vọng
wàng ㄨㄤˋ

vọng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trông ngóng, xem
2. mong ước
3. ngày rằm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn ra xa hoặc nhìn lên cao. ◎ Như: "đăng cao vọng viễn" lên cao nhìn ra xa. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Ước mong, mong mỏi. ◎ Như: "đại hỉ quá vọng" mừng quá sức ước mong. ◇ Tây du kí 西: "Đệ tử môn câu xưng dương hát thải, cố cao thanh kinh mạo tôn sư, vọng khất thứ tội" , , (Đệ nhị hồi) Đệ tử chúng con đều hò la tán thưởng, làm kinh động tới tôn sư, mong người tha tội cho.
3. (Động) Bái phỏng, kính thăm. ◎ Như: "bái vọng" bái phỏng, "tham vọng" kính ngưỡng.
4. (Động) Oán trách, khiển trách. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhược vọng bộc bất tương sư, nhi dụng lưu tục nhân chi ngôn, bộc phi cảm như thử" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Hình như trách tôi không nghe lời dạy, mà lại theo lời bọn thế tục tầm thường, tôi đâu dám thế.
5. (Động) Tiếp cận, gần đến. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Nhĩ na ngã tuy nhiên bất chí ư lão mại bất kham, dã thị vọng ngũ đích nhân liễu" , (Đệ nhất hồi) Mi với ta tuy chưa đến thứ già cả bất kham, cũng đã gần năm chục cả rồi.
6. (Danh) Chí nguyện, tâm nguyện. ◎ Như: "nguyện vọng" , "tuyệt vọng" .
7. (Danh) Danh dự, tiếng tăm. ◎ Như: "danh vọng" , "uy vọng" .
8. (Danh) Ngày rằm. ◇ Cao Bá Quát : "Cửu nguyệt vọng hậu thiên khí lương" (Đằng tiên ca ) Sau rằm tháng chín, khí hậu mát dịu.
9. (Giới) Hướng về, về phía. ◎ Như: "vọng hậu thối" 退 lùi về phía sau, "vọng tiền khán" nhìn về phía trước. ◇ Thủy hử truyện : "Hoàng Tín bả tửu trản vọng địa hạ nhất trịch" (Đệ tam thập tam hồi) Hoàng Tín ném chén rượu xuống đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Trông xa, như chiêm vọng trông mong.
② Có cái để cho người chiêm ngưỡng gọi là vọng, như danh vọng , uy vọng , v.v.
③ Quá mong, như trách vọng trách mắng để mong cho làm nên.
④ Ước mong, như đại hỉ quá vọng mừng quá sức ước mong, nghĩa là được thích lòng muốn quá, thất vọng mất sự mong ước, tuyệt vọng hết đường mong ước, v.v.
⑤ Ngày rằm, ngày rằm thì mặt trời mặt trăng gióng thẳng nhau gọi là vọng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhìn (xa): Lên cao nhìn xa; 西 Nhìn ngược nhìn xuôi;
② Thăm: Thăm bạn;
③ Mong mỏi: Được mùa đã trông thấy, một mùa đầy hứa hẹn; Trách mắng để mong cho làm nên; Mừng quá vượt cả sự ước mong;
④ Danh vọng: Uy tín và danh vọng;
⑤ Hướng về, về phía: Đi về phía đông; Nhìn lên trên;
⑥ Ngày rằm âm lịch: Sóc vọng (ngày mồng một và rằm âm lịch);
⑦ [Wàng] (Họ) Vọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trông. Nhìn — Ngóng trông. Td: Hi vọng — Tiếng tăm lớn, được nhiều người trông ngóng. Td: Danh vọng — Giận trách. Td: Oán vọng — Ngày rằm âm lịch.

Từ ghép 66

ba cao vọng thượng 巴高望上ba vọng 巴望bạch vọng 白望bằng cao vọng viễn 憑高望遠cao vọng 高望chỉ vọng 指望chiêm vọng 瞻望chúc vọng 屬望cốc vọng 鵠望công cao vọng trọng 功高望重cuồng vọng 狂望danh vọng 名望dục vọng 慾望dục vọng 欲望đại hạn vọng vân nghê 大旱望雲霓đắc lũng vọng thục 得隴望蜀đăng cao vọng viễn 登高望遠đức cao vọng trọng 德高望重hi vọng 希望hoài vọng 懷望hy vọng 希望khán vọng 看望khát vọng 渴望kí đắc lũng, phục vọng thục 既得隴,復望蜀kì vọng 期望kì vọng 祈望kỳ vọng 期望nguyện vọng 願望nguyệt vọng 月望ngưỡng vọng 仰望oán vọng 怨望phán vọng 盼望quan vọng 觀望quyết vọng 觖望sính vọng 騁望sóc vọng 朔望tài vọng 才望thám vọng 探望thanh vọng 聲望thất vọng 失望triển vọng 展望trọng vọng 重望trướng vọng 悵望tuyệt vọng 絕望tuyệt vọng 絶望tưởng vọng 想望uy vọng 威望ước vọng 約望vị vọng 位望viễn vọng 遠望viễn vọng kính 遠望鏡vọng bái 望拜vọng cổ 望古vọng nguyệt 望月vọng nhật 望日vọng phu 望夫vọng quốc 望國vọng tộc 望族vọng từ 望祠vọng viễn 望遠vô vọng 無望xa vọng 奢望xí vọng 企望xí vọng 跂望ý vọng 懿望yếm vọng 饜望
dấn, dẫn
yǐn ㄧㄣˇ

