả đủ như số;
④ Ngang nhau;
⑤ Đáng;
⑥ Ứng nghiệm;
⑦ So sánh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Thù .

Từ ghép 4

nhiếp, niếp
niè ㄋㄧㄝˋ

nhiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

rón bước, đi nhẹ và nhanh

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rón, rón rén, rón bước: Anh ấy rón chân bước khỏi phòng bệnh;
② (văn) Đi theo, đuổi theo, rượt theo: Quân ta rượt theo sau;
③ (văn) Chen chân vào, xen vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẵm, đạp lên — Rón rén theo sau.

niếp

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giẫm chân lên. ◇ Sử Kí : "Trương Lương, Trần Bình niếp Hán Vương túc" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Trương Lương và Trần Bình (cùng) khẽ giậm lên chân Hán Vương (để nhắc nhở một cách kín đáo). ◇ Liêu trai chí dị : "Sanh ẩn niếp liên câu, nữ cấp liễm túc, diệc vô uấn nộ" , , (Thanh Phụng ) Sinh ngầm giậm chân lê gót sen, nàng vội rụt chân lại, cũng không tỏ vẻ giận dữ.
2. (Động) Nhẹ bước theo sau, rón bước, rón rén. ◇ Tây sương kí 西: "Trắc trước nhĩ đóa nhi thính, niếp trước cước bộ nhi hành" , (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Nghiêng vành tai nghe ngóng, rón rén bước chân đi.
3. (Động) Theo chân, đuổi theo. ◇ Liêu trai chí dị : "Hốt nhất thiếu niên kị thanh câu, niếp kì hậu" , (Hồ Tứ tướng công ) Chợt thấy một thiếu niên cưỡi ngựa thanh câu, đi theo đằng sau.
4. (Động) Xen bước, xen vào, dự vào.
5. (Động) Mang, mặc. ◇ Tư Mã Quang : "Nông phu niếp ti lũ" (Huấn kiệm thị khang ) Nông phu mang dép tơ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ bước theo sau, đuổi theo sau người mà nhẹ bước không cho người biết gọi là niếp.
② Theo đuổi, truy tùy.
③ Xen bước, xen vào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rón, rón rén, rón bước: Anh ấy rón chân bước khỏi phòng bệnh;
② (văn) Đi theo, đuổi theo, rượt theo: Quân ta rượt theo sau;
③ (văn) Chen chân vào, xen vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước lên. Dẵm lên — Bước theo. Nối gót — Cũng đọc Nhiếp.
tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ, liàng ㄌㄧㄤˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lộng lẫy, xinh đẹp. ◇ Hậu Hán Thư : "Chiêu Quân phong dong tịnh sức, quang minh Hán cung" , (Nam Hung Nô truyện ) Chiêu Quân vẻ đẹp lộng lẫy, chiếu sáng rực rỡ cung điện nhà Hán.
2. (Tính) Yên tĩnh, trầm tĩnh. § Thông "tĩnh" .
3. (Tính) Nhàn tĩnh, nhàn thục. § Thông "tĩnh" . ◇ Cống Sư Thái : "Ý thái nhàn thả tĩnh, Khí nhược lan huệ phương" , (Nghĩ cổ ).
4. (Tính) Tường tận, kĩ càng. § Thông "tĩnh" .

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

son phấn trang sức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lộng lẫy, xinh đẹp. ◇ Hậu Hán Thư : "Chiêu Quân phong dong tịnh sức, quang minh Hán cung" , (Nam Hung Nô truyện ) Chiêu Quân vẻ đẹp lộng lẫy, chiếu sáng rực rỡ cung điện nhà Hán.
2. (Tính) Yên tĩnh, trầm tĩnh. § Thông "tĩnh" .
3. (Tính) Nhàn tĩnh, nhàn thục. § Thông "tĩnh" . ◇ Cống Sư Thái : "Ý thái nhàn thả tĩnh, Khí nhược lan huệ phương" , (Nghĩ cổ ).
4. (Tính) Tường tận, kĩ càng. § Thông "tĩnh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Son phấn trang sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trang sức, diện (son phấn, quần áo đẹp...);
② (đph) Đẹp đẽ: Áo quần đẹp đẽ;
③ (văn) Yên tĩnh (như ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung đồ trang sức của đàn bà như son, phấn. Còn gọi là Tịnh trang.

