trù
chóu ㄔㄡˊ

trù

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ruộng lúa
2. loài, loại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ruộng đất. ◎ Như: "điền trù" ruộng đất, "hoang trù" ruộng hoang.
2. (Danh) Luống, khu ruộng. ◇ Tả Tư : "Kì viên tắc hữu củ nhược thù du, qua trù dụ khu, cam giá tân khương" , , (Thục đô phú ) Vườn đó thì có chia ra các luống trồng củ nhược, thù du, dưa, khoai và khu trồng mía, gừng.
3. (Danh) Loài, chủng loại. ◎ Như: Ông Cơ Tử bảo vua Vũ những phép lớn của trời đất chia làm chín loài, gọi là "hồng phạm cửu trù" , lại gọi là "cơ trù" . ◇ Chiến quốc sách : "Phù vật các hữu trù, kim Khôn hiền giả chi trù dã" , (Tề sách tam ) Vật nào cũng có chủng loại, nay Khôn tôi thuộc vào bậc hiền giả.
4. (Danh) Họ "Trù".
5. (Danh) Ngày xưa, trước kia. ◎ Như: "trù tích" ngày trước. ◇ Nguyễn Du : "Nhan sắc thị trù tích" (Kí mộng ) Nhan sắc vẫn như xưa.
6. (Đại) Ai. ◇ Thượng Thư : "Đế viết: Trù nhược dư công?" : (Thuấn điển) Vua nói: Ai xứng đáng trông coi công việc của ta?

Từ điển Thiều Chửu

① Ruộng cấy lúa.
② Nói sự đã qua gọi là trù tích tức như ta nói ngày nào vậy.
③ Ðời đời giữ cái nghiệp nhà truyền lại gọi là trù. Ngày xưa giao các việc xem thiên văn và tính toán cho các quan thái sử đời đời giữ chức, cho nên gọi các nhà học tính là trù nhân .
④ Loài, ông Cơ Tử bảo vua Vũ Vương những phép lớn của trời đất có chia làm chín loài, gọi là hồng phạm cửu trù , lại gọi là cơ trù .
⑤ Cõi ruộng, chỗ luống này cách luống kia.
⑥ Ai.
⑦ Xưa.
⑧ Ðôi, hai người là thất , bốn người là trù .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ruộng: Đồng ruộng ngàn dặm;
② Loại, cùng loại: Phạm trù;
③ (văn) Xưa, trước kia.【】trù tích [chóuxi] (văn) Hồi trước, ngày trước, trước kia;
④ (văn) Ai: ? Vua nói: Ai xứng đáng trông coi những công việc của ta? (Thượng thư);
⑤ (văn) Đôi (đôi hai người là thất , đôi bốn người là trù).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruộng tốt — Ranh ruộng. Ranh giới — Ai.

Từ ghép 1

ân
yīn ㄧㄣ

ân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lo lắng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lo lắng, ưu thương. ◎ Như: "ân ưu" ưu thương.
2. (Phó) Khẩn thiết. ◎ Như: "ân cần" khẩn khoản. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Doãn ân cần kính tửu" (Đệ bát hồi) (Vương) Doãn khẩn khoản mời rượu.
3. (Tính) Giàu có, phú dụ. ◇ Cổ văn uyển : "Chung thiên địa chi mĩ, thu cửu trạch chi lợi, dĩ ân nhuận quốc gia" , , (Sở tướng Tôn Thúc Ngao bi ).

Từ điển Thiều Chửu

① Lo.
② Ân cần ân cần.
③ Ủy khúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Buồn rầu;
② Quan tâm, ân cần: Ân cần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nỗi lo lắng — Lòng tốt.