dấn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương cung. ◎ Như: "dẫn mãn" 滿 giương hết cữ cung. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử dẫn nhi bất phát" (Tận tâm thượng ) Người quân tử giương cung mà không bắn.
2. (Động) Dắt, kéo. ◎ Như: "dẫn nhi tiến chi" dắt mà tiến lên, "dẫn thằng" dẫn dắt nhau. ◇ Liêu trai chí dị : "Khách đại cụ, khủng tương cập kỉ, tiềm dẫn bị phủ thủ, bế tức nhẫn yết dĩ thính chi" , , , (Thi biến ) Người khách kinh hoảng, sợ tới phiên mình (bị xác chết thành ma đến thổi vào mặt), ngầm kéo chăn trùm lên đầu, nín hơi nhịn thở để nghe.
3. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ dẫn binh tây đồ Hàm Dương, sát Tần hàng vương Tử Anh" 西, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương cầm quân về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh.
4. (Động) Rút ra. ◎ Như: "dẫn đao" rút dao, "dẫn kiếm" tuốt gươm.
5. (Động) Bỏ đi, rút lui. ◎ Như: "dẫn thoái" 退 rút lui, từ chức, "dẫn tị" lui về, tránh.
6. (Động) Kéo dài, vươn. ◎ Như: "dẫn cảnh thụ hình" vươn cổ chịu hình, "dẫn nhi thân chi" kéo cho duỗi ra.
7. (Động) Đưa đến, gây ra. ◎ Như: "dẫn nhân thâm tư" làm cho người ta phải suy nghĩ sâu xa.
8. (Động) Đưa ra làm chứng. ◎ Như: "dẫn chứng" đưa ra bằng cớ. ◇ Văn tâm điêu long : "Tuy dẫn cổ sự, nhi mạc thủ cựu từ" , (Sự loại ) Tuy viện dẫn việc xưa, mà không giữ lấy lời cũ.
9. (Động) Tiến cử, đề bạt. ◎ Như: "dẫn trọng" cùng tiến cử. ◇ Tiền Khởi : "Hà thì khai cáp dẫn thư sanh?" (Lạc du ) Bao giờ mở cửa điện tuyển bạt thư sinh?
10. (Động) Dẫn dụ, nhử. ◎ Như: "dẫn nhập quyển sáo" dụ vào tròng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vân Trường khả vu Hoa Dong tiểu lộ cao san chi xứ, đôi tích sài thảo, phóng khởi nhất bả hỏa yên, dẫn Tào Tháo lai" , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Vân Trường nên đến chỗ núi cao đường hẹp ở Hoa Dung, chất củi cỏ đốt lửa lên, để nhử Tào Tháo đến.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài: Mười trượng là một "dẫn". (2) Đơn vị trọng lượng: Hai trăm cân là một "dẫn". § Phép bán muối lấy "dẫn" tính nhiều ít, nên chỗ bán muối gọi là "dẫn ngạn" , số bán được bao nhiêu gọi là "dẫn ngạch" . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. ◎ Như: "trà dẫn" số trà bán được, "tích dẫn" số thiếc bán được.
12. (Danh) Giấy thông hành. ◎ Như: "lộ dẫn" giấy phép đi đường.
13. (Danh) Tiền giấy.
14. Một âm là "dấn". (Danh) Dây kéo xe đám ma (xe chở linh cữu). ◎ Như: "phát dấn" đưa linh cữu đi chôn.
15. (Danh) Khúc hát. ◎ Như: Sái Ung nhà Hán có bài "Tư quy dấn" .
16. (Danh) Tên thể văn cũng như bài tựa. ◎ Như: "tiểu dấn" bài tựa ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Dương cung, như dẫn mãn 滿 dương hết cữ cung.
② Dắt, như dẫn nhi tiến chi dắt mà tiến lên. Hai bên cùng dắt dẫn với nhau gọi là dẫn thằng , cùng tiến cử nhau lên con đường vẻ vang gọi là dẫn trọng hay cấp dẫn , v.v.
③ Rút ra, như dẫn đao rút dao, dẫn kiếm tuốt gươm, v.v.
④ Bỏ đi, như dẫn thoái 退, dẫn tị nghĩa là tháo thân lui đi.
⑤ Kéo dài, như dẫn cảnh thụ hình vươn cổ chịu hình, dẫn nhi thân chi kéo cho duỗi ra.
⑥ Dẫn dụ.
⑦ Tên thước đo. Mười trượng là một dẫn.
⑧ Phép bán muối lấy dẫn tính nhiều ít, mỗi dẫn là hai trăm cân, nên chỗ bán muối gọi là dẫn ngạn , số bán được bao nhiêu gọi là dẫn ngạch . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. Như trà dẫn chè bán được bao nhiêu, tích dẫn thiếc bán được bao nhiêu.
⑨ Một âm là dấn. Dây kéo xe đám ma. Nay cũng gọi sự đưa đám ma là phát dấn .
⑩ Khúc hát, Sái Ung nhà Hán có bài tư quy dấn .
⑪ Tên thể văn cũng như bài tựa. Như trên đầu các cuốn thơ từ có một bài tựa ngắn gọi là tiểu dấn .

dẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dương cung
2. dẫn, dắt
3. gây ra
4. dẫn (đơn vị đo, bằng 10 trượng)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương cung. ◎ Như: "dẫn mãn" 滿 giương hết cữ cung. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử dẫn nhi bất phát" (Tận tâm thượng ) Người quân tử giương cung mà không bắn.
2. (Động) Dắt, kéo. ◎ Như: "dẫn nhi tiến chi" dắt mà tiến lên, "dẫn thằng" dẫn dắt nhau. ◇ Liêu trai chí dị : "Khách đại cụ, khủng tương cập kỉ, tiềm dẫn bị phủ thủ, bế tức nhẫn yết dĩ thính chi" , , , (Thi biến ) Người khách kinh hoảng, sợ tới phiên mình (bị xác chết thành ma đến thổi vào mặt), ngầm kéo chăn trùm lên đầu, nín hơi nhịn thở để nghe.
3. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ dẫn binh tây đồ Hàm Dương, sát Tần hàng vương Tử Anh" 西, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương cầm quân về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh.
4. (Động) Rút ra. ◎ Như: "dẫn đao" rút dao, "dẫn kiếm" tuốt gươm.
5. (Động) Bỏ đi, rút lui. ◎ Như: "dẫn thoái" 退 rút lui, từ chức, "dẫn tị" lui về, tránh.
6. (Động) Kéo dài, vươn. ◎ Như: "dẫn cảnh thụ hình" vươn cổ chịu hình, "dẫn nhi thân chi" kéo cho duỗi ra.
7. (Động) Đưa đến, gây ra. ◎ Như: "dẫn nhân thâm tư" làm cho người ta phải suy nghĩ sâu xa.
8. (Động) Đưa ra làm chứng. ◎ Như: "dẫn chứng" đưa ra bằng cớ. ◇ Văn tâm điêu long : "Tuy dẫn cổ sự, nhi mạc thủ cựu từ" , (Sự loại ) Tuy viện dẫn việc xưa, mà không giữ lấy lời cũ.
9. (Động) Tiến cử, đề bạt. ◎ Như: "dẫn trọng" cùng tiến cử. ◇ Tiền Khởi : "Hà thì khai cáp dẫn thư sanh?" (Lạc du ) Bao giờ mở cửa điện tuyển bạt thư sinh?
10. (Động) Dẫn dụ, nhử. ◎ Như: "dẫn nhập quyển sáo" dụ vào tròng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vân Trường khả vu Hoa Dong tiểu lộ cao san chi xứ, đôi tích sài thảo, phóng khởi nhất bả hỏa yên, dẫn Tào Tháo lai" , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Vân Trường nên đến chỗ núi cao đường hẹp ở Hoa Dung, chất củi cỏ đốt lửa lên, để nhử Tào Tháo đến.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài: Mười trượng là một "dẫn". (2) Đơn vị trọng lượng: Hai trăm cân là một "dẫn". § Phép bán muối lấy "dẫn" tính nhiều ít, nên chỗ bán muối gọi là "dẫn ngạn" , số bán được bao nhiêu gọi là "dẫn ngạch" . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. ◎ Như: "trà dẫn" số trà bán được, "tích dẫn" số thiếc bán được.
12. (Danh) Giấy thông hành. ◎ Như: "lộ dẫn" giấy phép đi đường.
13. (Danh) Tiền giấy.
14. Một âm là "dấn". (Danh) Dây kéo xe đám ma (xe chở linh cữu). ◎ Như: "phát dấn" đưa linh cữu đi chôn.
15. (Danh) Khúc hát. ◎ Như: Sái Ung nhà Hán có bài "Tư quy dấn" .
16. (Danh) Tên thể văn cũng như bài tựa. ◎ Như: "tiểu dấn" bài tựa ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Dương cung, như dẫn mãn 滿 dương hết cữ cung.
② Dắt, như dẫn nhi tiến chi dắt mà tiến lên. Hai bên cùng dắt dẫn với nhau gọi là dẫn thằng , cùng tiến cử nhau lên con đường vẻ vang gọi là dẫn trọng hay cấp dẫn , v.v.
③ Rút ra, như dẫn đao rút dao, dẫn kiếm tuốt gươm, v.v.
④ Bỏ đi, như dẫn thoái 退, dẫn tị nghĩa là tháo thân lui đi.
⑤ Kéo dài, như dẫn cảnh thụ hình vươn cổ chịu hình, dẫn nhi thân chi kéo cho duỗi ra.
⑥ Dẫn dụ.
⑦ Tên thước đo. Mười trượng là một dẫn.
⑧ Phép bán muối lấy dẫn tính nhiều ít, mỗi dẫn là hai trăm cân, nên chỗ bán muối gọi là dẫn ngạn , số bán được bao nhiêu gọi là dẫn ngạch . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. Như trà dẫn chè bán được bao nhiêu, tích dẫn thiếc bán được bao nhiêu.
⑨ Một âm là dấn. Dây kéo xe đám ma. Nay cũng gọi sự đưa đám ma là phát dấn .
⑩ Khúc hát, Sái Ung nhà Hán có bài tư quy dấn .
⑪ Tên thể văn cũng như bài tựa. Như trên đầu các cuốn thơ từ có một bài tựa ngắn gọi là tiểu dấn .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương cung ra — Dài — Dắt díu lôi kéo tới, đưa tới — Tự tử, tự sát. Chẳng hạn Tự dẫn — Tên một đơn vị đo lường chiều dài thời xưa, bằng 10 trượng.

