an ổn

phồn thể

Từ điển phổ thông

yên ổn, yên lành

Từ điển trích dẫn

1. Bình yên ổn định. ◇ Ba Kim : "Thuyền tại thủy diện lưu trước, an ổn nhi tự nhiên, bất tằng kích khởi nhất điểm phong ba" , , (Gia , Thập cửu) Thuyền trên mặt nước trôi đi, bình yên tự nhiên, không hề có một chút sóng gió nào nổi dậy.
2. Khí độ nhàn tĩnh, thường nói về đàn bà con gái.
3. An hảo, an khang, mạnh khỏe. ◇ Tân Đường Thư : "Lộc San cứ sàng viết: Thiên tử an ổn phủ?" 祿: ? (Nghịch thần truyện thượng , An Lộc San 祿) An Lộc San ngồi lên giường hỏi: Nhà vua được khỏe không?
4. Ổn thỏa. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Túc ư dịch thất, khởi bất nhạ nhân bàn vấn? Hoàn đáo tiền thôn, trạch tích tĩnh xứ dân gia đầu túc, phương vi an ổn" 宿, ? , 宿, (Ảo tướng công ) Nghỉ ở nhà trạm, há không tránh khỏi người ta thắc mắc sao? Tốt hơn hãy đến trước làng, chọn nơi vắng vẻ ở nhà dân mà xin ngủ trọ, mới là ổn thỏa.
5. Yên lặng, trầm tĩnh không bị quấy rầy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Lâm Đại Ngọc nghiêm nghiêm mật mật khỏa trước nhất phúc hạnh tử hồng lăng bị, an ổn hợp mục nhi thụy" , (Đệ nhị thập nhất hồi) Đại Ngọc thì đắp kín người một cái chăn lụa đỏ hình hoa hạnh, yên lặng nhắm mắt ngủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên và vững, không có chuyện gì xảy ra, không lo sợ gì.
khắc
kè ㄎㄜˋ, kēi ㄎㄟ

khắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. làm được
2. hiếu thắng

Từ điển phổ thông

1. khắc phục, phục hồi
2. tất phải thế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đảm đương, gách vác. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thường cụ bất khắc phụ hà, dĩ thiểm tiền nhân" , (Vị Đỗ tư đồ tạ tứ truy tặng biểu ) Thường lo sợ không đảm đương gánh vác nổi, làm nhục tiền nhân.
2. (Động) Được, chiến thắng. ◎ Như: "khắc địch" chiến thắng quân địch.
3. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎ Như: "khắc phục" ước thúc, làm chủ được. ◇ Luận Ngữ : "Khắc kỉ phục lễ vi nhân" (Nhan Uyên ) Kiềm chế được chính mình (tư dục) mà trở về lễ (đạo li) là đạt được đức Nhân.
4. (Động) Hạn định, ước định, hẹn. ◎ Như: "khắc kì động công" hẹn định thời kì khởi công.
5. (Động) Khấu trừ. ◇ Thủy hử truyện : "Quả nhân ngự tứ chi tửu, nhất bình khắc giảm bán bình" , (Đệ bát thập tam hồi) Rượu vua ban cho quả nhân, một bình khấu trừ nửa bình.
6. (Động) Tiêu hóa. ◎ Như: "đa cật thủy quả năng khắc thực" uống nhiều nước quả thật giúp cho tiêu hóa.
7. (Danh) Lượng từ: gam (tiếng Anh "gram"). ◎ Như: "nhất khắc đẳng ư thiên phân chi nhất công cân" một gam bằng một phần ngàn kí-lô.
8. (Phó) Có thể. ◎ Như: "bất khắc phân thân" không thể sẻ thân ra được.

Từ điển Thiều Chửu

① Hay, như bất khắc thành hành không hay đi được.
② Ðược, đánh được gọi là khắc, như khắc phục lấy lại được chỗ đất đã mất, như khắc kỉ phục lễ đánh đổ lòng muốn xằng của mình để lấy lại lễ. Các nhà buôn bán giảm giá hàng cũng gọi là khắc kỉ.
③ Hiếu thắng, như kị khắc ghen ghét người, thích hơn người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Được, có thể: Không chia mình ra được; Ta không thể cứu được (Tả truyện: Tương công tam thập nhất niên);
② Thắng, chiến thắng, hạ được, chiếm được: Quân ta thắng địch; Chiếm luôn được mấy thành; Tào Tháo bèn đánh thắng được Viên Thiệu (Gia Cát Lượng: Thảo lư đối);
③ Khắc phục, chế phục, đạp bằng: Khắc phục khó khăn;
④ Hạn định, ước định, hẹn (thời gian): Hạn định thời gian khởi công; Bèn cùng hẹn ngày ra đánh nhau (Tam quốc chí);
⑤ Gam (gramme): Mỗi hộp nặng 500 gam;
⑥ Khơ (tiếng Tây Tạng, một khơ bằng 25 cân T.Q. hoặc 12 kilô rưỡi);
⑦ Khơ (tiếng Tây Tạng, một khơ bằng 1 mẫu Trung Quốc hoặc 1/15 hecta).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Đánh (người);
② Quở trách, phê bình: Bị phê bình;
③ Như (bộ ). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gánh vác — Có thể. Có khả năng — Hơn được người khác. Thắng được — Không hợp. Td: Xung khắc.

