triếp, tráp, trát
zhǎ ㄓㄚˇ

triếp

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt đưa qua đưa lại, mắt chớp chớp.

tráp

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Nháy (mắt), chớp (mắt).

trát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nháy mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chớp mắt. ◎ Như: "sát nhân bất trát nhãn" giết người không chớp mắt.
2. (Động) Nháy, chớp. ◎ Như: "thiên thượng phồn tinh nhất trực trát cá bất đình" sao trên trời lấp lánh mãi không ngừng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nháy mắt.

Từ ghép 1

nhụ, nhục, nậu
ròu ㄖㄡˋ, rù ㄖㄨˋ

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo tốt, núng nính những thịt — Một âm là Nhục. Xem Nhục.

Từ ghép 23

nhục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thịt
2. cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịt: Thịt heo; Bắp thịt;
② Cơm, cùi, nhục, thịt (phần nạc của trái cây): Trái vải dày cơm; Nhãn nhục;
③ Phần xác thịt: Sự ham muốn về xác thịt; Hình phạt về xác thịt;
④ Nẫu: 西 Dưa hấu nẫu ruột;
⑤ (đph) Chậm chạp: Anh ấy làm việc chậm chạp lắm; Tính chậm chạp;
⑥ (văn) Mập mạp, đẫy đà, nở nang;
⑦ (văn) Làm cho trở thành thịt: Làm cho người chết sống lại và làm cho xương trở nên thịt (Tả truyện);
⑧ (văn) Phần ngoài lỗ của đồng tiền hay đồ ngọc có lỗ (phần trong gọi là háo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt. Td: Ngưu nhục (thịt bò) — Xác thịt. Thân xác. Td: Nhục dục —Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhục, khi viết thành bộ thì viết là .

Từ ghép 23

nậu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.
huỳnh
jiǒng ㄐㄩㄥˇ, xíng ㄒㄧㄥˊ, yíng ㄧㄥˊ

huỳnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

soi sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lù mù, lờ mờ, thiếu ánh sáng. ◎ Như: "nhất đăng huỳnh huỳnh nhiên" ngọn đèn lù mù.
2. (Động) Hoa mắt. ◇ Trang Tử : "Nhi mục tương huỳnh chi" (Nhân gian thế ) Và mắt ngươi sẽ hoa lên.
3. (Động) "Huỳnh hoặc" : mê hoặc, phiến hoặc.
4. (Danh) "Huỳnh hoặc" : tên ngày xưa gọi "Hỏa tinh" .
5. (Phó) "Huỳnh huỳnh" : (1) Lù mù, lờ mờ, thiếu ánh sáng. (2) Lấp lánh, loang loáng. ◇ Cao Bá Quát : "Song nhãn huỳnh huỳnh nhĩ tập tập" (Đề Phụng Tá sứ quân họa lí đồ 使) Hai mắt (con cá chép) loang loáng, hai tai phập phồng. (3) Rực rỡ.

Từ điển Thiều Chửu

① Soi sáng, sáng sủa.
② Huỳnh hoặc sao huỳnh hoặc tức là sao Hỏa tinh.
③ Hoa mắt, bị người ta làm mê hoặc cũng gọi là huỳnh hoặc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Ánh sáng) lờ mờ, lù mù, le lói: Ngọn đèn lù mù;
② Lóa mắt, hoa mắt, nghi hoặc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh lửa — Chói mắt, lóa mắt.

