tự
sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngôi chùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dinh quan.
2. (Danh) Chùa. § Đời vua Hán Minh đế mời hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng, mới đón vào ở sở "Hồng Lô Tự" , vì thế về sau các chỗ sư ở đều gọi là "tự". ◎ Như: "Thiếu Lâm tự" chùa Thiếu Lâm.
3. (Danh) Hoạn quan. ◎ Như: "tự nhân" hoạn quan hầu trong cung. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nghị lang Sái Ung thượng sớ, dĩ vi nghê đọa kê hóa, nãi phụ tự can chánh chi sở trí" , , (Đệ nhất hồi) Quan nghị lang Sái Ung dâng sớ, cho rằng (những điềm gở xảy ra trong nước) như cầu vồng sa xuống hoặc gà biến hóa (gà mái ra gà trống), ấy là bởi có đàn bà và hoạn quan can thiệp vào việc triều chính.

Từ điển Thiều Chửu

① Dinh quan.
② Tự nhân kẻ hầu trong (hoạn quan).
③ Chùa, đời vua Hán Minh đế mới đón hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng mới đón vào ở sở Hồng lô tự, vì thế nên về sau các chỗ sư ở đều gọi là tự.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà quan, dinh quan (thời phong kiến);
② Chùa: Chùa chiền; Chùa miếu; Chùa một cột;
③ Nhà thờ: Nhà thờ đạo Ixlam;
④【】tự nhân [sìrén] Quan hoạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà quan ở — Ngôi chùa. Miếu thờ thần.

Từ ghép 6

đàng, đường
táng ㄊㄤˊ

đàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ ghép 2

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gian nhà chính (ở giữa), nhà lớn. ◇ Luận Ngữ : "Do dã thăng đường hĩ, vị nhập ư thất dã" , (Tiên tiến ) (Học vấn) của anh Do vào hạng đến phòng chính rồi, mà chưa vào nội thất (nghĩa là đã khá lắm, chỉ chưa tinh vi thôi).
2. (Danh) Nhà, phòng dành riêng cho một việc. ◎ Như: "lễ đường" nhà để tế lễ, "Phật đường" nhà thờ Phật, "khóa đường" lớp học, "kỉ niệm đường" nhà kỉ niệm.
3. (Danh) Tiếng tôn xưng mẹ của người khác. ◎ Như: "tôn đường" mẹ của ngài, "lệnh đường" mẹ của ông. ◇ Phù sanh lục kí : "Khủng đường thượng đạo tân nương lãn nọa nhĩ" (Khuê phòng kí lạc ) Sợ mẹ (chồng) bảo rằng cô dâu mới lười biếng thôi.
4. (Danh) Cùng một ông nội (tổ phụ). ◎ Như: "đồng đường huynh đệ" anh em chú bác (gọi tắt là "đường huynh đệ" ), "tụng đường" anh em cùng một cụ, "tái tụng đường" cùng một kị.
5. (Danh) Cung điện, phủ quan làm việc, chỗ để cử hành cúng tế. ◎ Như: "miếu đường" , "triều đường" , "chánh sự đường" .
6. (Danh) Chỗ núi bằng phẳng.
7. (Danh) Tiếng dùng trong tên hiệu các tiệm buôn. ◎ Như: "Đồng Nhân đường" , "Hồi Xuân đường" .
8. (Danh) Lượng từ: (1) Bộ (vật phẩm). ◎ Như: "nhất đường từ khí" một bộ đồ sứ. (2) Khóa học. ◎ Như: "nhất đường khóa" một khóa học.
9. (Tính) Rực rỡ, oai vệ. ◎ Như: "đường đường" oai vệ hiên ngang, "đường hoàng" bề thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Gian nhà chính giữa, cái nhà để làm lễ.
② Rực rỡ, như đường đường , đường hoàng , v.v.
③ Mình gọi mẹ người cũng gọi là đường, như tôn đường , lệnh đường , v.v.
④ Anh em cùng một tổ gọi là đồng đường huynh đệ gọi tắt là đường huynh đệ anh em cùng một cụ gọi là tụng đường , cùng một kị gọi là tái tụng đường , v.v.
⑤ Cung điện, như miếu đường , triều đường , v.v.
⑥ Chỗ núi bằng phẳng cũng gọi là đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lớn, gian nhà chính (ở giữa): Nhà kỉ niệm; Lễ đường; Lớp học;
② Công đường (nơi xét xử thời xưa): Ra tòa;
③ Cùng họ, cùng một gốc tổ: Anh em cùng đầu ông cố; Anh em cùng đầu ông sơ; Anh em họ; Chị em họ;
④ (văn) Tiếng để gọi mẹ người khác: Tôn đường; Lệnh đường;
⑤ (văn) Cung điện: Miếu đường;
⑥ (văn) Chỗ núi bằng phẳng;
⑦ (văn) Rực rỡ: Đường đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, ngôi nhà chính — Người thân cùng chung một ông tổ — Chỉ người mẹ, hoặc cha mẹ. Chẳng hạn Huyên đường ( người mẹ ) — Cao — Sáng sủa — Chỗ bằng phẳng rộng rãi trên núi.

