nộ
nù ㄋㄨˋ

nộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giận, nổi cáu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giận dữ, cáu tức. ◎ Như: "phẫn nộ" phẫn hận, nổi giận. ◇ Đỗ Phủ : "Lại hô nhất hà nộ, Phụ đề nhất hà khổ" , (Thạch Hào lại ) Kẻ lại giận dữ hò hét, Bà già kêu khóc khổ sở.
2. (Động) Khiển trách. ◇ Lễ Kí : "Nhược bất khả giáo nhi hậu nộ chi" (Nội tắc ) Nếu không dạy được, thì sau mới quở trách.
3. (Danh) Sự giận dữ, lòng cáu tức. ◎ Như: "não tu thành nộ" xấu hổ quá thành ra giận dữ. ◇ Luận Ngữ : "Bất thiên nộ, bất nhị quá" , (Ung dã ) Không có tính giận lây, không có lỗi nào phạm tới hai lần.
4. (Tính) Vẻ giận, tức. ◎ Như: "nộ khí xung thiên" khí giận bừng bừng (xông lên tới trời).
5. (Tính) Cứng cỏi, cường ngạnh. ◎ Như: "nộ mã" ngựa bất kham.
6. (Tính) Khí thế mạnh mẽ. ◎ Như: "nộ trào" thủy triều lớn mạnh, "nộ đào" sóng dữ.
7. (Phó) Đầy dẫy, thịnh vượng. ◎ Như: "tâm hoa nộ phóng" lòng như mở hội. ◇ Trang Tử : "Thảo mộc nộ sanh" (Ngoại vật ) Cây cỏ mọc tưng bừng.
8. (Phó) Phấn phát, hăng hái. ◇ Trang Tử : "Nộ nhi phi, kì dực nhược thùy thiên chi vân" , (Tiêu dao du ) Vùng dậy mà bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận, cảm thấy một sự gì trái ý mà nổi cơn cáu tức lên gọi là chấn nộ nghĩa là đùng đùng như sấm như sét, phần nhiều chỉ về sự giận của người tôn quý.
② Phấn phát, khí thế mạnh dữ không thể át được gọi là nộ, như nộ trào sóng dữ, nộ mã ngựa bất kham, thảo mộc nộ sinh cây cỏ mọc tung, v.v.
③ Oai thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tức giận;
② Khí thế mạnh mẽ: Ngựa bất kham; Cây cỏ mọc rộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dữ. Td: Phẫn nộ — Mạnh mẽ, dữ dội — Người Triệu Ân đời nhà Đường nói rằng: ( Nộ giả thường tình tiếu giả bất khả trắc ). Có điều gì không bằng lòng mà giận thì là thường tình, chứ cười thì khó lường được. » Giận dầu ra, dạ thế thường, cười dầu mới thực không lường hiểm sâu « ( Kiều ).

Từ ghép 21

cự
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoảng cách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cựa (gà, trĩ...). ◇ Hậu Hán Thư : "Thư kê hóa vi hùng, bất minh vô cự" , (Ngũ hành nhất) Gà mái hóa gà trống, (mà) không gáy không có cựa.
2. (Danh) Phiếm chỉ chân. ◇ Trương Giản Chi : "Nam quốc đa giai nhân, Mạc nhược đại đê nữ. Ngọc sàng thúy vũ trướng, Bảo miệt liên hoa cự" , . , (Đại đê khúc ).
3. (Danh) Cột, trụ. § Vì cột trụ cách nhau một khoảng cách nhất định, nên gọi như vậy. ◇ Cựu Đường Thư : "Chu thiết thạch cự thập bát, như bi chi trạng, khứ đàn nhị bộ, kì hạ thạch phụ nhập địa sổ xích" , , , (Lễ nghi chí nhất ).
4. (Động) Cách nhau. ◎ Như: "tương cự tam thốn" cách nhau ba tấc. ◇ Vương An Thạch : "Cự kì viện đông ngũ lí" (Du Bao Thiền Sơn kí ) Cách (thiền) viện đó năm dặm về phía đông.
5. (Động) Chống cự. § Thông "cự" . ◇ Thi Kinh : "Cảm cự đại bang" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Dám chống nước lớn.
6. (Động) Đến, tới. ◇ Thư Kinh : "Dư quyết cửu xuyên, cự tứ hải" , (Ích tắc ) Ta khơi chín sông cho đến bốn bể.
7. (Tính) Lớn. § Thông "cự" . ◎ Như: "cự thạch" đá lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cựa gà.
② Khoảng cách nhau. Như tương cự tam thốn chỗ cùng cách nhau ba tấc.
③ Chống cự, cùng nghĩa với chữ .
④ Lớn.
⑤ Đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cách: Cách nhau không xa; Cách đây ít ngày;
② Khoảng cách: Khoảng cách đều nhau; Khoảng cách giữa hai cây (khóm) lúa hoặc ngô v.v.
③ (động) Cựa gà;
④ (văn) Chống cự (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Lớn;
⑥ (văn) Đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cựa gà — Cách xa.