Từ ghép 40

chí
zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý chí, chí hướng
2. cân, đo, đong

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý hướng, quyết tâm, nơi để tâm vào đấy. ◎ Như: "hữu chí cánh thành" có chí tất nên. ◇ Luận Ngữ : "Nhan Uyên, Tử Lộ thị. Tử viết: Hạp các ngôn nhĩ chí" , . : (Công Dã Tràng ) Nhan Uyên, Quý Lộ theo hầu. Khổng Tử nói: Sao không nói chí hướng của các anh (cho ta nghe)?
2. (Danh) Mũi tên.
3. (Danh) Bài văn chép. ◎ Như: "Tam quốc chí" , "địa phương chí" .
4. (Danh) Chuẩn đích.
5. (Danh) Họ "Chí".
6. (Động) Ghi chép. § Cũng như "chí" . ◇ Tô Thức : "Đình dĩ vũ danh, chí hỉ dã" , (Hỉ vủ đình kí ) Đình đặt tên là Mưa, để ghi một việc mừng.
7. (Động) Ghi nhớ. ◎ Như: "vĩnh chí bất vong" ghi nhớ mãi không quên.
8. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Chí, nơi để tâm vào đấy gọi là chí. Như hữu chí cánh thành có chí tất nên. Người có khí tiết gọi là chí sĩ nghĩa là tâm có chủ trương, không có a dua theo đời vậy.
② Chuẩn đích.
③ Mũi tên.
④ Ghi chép, cũng như chữ chí .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều mà lòng mình hướng tới. Cái ý muốn to lớn mạnh mẽ — Ý riêng, lòng riêng — Ghi chép, biên soạn.

Từ ghép 52

kinh, nguyên
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kinh đô, thủ đô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò cao do người làm ra. ◇ Tam quốc chí : "Ư tiệm lí trúc kinh, giai cao ngũ lục trượng" , (Công Tôn Toản truyện ) Đắp gò cao trong hào, đều cao năm, sáu trượng.
2. (Danh) Kho thóc lớn hình vuông. ◇ Quản Tử : "Hữu tân thành khuân kinh giả nhị gia" (Khinh trọng đinh ) Mới làm xong hai kho thóc lớn tròn và vuông.
3. (Danh) Quốc đô, thủ đô. ◎ Như: "kinh sư" kinh thành, "đế kinh" kinh đô. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trú" , (Tì bà hành ) Nói rằng vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Danh) Số mục. § Ngày xưa, mười "ức" là một "triệu" , mười "triệu" là một "kinh" .
5. (Danh) Họ "Kinh".
6. (Tính) To, cao lớn. ◇ Chiến quốc sách : "Dị nhật giả, Cánh Luy dữ Ngụy vương xử kinh đài chi hạ, ngưỡng kiến phi điểu" , , (Sở sách tứ ) Một hôm, Cánh Luy cùng với vua Ngụy ở dưới một cái đài cao, ngửa mặt nhìn chim bay.
7. Một âm là "nguyên". (Danh) Mồ mả. § Đồng nghĩa với "nguyên" . ◎ Như: "cửu nguyên" bãi tha ma. § Cũng như nói "cửu nguyên" .

Từ điển Thiều Chửu

① To, chỗ vua đóng đô gọi là kinh sư nghĩa là chỗ đất rộng mà nhiều người. Lại đồng nghĩa với chữ nguyên , như cửu kinh bãi tha ma. Mồ mả quan nhà Tấn đều chôn ở Cửu kinh nên sau gọi bãi tha ma là Cửu kinh, cũng như nói nơi cửu nguyên vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thủ) đô: Kinh đô, đô thành;
② Thủ đô Bắc Kinh (nói tắt): Tuyến đường sắt Bắc Kinh—Quảng Châu;
③ (văn) Gò cao do người đắp: , Đắp gò cao trong hào, đều cao năm, sáu trượng (Tam quốc chí);
④ (văn) Kho lúa to hình tròn: Mới xây xong hai kho lúa lớn hình tròn (Quản tử);
⑤ (văn) Cá kình (dùng như ): Cỡi con cá kình (Dương Hùng: Vũ lạp phú);
⑥ [Jing] Tên một dân tộc: Dân tộc Kinh (1. Dân tộc ít người ở Quảng Tây, Trung Quốc; 2. Dân tộc đông người nhất ở Việt Nam);
⑦ (Họ) Kinh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò thật lớn thật cao do người đắp nên ( gò đất thiên nhiên gọi là Khâu ) — Nơi vua đặt triều đình — To lớn — Con số 10 triệu là một Kinh.