Từ ghép 51

quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ người con trai
2. vua
3. chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vua, người làm chủ một nước (dưới thời đại phong kiến). ◎ Như: "quân vương" nhà vua, "quốc quân" vua nước.
2. (Danh) Chủ tể. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngôn hữu tông, sự hữu quân" , (Chương 70) Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ. ◇ Vương Bật : "Quân, vạn vật chi chủ dã" , (Chú ) Quân là chủ của muôn vật.
3. (Danh) Tên hiệu được phong. ◎ Như: Thời Chiến quốc có "Mạnh Thường Quân" , Ngụy quốc có "Tín Lăng Quân" , Triệu quốc có "Bình Nguyên Quân" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng: (1) Gọi cha mẹ. ◎ Như: "nghiêm quân" , "gia quân" . ◇ Liêu trai chí dị : "Gia quân hoạn du tây cương, minh nhật tương tòng mẫu khứ" 西, (A Hà ) Cha thiếp làm quan đến vùng biên giới phía tây, ngày mai (thiếp) sẽ theo mẹ đi. (2) Gọi tổ tiên. ◇ Khổng An Quốc : "Tiên quân Khổng Tử sanh ư Chu mạt" (Thư kinh , Tự ) Tổ tiên Khổng Tử sinh vào cuối đời Chu. (3) Thê thiếp gọi chồng. ◎ Như: "phu quân" , "lang quân" . (4) Tiếng tôn xưng người khác. ◎ Như: "chư quân" các ngài, "Nguyễn quân" ông Nguyễn. (5) Tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ người khác. ◎ Như: "thái quân" tiếng gọi mẹ của người khác, "tế quân" phu nhân.
5. (Danh) Họ "Quân".
6. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Hàn Phi Tử : "Nam diện quân quốc, cảnh nội chi dân, mạc cảm bất thần" , , (Ngũ đố ) Quay mặt về hướng nam cai trị nước, dân trong nước không ai dám không thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, người làm chủ cả một nước.
② Nghiêm quân cha, cha là chủ cả một nhà, cho nên lại gọi là phủ quân .
③ Thiên quân tâm người, như thiên quân thái nhiên trong tâm yên vui tự nhiên.
④ Tiểu quân vợ các vua chư hầu đời xưa. Vì thế bây giờ người ta cũng gọi vợ là tế quân . Sắc hiệu phong cho đàn bà xưa cũng gọi là quân. Như mình gọi mẹ là thái quân , cũng như danh hiệu Thái phu quân vậy.
⑤ Anh, bạn bè tôn nhau cũng gọi là quân. Như Nguyễn quân anh họ Nguyễn, Lê quân anh họ Lê, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua;
② Ông, anh, ngài: Các ngài; ? Ngài có đến được không?; Ông Nguyễn, anh Nguyễn; Thiên hạ ai người chẳng biết anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
③ (văn) Cha, mẹ hoặc vợ: (hoặc ): Cha; Bà (tiếng gọi mẹ của người khác); Vợ các vua chư hầu (đời xưa); Vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ngôi vị cao nhất — Chỉ vua, vì vua là người ở ngôi vị cao nhất trong nước — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn vợ gọi chồng là Lang quân, Phu quân — Tiếng tôn xưng giữa bạn bè, người ngang hàng. Hát nó của Cao Bá Quát có câu: » Thế sự thăng trầm quân mạc sấn « ( việc đời lên xuống thay đổi, bạn đừng hỏi làm gì ).