Từ ghép 6

dũng
yǒng ㄧㄨㄥˇ

dũng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dũng mãnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh, có đảm lượng. ◎ Như: "dũng sĩ" người có sức mạnh, người gan dạ, "dũng khí" sức mạnh, can đảm. ◇ Luận Ngữ : "Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ" , , (Tử Hãn ) Người trí không mê hoặc, người nhân không lo, người dũng không sợ.
2. (Tính) Mạnh dạn, bạo dạn. ◎ Như: "dũng ư phụ trách" mạnh dạn đảm đương trách nhiệm, "dũng ư cải quá" mạnh dạn sửa đổi lỗi lầm.
3. (Danh) Binh lính (chiêu mộ ngoài doanh, theo quân chế nhà Thanh). ◎ Như: "hương dũng" lính làng, lính dõng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mạnh, như dũng sĩ , dũng phu .
② Gan tợn hơn người cũng gọi là dũng, như dũng cảm gan góc mạnh tợn, việc nguy hiểm cũng không chùn.
③ Binh lính, như hương dũng lính làng (lính dõng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dũng cảm, gan dạ: Càng đánh càng anh dũng;
② Mạnh dạn, mạnh bạo, bạo dạn: Mạnh dạn thừa nhận sai lầm;
③ Binh lính: Lính làng;
④ [Yông] (Họ) Dũng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tinh thần mạnh mẽ, không biết sợ hãi — Tiến tới mạnh mẽ — Binh lính.

Từ ghép 18

khắc
kè ㄎㄜˋ, kēi ㄎㄟ

khắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. làm được
2. hiếu thắng

Từ điển phổ thông

1. khắc phục, phục hồi
2. tất phải thế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đảm đương, gách vác. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thường cụ bất khắc phụ hà, dĩ thiểm tiền nhân" , (Vị Đỗ tư đồ tạ tứ truy tặng biểu ) Thường lo sợ không đảm đương gánh vác nổi, làm nhục tiền nhân.
2. (Động) Được, chiến thắng. ◎ Như: "khắc địch" chiến thắng quân địch.
3. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎ Như: "khắc phục" ước thúc, làm chủ được. ◇ Luận Ngữ : "Khắc kỉ phục lễ vi nhân" (Nhan Uyên ) Kiềm chế được chính mình (tư dục) mà trở về lễ (đạo li) là đạt được đức Nhân.
4. (Động) Hạn định, ước định, hẹn. ◎ Như: "khắc kì động công" hẹn định thời kì khởi công.
5. (Động) Khấu trừ. ◇ Thủy hử truyện : "Quả nhân ngự tứ chi tửu, nhất bình khắc giảm bán bình" , (Đệ bát thập tam hồi) Rượu vua ban cho quả nhân, một bình khấu trừ nửa bình.
6. (Động) Tiêu hóa. ◎ Như: "đa cật thủy quả năng khắc thực" uống nhiều nước quả thật giúp cho tiêu hóa.
7. (Danh) Lượng từ: gam (tiếng Anh "gram"). ◎ Như: "nhất khắc đẳng ư thiên phân chi nhất công cân" một gam bằng một phần ngàn kí-lô.
8. (Phó) Có thể. ◎ Như: "bất khắc phân thân" không thể sẻ thân ra được.