Từ ghép 1

thần
shēn ㄕㄣ, shén ㄕㄣˊ

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thần linh, thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trời đất sinh ra muôn vật, đấng chủ tể gọi là "thần". ◎ Như: "san thần" thần núi, "thiên thần" thần trời, "hải thần" thần biển.
2. (Danh) Bậc thánh, không ai lường biết được gọi là "thần".
3. (Danh) Bậc hiền thánh sau khi chết, được người ta sùng bái linh hồn, gọi là "thần".
4. (Danh) Sức chú ý, khả năng suy tưởng, tâm trí. ◎ Như: "tụ tinh hội thần" tập trung tinh thần. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố tri thị Điêu Thuyền, thần hồn phiêu đãng" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố biết chính là Điêu Thuyền, tâm thần mê mẩn.
5. (Tính) Kì lạ, huyền diệu, không phải tầm thường, bất phàm. ◎ Như: "thần đồng" đứa trẻ có tài năng vượt trội, "thần cơ diệu toán" cơ mưu liệu tính lạ thường. § Ghi chú: "thần thông" nhà Phật nói người ta vốn có tuệ tính thiên nhiên, thông suốt vô ngại, biến hóa bất thường, ai tu chứng được phần đó gọi là "thần thông". ◎ Như: "thiên nhãn thông" con mắt thần thông trông suốt hết mọi nơi, "tha tâm thông" có thần thông biết hết lòng người khác.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiên thần.
② Thần thánh, không ai lường biết được gọi là thần.
Tinh thần, thần khí.
④ Thần thông nhà Phật nói người ta vốn có tuệ tính thiên nhiên, thông suốt vô ngại, biến hóa bất thường, ai tu chứng được phần đó gọi là thần thông, như thiên nhãn thông con mắt thần thông trông suốt hết mọi nơi, tha tâm thông có thần thông biết tẫn lòng người khác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thần, thần tiên, thần thánh, phi thường, kì lạ: Sức mạnh phi thường; Tế thần như thần có ở đó (Luận ngữ); Thuyết vô thần; Thần thoại, chuyện hoang đường; Trổ hết tài ba;
② Sức chú ý, tinh thần, thần khí, thần thái: Mệt óc, mệt trí; Tập trung tinh thần;
③ Dáng vẻ, bộ điệu, thái độ, thần sắc: Anh xem cái bộ điệu của nó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình thiêng liêng của con người. Td: Tinh thần — Bậc thiêng liêng được thờ phụng. Truyện Nhị độ mai : » Mắt thần không giấu lướt trời không dung « — Tài giỏi vượt hẳn người thường. Đoạn trường tân thanh : » Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời «.

Từ ghép 73

ác thần 惡神an thần 安神an thần dược 安神藥ảo thần 媼神âm thần 陰神bách thần 百神dâm thần 淫神đa thần 多神đa thần giáo 多神教định thần 定神hung thần 凶神hữu thần 有神lôi thần 雷神lưu thần 畱神ngưng thần 凝神nhất thần giáo 一神教nữ thần 女神ôn thần 瘟神phí thần 費神phong thần 封神phong thần 風神phúc thần 福神quốc thần 國神quỷ thần 鬼神sơn thần 山神sự thần 事神tả thần 寫神tà thần 邪神tai thần 災神tài thần 財神tàm thần 蠶神tâm thần 心神thần bí 神秘thần châu 神洲thần châu xích huyện 神州赤縣thần chủ 神主thần công 神工thần diệu 神妙thần dược 神藥thần đồng 神童thần giao 神交thần hồn phiêu đãng 神魂飄蕩thần khí 神氣thần kì 神奇thần kì 神祗thần kinh 神京thần kinh 神經thần linh 神靈thần lực 神力thần miếu 神廟thần minh 神明thần mộng 神夢thần nông 神農thần sắc 神色thần thái 神采thần thánh 神聖thần thoại 神話thần thông 神通thần tiên 神仙thần tình 神情thần toán 神算thần tốc 神速thần tượng 神像thiên thần 天神thổ thần 土神thủy thần 水神tinh thần 精神truyền thần 传神truyền thần 傳神vô thần 無神xuất quỷ nhập thần 出軌入神xuất quỷ nhập thần 出鬼入神xuất thần 出神

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là .
2. Mù mịt, không phân biện được phương hướng. ◇ Tiền Trừng Chi : "Song nhãn mê mang nhận bất thanh, Sâm sâm lãnh khí diêu tương bách" , (Tam nhất thượng nhân vân trúc ca ).
3. Hoang mang, tinh thần hoảng hốt. ◇ Quản Tử : "Nhân kí mê mang, tất kì tương vong chi đạo" , (Thế ).