Từ ghép 23

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò cao do người làm ra. ◇ Tam quốc chí : "Ư tiệm lí trúc kinh, giai cao ngũ lục trượng" , (Công Tôn Toản truyện ) Đắp gò cao trong hào, đều cao năm, sáu trượng.
2. (Danh) Kho thóc lớn hình vuông. ◇ Quản Tử : "Hữu tân thành khuân kinh giả nhị gia" (Khinh trọng đinh ) Mới làm xong hai kho thóc lớn tròn và vuông.
3. (Danh) Quốc đô, thủ đô. ◎ Như: "kinh sư" kinh thành, "đế kinh" kinh đô. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trú" , (Tì bà hành ) Nói rằng vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Danh) Số mục. § Ngày xưa, mười "ức" là một "triệu" , mười "triệu" là một "kinh" .
5. (Danh) Họ "Kinh".
6. (Tính) To, cao lớn. ◇ Chiến quốc sách : "Dị nhật giả, Cánh Luy dữ Ngụy vương xử kinh đài chi hạ, ngưỡng kiến phi điểu" , , (Sở sách tứ ) Một hôm, Cánh Luy cùng với vua Ngụy ở dưới một cái đài cao, ngửa mặt nhìn chim bay.
7. Một âm là "nguyên". (Danh) Mồ mả. § Đồng nghĩa với "nguyên" . ◎ Như: "cửu nguyên" bãi tha ma. § Cũng như nói "cửu nguyên" .
mật
mì ㄇㄧˋ

mật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đông đúc
2. giữ kín

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rậm rạp, liền kín, sát, khít, dày. ◎ Như: "mật mật tằng tằng" chập chồng liền kín, "mật như thù võng" dày đặc như mạng nhện.
2. (Tính) Kín đáo, không để lộ, không cho người ngoài cuộc biết tới. ◎ Như: "mật lệnh" lệnh bí mật.
3. (Tính) Thân gần, thân thiết, liền kề. ◎ Như: "mật nhĩ" , "mật thiết" hợp với nhau, khắng khít. § Tục viết là . ◇ Cù Hựu : "Bằng hữu trung hữu nhất cá dữ tha giao vãng mật thiết" (Tu Văn xá nhân truyện ) Trong đám bạn bè có một người giao hảo với ông rất thân thiết.
4. (Tính) Chu đáo, tỉ mỉ. ◎ Như: "tế mật" tỉ mỉ, "chu mật" kĩ lưỡng, "nghiêm mật" nghiêm ngặt, chặt chẽ.
5. (Danh) Sự việc giữ kín, việc không để công khai. ◎ Như: "bảo mật" giữ kín, "bí mật" việc giấu kín, không để lộ, "cơ mật" việc cơ yếu giữ kín.
6. (Danh) Họ "Mật".
7. (Danh) Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, gọi là "Mật tông", cũng gọi là "Chân ngôn tông" , giáo nghĩa của tông này gọi là "mật giáo" .
8. (Phó) Kín đáo, ngầm. ◎ Như: "mật báo" ngầm thông báo, "mật cáo" kín đáo cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Rậm rạp, liền kín. Như mật mật tằng tằng chập chồng liền kín.
② Bí mật, việc gì cần phải giữ kín không cho ai biết gọi là mật.
③ Liền gắn, liền kề. Như mật nhĩ , mật thiết nghĩa là cùng hợp với nhau, có ý khắng khít lắm. Tục viết là .
④ Mật tông . Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật Tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, như thế chỉ có Phật mới biết được, nên gọi là mật tông, cũng gọi là chân ngôn tông , giáo nghĩa của tông này gọi là mật giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mau, kín, dầy, khít, sát, rậm rạp, đông đúc: Cấy dầy, trồng dầy; Vùng này cây trồng sát quá;
② Thân thiết: Bạn thân; Thân mật; Khăng khít gần gũi;
③ Tinh vi, kĩ càng: Kĩ càng; Tinh vi;
④ Bí mật, ngầm, lén: Nói chuyện kín, mật đàm; Điện mật, mật điện; Mật ước, hiệp ước bí mật; Giữ bí mật; Bí mật chôn viên ngọc bích ở sân trước tổ miếu (Tả truyện);
⑤ [Mì] (Họ) Mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo — Gần. Khít lại — Yên lặng.