Từ điển Thiều Chửu

① Hay, như bất khắc thành hành không hay đi được.
② Ðược, đánh được gọi là khắc, như khắc phục lấy lại được chỗ đất đã mất, như khắc kỉ phục lễ đánh đổ lòng muốn xằng của mình để lấy lại lễ. Các nhà buôn bán giảm giá hàng cũng gọi là khắc kỉ.
③ Hiếu thắng, như kị khắc ghen ghét người, thích hơn người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Được, có thể: Không chia mình ra được; Ta không thể cứu được (Tả truyện: Tương công tam thập nhất niên);
② Thắng, chiến thắng, hạ được, chiếm được: Quân ta thắng địch; Chiếm luôn được mấy thành; Tào Tháo bèn đánh thắng được Viên Thiệu (Gia Cát Lượng: Thảo lư đối);
③ Khắc phục, chế phục, đạp bằng: Khắc phục khó khăn;
④ Hạn định, ước định, hẹn (thời gian): Hạn định thời gian khởi công; Bèn cùng hẹn ngày ra đánh nhau (Tam quốc chí);
⑤ Gam (gramme): Mỗi hộp nặng 500 gam;
⑥ Khơ (tiếng Tây Tạng, một khơ bằng 25 cân T.Q. hoặc 12 kilô rưỡi);
⑦ Khơ (tiếng Tây Tạng, một khơ bằng 1 mẫu Trung Quốc hoặc 1/15 hecta).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Đánh (người);
② Quở trách, phê bình: Bị phê bình;
③ Như (bộ ). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gánh vác — Có thể. Có khả năng — Hơn được người khác. Thắng được — Không hợp. Td: Xung khắc.

Từ ghép 22

đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, zhōng ㄓㄨㄥ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đứa trẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con trai có tội phải làm đầy tớ cho quan (thời xưa).
2. (Danh) Đứa nhỏ hầu hạ (chưa tới tuổi thành niên). § Thông "đồng" . ◎ Như: "thư đồng" , "gia đồng" . ◇ Luận Ngữ : "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
3. (Danh) Đứa trẻ. ◎ Như: "mục đồng" trẻ chăn dắt (trâu, bò, ...), "nhi đồng" trẻ em.
4. (Danh) Người ngớ ngẩn, ngu muội. ◇ Quốc ngữ : "Lung hội bất khả sử thính, đồng hôn bất khả sử mưu" 使, 使 (Tấn ngữ tứ ) Người điếc không thể khiến cho nghe được, người ngu ngốc không khiến cho biết mưu tính được.
5. (Danh) Họ "Đồng".
6. (Tính) Còn nhỏ tuổi. ◎ Như: "đồng công" thợ trẻ em. ◇ Liêu trai chí dị : "Đồng thì thường tòng phụ học thư, cửu bất tác, toại như mộng mị" , , (Tiểu Tạ ) Thuở nhỏ thường theo cha học tập, nhưng lâu rồi không làm, nên giờ như mơ mơ màng màng.
7. (Tính) Trơ, trụi, hói. ◎ Như: "đồng san trạc trạc" núi trụi không khốc (không có cây cỏ mọc).
8. (Tính) Chưa kết hôn. ◎ Như: "đồng nam" , "đồng nữ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trẻ thơ, mười lăm tuổi trở lại gọi là đồng tử , mười lăm tuổi trở lên gọi là thành đồng . Luận ngữ : Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
② Trâu dê không có sừng, núi không có cây cỏ cũng gọi là đồng.
③ Tuổi già trụi tóc cũng gọi là đồng.
④ Ngày xưa dùng chữ đồng như chữ đồng nghĩa là thằng nhỏ. Con trai có tội phải làm đầy tớ quan gọi là đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trẻ con, trẻ em: Trẻ đi chăn, mục đồng;
② Trọc, trụi (tóc...): Núi trọc;
③ (văn) Như (bộ );
④ [Tóng] (Họ) Đồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trẻ vị thành niên — Đày tớ — Trâu bò không có sừng — Đồi núi không có cây cỏ — Đầu hói, sói, không có tóc — Đen tối, mờ ám.