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ "Đạo" : Cái mà đạo gia gọi là sâu xa khó biết được, vạn vật đều từ đó mà ra. ◇ Đạo Đức Kinh : "Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn" , (Chương 1).
2. Chỉ "huyền lí" thời Ngụy, Tấn. ◇ Quản Lộ truyện : "Bùi Sứ Quân hữu cao tài dật độ, thiện ngôn huyền diệu" 使, .
3. Hình dung sự lí sâu kín vi diệu, khó nắm bắt được. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tinh thông hồ quỷ thần, thâm vi huyền diệu, nhi mạc kiến kì hình" , , (Vật cung ).
4. Phiếm chỉ đạo lí hoặc quyết khiếu vi diệu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn bất tri đạo, giá thị ngã thân nhãn kiến đích, tịnh phi quỷ quái, huống thính đắc ca thanh, đại hữu huyền diệu" , , , , (Đệ nhất bách nhị thập hồi) Chúng mày không hiểu rõ! Đó là chính mắt ta trông thấy, chứ có phải ma quỷ gì đâu. Vả lại nghe tiếng ca, như có đạo lí hoặc quyết khiếu tinh vi sâu kín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sâu kín khéo léo, khó thấy.
điểm
diǎn ㄉㄧㄢˇ, duò ㄉㄨㄛˋ, zhān ㄓㄢ

điểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

điểm, chấm, nốt, giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngấn, vết nhỏ. ◎ Như: "mặc điểm" vết mực, "ô điểm" vết bẩn.
2. (Danh) Hạt, giọt. ◎ Như: "châu điểm" hạt trai, "tiểu vũ điểm" giọt mưa phùn.
3. (Danh) Nét chấm (trong chữ Hán). ◎ Như: "tam điểm thủy" ba nét chấm của bộ "thủy".
4. (Danh) Dấu chấm câu. ◎ Như: "đậu điểm" dấu chấm hết câu.
5. (Danh) Nói tắt của "điểm tâm thực phẩm" (món ăn lót dạ). ◎ Như: "cao điểm" bánh điểm tâm, "tảo điểm" món ăn lót dạ buổi sáng.
6. (Danh) Giờ (thời gian). ◎ Như: "thập điểm" mười giờ.
7. (Danh) Lúc, thời gian quy định. ◎ Như: "đáo điểm liễu" đến giờ rồi.
8. (Danh) Bộ phận, phương diện, phần, nét. ◎ Như: "ưu điểm" phần ưu tú, "khuyết điểm" chỗ thiếu sót, "nhược điểm" điều yếu kém.
9. (Danh) Tiêu chuẩn hoặc nơi chốn nhất định. ◎ Như: "khởi điểm" chỗ bắt đầu, "phí điểm" điểm sôi.
10. (Danh) Lượng từ: điều, việc, hạng mục. ◎ Như: "giá cá chủ đề, khả phân hạ liệt tam điểm lai thuyết minh" , chủ đề đó có thể chia làm ba điều mục để thuyết minh.
11. (Danh) Trong môn hình học, chỉ vị trí chính xác mà không có kích thước lớn bé, dài ngắn, dày mỏng. ◎ Như: "lưỡng tuyến đích giao điểm" điểm gặp nhau của hai đường chéo.
12. (Danh) Kí hiệu trong số học dùng để phân biệt phần số nguyên và số lẻ (thập phân). ◎ Như: 33.5 đọc là "tam thập tam điểm ngũ" .
13. (Động) Châm, đốt, thắp, nhóm. ◎ Như: "điểm hỏa" nhóm lửa, "điểm đăng" thắp đèn.
14. (Động) Gật (đầu). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Hoàn điểm đầu thuyết: Thị" : (Đệ ngũ thập hồi) Lý Hoàn gật đầu nói: Phải đấy.
15. (Động) Chấm (chạm vào vật thể rồi tách ra ngay lập tức). ◎ Như: "tinh đình điểm thủy" chuồn chuồn chấm nước.
16. (Động) Chỉ định, chọn. ◎ Như: "điểm thái" chọn thức ăn, gọi món ăn.
17. (Động) Kiểm, xét, đếm, gọi. ◎ Như: "bả tiền điểm nhất điểm" kiểm tiền, đếm tiền, "điểm danh" gọi tên (để kiểm soát).
18. (Động) Nhỏ, tra. ◎ Như: "điểm nhãn dược thủy" nhỏ thuốc lỏng vào mắt.
19. (Động) Chỉ thị, chỉ bảo, bảo. ◎ Như: "nhất điểm tựu minh bạch liễu" bảo một tí là hiểu ngay.
20. (Động) Trang sức. ◎ Như: "trang điểm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vật bé tí. Tục nói cái gì bé tí gọi là là nhất điểm . Cái gì tế toái vụn vặt gọi là điểm điểm .
② Nét chấm. Nói rộng ra phàm cái gì dính líu vào một tí liền buông ra ngay đều gọi là điểm.
③ Dấu chấm câu.
④ Chỗ xóa hay chỗ chữa trong bài văn cũng gọi là điểm. Như văn bất gia điểm ý nói tài tứ nhanh nhẹn, làm văn xong không phải chữa nữa.
⑤ Giờ. Như thập điểm mười giờ.
⑥ Xét nét. Như kiểm điểm , tra điểm .
⑦ Chỉ định cho, chỉ điểm cho.
⑧ Ăn lót dạ. Như điểm tâm .
⑨ Trong phép tính (môn hình học), cho phần chỉ có vị trí mà không có lớn bé, dài ngắn, dày mỏng gọi là điểm. Như lưỡng tuyến đích giao điểm điểm gặp nhau của hai đường chéo.
⑩ Nhơ bẩn.
⑪ Giọt nước rớt vào.
⑫ Hơ nóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạt, giọt: Hạt mưa;
② Chấm, vết: Vết mực; Vết bẩn;
③ Nét chữ (trong chữ Hán "");
④ (toán) Điểm: Điểm giao nhau của hai đường chéo; Điểm mốc;
⑤ Chấm, nét chấm, dấu chấm, điểm: Dấu chấm;
⑥ Chút ít, một ít, một tí: Ăn một ít bánh điểm tâm;
⑦ Điểm, điều, việc: Đề nghị hai điểm; Chúng tôi không đồng ý điều đó;
⑧ Nơi, chỗ, điểm: Khởi điểm, chỗ bắt đầu; Điểm sôi;
⑨ Phần, điểm, nét: Đặc điểm, nét riêng biệt;
⑩ Chấm, điểm: Chấm câu; Chấm một điểm nhỏ;
⑪ Gật (đầu): Anh ta gật gật đầu;
⑫ Nhỏ, tra: Nhỏ thuốc đau mắt;
⑬ Trồng, tra: Trồng lạc, trồng đậu phộng; Tra ngô;
⑭ Kiểm soát, xét, kiểm, đếm, điểm, gọi: Kiểm tiền, đếm tiền; Điểm danh, gọi tên;
⑮ Chọn ra, gọi, kêu: Chọn thức ăn, gọi món ăn;
⑯ Bảo, dạy bảo: Anh ta là người sáng dạ, bảo một tí là hiểu ngay;
⑰ Châm, đốt, thắp, nhóm: Thắp đèn, Nhóm lửa;
⑱ Giờ: Mười giờ sáng; ? Bây giờ đã mấy giờ rồi?;
⑲ Lúc, giờ: Đến giờ rồi, bắt đầu đi!;
⑳ (Bánh) điểm tâm, (bánh) ăn lót dạ: Bánh điểm tâm; Bánh ăn lót dạ buổi sáng;
㉑ (in) Cỡ chữ in;
㉒ Nhằm vào, nói đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết đen nhỏ. Chấm đen. Cái chấm. Trong toán học cũng gọi là điểm — Chỉ sự nhục nhã xấu xa — Xem xét. Chẳng hạn. Kiểm điểm — Lấy ngón tay mà trỏ vào, ấn vào. Chẳng hạn Điểm huyệt — Trỏ cho thấy, cho biết. Chẳng hạn Điểm chỉ — Bữa ăn nhỏ, ăn sơ sài cho đỡ đói — Giờ đồng hồ — Đếm xem. Chẳng hạn Điểm danh — Tên người Đoàn Thị Điểm, nữ danh sĩ đời Lê, sinh 1705, mất 1748, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, người làng Hiến phạm huyện Văn giang tỉnh Bắc ninh, dòng dõi thư hương, từng được mời vào cung dạy học, năm 1741 mới kết hôn, làm kế thất của Tiến sĩ Nguyễn Kiều giữ chức Thị lang. Tác phẩm Hán văn của bà có cuốn Truyền kì tân phổ, dịch phẩm Nôm có Chinh phụ ngâm khúc , dịch từ nguyên văn của Đặng Trần Côn.