Từ ghép 3

kịch
jù ㄐㄩˋ

kịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức
2. trò đùa, vở kịch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều, đông. ◇ Thương quân thư : "Bất quan thì tục, bất sát quốc bổn, tắc kì pháp lập nhi dân loạn, sự kịch nhi công quả" , , , () Không xem tập quán phong tục đương thời, không xét gốc nước, thì phép tắc lập ra nhưng dân loạn, việc nhiều mà kết quả ít.
2. (Tính) Khó khăn, gian nan. ◇ Tào Thực : "Kịch tai biên hải dân, Kí thân ư thảo dã" , (Lương phủ hành ).
3. (Tính) To, lớn. ◇ Lục Du : "(Tụ bác giả) chiết trúc vi trù, dĩ kí thắng phụ, kịch hô đại tiếu" (), , (Lão học am bút kí , Quyển tam) (Những người đánh bạc) bẻ trúc làm thẻ, để ghi hơn thua, hô to cười lớn.
4. (Phó) Quá, lắm, rất. ◎ Như: "kịch thống" đau lắm, "kịch hàn" lạnh lắm. ◇ Từ Lăng : "Sầu lai sấu chuyển kịch, Y đái tự nhiên khoan" , (Trường tương tư ) Buồn đến gầy thêm lắm, Dải áo tự nhiên rộng.
5. (Phó) Nhanh, gấp. ◇ Hàn Dũ-Trương Triệt -: "Sầu khứ kịch tiễn phi, Hoan lai nhược tuyền dũng" , (Hội hợp liên cú ) Buồn đi tên bay vút, Vui đến như suối vọt.
6. (Phó) Dữ dội, mãnh liệt. ◎ Như: "kịch chiến" .
7. (Danh) Chỉ chức vụ phồn tạp nặng nề. ◇ Vương An Thạch : "Mỗ tài bất túc dĩ nhậm kịch, nhi hựu đa bệnh, bất cảm tự tế" , , (Thượng tằng tham chánh thư ).
8. (Danh) Trò, tuồng. ◎ Như: "diễn kịch" diễn tuồng, "hỉ kịch" kịch vui.
9. (Danh) Chỗ giao thông trọng yếu. ◇ Tống sử : "Đàm Châu vi Tương, Lĩnh yếu kịch, Ngạc, Nhạc xử Giang, Hồ chi đô hội" , (Địa lí chí tứ ).
10. (Danh) Họ "Kịch".
11. (Động) Chơi, đùa. ◇ Lí Bạch : "Thiếp phát sơ phú ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch" , (Trường Can hành ) Tóc em mới che ngang trán, Bẻ hoa trước cửa chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá lắm, như kịch liệt dữ quá, kịch đàm bàn dữ, bệnh kịch bệnh nặng lắm.
② Trò đùa, như diễn kịch diễn trò.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kịch, tuồng: Kịch nói; Soạn kịch; Diễn kịch; Xem kịch;
② Rất, hết sức, quá, vô cùng, dữ dội, nặng: Đau dữ dội; Uống dữ; Bàn luận rất dữ (dữ dội); Bệnh nặng thêm;
③ Gấp, vội, nhanh chóng, kịch liệt: (Việc) nhiều và vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Mau gấp. Mạnh mẽ — Tuồng hát.

Từ ghép 22

si, sái, tẩy
lí ㄌㄧˊ, sǎ ㄙㄚˇ, shī ㄕ, xǐ ㄒㄧˇ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ

si

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Si li — Các âm khác là Sái, Tẩy. Xem các âm này.

Từ ghép 1

sái

phồn thể

Từ điển phổ thông

rảy nước

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vẩy nước, tưới, rưới. ◎ Như: "sái thủy tảo địa" vẩy nước quét đất, "hương thủy sái địa" nước thơm rưới đất.
2. (Động) Phân tán, rải, rắc. ◎ Như: "thang sái liễu" nước nóng tung tóe ra, "hoa sanh sái liễu nhất địa" đậu phọng rải rắc trên đất. ◇ Đỗ Phủ : "Mao phi độ giang sái giang giao" (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) (Cỏ mái) tranh bay qua sông, rải khắp vùng ven sông.
3. (Động) Tung, ném. ◇ Phan Nhạc : "Sái điếu đầu võng" (Tây chinh phú 西) Ném câu quăng lưới.
4. (Động) Vung bút, vẫy bút (viết, vẽ). ◎ Như: "huy sái" vẫy bút.
5. (Tính) Tự nhiên không bó buộc. ◎ Như: "sái lạc" , "sái thoát" , "tiêu sái" đều nghĩa là tiêu dao tự tại, không bị ràng buộc.

