ngưng
níng ㄋㄧㄥˊ

ngưng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngưng đọng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đông lại, đọng lại, đặc lại, cứng lại, dắn lại. ◇ Sầm Tham : "Mạc trung thảo hịch nghiễn thủy ngưng" (Tẩu mã xuyên hành phụng tống xuất sư tây chinh 西) Trong trướng viết hịch, nước nghiên mực đông đặc.
2. (Động) Thành tựu, hình thành. ◇ Trung Dung : "Cẩu bất chí đức, chí đạo bất ngưng yên" , (Chương 27.5) Nếu không phải là bậc đức hạnh hoàn toàn thì đạo chí thiện không thành tựu được.
3. (Động) Tụ tập. ◎ Như: "ngưng tập" tụ lại.
4. (Động) Dừng, ngừng lại. ◇ Tôn Xử Huyền : "Phong ngưng bắc lâm mộ" (Cú ) Gió ngừng ở rừng phía bắc lúc chiều tối.
5. (Động) Củng cố. ◇ Tuân Tử : "Kiêm tịnh dị năng dã, duy kiên ngưng chi nan yên" , (Nghị binh ) Kiêm quản thì dễ, chỉ làm cho vững mạnh mới khó thôi.
6. (Tính) Đông, đọng. ◇ Bạch Cư Dị : "Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi" (Trường hận ca ) Nước suối ấm chảy mau, rửa thân thể mịn màng như mỡ đông.
7. (Tính) Lộng lẫy, hoa lệ, đẹp đẽ. ◎ Như: "ngưng trang" đẹp lộng lẫy.
8. (Phó) Chăm chú, chuyên chú. ◇ Trang Vực : "Ngưng thê khuy quân quân mạc ngộ" (Thành thượng tà dương y lục thụ từ ) Đăm đăm nhìn lén chàng mà chàng không hay biết.
9. (Phó) Chậm rãi, thong thả. ◇ Bạch Cư Dị : "Hoãn ca mạn vũ ngưng ti trúc, Tận nhật quân vương khán bất túc" , (Trường hận ca ) Ca thong thả, múa nhẹ nhàng, (đàn) chậm rãi tiếng tơ tiếng trúc, Suốt ngày, quân vương xem vẫn cho là không đủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðọng lại. Chất lỏng đọng lại gọi là ngưng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đông lại, đọng lại, đặc lại, cứng lại, rắn lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước đóng thành băng — Lạnh đông cứng lại — Đọng lại, tụ lại, nhóm lại một chỗ — Thành công. Nên việc.

Từ ghép 11

chi, chỉ
zhī ㄓ, zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỡ tảng
2. sáp, nhựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chất dầu mỡ của động vật hay thực vật. ◎ Như: "tùng chi" dầu thông.
2. (Danh) Viết tắt của "yên chi" dầu sáp dùng để trang sức. § Nguyên viết là . Có khi viết là hay . ◎ Như: "chi phấn" phấn sáp.
3. (Danh) Ví dụ tiền của. ◎ Như: "dân chi dân cao" "dầu mỡ" của cải của dân.
4. (Danh) Họ "Chi".
5. (Động) Bôi dầu mỡ cho trơn tru. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ chi cức hành, Hoàng chi nhĩ xa?" , (Tiểu nhã , Hà nhân tư ) Ngươi đi vội vàng, Sao lại rảnh rang vô dầu mỡ cho xe của ngươi?

Từ điển Thiều Chửu

① Mỡ tảng, mỡ dót lại từng mảng.
② Yên chi phấn, đàn bà dùng để làm dáng. Nguyên viết là . Có khi viết là hay . Tục gọi tắt là chi , như chi phấn phấn sáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【chi phương [zhifáng] a. Mỡ, chất mỡ, béo, chất béo; b. Chất bổ của cây cỏ;
② Sáp đỏ, son: Tô son điểm phấn, tô điểm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mỡ đọng — Sáp tô môi của đàn bà — Tốt đẹp. Thoa dầu mỡ — Mập mạp.

Từ ghép 16

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỡ tảng
2. sáp, nhựa

Từ điển trích dẫn

1. Dầu mỡ đông. Hình dung da thịt trắng trẻo mịn màng. ◇ Thi Kinh : "Thủ như nhu đề, Phu như ngưng chi" , (Vệ phong , Thạc nhân ) Tay nàng trắng và mềm như mầm cỏ non, Da nàng trắng mịn màng (như mỡ đông). ◇ Bạch Cư Dị : "Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi" (Trường hận ca ) Nước suối ấm chảy mau, rửa thân thể mịn màng.
du, tù, tưu
jiū ㄐㄧㄡ, qiú ㄑㄧㄡˊ, yóu ㄧㄡˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tù tề" nhộng (ấu trùng ) của sâu gỗ. § Sắc nó trắng nõn, cho nên người xưa ví với cổ đàn bà. ◇ Thi Kinh : "Phu như ngưng chi, Lĩnh như tù tề" , (Vệ phong , Thạc nhân ) Da mịn màng như mỡ đông, Cổ trắng nõn như nhộng non.
2. Một âm là "tưu". (Danh) "Tưu mâu" cua gai, một loài cua bể.
3. Một âm là "du". § Thông "du" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tù tề con sâu gỗ, sắc nó trắng nõn, cho nên đem ví với cổ đàn bà.
② Một âm là tưu. Tưu mâu . Xem chữ .
③ Một âm là du. Cùng nghĩa với chữ du .