Từ điển trích dẫn

1. Tôn kính và học theo. ◇ Mạnh Tử : "Ngã dục trung quốc nhi thụ Mạnh Tử thất, dưỡng đệ tử dĩ vạn chung, sử chư đại phu, quốc nhân giai hữu sở căng thức" , , 使, (Công Tôn Sửu hạ ) (Nhà vua nói:) Ta muốn dựng lên một học hiệu ở trong nước và giao phó cho ông Mạnh Tử, cấp cho nhiều tiền của để nuôi dạy học trò. (Làm như vậy) để cho các quan đại phu và nhân dân đều có cơ sở mà tôn kính và học theo.
2. Làm khuôn phép, biểu thị phép tắc. ◇ Phùng Quế Phân : "Thâm cụ đức bạc học thiển, vô túc căng thức lư lí" , (Canh ngư hiên kí ) Rất lo sợ vì đức mỏng học cạn, không đủ làm khuôn phép cho làng xóm.
3. Gương mẫu, mẫu mực. ◇ Quy Hữu Quang : "Duy tiên sanh chi hiếu hữu ôn lương, chân hương lí căng thức" , (Tế Chu Nhụ hưởng văn ).

chúng sinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

các loài có sự sống

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ tất cả con người, động và thực vật. ◇ Lễ Kí : "Chúng sanh tất tử, tử tất quy thổ" , (Tế nghĩa ).
2. Trăm họ, người đời. ◇ Thái Bình Thiên Quốc cố sự ca dao tuyển : "Thanh triều quan lại, hủ hóa bất kham, phi tảo trừ tịnh tận, vô dĩ an chúng sanh" , , , (Khởi nghĩa tiền tịch ).
3. Chỉ các động vật ngoài người ta. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng sanh hảo độ nhân nan độ, nguyên lai nhĩ giá tư ngoại mạo tướng nhân, đảo hữu giá đẳng tặc tâm tặc can" , , (Đệ tam thập hồi).
4. Tiếng mắng chửi. § Cũng như nói "súc sinh" . ◇ Kim Bình Mai : "Nhĩ giá cá đọa nghiệp đích chúng sanh, đáo minh nhật bất tri tác đa thiểu tội nghiệp" , (Đệ thập cửu hồi).
5. Phật giáo dụng ngữ: Dịch tiếng Phạn "Sattva", còn dịch là "hữu tình" . Có nhiều nghĩa: (1) Người ta cùng sinh ở đời. ◇ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh văn cú : "Kiếp sơ quang âm thiên, hạ sanh thế gian, vô nam nữ tôn ti chúng cộng sanh thế, cố ngôn chúng sanh" , , , ("Thích phương tiện phẩm" dẫn "Trung A Hàm thập nhị"《便》). (2) Do nhiều pháp hòa hợp mà sinh ra. ◇ Đại thừa nghĩa chương : "Y ư ngũ uẩn hòa hợp nhi sanh, cố danh chúng sanh" , (Thập lục thần ngã nghĩa ). (3) Trải qua nhiều sống chết. ◇ Đại thừa nghĩa chương : "Đa sanh tương tục, danh viết chúng sanh" , (Thập bất thiện nghiệp nghĩa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ mọi vật đang sống.