Từ điển Thiều Chửu

① Vẩy nước.
② Sái nhiên giật mình, tả cái dáng kinh hoàng.
③ Tự nhiên không bó buộc, như sai lạc , sái thoát đều nghĩa là tiêu dao tự tại, không vướng vít vào cái gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (1).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tưới nước, rưới nước cho thấm ướt. Truyện Nhị độ mai có câu: » Móc mưa xin sái cổ truyền « — Không bị ràng buộc. Thảnh thơi nhàn hạ. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Mùi tiêu sái với trần gian dễ mấy « — Sái đậu thành binh ( cũng viết là ) : Rãy hột đậu thành ra binh. » Phép hay sái đậu thành binh «. ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 8

tẩy

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Tẩy — Các âm khác là Sái, Si. Xem các âm này.
tiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

tiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giấu kín
2. ở ẩn
3. ngầm, không cho người khác biết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lặn, hoạt động dưới nước. ◎ Như: "tiềm thủy" lặn xuống nước, "điểu phi ngư tiềm" chim bay cá lặn. ◇ Tả truyện : "Việt tử dĩ tam quân tiềm thiệp" (Ai Công thập thất niên ) Người Việt cho ba quân đi dưới nước.
2. (Động) Ẩn giấu. ◎ Như: "tiềm tàng" ẩn giấu, "tiềm phục" ẩn núp. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Nhật tinh ẩn diệu, san nhạc tiềm hình" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Mặt trời ẩn bóng, núi non tàng hình.
3. (Phó) Ngầm, bí mật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố đại nộ, tiềm nhập Trác ngọa phòng hậu khuy thám" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố giận lắm, lẻn vào sau buồng nằm của (Đổng) Trác để dò xem.
4. (Tính) Kín, ẩn. ◎ Như: "tiềm long" rồng ẩn (chỉ thiên tử chưa lên ngôi, thánh nhân còn ẩn náu). ◇ Tô Thức : "Vũ u hác chi tiềm giao, khấp cô chu chi li phụ" , (Tiền Xích Bích phú ) Làm cho con giao long ở dưới hang tối (cũng phải) múa mênh, làm cho người đàn bà góa trong chiếc thuyền cô quạnh (cũng phải) sụt sùi.
5. (Danh) Sông "Tiềm", đất "Tiềm".

Từ điển Thiều Chửu

① Cất kín, giấu, giấu ở trong nước, ngoài không trông thấy gọi là tiềm, vì thế cái gì dấu kín không lộ gọi là thâm tiềm hay là trầm tiềm , dụng tâm vào tới cõi thâm gọi là tiềm tâm .
② Ở ẩn, khen cái đức hạnh của kẻ ẩn sĩ gọi là tiềm đức .
③ Ngầm, không cho người biết.
④ Tiềm long nói lúc thiên tử chưa lên ngôi.
⑤ Sông Tiềm, đất Tiềm.
⑥ Chỗ cá nương ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngầm: Tàu ngầm, tàu lặn;
② Lặn (xuống nước): Cá lặn chim bay;
③ Ẩn núp, ẩn náu, ở ẩn: Khai thác sức ẩn bên trong (tiềm lực); Đức hạnh của người ở ẩn;
④ (văn) Chỗ cá nương ở;
⑤ [Qián] Sông Tiềm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm dưới mặt nước — Ẩn giấu kín đáo.

Từ ghép 18

lô, lư
lú ㄌㄨˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lò lửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lò, bếp. § Cũng gọi là "lô tử" . ◎ Như: "hương lô" lò hương, "điện lô" lò điện, bếp điện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na biên hữu lưỡng tam cá nha đầu phiến phong lô chử trà" (Đệ tam thập bát hồi) Bên kia có hai ba a hoàn quạt lò nấu trà.

Từ điển Thiều Chửu

① Bếp lò.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái lò, bếp: Lò điện, bếp điện; vây quanh lò sưởi ấm;
② (loại) Lò: Một lò thép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lò, dụng cụ để đốt lửa, đốt than. Bài phú của ông Giả Nghị có câu: » Thiên địa vi lô hề, tạo hóa vi công «: Trời đất làm cái lò, mà đấng tạo hóa làm thợ để đúc nặn ra muôn vật. » Lò cừ nung nấu sự đời, Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương « ( C.O.N.K ).

