bái, bại, bối
bài ㄅㄞˋ, bēi ㄅㄟ, bei

bái

phồn thể

Từ điển phổ thông

tụng kinh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bài kinh tán thán đức hạnh chư Phật, tán tụng các bài kệ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ca bái tụng Phật đức" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Ca tán khen ngợi đức tính của Phật. § Bên Tây-vực có cây Bái-đa, nhà Phật dùng lá nó viết kinh gọi là "bái diệp" , cũng gọi là "bái-đa-la".
2. (Trợ) Trợ từ cuối câu: rồi, vậy, được. ◎ Như: "giá tựu hành liễu bái" thế là được rồi.
3. § Ghi chú: Còn đọc là "bối".

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng Phạm, nghĩa là chúc tụng. Bên Tây-vực có cây Bái-đa, nhà Phật dùng lá nó viết kinh gọi là bái diệp , cũng gọi là Bái-đa-la.
② Canh, tăng đồ đọc canh tán tụng các câu kệ gọi là bái tán .

bại

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng hát, tiếng ngâm.

Từ ghép 1

bối

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bài kinh tán thán đức hạnh chư Phật, tán tụng các bài kệ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ca bái tụng Phật đức" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Ca tán khen ngợi đức tính của Phật. § Bên Tây-vực có cây Bái-đa, nhà Phật dùng lá nó viết kinh gọi là "bái diệp" , cũng gọi là "bái-đa-la".
2. (Trợ) Trợ từ cuối câu: rồi, vậy, được. ◎ Như: "giá tựu hành liễu bái" thế là được rồi.
3. § Ghi chú: Còn đọc là "bối".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (trợ) Rồi, vậy, được... (biểu thị sự tất nhiên, hiển nhiên): Thế là được rồi; Nó không làm thì chúng mình làm vậy; ! Không nhớ được, thì đọc thêm vài lần nữa!; ! Trời không tốt, thì cứ ngồi xe mà đi!; Ờ được!, tốt thôi!;
② (Phạn ngữ) Chúc tụng;
③ (Phạn ngữ) Lá bối (để viết kinh Phật): Lá bối.

chúng sinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

các loài có sự sống

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ tất cả con người, động và thực vật. ◇ Lễ Kí : "Chúng sanh tất tử, tử tất quy thổ" , (Tế nghĩa ).
2. Trăm họ, người đời. ◇ Thái Bình Thiên Quốc cố sự ca dao tuyển : "Thanh triều quan lại, hủ hóa bất kham, phi tảo trừ tịnh tận, vô dĩ an chúng sanh" , , , (Khởi nghĩa tiền tịch ).
3. Chỉ các động vật ngoài người ta. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng sanh hảo độ nhân nan độ, nguyên lai nhĩ giá tư ngoại mạo tướng nhân, đảo hữu giá đẳng tặc tâm tặc can" , , (Đệ tam thập hồi).
4. Tiếng mắng chửi. § Cũng như nói "súc sinh" . ◇ Kim Bình Mai : "Nhĩ giá cá đọa nghiệp đích chúng sanh, đáo minh nhật bất tri tác đa thiểu tội nghiệp" , (Đệ thập cửu hồi).
5. Phật giáo dụng ngữ: Dịch tiếng Phạn "Sattva", còn dịch là "hữu tình" . Có nhiều nghĩa: (1) Người ta cùng sinh ở đời. ◇ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh văn cú : "Kiếp sơ quang âm thiên, hạ sanh thế gian, vô nam nữ tôn ti chúng cộng sanh thế, cố ngôn chúng sanh" , , , ("Thích phương tiện phẩm" dẫn "Trung A Hàm thập nhị"《便》). (2) Do nhiều pháp hòa hợp mà sinh ra. ◇ Đại thừa nghĩa chương : "Y ư ngũ uẩn hòa hợp nhi sanh, cố danh chúng sanh" , (Thập lục thần ngã nghĩa ). (3) Trải qua nhiều sống chết. ◇ Đại thừa nghĩa chương : "Đa sanh tương tục, danh viết chúng sanh" , (Thập bất thiện nghiệp nghĩa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ mọi vật đang sống.

