vị
wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. gọi là

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo, báo cho biết, nói với. ◇ Luận Ngữ : "Tử vị Tử Hạ viết: Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho" : , (Ung dã ) Khổng Tử bảo Tử Hạ rằng: Ngươi hãy làm nhà nho quân tử, đừng làm nhà nho tiểu nhân.
2. (Động) Bình luận, nói về. ◇ Luận Ngữ : "Tử vị thiều, tận mĩ hĩ, hựu tận thiện dã" , , (Bát dật ) Khổng Tử nói về nhạc Thiều (của vua Thuấn): cực hay, lại vô cùng tốt lành.
3. (Động) Nói. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng?" (Vệ phong , Hà quảng ) Ai nói sông Hoàng Hà rộng?
4. (Động) Gọi là, gọi rằng. ◎ Như: "thử chi vị đại trượng phu" thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
5. (Động) Cho là. ◇ Tả truyện : "Thần vị quân chi nhập dã, kì tri chi hĩ" , (Hi Công nhị thập tứ niên ) Thần cho rằng nhà vua vào (nước Tấn), thì chắc đã biết rồi.
6. (Động) Là. § Thông "vi" . ◇ Thi Kinh : "Túy nhi bất xuất, thị vị phạt đức" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Say mà không ra, là tổn hại đức.
7. (Động) Nhẫn chịu. § Cũng như "nại" . ◇ Thi Kinh : "Thiên thật vi chi, Vị chi hà tai?" , (Bội phong , Bắc môn ) Trời thật đã làm như thế, Thì chịu chứ làm sao?
8. (Động) Khiến, để cho. § Cũng như "sử" 使, "nhượng" . ◇ Thi Kinh : "Tự thiên tử sở, Vị ngã lai hĩ" , (Tiểu nhã , Xuất xa ) Từ chỗ thiên tử, Khiến ta đến đấy.
9. (Liên Với, và. § Cũng như "hòa" , "dữ" . ◇ Sử Kí : "Tấn ư thị dục đắc Thúc Chiêm vi lục, Trịnh Văn Công khủng, bất cảm vị Thúc Chiêm ngôn" ,, (Trịnh thế gia ) Tấm do đấy muốn được Thúc Chiêm để giết, Trịnh Văn Công sợ, không dám nói với Thúc Chiêm.
10. (Danh) Ý nghĩa. ◎ Như: "vô vị chi sự" việc không có nghĩa lí gì cả. ◇ Hàn Dũ : "Oa mãnh minh vô vị" (Tạp thi ) Cóc nhái kêu vô nghĩa.
11. (Danh) Họ "Vị".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo, lấy lời mà bảo là vị.
② Bình luận. Như Luận ngữ nói Tử vị Nam Dung đức thánh Khổng bình luận tư cách ông Nam Dung.
③ Gọi là. Như thử chi vị đại trượng phu thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
④ Rằng, dùng làm tiếng phát ngữ.
⑤ Nói.
⑥ Chăm, siêng.
⑦ Cùng.
⑧ Cùng nghĩa với chữ như .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bảo: Người ta bảo tôi rằng;
② Gọi, gọi là, nhận là, cho là: Gọi là, cái gọi là; Như thế gọi là đại trượng phu (Mạnh tử); Trộm cho là nhân tài tại vị không đủ dùng (Vương An Thạch: Thượng hoàng đế vạn ngôn thư);
③ Ý nghĩa: Vô nghĩa lí; ? Nghĩa là gì thế?;
④ Bình luận, nói về: Khổng Tử nói về (bình luận về) ông Nam Dung (Luận ngữ);
⑤ Chăm chỉ;
⑥ Cùng;
⑦ Như (bộ );
⑧ Vì (dùng như , bộ ): ? Vì sao nuốt thuốc mà chết? (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bảo cho biết — Bảo rằng — Nói.