Từ ghép 5

phồn thể

Từ điển phổ thông

lò lửa
liệp, lạp
liè ㄌㄧㄝˋ

liệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bắt
2. săn thú
3. thổi phất
4. gió thổi vù vù (liệp liệp)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Săn bắt cầm thú. ◎ Như: "điền liệp" săn bắn.
2. (Động) Đoạt lấy. ◇ Đường Chân : "Nhật dạ liệp nhân chi tài" (Tiềm thư , Phú dân ) Ngày đêm chiếm đoạt tiền của người dân.
3. (Động) Tìm kiếm, truy cầu. ◎ Như: "sưu dị liệp kì" tìm kiếm những điều kì lạ. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã phi nghiệp thử liệp thực giả" (Đinh Tiền Khê ) Ta không phải làm nghề săn tìm khách ăn.
4. (Động) Tiến công, tiến đánh.
5. (Động) Cầm, nắm.
6. (Động) Đạp lên, giẫm. § Thông "liệp" . ◇ Tuân Tử : "Bất sát lão nhược, bất liệp hòa giá" , (Nghị binh ) Không giết người già trẻ con, không giẫm lên lúa mạ.
7. (Động) Thổi, phất. ◇ Âu Dương Tu : "Phong liệp tử hà thanh hựu khẩn" (Ngư gia ngạo ) Gíó thổi hoa sen tía tiếng nghe càng gấp.
8. (Động) Ngược đãi, tàn hại. ◇ Hà Cảnh Minh : "Liệp kì dân thậm vu điểu thú" (Nội thiên , Chi thập bát) Ngược đãi dân tệ hơn cầm thú.
9. (Trạng thanh) § Xem "liệp liệp" .
10. (Danh) Lông bờm. Cũng chỉ râu mép.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiền liệp săn bắn.
② Liệp liệp gió vù vù.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Săn bắn: Săn hổ; Chài lưới săn bắt.【】lạp hộ [lièhù] a. Người đi săn; b. Gia đình làm nghề săn bắn;【】lạp nhân [lièrén] Người chuyên nghề đi săn, thợ săn;
②【】 lạp lạp [liè liè] (Gió thổi) vù vù;
③ (văn) Kinh lịch, trải qua;
④ (văn) Vượt qua, lướt qua: Gió lạnh lướt qua các cỏ (Lưu Vũ Tích);
⑤ (văn) Vuốt, sửa lại cho ngay ngắn: Vuốt dải mũ sửa lại vạt áo ngồi ngay ngắn (Sử kí: Nhật Giả liệt truyện);
⑥ (văn) Tìm kiếm: Tìm kiếm những điều kì lạ;
⑦ (văn) Đạp lên (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Lạp. Xem Lạp.

Từ ghép 2

lạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bắt
2. săn thú
3. thổi phất
4. gió thổi vù vù (liệp liệp)

Từ điển Trần Văn Chánh

① Săn bắn: Săn hổ; Chài lưới săn bắt.【】lạp hộ [lièhù] a. Người đi săn; b. Gia đình làm nghề săn bắn;【】lạp nhân [lièrén] Người chuyên nghề đi săn, thợ săn;
②【】 lạp lạp [liè liè] (Gió thổi) vù vù;
③ (văn) Kinh lịch, trải qua;
④ (văn) Vượt qua, lướt qua: Gió lạnh lướt qua các cỏ (Lưu Vũ Tích);
⑤ (văn) Vuốt, sửa lại cho ngay ngắn: Vuốt dải mũ sửa lại vạt áo ngồi ngay ngắn (Sử kí: Nhật Giả liệt truyện);
⑥ (văn) Tìm kiếm: Tìm kiếm những điều kì lạ;
⑦ (văn) Đạp lên (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Săn bắt thú vật. Đi săn. Cũng đọc Liệp. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Người thì vui sô, lạp, ngư, tiều. Kẻ thì thích yên hà phong nguyệt «.

Từ ghép 5

thước
luò ㄌㄨㄛˋ, shuò ㄕㄨㄛˋ, yuè ㄩㄝˋ

thước

phồn thể

Từ điển phổ thông

sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Long lanh, lấp lánh. ◎ Như: "đăng quang thiểm thước" ánh đèn lấp lánh, "mục quang thước thước" ánh mắt long lanh.
2. (Tính) Nóng.
3. (Động) Chiếu rọi.
4. (Động) Nung, nấu chảy. § Cũng như "thước" . ◇ Chu Lễ : "Thước kim dĩ vi nhận" (Đông quan khảo công kí ) Nung chảy kim loại làm mũi nhọn (binh khí như đao, kiếm).
5. (Động) Thiêu, đốt.
6. (Động) Trang sức. ◇ Văn tuyển : "Điểm dĩ ngân hoàng, Thước dĩ lang can" , (Hà Yến , Cảnh phúc điện phú 殿).
7. (Động) Tiêu hủy. § Thông "thước" . ◇ Trang Tử : "Cố thượng bội nhật nguyệt chi minh, hạ thước san xuyên chi tinh" , (Khư khiếp ) Cho nên trên che lấp ánh sáng mặt trời mặt trăng, dưới tiêu diệt tinh anh của sông núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chước thước sáng rực.
② Cùng nghĩa với chữ thước .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Long lanh, lấp lánh: Lấp lánh; Mắt long lanh; Lấp la lấp lánh; Sáng rực;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu cho chảy ra. Sáng loáng.