Từ ghép 22

duyệt, thoát, thuyết, thuế
shuì ㄕㄨㄟˋ, shuō ㄕㄨㄛ, tuō ㄊㄨㄛ, yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vui lòng (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui lòng. Như hai chữ Duyệt , — Một âm là Thuyết. Xem âm Thuyết.

thoát

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giải thoát (dùng như , bộ ): Lợi cho người bị tù tội, mà thoát khỏi gông cùm (Chu Dịch: Mông quái).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thoát — Xem các âm Duyệt, Thuế, Thuyết.

thuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

nói, giảng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rõ ra — Lời nói — Một hệ thống tư tưởng. Td: Học thuyết.

Từ ghép 43

thuế

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, giải thích, giảng giải. ◎ Như: "diễn thuyết" nói rộng ý kiến mình cho nhiều người nghe, "thuyết minh" nói rõ cho người khác hiểu.
2. (Động) Đàm luận, thương thuyết. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhị quan mật khiển phúc tâm dữ Tịch quan thuyết, hứa dĩ thiên kim" , (Tịch Phương Bình ) Hai viên qua mật sai người tâm phúc đến điều đình với Tịch, hứa biếu ngàn vàng.
3. (Động) Mắng, quở trách. ◎ Như: "thuyết liễu tha nhất đốn" mắng nó một trận.
4. (Động) Giới thiệu, làm mối. ◎ Như: "thuyết môi" làm mối.
5. (Danh) Ngôn luận, chủ trương. ◎ Như: "học thuyết" quan niệm, lập luận về một vấn đề.
6. Một âm là "duyệt". (Tính) Vui lòng, đẹp lòng. § Thông "duyệt" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
7. Lại một âm nữa là "thuế". (Động) Dùng lời nói để dẫn dụ người ta theo ý mình. ◎ Như: "du thuế" đi các nơi nói dẫn dụ người.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc "thuyết" cả.
9. § Thông "thoát" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra gọi là thuyết. Như diễn thuyết , thuyết minh .
② Ngôn luận.
③ Một âm là duyệt. Cùng nghĩa với chữ . Vui lòng, đẹp lòng. Luận ngữ : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ (Học nhi ) học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
④ Lại một âm nữa là thuế. Lấy lời nói dỗ cho người ta theo mình gọi là thuế. Như du thuế đi các nơi nói dụ người. Ta quen đọc thuyết cả. Cũng có nghĩa như chữ thoát .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng lời nói khiến người khác phải nghe theo — Nhà ở — Xem Thuyết.

Từ điển trích dẫn

1. Ở vào (thời gian, nơi chốn...). ◇ Lí Tư : "Sở trọng giả tại hồ sắc nhạc châu ngọc, nhi sở khinh giả tại hồ dân nhân dã. Thử phi sở dĩ khóa hải nội chế chư hầu chi thuật dã" , . (Thướng thư Tần Thủy Hoàng ).
2. Ở chỗ, do ở. ◇ Lí Đông Dương : "Phù sở vị giáo, tất cung hành thật tiễn, bất chuyên tại hồ ngôn ngữ văn tự chi thô" , , (Tống Nam Kinh Quốc tử tế tửu tạ công thi tự ).
3. Để ý, lưu ý. § Thường dùng ở thể phủ định. ◎ Như: "mãn bất tại hồ" 滿 hoàn toàn không để ý. ◇ Từ Trì : "Quá liễu bất nhất hội nhi, hựu truyền lai liễu đệ nhị thanh cự hưởng. Dự tiên hữu liễu cảnh cáo, vũ hội thượng đích nhân thính đáo tựu mãn bất tại hồ" , . , 滿 (Đệ nhất khỏa thải du thụ ).