Từ ghép 4

phẩm
pǐn ㄆㄧㄣˇ

phẩm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ vật
2. chủng loại
3. phẩm hàm, hạng quan, hạng, cấp
4. đức tính, phẩm cách
5. phê bình, bình phẩm, nếm, thử

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều thứ, đông. ◇ Dịch Kinh : "Vân hành vũ thi, phẩm vật lưu hình" , (Kiền quái , Thoán từ ) Mây bay mưa rơi, mọi vật lưu chuyển thành hình.
2. (Danh) Đồ vật. ◎ Như: "vật phẩm" đồ vật, "thực phẩm" đồ ăn, "thành phẩm" hàng chế sẵn, "thương phẩm" hàng hóa.
3. (Danh) Chủng loại. ◇ Thư Kinh : "Cống duy kim tam phẩm" (Vũ cống ) Dâng cống chỉ ba loại kim (tức là: vàng, bạc và đồng).
4. (Danh) Hạng, cấp. ◎ Như: "thượng phẩm" hảo hạng, "cực phẩm" hạng tốt nhất.
5. (Danh) Cấp bậc trong chế độ quan lại. Ngày xưa đặt ra chín phẩm, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, để phân biệt giai cấp cao thấp. ◎ Như: "cửu phẩm quan" quan cửu phẩm.
6. (Danh) Đức tính, tư cách. ◎ Như: "nhân phẩm" phẩm chất con người, "phẩm hạnh" tư cách, đức hạnh.
7. (Danh) Họ "Phẩm".
8. (Động) Phê bình, thưởng thức, nếm, thử. ◎ Như: "phẩm thi" bình thơ, "phẩm trà" nếm trà.
9. (Động) Thổi (nhạc khí). ◎ Như: "phẩm tiêu" thổi sáo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều thứ. Vật có nhiều thứ nên gọi là vật phẩm hay phẩm vật . Một cái cũng gọi là phẩm.
② Phẩm hàm. Ngày xưa đặt ra chín phẩm chính tòng, từ nhất phẩm chí cửu phẩm, để phân biệt phẩm tước cao thấp.
③ Phẩm giá, như nhân phẩm phẩm giá người.
④ Cân lường, như phẩm đề , phẩm bình nghĩa là cân lường đúng rồi mới đề mới nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, hàng, quà, phẩm: Đồ ăn; Hàng dệt; Đồ dùng hàng ngày; Đồ lễ, lễ vật; Đồ tế (cúng); Đồ quý; Đồ trang sức; Văn phòng phẩm; Đồ vật; Đồ dự trữ; Vật kỉ niệm; Vật cầm cố; Hàng cấm; Hàng chế sẵn, thành phẩm; Hàng không bán; Hàng loại, phế phẩm; Hàng nhập ngoại; Hàng tiêu dùng; Quà tặng;
② Hạng, loại, bậc, phẩm hàm: Hạng tốt nhất, loại tốt nhất, hảo hạng; Bậc thánh, bậc thần;
③ Nếm (ăn, uống) thử, bình phẩm, biết, nhấm: Nếm mùi; Uống thử trà này xem có ngon không; Người này như thế nào, dần dần anh sẽ biết;
④ Phẩm, phẩm giá, tính nết, tư cách: Phẩm cách xấu xa; Phẩm chất con người; Quan cửu phẩm;
⑤ Thổi: Thổi sáo;
⑥ [Pên] (Họ) Phẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông nhiều, đủ thứ. Td: Vật phẩm — Bực quan cao thấp. Td: Phẩm trật — Một vật. Một món đồ. Td:Hóa phẩm, Sản phẩm — Cái cách thức bày lộ ra ngoài. Td: Nhân phẩm — Khen chê. Td: bình phẩm.

Từ ghép 62

âm phẩm 音品ấn loát phẩm 印刷品bạc lai phẩm 舶來品bình phẩm 評品cao phẩm 高品chiến lợi phẩm 戰利品chú phẩm 鑄品chức phẩm 職品cống phẩm 貢品cực phẩm 極品cửu phẩm 九品dạng phẩm 样品dạng phẩm 樣品dật phẩm 逸品diệu phẩm 妙品dụng phẩm 用品dược phẩm 藥品độc phẩm 毒品hóa phẩm 化品hóa phẩm 貨品kiệt phẩm 傑品lục phẩm 六品nhân phẩm 人品nhất phẩm 一品nhị phẩm 二品nhu yếu phẩm 需要品phẩm bình 品評phẩm cách 品格phẩm cấp 品級phẩm chất 品質phẩm chất 品质phẩm chủng 品种phẩm chủng 品種phẩm chức 品職phẩm đệ 品笫phẩm đề 品題phẩm hàm 品銜phẩm hạnh 品行phẩm loại 品類phẩm lưu 品流phẩm mạo 品貌phẩm phục 品服phẩm tiết 品節phẩm tính 品性phẩm trật 品秩phẩm vật 品物phẩm vị 品位phẩm vị 品味phó sản phẩm 副產品quan phẩm 官品sản phẩm 產品tác phẩm 作品tam phẩm 三品tế phẩm 祭品thực phẩm 食品thượng phẩm 上品thương phẩm 商品tiên phẩm 仙品vạn phẩm 萬品vật phẩm 物品xa xỉ phẩm 奢侈品xuất phẩm 出品
sào
cháo ㄔㄠˊ