Từ điển trích dẫn

1. Vị cay và vị đắng.
2. Cùng khổ, khốn ách. ◇ Lí Bạch : "Tích quân bố y thì, Dữ thiếp đồng tân khổ" , (Hàn nữ ngâm ).
3. Nhọc nhằn, lao khổ. ◇ Tả truyện : "Ngô Quang tân đắc quốc, nhi thân kì dân, thị dân như tử, tân khổ đồng chi" , , , (Chiêu Công tam thập niên ) Ngô Quang mới lấy được nước, thân với dân, coi dân như con, nhọc nhằn lao khổ cùng nhau.
4. Làm cho lao lụy. ◇ Dật Chu thư : "Khi vũ quần thần, tân khổ bách tính" , (Phong bảo ) Coi khinh các bề tôi, làm cho lao lụy trăm họ.
5. Tiều tụy. ◇ Hòa Bang Ngạch : "Thị nhữ đầu như bồng bảo, tân khổ chí hĩ" , (Dạ đàm tùy lục , Uông Việt ) Xem mi đầu tóc rối như bòng bong, tiều tụy quá thể.
6. Cay chua buồn khổ.
7. Chỉ thân thể thống khổ khó chịu.
8. Sáo ngữ dùng để ủy lạo, hỏi han. ◎ Như: "nhĩ tân khổ liễu, hiết hội nhi ba" , .
9. Làm phiền (lời khách sáo đề nhờ người khác làm việc cho mình). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Dã quản bất đắc hứa đa liễu, hoành thụ yêu cầu đại muội muội tân khổ tân khổ" , (Đệ thập tam hồi) Bây giờ tôi cũng không nghĩ hết được, thôi thì xin làm phiền cô em khó nhọc chút cho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cay và đắng. Chỉ nỗi cực khổ ở đời. Cung cán ngâm khúc: » Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ «.

Từ điển trích dẫn

1. Người có kiến thức thiển bạc. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã. Ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" , . (Tử Hãn ) Có người dốt nát hỏi ta, ta không biết trả lời gì cả. Nhưng ta níu lấy đầu đuôi vấn đề mà xét tới cùng.
2. Kẻ có tư cách đê tiện. ◇ Luận Ngữ : "Bỉ phu khả dữ sự quân dã dữ tai? Kì vị đắc chi dã, hoạn đắc chi; kí đắc chi, hoạn thất chi; cẩu hoạn thất chi, vô sở bất chí hĩ" ? , ; , ; , (Dương Hóa ) Có thể cùng với kẻ ti tiện thờ vua chăng? Khi chưa được (chức vị bổng lộc), thì lo cho được; được rồi lại lo mất; đã lo mất, thì có gì mà không dám làm.
3. Tiếng tự xưng khiêm nhường. § Cũng như "bỉ nhân" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ thô tục đáng khinh. Cũng dùng làm tiếng tự xưng khiêm nhường — như Bỉ nhân .