Từ ghép 42

thống
tòng ㄊㄨㄥˋ

thống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đau đớn
2. quá mức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau, nhức, tức. ◎ Như: "nha thống" răng đau, "đầu thống" đầu nhức.
2. (Động) Đau thương, đau xót, bi thương. ◎ Như: "thống khổ" đau khổ, "bi thống" buồn thương. ◇ Sử Kí : "Quả nhân tư niệm tiên quân chi ý, thường thống ư tâm" , (Tần bổn kỉ ).
3. (Động) Thương xót, thương tiếc, liên ái. ◇ Liêu trai chí dị : "Đường hạ tương ngộ, điến nhiên hàm thế, tự hữu thống tích chi từ, nhi vị khả ngôn dã" , , , (Yên Chi ) Ở dưới công đường gặp nhau, ngại ngùng rớm lệ, tựa hồ muốn tỏ lời thương tiếc mà không nói ra được.
4. (Động) Ghét, giận. ◇ Sử Kí : "Tần phụ huynh oán thử tam nhân, thống nhập cốt tủy" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Các bậc cha anh nước Tần oán hận ba người này, thù ghét đến tận xương tủy.
5. (Phó) Hết sức, quá lắm, thỏa thích, triệt để. ◎ Như: "thống ẩm" uống quá, uống thỏa thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tụ hương trung dũng sĩ, đắc tam bách dư nhân, tựu đào viên trung thống ẩm nhất túy" , , (Đệ nhất hồi ) Tụ họp dũng sĩ trong làng, được hơn ba trăm người, cùng đến vườn đào uống một bữa rượu thỏa thích.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đón.
② Ðau xót.
③ Quá lắm, như thống ẩm uống quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đau, nhức, tức: Nhức đầu;
② Đau đớn: Đau đớn, đau thương, đau xót;
③ Hết sức, quá lắm, vô cùng, thỏa thích: Chửi thậm tệ; Uống cho thỏa thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn — Khổ sở. Đau lòng.

Từ ghép 20

ấn, ẩn
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

ẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai họa ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Từ ghép 59

cẩu
gōu ㄍㄡ, gǒu ㄍㄡˇ

cẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ẩu, tùy tiện

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cẩu thả, ẩu, bừa. ◎ Như: "nhất bút bất cẩu" một nét không cẩu thả.
2. (Phó) Tạm, tạm bợ. ◎ Như: "cẩu an đán tịch" tạm yên sớm tối, "cẩu toàn tính mệnh" tạm cầu cho còn tính mạng, "cẩu hợp" lấy vợ lấy chồng không có đủ lễ chính đáng (không tính chuyện lâu dài).
3. (Liên) Ví thực, nếu. ◇ Luận Ngữ : "Cẩu chí ư nhân hĩ, vô ác dã" , (Lí nhân ) Nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác.
4. (Liên) Bèn, mới. § Dùng như "nãi" , "tài" . ◇ Khuất Nguyên : "Phù duy thánh triết dĩ mậu hành hề, cẩu đắc dụng thử hạ thổ" , (Li tao ) Chỉ có bậc thánh triết hành động tài ba, mới được dùng ở đất này.
5. (Danh) Họ "Cẩu".

Từ điển Thiều Chửu

① Cẩu thả. Như viết được tốt đẹp không hỏng một chữ nào gọi là nhất bút bất cẩu một nét không cẩu thả.
② Tạm. Như cẩu an đán tịch tạm yên sớm tối, cẩu toàn tính mệnh tạm cầu cho còn tính mạng. Phàm sự gì không có ý lo tới chỗ lâu dài đều gọi là cẩu. Như lấy vợ lấy chồng không có đủ lễ chính đáng gọi là cẩu hợp .
③ Ví thực, dùng làm trợ từ. Luận ngữ : Cẩu chí ư nhân hĩ, vô ác dã (Lí nhân ) nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cẩu thả, ẩu, bừa: Không cẩu thả một nét; Không nói ẩu, không cười bừa;
② (văn) Tạm: Tạm yên sớm tối; Tạm bảo toàn tính mạng trong thời loạn lạc;
③ (văn) Nếu: Nếu được nuôi đầy đủ thì không vật gì không lớn (Mạnh tử). 【】cẩu hoặc [gôuhuò] (văn) Nếu, nếu như: Người ta nếu nói ra, thì ắt nghe được tiếng nói của họ (Lễ kí); 【】cẩu nhược [gôu ruò] (văn) Như ; 【使】 cẩu sử [gôushê] (văn) Như ; 【】cẩu vi [gôuwéi] (văn) Như ;
④ [Gôu] (Họ) Cẩu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sơ sài tạm bợ. Qua thì thôi — Nếu.