Từ ghép 49

tao, táo
sāo ㄙㄠ, sào ㄙㄠˋ

tao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùi thịt tanh hôi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi hôi, thối, tanh, khai. ◇ Tuân Tử : "Khẩu biện toan hàm cam khổ, tị biện phân phương tinh tao" , (Vinh nhục ) Miệng phân biệt chua mặn ngọt đắng, mũi phân biệt được thơm tho tanh hôi.
2. Một âm là "táo". (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◎ Như: "hại táo" xấu hổ.
3. (Động) Sỉ nhục, làm nhục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Táo nhĩ nương đích, hạt liễu nhãn tình, bính khởi ngã lai liễu!" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Đéo mẹ nhà mày! Mắt đui rồi hả, đụng cả vào tao!

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi thịt tanh hôi.
② Thẹn đỏ mặt. Ta quen đọc là chữ táo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hôi, hôi tanh, khai: 尿 Mùi khai nước đái; Hôi nách. Xem [sào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỡ heo đã có mùi hôi — Một âm là Táo. Xem Táo.

táo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thẹn đỏ mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi hôi, thối, tanh, khai. ◇ Tuân Tử : "Khẩu biện toan hàm cam khổ, tị biện phân phương tinh tao" , (Vinh nhục ) Miệng phân biệt chua mặn ngọt đắng, mũi phân biệt được thơm tho tanh hôi.
2. Một âm là "táo". (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◎ Như: "hại táo" xấu hổ.
3. (Động) Sỉ nhục, làm nhục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Táo nhĩ nương đích, hạt liễu nhãn tình, bính khởi ngã lai liễu!" , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Đéo mẹ nhà mày! Mắt đui rồi hả, đụng cả vào tao!

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi thịt tanh hôi.
② Thẹn đỏ mặt. Ta quen đọc là chữ táo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thẹn đỏ mặt, ngượng, xấu hổ: Thẹn đỏ mặt; Không biết xấu hổ. Xem [sao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ sệt thẹn thùng — Một âm là Tao. Xem Tao.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Lo liệu, quản lí. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả cấp sai nhân đáo bỉ thủ ngự thành trì, tịnh liệu lí táng sự" , (Đệ ngũ tam hồi) Hãy gấp sai người sang đó coi giữ thành trì và lo liệu việc tang.
2. Món ăn. ◎ Như: "Nhật Bổn liệu lí dĩ tinh trí văn danh" .
3. Coi sóc, trông nom, chiếu cố. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Nhữ nhược vi tuyển quan, đương hảo liệu lí thử nhân" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ).
4. Làm cho khổ sở, bức bách, chiết ma. ◇ Bạch Cư Dị : "Nhãn hôn cửu bị thư liệu lí, Phế khát đa nhân tửu tổn thương" , (Đối kính ngẫu ngâm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp đặt công việc.
lực
lì ㄌㄧˋ