sào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tổ chim, ổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ, ổ (chim, côn trùng). ◎ Như: "điểu sào" tổ chim, "phong sào" tổ ong.
2. (Danh) Chỗ ở. ◎ Như: "tặc sào" ổ giặc, "sào huyệt" hang tổ giặc.
3. (Danh) Một nhạc khí, giống như cái sênh ("sanh" ).
4. (Danh) Họ "Sào".
5. (Động) Làm tổ. ◇ Tả truyện : "Hữu cù dục lai sào" (Chiêu Công nhị thập ngũ niên ) Có chim yểng lại làm tổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Tổ, tổ chim gọi là sào. Chỗ trộm cướp tụ họp gọi là tặc sào ổ giặc, hay sào huyệt hang tổ giặc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ổ, hang ổ, tổ: Ổ gian phỉ; Tổ chim;
② (văn) Làm tổ: Chim ri làm tổ ở rừng sâu, chẳng qua một cành (Trang tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tổ chim — Làm tổ – Nơi ẩn náu của bọn bất lương.

Từ ghép 13

wěi ㄨㄟˇ, yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái đuôi
2. theo sau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đuôi. ◎ Như: "ngư vĩ" đuôi cá.
2. (Danh) Phần cuối. ◎ Như: "niên vĩ" cuối năm, "thủ vĩ bất ứng" đầu cuối chẳng ứng nhau.
3. (Danh) Sao "Vĩ", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị đếm số con cá. ◎ Như: "nhất vĩ ngư" một con cá.
5. (Tính) Thuộc về phần cuối, phía sau. ◎ Như: "vĩ thanh" đoạn nhạc cuối.
6. (Tính) Lẻ, còn lại. ◎ Như: "vĩ số" số lẻ, "vĩ khoản" khoản tiền còn dư lại.
7. (Động) Đuổi theo sau. ◇ Liêu trai chí dị : "Tân lang xuất, kiến tân phụ huyễn trang, xu chuyển xá hậu. Nghi nhi vĩ chi" , , . (Tân lang ) Chú rể ra, thấy cô dâu trang phục lộng lẫy, rảo bước quành ra sau nhà, sinh nghi nên theo sau.
8. (Động) Chim muông giao phối. ◇ Liệt Tử : "Hùng thư tại tiền, tư vĩ thành quần" , (Hoàng đế ) Con trống con mái từ trước, giao phối sinh sôi thành bầy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðuôi.
② Cuối, như thủ vĩ bất ứng đầu cuối chẳng ứng nhau.
③ Sao vĩ, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
④ Số cuối.
⑤ Theo sau.
⑥ Vụn vặt.
⑦ Chim muông giao tiếp nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đuôi: Đuôi lợn (heo);
② (Phần) cuối: Từ đầu chí cuối; Đầu cuối không ứng nhau;
③ Số cuối;
④ Vụn vặt;
⑤ Đuổi, theo sau: Đuổi theo sau;
⑥ (loại) Con (cá): Ba con cá chép; Hai con cá vàng;
⑦ [Wâi] Sao Vĩ (một ngôi sao trong nhị thập bát tú);
⑧ 【】giao vĩ [jiao wâi] Nhảy đực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đuôi của loài vật. Tục ngữ: » Nhất thủ nhì vĩ « — Phần cuối. Phần đuôi — Đi theo sau — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú.