Từ ghép 50

cơ, ki, ky
jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. công việc
2. máy móc

Từ điển trích dẫn

1. § Ghi chú: Âm "ki". Ta quen đọc là "cơ".
2. (Danh) Chốt trên nỏ để bắn tên.
3. (Danh) Đồ bắt chim thú ngày xưa.
4. (Danh) Khung cửi, máy dệt vải. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu đầu trữ hạ ki, du tường nhi tẩu" , (Xư Lí Tử Cam Mậu truyện ) Bà mẹ ném thoi bỏ khung cửi, leo tường chạy trốn.
5. (Danh) Dụng cụ khiêng xác chết ngày xưa.
6. (Danh) Then, chốt (để đóng, khóa).
7. (Danh) Máy móc. ◎ Như: "đả tự cơ" máy đánh chữ, "thủy cơ" máy nước, "phát điện cơ" máy phát điện.
8. (Danh) Nguyên nhân làm cho sự vật phát động hay biến hóa. ◎ Như: "động cơ" nguyên nhân thúc đẩy. ◇ Lễ Kí : "Nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kì ki như thử" , , (Đại Học ) Một người tham tàn, cả nước tao loạn, nguyên do là vậy.
9. (Danh) Điềm triệu, trưng triệu.
10. (Danh) Then chốt, cốt yếu. ◎ Như: "quân cơ" nơi then chốt về việc quân.
11. (Danh) Lúc hợp thời, dịp thích nghi. ◎ Như: "đầu cơ" biết đón trước cơ hội, "thừa cơ" thừa cơ hội tốt.
12. (Danh) Kế sách, kế mưu.
13. (Danh) Dục vọng, lòng trần tục. ◎ Như: "tâm cơ" dục vọng, "vong cơ" quên hết tục niệm.
14. (Danh) Tên sao.
15. (Danh) Máy bay, nói tắt của "phi cơ" . ◎ Như: "khách cơ" máy bay chở hành khách, "chiến đấu cơ" máy bay chiến đấu.
16. (Danh) Cơ năng sinh hoạt. ◎ Như: "vô cơ hóa học" môn hóa học vô cơ.
17. (Tính) Trọng yếu, bí mật. ◎ Như: "quân sự cơ mật" bí mật quân sự.
18. (Tính) Khéo léo, biến trá, xảo trá. ◎ Như: "cơ tâm" cái lòng biến trá khéo léo, "cơ biến" tài biến trá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nẫy, cái máy, phàm cái gì do đấy mà phát động ra đều gọi là ki, như ki quan , sự ki , v.v.
② Ki trữ cái máy dệt, cái khung cửi.
③ Khéo léo biến trá, như ki tâm cái lòng biến trá khéo léo, ki biến tài biến trá, v.v.
④ Then chốt, cốt yếu, như quân ki nơi then chốt về việc quân.
⑤ Cơ hội, như đầu ki biết đón trước cơ hội, thừa ki thừa cơ hội tốt.
⑥ Cơ khí (máy móc), như thủy ki máy nước, phát điện ki máy phát điện, v.v.
⑦ Chân tính.
⑧ Máy móc, cơ khí, gọi tắt là ki. Ta quen đọc là cơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máy: Máy khâu; Máy đánh chữ;
② Máy bay: Máy bay vận tải; Máy bay hành khách;
③ Khả năng, cách...: Có cách sống; Khả năng chuyển biến;
④ Dịp, cơ hội: Dịp tốt; Lợi dụng cơ hội, thừa cơ;
⑤ Điểm cốt yếu, điểm then chốt;
⑥ Nhanh nhẹn, cơ trí: Nhanh trí;
⑦ Linh động: Sự biến đổi, tùy cơ ứng biến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Máy móc — Quan trọng, chính yếu — Khéo léo — Lúc. Dịp — Đáng lẽ đọc Ki.

Từ ghép 72

ấn loát cơ 印刷機âu lộ vong cơ 鷗鷺忘機ban cơ 扳機chiến đấu cơ 戰鬬機chưng khí cơ 蒸氣機cơ biến 機變cơ binh 機兵cơ cảnh 機警cơ cấu 機構cơ chế 機製cơ duyên 機緣cơ động 機動cơ giới 機械cơ hội 機會cơ khí 機器cơ linh 機靈cơ mật 機密cơ mưu 機謀cơ năng 機能cơ quan 機關cơ quát 機括cơ quyền 機權cơ sự 機事cơ tâm 機心cơ tổ 機組cơ trí 機智cơ trục 機軸cơ trữ 機杼cơ trữ nhất gia 機杼一家cơ trường 機場cơ vận 機運cơ xảo 機巧dạng cơ 樣機đầu cơ 投機điện cơ 電機động cơ 動機hữu cơ 有機kế toán cơ 計算機khế cơ 契機khí cơ 汽機khởi trọng cơ 起重機liệu cơ 料機lương cơ 良機nghênh cơ 迎機nguy cơ 危機nhung cơ 戎機nông cơ 農機phi cơ 飛機phưởng tích cơ 紡績機quân cơ 軍機sinh cơ 生機song diệp cơ 雙葉機sự cơ 事機tầm cơ 尋機tâm cơ 心機thì cơ 時機thiên cơ 天機thời cơ 時機thu âm cơ 收音機thủ cơ 手機thủy phi cơ 水飛機thừa cơ 乘機trực thăng cơ 直升機trực thăng phi cơ 直昇飛機tùy cơ 隨機tư cơ 司機ty cơ 司機ứng cơ 應機vi cơ 微機vong cơ 忘機vô cơ 無機xu cơ 樞機