Từ ghép 4

vinh
róng ㄖㄨㄥˊ

vinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

vinh, vinh dự, vinh hoa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tươi tốt, phồn thịnh, đông đúc.
2. (Tính) Giàu sang, hiển đạt. ◎ Như: "vinh diệu" 耀 vẻ vang, "vinh hoa phú quý" giàu có vẻ vang.
3. (Phó) Vẻ vang. ◎ Như: "ý cẩm vinh quy" mặc áo gấm vẻ vang trở về.
4. (Danh) Phần hai đầu mái nhà cong lên.
5. (Danh) Máu. ◎ Như: "vinh vệ" "vinh" là máu, "vệ" là khí.
6. (Danh) Hoa. ◇ Văn tuyển : "Phàn điều chiết kì vinh, Tương dĩ di sở tư" , (Đình trung hữu kì thụ ) Vin nhánh hái hoa (của cây lạ trong sân), Đem tặng người mà ta thương nhớ.
7. (Danh) Cây "vinh", tên riêng của cây đồng.
8. (Danh) Họ "Vinh".

Từ điển Thiều Chửu

① Mái cong.
② Tươi tốt.
③ Vẻ vang, như vinh diệu 耀, vinh hoa , v.v.
④ Máu, như vinh vệ vinh là máu, vệ là khí.
⑤ Cây vinh, tên riêng của cây đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt tươi: Mùa xuân tốt tươi, mùa đông khô héo; Vươn lên vùn vụt, phơi phới đi lên;
② Thịnh vượng: Phồn vinh; Vinh hoa, hiển vinh;
③ Vinh quang: Vinh quang, vẻ vang; Vinh hạnh, vẻ vang và may mắn;
④ (thực) Cây vinh;
⑤ (văn) Mái cong;
⑥ (y) Máu: Máu và khí;
⑦ [Róng] (Họ) Vinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai đầu mái nhà cong lên — Một tên chỉ cây ngô đồng — Nói về cây cối tươi tốt xum xê — Nhiều. Thịnh — Vẻ vang sung sướng. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Ra trường danh lợi vinh liền nhục, Vào cuộc trần ai khốc lộn cười «.

Từ ghép 21

trạc, trọc
zhuó ㄓㄨㄛˊ

trạc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

trọc

phồn thể

Từ điển phổ thông

đục (nước)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, không trong. ◎ Như: "ô trọc" đục bẩn. ◇ Nguyễn Trãi : "Du nhiên vạn sự vong tình hậu, Diệu lí chân kham phó trọc lao" , (Chu trung ngẫu thành ) Muôn việc đời dằng dặc sau khi quên hết, (Thấy) lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.
2. (Tính) Loạn, hỗn loạn. ◎ Như: "trọc thế" đời loạn, "trọc lưu" lũ hèn hạ. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
3. (Tính) Thường, bình phàm, dung tục. ◇ Hồng Thăng : "Tưởng ngã trọc chất phàm tư, kim tịch đắc đáo nguyệt phủ, hảo nghiêu hãnh dã" 姿, , (Trường sanh điện 殿, Đệ thập nhất xích ) Tưởng rằng tôi chỉ là phàm phu tục tử, đêm nay lên tới nguyệt điện, thực là may mắn.
4. (Tính) Trầm, nặng, thô nặng. ◎ Như: "thanh âm trọng trọc" âm thanh thô nặng.
5. (Danh) Một tên của sao "Tất" .
6. (Danh) Họ "Trọc".
7. § Ghi chú: Chính âm là "trạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước đục.
② Phàm cái gì không được trong sạch đều gọi là trọc, như trọc thế đời loạn, trọc lưu lũ hèn hạ. Chính âm là chữ trạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nước đục;
② Đục, bẩn, dơ, nhơ, ô trọc: Nước sông đục ngầu;
③ Loạn, hỗn loạn, lộn xộn;
④ (thanh) Kêu, ngậu, om: Ngậu lên, om lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục. Nhơ bẩn — Bẩn thỉu xấu xa.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.