Từ ghép 25

thao
tāo ㄊㄠ

thao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: thao thiết )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cực kì tham lam. ◇ Hán Thư : "Dân tiệm tí ác tập, tham thao hiểm bí, bất nhàn nghĩa lí" , , (Lễ nhạc chí ).
2. (Tính) Đặc chỉ tham ăn.
3. (Tính) Hoàn toàn vui thích. ◇ Mạnh Tông Hiến : "Cổ nhân tá trạch diệc chủng trúc, đại thị thao kì tâm vị túc" , (Cung bình phủ sâm ngọc hiên ).
4. (Tính) Tỉ dụ mãnh liệt. ◇ Hàn Dũ : "Tuế tệ hàn hung, tuyết ngược phong thao" , (Tế Hà Nam Trương viên ngoại văn ).
5. (Động) Ăn nuốt một cách tham tàn. ◇ Vương Sĩ Mĩ : "Bạch bạch đích bị hung lang ngạ hổ thao liễu, na tài bất trị đắc ni" , (Thiết toàn phong , Đệ nhất bộ đệ nhị chương ngũ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Thao thiết tên một giống ác thú.
② Ngày xưa dùng làm cái tiếng riêng để gọi những kẻ hung ác, tham ăn tham uống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Con thao (một loài thú dữ trong huyền thoại);
② Kẻ hung ác;
③ Người tham ăn. 【】thao thiết [taotiè] a. Tên một loài thú dữ trong huyền thoại; b. Kẻ hung dữ tham tàn; c. Người tham ăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tham ăn — Tham lam.

Từ ghép 1

pó ㄆㄛˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bà già
2. mẹ chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bà già (phụ nữ lớn tuổi). ◎ Như: "lão bà bà" .
2. (Danh) Mẹ hoặc phụ nữ ngang hàng với mẹ. ◇ Nhạc phủ thi tập : "A bà bất giá nữ, na đắc tôn nhi bão" , (Hoành xuy khúc từ ngũ , Chiết dương liễu chi ca nhị ) Mẹ ơi, không lấy chồng cho con gái, thì làm sao có cháu mà bồng.
3. (Danh) Bà (mẹ của mẹ) hoặc phụ nữ ngang hàng với bà. ◎ Như: "ngoại bà" bà ngoại, "di bà" bà dì.
4. (Danh) Tục gọi mẹ chồng là "bà". ◇ Hồng Lâu Mộng : "Duy hữu na đệ thập cá tức phụ thông minh linh lị, tâm xảo chủy quai, công bà tối đông" , , (Đệ ngũ thập tứ hồi) Chỉ có người con dâu thứ mười là thông minh lanh lợi, khéo léo mồm mép, bố mẹ chồng rất thương.
5. (Danh) Vợ. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Đại tiến lai, hiết liễu đam nhi, tùy đáo trù hạ. Kiến lão bà song nhãn khốc đích hồng hồng đích" , , . (Đệ nhị thập tứ hồi) Vũ Đại vào nhà, đặt gánh rồi đi theo xuống bếp. Thấy vợ hai mắt khóc đỏ hoe.
6. (Danh) Ngày xưa gọi phụ nữ làm một nghề nào đó là "bà". ◎ Như: "môi bà" bà mối, "ổn bà" bà mụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Bà, đàn bà già gọi là bà. Tục gọi mẹ chồng là bà.
② Bà sa dáng múa lòa xòa, dáng đi lại lật đật.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bà (chỉ người đàn bà lớn tuổi): Bà già;
② Bà (trước đây chỉ người đàn bà trong một nghề gì): Bà mối, bà mai;
③ Mẹ chồng: Mẹ chồng nàng dâu;
④ 【】bà sa [pósuo] Quay tròn, đu đưa, lắc lư, lòa xòa, đưa qua đưa lại: Múa may quay tròn; Ngoài đường bóng cây đu đưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi người đàn bà già — Tiếng gọi mẹ của cha mình — Người mẹ chồng.