ca diếp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Ca-Diếp" (phiên âm tiếng Phạn "kassapa", nghĩa là "Ẩm Quang" uống ánh sáng) là tên người, tên Phật. Có nhiều vị mang tên này, chẳng hạn "Ma-Ha Ca-Diếp" , một đệ tử xuất sắc của Phật "Thích-Ca" . Tên của một đại đệ tử của Phật (Kasyapa).
2. Mượn chỉ Thiền tông Phật giáo. ◇ Đỗ Phủ : "Bổn tự y Ca-Diếp, Hà tằng tạ Ác Thuyên" , (Thu nhật quỳ phủ vịnh hoài... ).
3. Chỉ một trong bảy vị Phật trong quá khứ trước Phật Thích-Ca. § Xem "Pháp uyển châu lâm" (Quyển tam).

già diệp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. "Ca-Diếp" (phiên âm tiếng Phạn "kassapa", nghĩa là "Ẩm Quang" uống ánh sáng) là tên người, tên Phật. Có nhiều vị mang tên này, chẳng hạn "Ma-Ha Ca-Diếp" , một đệ tử xuất sắc của Phật "Thích-Ca" . Tên của một đại đệ tử của Phật (Kasyapa).
2. Mượn chỉ Thiền tông Phật giáo. ◇ Đỗ Phủ : "Bổn tự y Ca-Diếp, Hà tằng tạ Ác Thuyên" , (Thu nhật quỳ phủ vịnh hoài... ).
3. Chỉ một trong bảy vị Phật trong quá khứ trước Phật Thích-Ca. § Xem "Pháp uyển châu lâm" (Quyển tam).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên Phật — Tên vị Bồ Tát — Tên của một Đại đệ tử của Phật. Đọc theo nhà Phật là Ca-diếp.

Từ điển trích dẫn

1. Từ trước tới nay, xưa nay, tòng lai. ◎ Như: "hướng lai như thử" xưa nay vẫn thế. ◇ Đường Ngạn Khiêm : "Hướng lai trần bất tạp, Thử dạ nguyệt nhưng quang" , (Ngọc nhị ) Từ trước tới nay bụi không lẫn lộn, Đêm này trăng vẫn sáng.
2. Trước đây, trong quá khứ.
3. Vừa mới. ◇ Hậu Hán Thư : "Đà thường hành đạo, kiến hữu bệnh yết tắc giả, nhân ngữ chi viết: "Hướng lai đạo ngung hữu mại bính nhân, bình tê thậm toan, khả thủ tam thăng ẩm chi, bệnh tự đương khứ."" , , : ", , , " (Hoa Đà truyện ) Hoa Đà thường đi trên đường, thấy có người mắc bệnh nghẹn cổ họng, nên nói với người đó rằng: "Ở góc đường vừa mới có người bánh bánh, có dưa muối rất chua, có thể lấy mà uống ba thưng, bệnh sẽ tự hết."
4. Sau này, về sau. ◇ Sưu Thần Kí : "Đô đốc vân: "Đầu giác vi thống." Hướng lai chuyển kịch, thực khoảnh tiện vong" : "." , 便 (Quyển thập lục) Đô đốc nói: "Đầu hơi đau." Sau này bệnh thành nặng, chẳng bao lâu thì mất.
5. Ngay lập tức, tức khắc. ◇ Đỗ Phủ : "Hướng lai ưu quốc lệ, Tịch mịch sái y cân" , (Yết tiên chủ miếu ) Tức thì dòng nước mắt âu lo vì nước, Lặng lẽ chảy ướt áo khăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ trước tới nay. Xưa nay.