Từ ghép 27

thư, thả, tồ
cú ㄘㄨˊ, jū ㄐㄩ, qiě ㄑㄧㄝˇ

thư

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dồi dào (dùng như hình dung từ): Mâm bát thật dồi dào (đồ cúng) (Thi Kinh: Đại nhã, Hàn diệc);
② Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cảm thán: Vui lắm vậy thay! (Thi Kinh); Chẳng phải ta nhớ nghĩ (Thi Kinh: Trịnh phong, Xuất kì đông môn); ! Cây tiêu đấy! Mùi hương bay xa đấy! (Thi Kinh: Đường phong).

thả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vừa
2. cứ

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Vả chăng, hơn nữa (thường dùng làm lời chuyển ý). ◎ Như: "thả phù" vả chăng, "huống thả" huống hồ.
2. (Liên) Lại, mà lại. ◇ Thi Kinh : "Quân tử hữu tửu đa thả chỉ" (Tiểu nhã , Ngư lệ ) Quân tử có rượu nhiều lại ngon.
3. (Liên) "Thả" ... "thả" ... Vừa ... vừa ... ◎ Như: "thả chiến thả tẩu" vừa đánh vừa chạy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến na sương lai liễu nhất tăng nhất đạo, thả hành thả đàm" , (Đệ nhất hồi) Chợt thấy từ mái hiên lại một nhà sư và một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
4. (Phó) Hãy, hãy thế, hãy thử. ◎ Như: "tạm thả" hãy tạm thế. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
5. (Phó) Sắp, gần tới. ◎ Như: "thả tận" sắp hết. ◇ Sử Kí : "Ngô vương tòng đài thượng quan, kiến thả trảm ái cơ, đại hãi" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô vương ngồi trên đài xem, thấy sắp chém ái cơ của mình thì kinh hoảng.
6. Một âm là "thư". (Trợ) Đặt ở cuối câu, lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. ◎ Như: Thi Kinh nói: "kì lạc chỉ thư" thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lời nói giáo đầu, như thả phù vả chưng.
② Lời nói chuyển sang câu khác, như huống thả phương chi lại.
③ Hãy thế, như tạm thả hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả .
④ Sắp, như thả tận sắp hết.
⑤ Lại, như kinh Thi nói: quân tử hữu tửu đa thả chỉ quân tử có rượu nhiều lại ngon.
⑥ Vừa, lời nói lúc vội vàng, như thả chiến thả tẩu vừa đánh vừa chạy.
⑦ Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra, như kinh Thi nói: kì lạc chỉ thư thửa vui vui lắm thay!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạm, hãy cứ, cứ: Anh tạm chờ một lát; Không nói thẳng thì đạo không sáng tỏ ra được, nên ta hãy cứ nói thẳng (Mạnh tử: Đằng Văn công thượng); Nàng hãy tạm về nhà mẹ, nay ta tạm báo lên phủ (Khổng tước Đông Nam phi);
② Và, lại, mà lại: Đường đi hiểm trở lại dài (Thi Kinh); Bất nghĩa mà giàu và sang, đối với tôi như phù vân (Luận ngữ);
③ Vừa (...vừa) (thường dùng , như ): ? (Người kia) vừa quay lại vừa đáp: Hỏi tên để làm gì? (Thuyết uyển); Long nữ vừa khóc lóc thương thảm vừa cảm tạ (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Vừa đi vừa nói; Nhà vua vừa giận vừa mừng (Sử kí); Vừa lui binh vừa đánh (Sử kí);
④ Tỏ ý thêm: Không những... mà còn; Và, vả lại, hơn nữa; Tấn Hầu, Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà còn hai lòng với Sở nữa (Tả truyện); ? Với sức lực của ông, ngay cả cái gò nhỏ Khôi Phụ kia còn không dọn bớt nổi, nói gì đến núi Thái Hàng và Vương Ốc? Vả lại, đất đá (nếu có dọn được thì) đem đổ đi đâu? (Liệt tử);
⑤ Hay là: ? Có nhật thực, thì thiên hạ sắp có biến đổi, hay là không có? (Lễ kí); ? Đại vương cho rằng thiên hạ tôn sùng Tần, hay là tôn sùng Tề? (Chiến quốc sách);
⑥ Nếu: Nếu Tĩnh Quách Quân nghe ta mà làm theo thì đâu có mối lo ngày hôm nay (Lã thị Xuân thu: Tri sĩ); Nếu ngài muốn làm bá các chư hầu thì không thể không có Quản Di Ngô (Sử kí);
⑦ Còn: Bò còn cày được ruộng; ? Ngựa chết còn mua tới năm trăm lượng vàng, huống gì ngựa sống? (Chiến quốc sách); ? Tình người không ai không yêu thân mình. Thân mình còn không yêu, thì làm sao yêu được vua? (Hàn Phi tử); ? Người có tài trí bậc trung trở lên còn biết hổ thẹn về việc mình làm, huống hồ là bậc vua chúa? (Sử kí).