Từ điển trích dẫn

1. Từ trước tới nay, xưa nay, tòng lai. ◎ Như: "hướng lai như thử" xưa nay vẫn thế. ◇ Đường Ngạn Khiêm : "Hướng lai trần bất tạp, Thử dạ nguyệt nhưng quang" , (Ngọc nhị ) Từ trước tới nay bụi không lẫn lộn, Đêm này trăng vẫn sáng.
2. Trước đây, trong quá khứ.
3. Vừa mới. ◇ Hậu Hán Thư : "Đà thường hành đạo, kiến hữu bệnh yết tắc giả, nhân ngữ chi viết: "Hướng lai đạo ngung hữu mại bính nhân, bình tê thậm toan, khả thủ tam thăng ẩm chi, bệnh tự đương khứ."" , , : ", , , " (Hoa Đà truyện ) Hoa Đà thường đi trên đường, thấy có người mắc bệnh nghẹn cổ họng, nên nói với người đó rằng: "Ở góc đường vừa mới có người bánh bánh, có dưa muối rất chua, có thể lấy mà uống ba thưng, bệnh sẽ tự hết."
4. Sau này, về sau. ◇ Sưu Thần Kí : "Đô đốc vân: "Đầu giác vi thống." Hướng lai chuyển kịch, thực khoảnh tiện vong" : "." , 便 (Quyển thập lục) Đô đốc nói: "Đầu hơi đau." Sau này bệnh thành nặng, chẳng bao lâu thì mất.
5. Ngay lập tức, tức khắc. ◇ Đỗ Phủ : "Hướng lai ưu quốc lệ, Tịch mịch sái y cân" , (Yết tiên chủ miếu ) Tức thì dòng nước mắt âu lo vì nước, Lặng lẽ chảy ướt áo khăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ trước tới nay. Xưa nay.

sở dĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bởi vậy, cho nên, vì thế nên

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên nhân, lí do. ◇ Sử Kí : "Xuân Thu chi trung, thí quân tam thập lục, vong quốc ngũ thập nhị, chư hầu bôn tẩu bất đắc bảo kì xã tắc giả bất khả thắng sổ. Sát kì sở dĩ, giai thất kì bổn dĩ" , , , . , (Thái sử công tự tự ) Trong đời Xuân Thu, có 36 vua bị giết, 52 nước bị diệt, các vua chư hầu phải bôn tẩu không bảo tồn được xã tắc, nhiều không kể xiết. Xét nguyên do của những sự việc đó, đều chỉ tại bỏ mất đạo gốc mà thôi.
2. (Liên từ) Biểu thị quan hệ nhân quả: cho nên, vì thế. ◇ Lão tàn du kí : "Nhân vi nhân thái đa, sở dĩ thuyết đích thậm ma thoại đô thính bất thanh sở" , (Đệ nhị hồi) Bởi vì người quá đông, cho nên nói cái gì cũng đều nghe không rõ.
3. Cái mình làm, sở tác. ◇ Luận Ngữ : "Thị kì sở dĩ, quan kì sở do, sát kì sở an. Nhân yên sưu tai? Nhân yên sưu tai?" , , . ? ? (Vi chánh ) Xem việc làm của một người, tìm hiểu vì lẽ gì họ làm việc ấy, xét xem họ làm (việc đó) có an tâm (vui vẻ) hay không. Như vậy thì người ta còn giấu mình sao được.
4. Có thể, khả dĩ. ◇ Dịch Kinh : "Trung tín, sở  dĩ tiến đức dã" , (Càn quái ) Trung (với người) tín (với vật), thì đạo đức có thể tiến bộ.
5. Dùng để, dùng làm. ◇ Trang Tử : "Thị tam giả, phi sở dĩ dưỡng đức dã" , (Thiên địa ) Ba cái đó (giàu có, sống lâu, nhiều con trai), không dùng để nuôi được Đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lẽ khiến cho — Trong Bạch thoại có nghĩa là cho nên.