Từ ghép 12

chí, chất
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản thể của sự vật, gốc rễ, căn bản, đặc tính. ◎ Như: "khí chất" chất hơi, "lưu chất" chất lỏng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm.
2. (Danh) Bẩm tính trời cho. ◎ Như: "tư chất" bẩm tính riêng.
3. (Danh) Bản tính chất phác. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.
4. (Danh) Hình vóc, thân thể. ◇ Tào Thực : "Thống dư chất chi nhật khuy" (Mẫn chí phú ) Đau đớn trong thân ta mà ngày một suy kém.
5. (Danh) Cái đích tập bắn.
6. (Danh) Gông, một hình cụ thời xưa.
7. (Danh) Lối văn tự mua bán. ◎ Như: "chất tề" tờ hợp đồng buôn bán.
8. (Danh) Lời thề ước.
9. (Động) Hỏi, cật vấn, còn nghi ngờ nên hỏi lại. ◎ Như: "chất nghi" tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp trung bộ dịch nghi nhi chấp chi, chất ư quan, khảo lược khốc thảm" , , (Vương Lan ) Sai dịch trong ấp nghi ngờ nên bắt giữ, cật vấn ở sở quan, khảo đánh thảm khốc.
10. (Tính) Thật thà, mộc mạc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết nhĩ tính linh, khước hựu như thử chất xuẩn" , (Đệ nhất hồi) Ngươi bảo ngươi có tính linh, sao lại dại dột ngu dốt thế?
11. Một âm là "chí". (Động) Để một vật hay người làm tin. § Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm con tin gọi là "chí". ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
12. (Động) Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tả nang chí y" (Cát Cân ) Dốc hết túi cầm bán áo.
13. (Danh) Lễ vật để bái kiến người trên. § Thông "chí" . ◇ Sử Kí : "Nãi lệnh Trương Nghi tường khứ Tần, hậu tệ ủy chí sự Sở" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Bèn sai Trương Nghi giả vờ bỏ Tần, mang nhiều tiền của và lễ vật xin thờ nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Thể chất, cái bản thể của các vật đều gọi là chất, như khí chất chất hơi, lưu chất chất lỏng, chia rẽ vật thể ra từng bộ phận rất nhỏ gọi là chất điểm , cái chất điểm thuần một chất không lẫn cái gì gọi là nguyên chất .
② Tư chất nói về cái bẩm tính của con người.
③ Chất phác, mộc mạc.
④ Chất chính, tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng gọi là chất nghi .
⑤ Chủ, cỗi gốc.
⑥ Lối văn tự mua bán.
⑦ Tin.
⑧ Thật, chân thật.
⑨ Lời thề ước.
⑩ Cái đích tập bắn.
⑪ Một âm là chí. Cầm đợ, để một vật gì làm tin. Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm cho tin gọi là chí. Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền cũng gọi là chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chất: Chất lỏng; Vật chất; Phẩm chất; Tính chất;
② Chất lượng, phẩm chất: Coi trọng chất lượng chứ không coi trọng số lượng; Chia cấp theo chất lượng;
③ (văn) Chất phác, mộc mạc (ít văn vẻ);
④ Chất chính, chất vấn, hỏi (cho ra đúng sai): Tôi chất vấn đứa bé trai này cho đến lúc nó nói ra hết những gì nó biết;
⑤ Đối chất: Bị cáo đối chất với nguyên cáo;
⑥ Thế nợ, cầm, đợ, đưa (người) đi làm con tin, đồ (vật) gán nợ, con tin: Lấy quần áo gán nợ; Lấy vật này làm đồ gán nợ; Con tin;
⑦ (văn) Thật, chân thật;
⑧ (văn) Lời thề ước;
⑨ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa ra, gửi lại để làm tin — Vật làm tin. Con tin. Một âm khác là Chất.

Từ ghép 4

chất

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thể chất (rắn, lỏng, khí)
2. tư chất
3. chất phác, mộc mạc
4. hỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản thể của sự vật, gốc rễ, căn bản, đặc tính. ◎ Như: "khí chất" chất hơi, "lưu chất" chất lỏng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm.
2. (Danh) Bẩm tính trời cho. ◎ Như: "tư chất" bẩm tính riêng.
3. (Danh) Bản tính chất phác. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.
4. (Danh) Hình vóc, thân thể. ◇ Tào Thực : "Thống dư chất chi nhật khuy" (Mẫn chí phú ) Đau đớn trong thân ta mà ngày một suy kém.
5. (Danh) Cái đích tập bắn.
6. (Danh) Gông, một hình cụ thời xưa.
7. (Danh) Lối văn tự mua bán. ◎ Như: "chất tề" tờ hợp đồng buôn bán.
8. (Danh) Lời thề ước.
9. (Động) Hỏi, cật vấn, còn nghi ngờ nên hỏi lại. ◎ Như: "chất nghi" tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp trung bộ dịch nghi nhi chấp chi, chất ư quan, khảo lược khốc thảm" , , (Vương Lan ) Sai dịch trong ấp nghi ngờ nên bắt giữ, cật vấn ở sở quan, khảo đánh thảm khốc.
10. (Tính) Thật thà, mộc mạc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết nhĩ tính linh, khước hựu như thử chất xuẩn" , (Đệ nhất hồi) Ngươi bảo ngươi có tính linh, sao lại dại dột ngu dốt thế?
11. Một âm là "chí". (Động) Để một vật hay người làm tin. § Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm con tin gọi là "chí". ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
12. (Động) Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tả nang chí y" (Cát Cân ) Dốc hết túi cầm bán áo.
13. (Danh) Lễ vật để bái kiến người trên. § Thông "chí" . ◇ Sử Kí : "Nãi lệnh Trương Nghi tường khứ Tần, hậu tệ ủy chí sự Sở" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Bèn sai Trương Nghi giả vờ bỏ Tần, mang nhiều tiền của và lễ vật xin thờ nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Thể chất, cái bản thể của các vật đều gọi là chất, như khí chất chất hơi, lưu chất chất lỏng, chia rẽ vật thể ra từng bộ phận rất nhỏ gọi là chất điểm , cái chất điểm thuần một chất không lẫn cái gì gọi là nguyên chất .
② Tư chất nói về cái bẩm tính của con người.
③ Chất phác, mộc mạc.
④ Chất chính, tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng gọi là chất nghi .
⑤ Chủ, cỗi gốc.
⑥ Lối văn tự mua bán.
⑦ Tin.
⑧ Thật, chân thật.
⑨ Lời thề ước.
⑩ Cái đích tập bắn.
⑪ Một âm là chí. Cầm đợ, để một vật gì làm tin. Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm cho tin gọi là chí. Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền cũng gọi là chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chất: Chất lỏng; Vật chất; Phẩm chất; Tính chất;
② Chất lượng, phẩm chất: Coi trọng chất lượng chứ không coi trọng số lượng; Chia cấp theo chất lượng;
③ (văn) Chất phác, mộc mạc (ít văn vẻ);
④ Chất chính, chất vấn, hỏi (cho ra đúng sai): Tôi chất vấn đứa bé trai này cho đến lúc nó nói ra hết những gì nó biết;
⑤ Đối chất: Bị cáo đối chất với nguyên cáo;
⑥ Thế nợ, cầm, đợ, đưa (người) đi làm con tin, đồ (vật) gán nợ, con tin: Lấy quần áo gán nợ; Lấy vật này làm đồ gán nợ; Con tin;
⑦ (văn) Thật, chân thật;
⑧ (văn) Lời thề ước;
⑨ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thể của vật, cái làm nên vật — Tính cách của sự vật — Thành thật, không trau chuốt giả dối — Hỏi kĩ, gạn hỏi — Phần cốt yếu, phần chính. Một âm khác là P Chí.