lực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sức lực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trong vật lí học, hiệu năng làm thay đổi trạng thái vận động của vật thể gọi là "lực", đơn vị quốc tế của "lực" là Newton. ◎ Như: "li tâm lực" lực tác động theo chiều từ trung tâm ra ngoài, "địa tâm dẫn lực" sức hút của trung tâm trái đất.
2. (Danh) Sức của vật thể. ◎ Như: "tí lực" sức của cánh tay, "thể lực" sức của cơ thể.
3. (Danh) Chỉ chung tác dụng hoặc hiệu năng của sự vật. ◎ Như: "hỏa lực" , "phong lực" , "thủy lực" .
4. (Danh) Tài năng, khả năng. ◎ Như: "trí lực" tài trí, "thật lực" khả năng sức mạnh có thật, "lí giải lực" khả năng giải thích, phân giải, "lượng lực nhi vi" liệu theo khả năng mà làm.
5. (Danh) Quyền thế. ◎ Như: "quyền lực" .
6. (Danh) Người làm đầy tớ cho người khác.
7. (Danh) Họ "Lực".
8. (Phó) Hết sức, hết mình. ◎ Như: "lực cầu tiết kiệm" hết sức tiết kiệm, "lực tranh thượng du" hết mình cầu tiến, cố gắng vươn lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Sức, khoa học nghiên cứu về sức tự động của các vật và sức bị động của các vật khác là lực học .
② Phàm nơi nào tinh thần tới được đều gọi là lực, như mục lực sức mắt.
③ Cái tài sức làm việc của người, như thế lực , quyền lực , v.v.
④ Cái của vật làm nên được cũng gọi là lực. Như bút lực sức bút, mã lực sức ngựa, v.v.
⑤ Chăm chỉ, như lực điền chăm chỉ làm ruộng.
⑥ Cốt, chăm, như lực cầu tiết kiệm hết sức cầu tiết kiệm.
⑦ Làm đầy tớ người ta cũng gọi là lực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lí) Lực: Tỉ lệ lực; Lực li tâm;
② Sức, lực, khả năng đạt tới: Sức người, nhân lực; Sức của, vật lực; Sức hiểu biết; Sức thuyết phục; Khả năng nhìn thấy của mắt, sức nhìn; Bút lực; Quyền lực;
③ (Sức) lực, khỏe, có sức mạnh: Đại lực sĩ; Rất khỏe!; Ra sức đẩy xe; Người làm ruộng (có sức mạnh);
④ Cố gắng, tận lực, ra sức: Cố gắng vươn lên hàng đầu; Tận lực bảo vệ;
⑤ (văn) Làm đầy tớ cho người khác;
⑥ [Lì] (Họ) Lực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức mạnh — Lấy sức người ra mà làm việc — Cái sức để làm nên việc. Td: Hiệu lực — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 98

ác lực 握力ái lực 愛力ám lực 暗力áp lực 压力áp lực 壓力bạc lực 薄力bạo lực 暴力bất khả kháng lực 不可抗力bất lực 不力binh lực 兵力bút lực 筆力cân lực 筋力chủ lực 主力công lực 功力cực lực 極力dẫn lực 引力dũng lực 勇力đại lực 大力đàn lực 彈力đắc lực 得力đấu lực 鬬力điện lực 電力động lực 动力động lực 動力đồng tâm hiệp lực 同心協力hấp lực 吸力hiệp lực 协力hiệp lực 協力hiệp lực 合力hiệu lực 效力hoạt lực 活力học lực 學力hợp lực 合力huyết lực 血力hữu lực 有力khí lực 氣力kí lực 記力kiệt lực 竭力kình lực 勍力lao lực 勞力lục lực 僇力lực điền 力田lực đồ 力图lực đồ 力圖lực hành 力行lực lượng 力量lực sĩ 力士mã lực 馬力ma lực 魔力mãnh lực 猛力não lực 腦力năng lực 能力nghị lực 毅力nghiệp lực 業力nguyên động lực 原動力nhãn lực 眼力nhiệt lực 熱力nỗ lực 努力nội lực 內力pháp lực 法力phấn lực 奮力phí lực 費力phong lực 風力phong lực biểu 風力表phụ lực 負力quốc lực 国力quốc lực 國力quyền lực 权力quyền lực 權力súc lực 畜力tài lực 才力tâm lực 心力tận lực 盡力tất lực 畢力thần lực 神力thế lực 势力thế lực 勢力thực lực 实力thực lực 實力tiềm lực 潛力tinh lực 精力tốc lực 速力trí lực 智力trí lực 致力trọng lực 重力trợ lực 助力trở lực 阻力từ lực 磁力tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生uy lực 威力ứng lực 应力ứng lực 應力vật lực 物力vô lực 無力vũ lực 武力xảo khắc lực 巧克力xuất lực 出力

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.