Từ điển Trần Văn Chánh

Con phù du.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tù tề" nhộng (ấu trùng ) của sâu gỗ. § Sắc nó trắng nõn, cho nên người xưa ví với cổ đàn bà. ◇ Thi Kinh : "Phu như ngưng chi, Lĩnh như tù tề" , (Vệ phong , Thạc nhân ) Da mịn màng như mỡ đông, Cổ trắng nõn như nhộng non.
2. Một âm là "tưu". (Danh) "Tưu mâu" cua gai, một loài cua bể.
3. Một âm là "du". § Thông "du" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tù tề con sâu gỗ, sắc nó trắng nõn, cho nên đem ví với cổ đàn bà.
② Một âm là tưu. Tưu mâu . Xem chữ .
③ Một âm là du. Cùng nghĩa với chữ du .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhộng của một loài sâu: Sâu gỗ (màu trắng nõn, thường để ví với cái cổ của người đàn bà).

tưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tưu mâu )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tù tề" nhộng (ấu trùng ) của sâu gỗ. § Sắc nó trắng nõn, cho nên người xưa ví với cổ đàn bà. ◇ Thi Kinh : "Phu như ngưng chi, Lĩnh như tù tề" , (Vệ phong , Thạc nhân ) Da mịn màng như mỡ đông, Cổ trắng nõn như nhộng non.
2. Một âm là "tưu". (Danh) "Tưu mâu" cua gai, một loài cua bể.
3. Một âm là "du". § Thông "du" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tù tề con sâu gỗ, sắc nó trắng nõn, cho nên đem ví với cổ đàn bà.
② Một âm là tưu. Tưu mâu . Xem chữ .
③ Một âm là du. Cùng nghĩa với chữ du .

Từ điển Trần Văn Chánh

】tưu mâu [jiumóu] Cua gai (Neptunus sp., một loại cua biển).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Tưu mâu .

Từ ghép 1

tràng, trường
cháng ㄔㄤˊ

tràng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ruột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ruột. § Phần nhỏ liền với dạ dày gọi là "tiểu tràng" ruột non, phần to liền với hậu môn gọi là "đại tràng" ruột già.
2. (Danh) Nỗi lòng, nội tâm, bụng dạ. ◎ Như: "tràng đỗ" ruột gan, lòng dạ, tâm tư.
3. § Còn đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Ruột. Phần nhỏ liền với dạ dầy gọi là tiểu tràng ruột non, phần to liền với lỗ đít gọi là đại tràng ruột già. Còn đọc là trường.
② Ðoạn tràng rất đau lòng. Lí Bạch : Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương, Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường Nàng (Dương Quý Phi ) như một cành hồng đẹp phủ móc đọng hương, (khiến cho) thần nữ mây mưa ở Vu sơn cũng phải đứt ruột.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ruột, lòng: Ruột già, đại tràng; Lòng ngay dạ thẳng.

Từ ghép 3

trường

phồn thể

Từ điển phổ thông

ruột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ruột. § Phần nhỏ liền với dạ dày gọi là "tiểu tràng" ruột non, phần to liền với hậu môn gọi là "đại tràng" ruột già.
2. (Danh) Nỗi lòng, nội tâm, bụng dạ. ◎ Như: "tràng đỗ" ruột gan, lòng dạ, tâm tư.
3. § Còn đọc là "trường".

Từ điển Thiều Chửu

① Ruột. Phần nhỏ liền với dạ dầy gọi là tiểu tràng ruột non, phần to liền với lỗ đít gọi là đại tràng ruột già. Còn đọc là trường.
② Ðoạn tràng rất đau lòng. Lí Bạch : Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương, Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường Nàng (Dương Quý Phi ) như một cành hồng đẹp phủ móc đọng hương, (khiến cho) thần nữ mây mưa ở Vu sơn cũng phải đứt ruột.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ruột, lòng: Ruột già, đại tràng; Lòng ngay dạ thẳng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruột, một cơ quan tiêu hóa. Td: Đại trường ( ruột già ) — Chỉ lòng dạ. Td: Đoạn trường ( đứt ruột, ý nói đau lòng ) — Cũng đọc Tràng.