tiên sinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

anh, ông, ngài

Từ điển trích dẫn

1. Sinh con lần đầu. ◇ Thi Kinh : "Đản di quyết nguyệt, Tiên sanh như đạt" , (Đại nhã , Sanh dân ) Mang thai đủ tháng (chín tháng mười ngày), Sinh lần đầu (dễ dàng) như sinh dê con.
2. Phụ huynh, cha anh. ◇ Luận Ngữ : "Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao; hữu tửu tự, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" . : . , ; , , ? (Vi chánh ) Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: Khó ở chỗ giữ được nét mặt vui vẻ. (Khi cha anh) có việc, con phải khó nhọc (để giúp đỡ cha anh); khi con có món ăn rượu uống bèn mời cha anh đến thết đãi, như vậy đủ gọi là hiếu chăng?
3. Người niên trưởng có học vấn. ◇ Chiến quốc sách : "Mạnh Thường Quân yến tọa, vị tam tiên sanh viết: Nguyện văn tiên sanh hữu dĩ bổ chi khuyết giả" , : (Tề sách tam ).
4. Xưng thầy học. ◇ Quản Tử : "Tiên sanh thi giáo, đệ tử thị tắc" , (Đệ tử chức ).
5. Xưng tiên tổ. ◇ Da Luật Sở Tài : "Ngã bổn Đông Đan bát diệp hoa, Tiên sanh hiền tổ tương lâm nha" , (Tặng Liêu Tây Lí Quận Vương 西).
6. Xưng trí sĩ (người đã từ quan về hưu). ◇ Vương Dẫn Chi : "Cái khanh đại phu chi dĩ trí sĩ giả vi tiên sanh, vị trí sĩ giả vi quân tử" , (Kinh nghĩa thuật văn , Tiên sanh quân tử ).
7. Thường gọi văn nhân học giả là "tiên sanh" . Có thể tự xưng, cũng có thể dùng để xưng với người khác. ◇ Thẩm Ước : "Tiên sanh khang bỉ lưu tục, siêu nhiên độc viễn" , (Dữ Đào Hoằng Cảnh thư ).
8. Xưng đạo sĩ. ◇ Ân Nghiêu Phiên : "Huyền đô khai bí lục, Bạch thạch lễ tiên sanh" , (Trung nguyên nhật quan chư đạo sĩ bộ hư ).
9. Ngày xưa gọi những người làm nghề xem tướng, bốc quẻ, chữa bệnh, xem phong thủy, v.v. là "tiên sanh" . ◇ Sử Kí : "(Khoái Thông) dĩ tướng nhân thuyết Hàn Tín viết: Bộc thường thụ tướng nhân chi thuật. Hàn Tín viết: Tiên sanh tướng nhân như hà?" (): . : ? (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Khoái Thông), muốn dùng thuật xem tướng để thuyết phục Hàn Tín, nói: Tôi đã từng học thuật xem tướng. Hàn Tín nói: Phép xem tướng của tiên sinh như thế nào?
10. Xưng kĩ nữ. ◇ Văn minh tiểu sử : "Thượng Hải kĩ nữ, đô thị xưng tiên sanh đích" , (Đệ thập cửu hồi).
11. Ngày xưa xưng người đảm nhậm văn thư hoặc quản lí chức sự.
12. Vợ xưng chồng mình là "tiên sanh" . ◇ Liệt nữ truyện : "Thiếp khủng tiên sanh chi bất bảo mệnh dã" (Sở Vu Lăng thê ).
13. Thường dùng xưng giữa những người bình thường (xã giao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thầy học — Tiếng gọi người khác với ý kính trọng trong lúc xã giao.