Từ ghép 5

tồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Đi (dùng như , bộ ): Người con gái nói: Đã đi xem chưa? Chàng trai đáp: Đã đi rồi (Thi Kinh: Trịnh Phong, Trăn Vị).
lâm
lín ㄌㄧㄣˊ

lâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rừng cây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Rừng. ◎ Như: "trúc lâm" rừng tre, "san lâm" núi rừng, "phòng phong lâm" rừng ngăn chống gió. ◇ Nguyễn Du : "Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" 滿 (Nhiếp Khẩu đạo trung ) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
2. (Danh) Phiếm chỉ chỗ tụ họp đông đúc. ◎ Như: "nho lâm" rừng nho (chỗ nhiều học giả). ◇ Tư Mã Thiên : "Sĩ hữu thử ngũ giả, nhiên hậu khả dĩ thác ư thế nhi liệt ư quân tử chi lâm hĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ sĩ có năm điều ấy thì mới có thể sống ở đời mà đứng vào hàng quân tử. § Ghi chú: Năm điều là: trí, nhân, nghĩa, dũng và hạnh.
3. (Danh) Họ "Lâm".
4. (Tính) Đông đúc. ◎ Như: "công xưởng lâm lập" công xưởng chen chúc san sát.

Từ điển Thiều Chửu

① Rừng, như sâm lâm rừng rậm.
② Phàm chỗ nào tụ họp đông cũng gọi là lâm, như nho lâm rừng nho (chỗ nhiều kẻ học giả ở).
③ Ðông đúc, như lâm lập mọi vật chen chúc như rừng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rừng: Rừng cây; Rừng tre; Gây rừng; Rừng chống gió;
② (Ngb) Rừng: Rừng bia; Rừng nho;
③ Đông như rừng: Đứng đông chen chúc như rừng, san sát;
④ Lâm (nghiệp): Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nghề phụ và nghề đánh cá;
⑤ [Lín] (Họ) Lâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rừng. Vùng đất cây cối mọc nhiều — Chỉ nơi, sự tụ họp đông đảo. Td: Nho lâm, Hàn lâm.