Từ ghép 15

Từ điển trích dẫn

1. Cắt mổ ruột. ◇ Ngụy thư : "Bệnh nhược tại tràng trung, tiện đoạn tràng tiên tẩy" , 便 (Hoa Đà truyện ) Bệnh dường như ở trong ruột, liền mổ ruột gột rửa.
2. Đứt ruột. Tỉ dụ đau thương tới cực điểm. ◇ Lí Bạch : "Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương, Vân vũ Vu sơn uổng đoạn tràng" , (Thanh bình điệu từ 調) Nàng (Dương Quý Phi ) Như một cành hồng đẹp phủ móc đọng hương, (Khiến cho) thần nữ mây mưa ở Vu sơn cũng phải đứt ruột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ruột đứt, chỉ sự đau lòng.

Từ điển trích dẫn

1. Nghỉ ngơi. § Tạm ngưng hoạt động để khôi phục tinh thần thể lực. ◇ Lễ Kí : "Lao nông dĩ hưu tức chi" (Nguyệt lệnh ).
2. Yên ổn làm ăn sinh sống.
3. Về hưu. § Quan lại lớn tuổi thôi chức hưu trí. ◇ Hậu Hán Thư : "Thiếp thiết văn cổ giả thập ngũ thụ binh, lục thập hoàn chi, diệc hữu hưu tức bất nhậm chức dã" , , (Ban Siêu truyện ).
4. Nghỉ không làm việc (được phép). ◇ Tư trị thông giám : "Đế viết: hoàn vãng ki nhật? Đối viết: Vãng bách nhật, công bách nhật, hoàn bách nhật, dĩ lục thập nhật vi hưu tức, như thử, nhất niên túc hĩ" : ? : , , , , , (Ngụy Minh Đế Cảnh Sơ nhị niên ).
5. Ngừng, đình chỉ. ◇ Giả Nghị : "Vạn vật biến hóa hề, cố vô hưu tức" , (Phục điểu phú ).
6. Yên nghỉ. § Tức là chết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hoặc giả sanh nãi dao dịch dã, nhi tử nãi hưu tức dã" , (Tinh thần huấn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng làm việc để nghỉ ngơi.
hồ, hỗ, hộ
hú ㄏㄨˊ, hù ㄏㄨˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng băng, ngưng kết. ◇ Trang Tử : "Đại trạch phần nhi bất năng nhiệt, Hà Hán hộ nhi bất năng hàn" , (Tề vật luận ) Chầm lớn cháy mà không thể làm cho nóng, sông Hà sông Hán đóng băng mà không thể làm cho lạnh.
2. (Động) Bế tắc.
3. (Động) Chườm, ủ, ấp (tiếng địa phương).
4. (Tính) Lạnh, lạnh lẽo. ◇ Diêu Nãi : "Tân dương tán dư hộ, Hòa phong phiếm song linh" , (Cảm xuân tạp vịnh , Chi nhị ).
5. Một âm là "hồ". (Tính) Nước tràn đầy.

hỗ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như nghĩa ①, ② (bộ );
Ngưng tụ;
③ Tràn đầy, mù mịt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạnh quá mà đông cứng lại.

hộ

phồn thể

Từ điển phổ thông

rét đóng lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng băng, ngưng kết. ◇ Trang Tử : "Đại trạch phần nhi bất năng nhiệt, Hà Hán hộ nhi bất năng hàn" , (Tề vật luận ) Chầm lớn cháy mà không thể làm cho nóng, sông Hà sông Hán đóng băng mà không thể làm cho lạnh.
2. (Động) Bế tắc.
3. (Động) Chườm, ủ, ấp (tiếng địa phương).
4. (Tính) Lạnh, lạnh lẽo. ◇ Diêu Nãi : "Tân dương tán dư hộ, Hòa phong phiếm song linh" , (Cảm xuân tạp vịnh , Chi nhị ).
5. Một âm là "hồ". (Tính) Nước tràn đầy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bế tắc. Lấp lại — Một âm là Hỗ. Xem Hỗ.
chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

Từ điển trích dẫn

1. Xem xét, thẩm sát. ◇ Tống Liêm : "Thị tịch dã, Huệ Vương chi hậu điệt xuất, cố kì tâm phúc chi tật giai dũ, thiên chi thị sát bất khả bất sát dã" , , , (Ngưng đạo kí , Ngũ củ phù ).
2. Đi tuần xem xét. ◇ Lí Ngư : "Ngã môn tuy nhiên quan bái ngự sử, vi triều đình thị sát chi thần, chỉ thị như kim Lí Nghĩa Phủ chuyên quyền, sự đa xế trửu, như chi nại hà?" , , , , ? (Thận trung lâu , Điểm sai ).
3. Khảo sát; nhân viên cấp trên kiểm tra công tác cấp dưới quyền. ◇ Mao Thuẫn : "Ngô Tôn Phủ nhất nộ chi hạ, tựu tọa liễu khí xa thân tự đáo xưởng lí khứ thị sát" , (Tí dạ , Thất).
4. Tên một chức vị, đảm nhiệm công việc tuần thị khảo sát.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.