nhân số

phồn thể

Từ điển phổ thông

số người

Từ điển trích dẫn

1. Chúng nhân, mọi người. ◇ Trang Tử : "Nhữ đắc toàn nhi hình khu, cụ nhi cửu khiếu, vô trung đạo yêu ư lung manh bả kiển nhi bỉ ư nhân số, diệc hạnh hĩ, hựu hà hạ hồ thiên chi oán tai!" , , , , (Đạt sanh ) Mi được vẹn hình xác, đủ chín khiếu, không nửa đường chết yểu về điếc, mù, què quặt. So với bao nhiêu người khác, thế cũng là may rồi, lại rỗi công đâu mà oán trời!
2. Số người, số lượng nhân viên. ◇ Kim sử : "Dụ hữu ti, tiến sĩ trình văn đãn hợp cách giả tức thủ chi, vô hạn nhân số" , , (Chương Tông kỉ nhất ) Chỉ thị cho quan viên, tiến sĩ trình văn cứ hợp cách là chọn lấy, không hạn định số người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số người, mức đông đảo về người tại một vùng.

Từ điển trích dẫn

1. Bình luận công chính. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đô đốc thử ngôn, thậm thị công luận" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đô đốc nói lời này, thật là công bình chính trực.
2. Bình luận của công chúng.
3. Công lí, định lí. ◇ Lỗ Tấn : "Sơ do kinh nghiệm nhi nhập công luận, thứ cánh do công luận nhi nhập tân kinh nghiệm" , (Phần , Khoa học sử giáo thiên ) Ban đầu do kinh nghiệm mà đi vào công lí, sau lại do công lí mà thu nhập kinh nghiệm mới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời bàn tán của mọi người.
bồi
péi ㄆㄟˊ

bồi

phồn thể

Từ điển phổ thông

đền bù, đền trả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đền trả. ◎ Như: "bồi thường tổn thất" đền bù thiệt hại. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Một thập yêu thuyết đích, nhĩ hảo hảo nhi đích bồi ngã môn đích ngư bãi. Cương tài nhất cá ngư thượng lai, cương cương nhi đích yếu điếu trước, khiếu nhĩ hổ bào liễu" , . , , (Đệ bát thập nhất hồi) Không nói gì cả, anh phải đền con cá cho chúng tôi đi. Vừa rồi một con cá nổi lên, tôi định câu, thì bị anh làm nó sợ lặn đi mất.
2. (Động) Sút kém, lỗ. ◎ Như: "bồi bổn" lỗ vốn.
3. (Động) Xin lỗi. ◎ Như: "bồi bất thị" xin lỗi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá thị Bảo Ngọc đích thanh âm, tưởng tất thị lai bồi bất thị lai liễu" , (Đệ tam thập hồi) Đúng là tiếng Bảo Ngọc rồi, chắc lại đến xin lỗi đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đền trả, như bồi thường tổn thất đền bù chỗ thiệt hại.
② Sút kém, như bồi bổn sụt vốn, lỗ vốn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đền bù, bồi thường: 西 Làm hỏng phải đền;
② Lỗ mất: Lỗ mất nhiều tiền; Mất cả phu nhân lại thiệt quân, mất cả chì lẫn chài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đền bù lại của cải tiền bạc cho người khác.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Nghĩa lí sâu kín. ◇ Tống sử : "Cổ thư kì từ áo nghĩa, nhân sở bất hiểu giả, nhất quá mục triếp giải" , , (Thái Nguyên Định truyện ).

Từ điển trích dẫn

1. Thuyên dũ, khỏi bệnh. ◇ Lão Xá : "Tha tâm trung đích thương ngân tịnh một hữu bình phục" (Tứ thế đồng đường , Tam tứ ).
2. Bình tĩnh trở lại, làm cho bình tĩnh. ◇ Sử Kí : "Thái hậu văn chi, lập khởi tọa sôn, khí bình phục" , , (Lương Hiếu Vương thế gia ).
3. Dẹp yên, bình định. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quan Trung biên viễn, nhược quần tặc các y hiểm trở, chinh chi phi nhất nhị niên bất khả bình phục" , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Quan Trung ở vùng biên thùy xa xôi, nếu giặc cứ giữ vững những nơi hiểm yếu thì đánh đến một hai năm cũng không dẹp xong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở lại bình thường, ý nói khỏi bệnh.

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .
2. Vừa, chỉ.
3. Trước đó không lâu, vừa mới. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Một thập yêu thuyết đích, nhĩ hảo hảo nhi đích bồi ngã môn đích ngư bãi. Cương tài nhất cá ngư thượng lai, cương cương nhi đích yếu điếu trước, khiếu nhĩ hổ bào liễu" , . , , (Đệ bát thập nhất hồi) Không nói gì cả, anh phải đền con cá cho chúng tôi đi. Vừa rồi một con cá nổi lên, tôi định câu, thì bị anh làm nó sợ lặn đi mất.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.