Từ ghép 24

loa
luó ㄌㄨㄛˊ

loa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con ốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ốc. ◎ Như: "điền loa" ốc ruộng, "hải loa" ốc biển. § Có thứ ốc trong vỏ nhóng nhánh, thợ sơn hay dùng để dát vào chữ, vào đồ cho đẹp gọi là "loa điền" khảm ốc.
2. (Danh) Vằn, đường vằn. ◇ Tô Thức : "Kì văn như nhân chỉ thượng loa" (Quái thạch cung ) Đường vằn của nó như đường vằn ngón tay người ta.
3. (Danh) Đồ vật làm bằng vỏ ốc. ◇ Dữu Tín : "Hương loa chước mĩ tửu" (Viên đình ) Chén (vỏ ốc) thơm rót rượu ngon.
4. (Danh) Nói tắt của "pháp loa" , nhạc khí dùng trong quân hoặc tăng đạo. ◎ Như: "xuy loa kích cổ" thổi loa đánh trống.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ốc, có thứ ốc trong vỏ lóng lánh, thợ sơn hay dùng để dát vào chữ vào đồ cho đẹp gọi là loa điền khảm ốc.
② Búi tóc. Như loa kế trẻ con róc tóc quấn quanh như xoáy trôn ốc, vì thế cho nên ngọn núi cũng gọi là loa kế, búi tóc đàn bà cũng gọi là loa kế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ốc;
② Đường xoáy trôn ốc. 【】loa sư [luósi] Con ốc;
③ (văn) Búi tóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ốc — Hình trôn ốc.

Từ ghép 12

ngung
yú ㄩˊ

ngung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đất ngoài ven
2. cạnh góc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ núi, sông uốn khúc chuyển hướng. ◎ Như: "hải ngung" góc bể. ◇ Đỗ Phủ : "Yêu ngã hạ mã hành, Vị ngã chỉ san ngung" , (Đồng Quan lại ) Mời ta xuống ngựa đi, Chỉ cho ta chỗ núi quành.
2. (Danh) Góc. ◎ Như: "tường ngung" góc tường, "tứ ngung" bốn góc. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
3. (Danh) Bên, cạnh. ◇ Nhạc phủ thi tập : "Quế thụ giáp đạo sanh, thanh long đối đạo ngung" , (Lũng tây hành 西) Cây quế mọc sát bên đường, rồng xanh đối mặt cạnh đường.
4. (Danh) Nơi xa xôi hẻo lánh, vùng biên giới. ◇ Hoài Nam Tử : "Kinh doanh tứ ngung, hoàn phản ư xu" , (Nguyên đạo ) Mưu hoạch ở bốn phương xa xôi, rồi trở về nơi trọng yếu.
5. (Danh) Khía cạnh, phương diện (của sự vật). ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén mở cho một khía cạnh (của vấn đề) rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba mặt kia, thì ta không dạy cho nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất ngoài ven. Như hải ngung ngoài góc bể.
② Cạnh vuông, phàm vật gì vuông cũng đều có bốn cạnh. Sách Luận ngữ nói Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản (Thuật nhi ) cất một góc không biết xét đến ba góc kia, ý nói cho biết cái này mà không hay tìm hiểu tới cái kia vậy.
③ Quy vuông, một cách lấy vuông trong phép tính.
④ Cạnh góc, người biết phân biệt nên chăng không có lấy càn gọi là liêm ngung .
⑤ Không cùng mọi người cùng chịu ơn trạch gọi là hướng ngung .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Góc, cạnh, xó: Góc tường; Nêu một góc mà không biết xét đến ba góc kia (Luận ngữ);
② Vùng ven: Vùng ven biển, góc biển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái góc — Một góc.