khả liên

phồn thể

Từ điển phổ thông

đáng thương

Từ điển trích dẫn

1. Đáng thương, làm cho người ta thương xót. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ đắc đạc đáo Tiêu Tương quán tiều Đại Ngọc, nhất phát sấu đích khả liên" , (Đệ ngũ thập bát hồi) Đành đi đến quán Tiêu Tương thăm Đại Ngọc, thấy Đại Ngọc gầy gò đáng thương.
2. Thương xót, ai mẫn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả liên Hán thất thiên hạ, tứ bách dư niên, đáo thử nhất đán hưu hĩ" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ tiếc cơ nghiệp nhà Hán hơn bốn trăm năm đến nay tiêu diệt trong một ngày.
3. Đáng yêu, khiến cho người ta yêu thích. ◇ Đỗ Phủ : "Xuân thảo hà tằng hiết, Hàn hoa diệc khả liên" , (Thu nhật quỳ phủ vịnh hoài ).
4. Làm cho người ta ham muốn. ◇ Bạch Cư Dị : "Tỉ muội đệ huynh giai liệt thổ, Khả liên quang thải sanh môn hộ" , (Trường hận ca ) Chị em và anh em nàng đều được vua ban phẩm tước, cắt đất đai cho, Làm cho người ta ham muốn vẻ sáng sủa, rực rỡ phát sinh ra trong cửa nhà.
5. Làm cho người ta tiếc hận. ◇ Lí Thương Ẩn : "Khả liên dạ bán hư tiền tịch, Bất vấn thương sinh vấn quỷ thần" , (Giả Sinh ).

khả lân

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáng thương.

Từ điển trích dẫn

1. Cái lẽ sinh sôi nẩy nở. ◇ Từ Quang Khải : "Vạn vật nhân thì thụ khí, nhân khí phát sanh. Thì chí khí chí, sinh lí nhân chi" , . , (Nông chánh toàn thư , Quyển thập ).
2. Đạo dưỡng sinh. ◇ Kê Khang : "Thị dĩ quân tử tri hình thị thần dĩ lập, thần tu hình dĩ tồn. Ngộ sinh lí chi dị thất, tri nhất quá chi hại sinh" , . , (Dưỡng sanh luận ).
3. Đạo làm người. ◇ Đỗ Phủ : "Dĩ tư ngộ sinh lí, Độc sỉ sự can yết" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Lấy đó mà hiểu làm người là như thế (đạo làm người), Chỉ hổ thẹn phải cầu cạnh người quyền thế.
4. Hi vọng sống còn. ◇ Tống Thư : "Niên hướng cửu thập, sinh lí đãi tận, vĩnh tuyệt thiên quang, luân một khâu hác" , , , (Vương Kính Hoằng truyện ).
5. Tính mệnh. ◇ Tăng Củng : "Phương hỉ tiện ư đình vi, cự dĩ li ư gia họa, cẩu toàn sanh lí, phục xỉ ban vinh" 便, , , (Đại Thái Bình châu Tri châu tạ đáo nhậm biểu ).
6. Sinh hoạt, sinh kế. ◇ Đỗ Phủ : "Gian nan muội sinh lí, Phiêu bạc đáo như kim" , (Xuân nhật giang thôn ).
7. Nghề sinh sống, chức nghiệp. ◇ Phong thần diễn nghĩa : : "Mã Thị viết: Nhĩ hội tố ta thập ma sinh lí? Tử Nha viết: (...) chỉ hội biên tráo li" ? : (...) (Đệ thập ngũ hồi) Mã Thị hỏi: Mi biết làm nghề gì sinh sống? Tử Nha đáp: Tôi chỉ biết đan vợt tre (dùng để mò tôm vớt cá)...
8. Làm ăn, buôn bán. ◇ Cung Minh Chi : "Chu Xung vi thì dĩ thường mại vi nghiệp, hậu kì gia sảo ôn, dịch vi dược tứ, sinh lí nhật ích tiến" , , , (Trung Ngô kỉ văn , Chu Thị thịnh suy ).
9. Sản nghiệp, tiền của. ◇ Phùng Mộng Long : "Ư thị dân giai cần lực, vô cảm thâu nọa, bất nhị niên, câu hữu hằng sản, sinh lí nhật tư" , , , , (Trí nang bổ , Minh trí , Trương Nhu ).
10. Chỉ các hệ thống bên trong cơ thể, hoạt động của các khí quan (sinh vật). ◎ Như: "sinh lí cơ năng" , "sinh lí học" (tiếng Anh: physiology).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối làm việc kiếm sống — Cái lẽ duy trì và chi phối sự sống của sinh vật — Ta còn hiểu theo nghĩa hẹp là việc ăn nằm giữa nam nữ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.