Từ ghép 32

chứng
zhèng ㄓㄥˋ

chứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bằng cứ
2. can gián

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tố cáo, cáo phát. ◇ Luận Ngữ : "Kì phụ nhương dương, nhi tử chứng chi" , (Tử Lộ ) Cha bắt trộm cừu, con đi tố cáo.
2. (Động) Nghiệm thực, làm chứng (dùng bằng cớ, sự thật làm cho sáng tỏ hay đoán định). ◎ Như: "chứng minh" , "chứng thật" .
3. (Danh) Bằng cớ. ◎ Như: "kiến chứng" , "chứng cứ" .
4. (Danh) Giấy tờ, thẻ để xác nhận. ◎ Như: "đình xa chứng" giấy chứng đậu xe, "tá thư chứng" tờ chứng vay tiền.
5. (Danh) Chứng bệnh. § Thông "chứng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chứng cớ, nghĩa là cứ lấy cái đã nghe đã thấy để xét nghiệm thực tình vậy. như kiến chứng , chứng cứ , v.v.
② Chứng bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chứng, chứng cứ (cớ): Làm chứng; Bằng chứng;
② Chứng minh, chứng tỏ: Chứng minh đề hình học; Điều đó chứng tỏ anh ấy nói thật hay nói dối;
③ Chứng minh thư, giấy chứng, thẻ: Giấy chứng nhận hội viên; Thẻ công tác; Thẻ ra vào; Giấy chứng tiền gởi; Giấy chứng đăng kí công ty; Giấy chứng quyền sở hữu ruộng đất; Giấy chứng quốc tịch tàu; Giấy chứng cổ phiếu;
④ (văn) Chứng bệnh (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết — Can ngăn — Dấu hiệu bên ngoài của bệnh trạng. Như chữ Chứng — Nhận thực — Bằng cớ — Làm bằng.

Từ ghép 40

vãng
wǎng ㄨㄤˇ, wàng ㄨㄤˋ

vãng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi
2. theo hướng
3. đã qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "vãng lai" đi lại. ◇ Trang Tử : "Vãng kiến Lão Đam" (Thiên đạo ) Đến ra mắt Lão Đam.
2. (Động) Đi mất. ◎ Như: "vãng hóa" chết, tử vong. § Nhà Phật cho người tu về tông "Tịnh độ" , khi chết được sinh sang nước Phật rất sung sướng gọi là "vãng sinh" .
3. (Động) Cấp cho, đưa cho. ◇ Thái Gia : "Quý bỉ tặng ngã hậu, Tàm thử vãng vật khinh" , (Lưu quận tặng phụ ) Thẹn đấy tặng ta hậu, Hổ đây cho vật thường.
4. (Động) Hướng về, quy hướng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Chấp đại tượng, thiên hạ vãng" , (Chương 35) Giữ được đạo lớn, thiên hạ quy phục.
5. (Tính) Đã qua. ◎ Như: "vãng nhật" ngày xưa.
6. (Phó) Trước đây. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Bộc vãng văn Dung Thục chi nam, hằng vũ thiểu nhật, nhật xuất tắc khuyển phệ, dư dĩ vi quá ngôn" , , , (Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư ) Trước đây tôi nghe ở phía nam đất Dung đất Thục, trời thường hay mưa ít thấy mặt trời, nên hễ mặt trời mọc thì chó sủa, tôi cho là lời nói quá.
7. (Phó) Thường thường. ◎ Như: "vãng vãng như thử" thường thường như thế. ◇ Phù sanh lục kí : "Vãng vãng giai tự tác nghiệt nhĩ" (Khảm kha kí sầu ) (Người ta) thường hay tự gây ra tai họa cho chính mình.
8. (Giới) Vào, tới (nói về phương hướng). Tương đương với "triều" , "hướng" . ◇ Thủy hử truyện : "Xoa khai ngũ chỉ vãng điếm chủ nhân kiểm thượng chỉ nhất chưởng, bả na điếm chủ nhân đả liễu lương thương" , (Đệ tam thập nhị hồi) Xòe năm ngón tay tát vào mặt chủ tiệm một cái, làm tên chủ tiệm đó loạng choạng ngã chúi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði.
② Ðã qua. Như vãng nhật ngày xưa.
③ Thường. Như vãng vãng như thử thường thường như thế.
④ Lấy đồ gì đem đưa cho người cũng gọi là vãng.
⑤ Nhà Phật cho người tu về tôn Tịnh-độ, khi chết được sinh sang nước Phật rất sướng gọi là vãng sinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Hướng về, về phía: Qua khỏi cây cầu đi về phía đông vài bước nữa là nhà tôi. Như [wàng] nghĩa ⑤. Xem [wăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đến: Tới lui, đi lại, qua lại;
② Đi về: Chuyến tàu này đi Hà Nội;
③ Đã qua, ngày trước, trước đây, xưa: Tất cả những việc đã qua lại hiện ra trước mắt; Trước đây tôi nghe ở phía nam đất Dung đất Thục, trời thường hay mưa ít thấy mặt trời, nên hễ mặt trời mọc thì chó sủa (Liễu Tôn Nguyên: Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư).【】 vãng tích [wăngxi] Trước kia, xưa kia, năm xưa;【】vãng giả [wăngzhâ] (văn) Lúc trước, trước đây;
④ Thường: Thường thường như thế. 【】 vãng vãng [wăngwăng] Thường thường, thường hay: Chúng tôi thường hay chuyện trò đến khuya mới ngủ;
⑤ (văn) Về sau, trở đi: Qua đó trở đi (về sau) (Chu Dịch); Từ nay về sau;
⑥ (văn) Đưa đi (vật gì cho người khác). Xem [wàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Td: Vãng lai — Tới. Đến — Đã qua. Td: Dĩ vãng.