xuất lộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đường ra, lối ra

Từ điển trích dẫn

1. Con đường thông ra phía ngoài, lối thoát. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tiến hoảng cấp, dục tầm xuất lộ, cung môn tận bế, phục giáp tề xuất" , , , (Đệ tam hồi) (Hà) Tiến hoảng sợ, vội tìm lối thoát, nhưng các cửa cung đều đóng chặt, phục quân đổ ra.
2. Tiền đồ, tương lai, phương hướng phát triển. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Nãi khai hậu các, khu chư tì thiếp sổ thập nhân, xuất lộ nhậm kì sở chi" , , (Thế thuyết tân ngữ , Hào sảng ) Bèn mở cửa hậu cung, thả ra mấy chục tì thiếp, tương lai mặc ý lấy mình.
3. Ra ngoài, ra ngoài cửa. ◇ Vô danh thị : "Huynh đệ nhĩ xuất lộ khứ, bỉ bất đích tại gia, tu tiểu tâm trước ý giả" , , (Hợp đồng văn tự , Tiết tử ) Anh em mi ra ngoài, không phải như ở nhà, hãy nên thận trọng ý tứ.
4. Lữ hành, đi xa.
5. Đường tiêu thụ hàng hóa, mối bán hàng. ◇ Lão Xá : "Tha tri đạo hiện tại đích Bắc Bình, năng xuyên năng dụng đích cựu đông tây bỉ sa phát hòa hảo mộc khí cánh hữu dụng xứ dữ xuất lộ" , 穿西 (Tứ thế đồng đường , Thất tam ) Nó biết Bắc Bình bây giờ các đồ cũ thường dùng hằng ngày, so với ghế sofa và đồ gỗ quý, còn có nhiều chỗ tiêu thụ hơn với cả những đường dây buôn bán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đường ra. Lối thoát.

Từ điển trích dẫn

1. Không tin, không cho là thật. ◇ Luận Ngữ : "Tuy viết bất yếu quân, ngô bất tín dã" , (Hiến vấn ) (Ông ta) tuy nói là không yêu sách vua, ta không tin đâu.
2. Không thành thật. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. Chẳng lẽ, lẽ đâu. § Cũng như nói "nan đạo" . ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Giá đẳng nhất cá đại khứ xứ, bất tín một trai lương?" . , (Đệ tam hồi) Nói láo! Chẳng lẽ một cái chùa lớn như vầy mà không có hột gạo ăn?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không tin tưởng, không cho là thật.

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "khuynh trắc" .
2. Nghiêng, vẹo, lệch. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Nhân tọa cửu, tất khuynh trắc" , (Quyển lục) Người ta ngồi lâu, ắt nghiêng vẹo.
3. Chỉ sai lệch, trật. ◇ Hàn Phi Tử : "Khuynh trắc pháp lệnh" (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Làm sai trái pháp lệnh.
4. Chỉ hành vi tà xấu, bất chính. ◇ Nguyễn Tịch : "Yên tri khuynh trắc sĩ, Nhất đán bất khả trì" , (Vịnh hoài ) .
5. Dùng dằng, ngần ngừ, bất định. ◇ Tuân Tử : "Nhược phi điểu nhiên, khuynh trắc phản phúc vô nhật, thị vong quốc chi binh dã" , , (Nghị binh ) Nếu như chim bay, cứ dùng dằng loay hoay măi như thế, thì chỉ là quân đội làm mất nước thôi.
6. Gập ghềnh, gồ ghề, không bằng phẳng. ◇ Lí Đức Dụ : "Hiểm đạo khuynh trắc, thả trì thả xạ, Hồ binh sở dĩ vô địch dã" , , (U Châu kỉ thánh công bi minh ) Đường hiểm trở khi khu, vừa phóng ngựa vừa bắn tên, quân Hồ do đó mà vô địch vậy.
7. Thuận theo, tuân phục.
8. Khốn đốn, gian nan. ◇ Lục Cơ : "Khuynh trắc điên phái, cận dĩ tự toàn" , (Hào sĩ phú tự ) Khốn đốn gian nan, chỉ để giữ được thân mình.
9. Dao động, bất an. ◇ Cao Sĩ Đàm : "Càn khôn thượng khuynh trắc, Ngô cảm thán yêm lưu" , (Thu hứng ) Trời đất còn nhiễu loạn không yên, Ta cảm thán đã lâu.
10. Tiêu diệt, bại vong.
11. Đổ, sập. ◇ Liêu trai chí dị : "Hậu văn mỗ xứ tỉnh khuynh trắc, bất khả cấp" , (Địa chấn ) Về sau nghe nói chỗ nọ giếng sập, không múc nước được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng đổ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.