Từ ghép 3

sách
chè ㄔㄜˋ

sách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nứt ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nứt, vỡ, lở. ◇ Đỗ Phủ : "Ngô Sở đông nam sách" (Đăng Nhạc Dương lâu ) Đất Ngô đất Sở chia tách ở hai phía đông nam.
2. (Động) Nở (hoa). ◇ Liêu trai chí dị : "Phương lưu liên gian, hoa diêu diêu dục sách" , (Hương Ngọc ) Hương thơm bay khắp phòng, hoa lay động chực nở.
3. (Động) Chia rẽ, chia li. ◇ Bạch Cư Dị : "Thùy gia vô phu phụ, Hà nhân bất li sách" , (Tục cổ ) Nhà nào không có vợ chồng, Ai mà không phải chia li?
4. (Động) Hủy hoại. ◇ Đỗ Phủ : "Hà lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cầu sông may chưa gãy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nứt ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nứt ra;
② Làm nứt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất nứt nẻ ra — Nứt ra.
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cấp cho, chi cấp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cành. § Thông "chi" .
2. (Danh) Tránh, nhánh, bộ phận. ◎ Như: "bàng chi" nhánh phụ, "phân chi" phân nhánh.
3. (Danh) Chân tay. § Thông "chi" .
4. (Danh) Nói tắt của "địa chi" : "tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, vị (mùi), thân, dậu, tuất, hợi" , , , , , , , , , , , gọi là mười hai "chi", cũng gọi là mười hai "địa chi".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đội ngũ: cánh, đạo. ◎ Như: "nhất chi quân đội" một cánh quân. (2) Đơn vị ca khúc, nhạc khúc. ◎ Như: "lưỡng chi ca khúc" . (3) Đơn vị the, lụa, bông. (4) Đơn vị cường độ ánh sáng (watt). ◎ Như: "tứ thập chi quang" bốn mươi watt.
6. (Danh) Họ "Chi".
7. (Động) Chống, đỡ, giữ. ◎ Như: "lưỡng thủ chi trước yêu" hai tay chống nạnh.
8. (Động) Chịu đựng. ◎ Như: "đông chi bất trụ" đau không chịu đựng được.
9. (Động) Tiêu ra. ◎ Như: "thu chi" nhập vào và tiêu ra.
10. (Động) Lãnh (tiền, lương bổng). ◎ Như: "tiên chi liễu nhất cá nguyệt đích tân thủy" lãnh trước một tháng lương. ◇ Phù sanh lục kí : "Thập nguyệt diểu, thủy chi San Tả liêm bổng" , (Khảm kha kí sầu ) Cuối tháng mười, mới lãnh lương bổng ở Sơn Đông.
11. (Động) Điều khiển, sai khiến. ◎ Như: "chi phối" phân chia sắp xếp, "bả tha chi tẩu liễu" đuổi nó đi chỗ khác.
12. (Tính) Từ một tổng thể chia ra thành (bộ phận, nhánh, nhành). ◎ Như: "chi điếm" chi nhánh, "chi lưu" dòng nhánh.

Từ điển Thiều Chửu

① Chi, thứ, như trưởng chi chi trưởng, chi tử con thứ, v.v.
② Tránh, nhánh, như chi lưu dòng tránh. Phàm có một dòng mà chia ra nhiều dòng ngang đều gọi là chi cả.
③ Giữ, cầm, cố sức ứng phó gọi là chi trì .
④ Tính, nhà Thanh có bộ đạc chi giữ việc tính toán, cũng như bộ tài chính bây giờ.
⑤ Khoản chi ra.
⑥ Chia rẽ, như chi li vụn vặt.
⑦ Ðịa chi, tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, vị (mùi), thân, dậu, tuất, hợi gọi là mười hai chi, cũng gọi là mười hai địa chi.
⑧ Chân tay, cũng như chữ chi .
⑨ Cành, cũng như chữ chi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chống, đỡ: Hai tay chống nạnh;
② Vểnh: Vểnh tai nghe;
③ Chịu đựng: Đau đến nỗi không thể chịu đựng được.
④ Sai khiến, điều khiển: Tìm cách đuổi (điều khiển) họ đi nơi khác;
⑤ Chi (tiêu), lãnh, lấy (tiền): Chi thu; Lãnh trước một tháng lương; Lấy trước một nghìn đồng; Đủ chi cho một vạn người ăn trong một năm (Hán thư);
⑥ Chi, chi nhánh, chi phái, một bộ phận: Chi điếm, chi nhánh; Chi nhánh, nhánh sông;
⑦ (loại) Cánh, đạo (quân), bài, cái, cây: Một cánh (đạo) quân; Một bài hát mới; Một cây bút máy; Bóng đèn 60 oát;
⑧ Xem [dìzhi];
⑨ (văn) Cành, nhánh (dùng như , bộ ): Cành lá rậm rạp (Hán thư);
⑩ (văn) Chân tay (dùng như , bộ );
⑪ 【】chi ngô [zhiwu] Nói thoái thác, nói quanh co, ấp úng, úp mở, không nên lời, không gãy gọn: Ăn nói quanh co (ấp úng) rất đáng nghi; Úp úp mở mở, ấp a ấp úng; Rất gãy gọn;
⑫ [Zhi] (Họ) Chi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ — Chống trả — Chia ra, làm phân tán — Cành cây — Nhánh sông — Chỉ chung chân và tay. Chẳng hạn Tứ chi — Ngành họ ( một họ chia ra làm nhiều nghành ) — Lối chia năm tháng ngày giờ theo Đất, còn gọi là Địa chi. Có Thập nhị chi, từ Tí đến Hợi — Tiêu dùng tiền bạc.

Từ ghép 40

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.