Từ ghép 39

quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ người con trai
2. vua
3. chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vua, người làm chủ một nước (dưới thời đại phong kiến). ◎ Như: "quân vương" nhà vua, "quốc quân" vua nước.
2. (Danh) Chủ tể. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngôn hữu tông, sự hữu quân" , (Chương 70) Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ. ◇ Vương Bật : "Quân, vạn vật chi chủ dã" , (Chú ) Quân là chủ của muôn vật.
3. (Danh) Tên hiệu được phong. ◎ Như: Thời Chiến quốc có "Mạnh Thường Quân" , Ngụy quốc có "Tín Lăng Quân" , Triệu quốc có "Bình Nguyên Quân" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng: (1) Gọi cha mẹ. ◎ Như: "nghiêm quân" , "gia quân" . ◇ Liêu trai chí dị : "Gia quân hoạn du tây cương, minh nhật tương tòng mẫu khứ" 西, (A Hà ) Cha thiếp làm quan đến vùng biên giới phía tây, ngày mai (thiếp) sẽ theo mẹ đi. (2) Gọi tổ tiên. ◇ Khổng An Quốc : "Tiên quân Khổng Tử sanh ư Chu mạt" (Thư kinh , Tự ) Tổ tiên Khổng Tử sinh vào cuối đời Chu. (3) Thê thiếp gọi chồng. ◎ Như: "phu quân" , "lang quân" . (4) Tiếng tôn xưng người khác. ◎ Như: "chư quân" các ngài, "Nguyễn quân" ông Nguyễn. (5) Tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ người khác. ◎ Như: "thái quân" tiếng gọi mẹ của người khác, "tế quân" phu nhân.
5. (Danh) Họ "Quân".
6. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Hàn Phi Tử : "Nam diện quân quốc, cảnh nội chi dân, mạc cảm bất thần" , , (Ngũ đố ) Quay mặt về hướng nam cai trị nước, dân trong nước không ai dám không thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, người làm chủ cả một nước.
② Nghiêm quân cha, cha là chủ cả một nhà, cho nên lại gọi là phủ quân .
③ Thiên quân tâm người, như thiên quân thái nhiên trong tâm yên vui tự nhiên.
④ Tiểu quân vợ các vua chư hầu đời xưa. Vì thế bây giờ người ta cũng gọi vợ là tế quân . Sắc hiệu phong cho đàn bà xưa cũng gọi là quân. Như mình gọi mẹ là thái quân , cũng như danh hiệu Thái phu quân vậy.
⑤ Anh, bạn bè tôn nhau cũng gọi là quân. Như Nguyễn quân anh họ Nguyễn, Lê quân anh họ Lê, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua;
② Ông, anh, ngài: Các ngài; ? Ngài có đến được không?; Ông Nguyễn, anh Nguyễn; Thiên hạ ai người chẳng biết anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
③ (văn) Cha, mẹ hoặc vợ: (hoặc ): Cha; Bà (tiếng gọi mẹ của người khác); Vợ các vua chư hầu (đời xưa); Vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ngôi vị cao nhất — Chỉ vua, vì vua là người ở ngôi vị cao nhất trong nước — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn vợ gọi chồng là Lang quân, Phu quân — Tiếng tôn xưng giữa bạn bè, người ngang hàng. Hát nó của Cao Bá Quát có câu: » Thế sự thăng trầm quân mạc sấn « ( việc đời lên xuống thay đổi, bạn đừng hỏi làm gì ).

Từ ghép 50

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.