Từ ghép 22

cấn, cận, ký
jì ㄐㄧˋ, jìn ㄐㄧㄣˋ

cấn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

cận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gần, ở sát bên. ◎ Như: "cận chu giả xích " gần son thì đỏ. ◇ Sử Kí : "Ngô nhập Quan, thu hào bất cảm hữu sở cận, tịch lại dân, phong phủ khố, nhi đãi tướng quân" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi vào (Hàm Cốc) Quan, tơ hào không dám gần, ghi tên quan lại và dân chúng vào sổ (hộ tịch), niêm phong các kho đụn để đợi tướng quân.
2. (Động) Truy cầu, mong tìm. ◎ Như: "cận danh" mong tìm danh tiếng, "cận lợi" trục lợi.
3. (Tính) Gần (khoảng cách ngắn về thời gian hoặc không gian). ◎ Như: "cận đại" đời gần đây. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
4. (Tính) Thân gần. ◎ Như: "cận thuộc" thân thuộc.
5. (Tính) Đắc sủng, được tin dùng, được thương yêu. ◎ Như: "cận đang" quan thái giám được tin cậy, "cận ái" được vua sủng ái.
6. (Tính) Đơn giản, dễ hiểu. ◇ Mạnh Tử : "Ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã" (Tận tâm hạ ) Lời nói đơn giản mà ý tứ sâu xa ấy là lời nói hay vậy.
7. (Tính) Nông cạn, tầm thường. ◎ Như: "cận thức" kiền thức nông cạn, "cận khí" người tài năng tầm thường.
8. (Tính) Gần giống như, từa tựa. ◎ Như: "bút ý cận cổ" ý văn viết gần giống như lối cổ.
9. (Phó) Gần, sát. ◎ Như: "cận bán" gần nửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gần, bên: Láng giềng gần; Nói gần mà ý xa là khéo nói vậy (Mạnh tử);
② Ngót, gần, giống như, từa tựa, gần gũi: Ngót 500 người; Giống như; Dễ gần gũi người khác; Ý văn gần giống như lối cổ;
③ Thân, gần: Thân với nhau; Họ gần;
④ Cận, thiển cận: Thiển cận;
⑤ (văn) Thiết dụng, cần dùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần, trái với xa — Nông cạn hẹp hòi. Chẳng hạn thiển cận — thân thiết với.

Từ ghép 41

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Gần, đường đất cách nhau gần gọi là cận, thời gian cách nhau còn ít gọi là cận. Như cận đại đời gần đây.
② Thiển cận, cái gì thường thấy luôn mà dễ biết gọi là cận. Như Mạnh Tử nói ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã nói gần mà ý tứ xa ấy là lời nói hay vậy.
③ Gần giống như, từa tựa. Như bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.
④ Thiết dụng, cần dùng.
⑤ Một âm là cấn. Thân gần.
⑥ Lại một âm là kí. Ðã, rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, có nghĩa: Như vậy. Mà thôi vậy — Một âm là Cận.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.