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. § Ghi chú: Âm "ki". Ta quen đọc là "cơ".
2. (Danh) Chốt trên nỏ để bắn tên.
3. (Danh) Đồ bắt chim thú ngày xưa.
4. (Danh) Khung cửi, máy dệt vải. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu đầu trữ hạ ki, du tường nhi tẩu" , (Xư Lí Tử Cam Mậu truyện ) Bà mẹ ném thoi bỏ khung cửi, leo tường chạy trốn.
5. (Danh) Dụng cụ khiêng xác chết ngày xưa.
6. (Danh) Then, chốt (để đóng, khóa).
7. (Danh) Máy móc. ◎ Như: "đả tự cơ" máy đánh chữ, "thủy cơ" máy nước, "phát điện cơ" máy phát điện.
8. (Danh) Nguyên nhân làm cho sự vật phát động hay biến hóa. ◎ Như: "động cơ" nguyên nhân thúc đẩy. ◇ Lễ Kí : "Nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kì ki như thử" , , (Đại Học ) Một người tham tàn, cả nước tao loạn, nguyên do là vậy.
9. (Danh) Điềm triệu, trưng triệu.
10. (Danh) Then chốt, cốt yếu. ◎ Như: "quân cơ" nơi then chốt về việc quân.
11. (Danh) Lúc hợp thời, dịp thích nghi. ◎ Như: "đầu cơ" biết đón trước cơ hội, "thừa cơ" thừa cơ hội tốt.
12. (Danh) Kế sách, kế mưu.
13. (Danh) Dục vọng, lòng trần tục. ◎ Như: "tâm cơ" dục vọng, "vong cơ" quên hết tục niệm.
14. (Danh) Tên sao.
15. (Danh) Máy bay, nói tắt của "phi cơ" . ◎ Như: "khách cơ" máy bay chở hành khách, "chiến đấu cơ" máy bay chiến đấu.
16. (Danh) Cơ năng sinh hoạt. ◎ Như: "vô cơ hóa học" môn hóa học vô cơ.
17. (Tính) Trọng yếu, bí mật. ◎ Như: "quân sự cơ mật" bí mật quân sự.
18. (Tính) Khéo léo, biến trá, xảo trá. ◎ Như: "cơ tâm" cái lòng biến trá khéo léo, "cơ biến" tài biến trá.

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. công việc
2. máy móc

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nẫy, cái máy, phàm cái gì do đấy mà phát động ra đều gọi là ki, như ki quan , sự ki , v.v.
② Ki trữ cái máy dệt, cái khung cửi.
③ Khéo léo biến trá, như ki tâm cái lòng biến trá khéo léo, ki biến tài biến trá, v.v.
④ Then chốt, cốt yếu, như quân ki nơi then chốt về việc quân.
⑤ Cơ hội, như đầu ki biết đón trước cơ hội, thừa ki thừa cơ hội tốt.
⑥ Cơ khí (máy móc), như thủy ki máy nước, phát điện ki máy phát điện, v.v.
⑦ Chân tính.
⑧ Máy móc, cơ khí, gọi tắt là ki. Ta quen đọc là cơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máy: Máy khâu; Máy đánh chữ;
② Máy bay: Máy bay vận tải; Máy bay hành khách;
③ Khả năng, cách...: Có cách sống; Khả năng chuyển biến;
④ Dịp, cơ hội: Dịp tốt; Lợi dụng cơ hội, thừa cơ;
⑤ Điểm cốt yếu, điểm then chốt;
⑥ Nhanh nhẹn, cơ trí: Nhanh trí;
⑦ Linh động: Sự biến đổi, tùy cơ ứng biến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lẫy nỏ — Cái giường đặt xác người chết — Khéo léo — Chỉ chung các loại máy móc — Tên ngôi sao thứ ba trong bảy ngôi của chòm sao Bắc Đẩu — Ta quen đọc Cơ.
vi, vy, vị
wéi ㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ ghép 14

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm, gây nên

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng như chữ vi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Vi .

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bởi vì
2. giúp cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

cung
gōng ㄍㄨㄥ

cung

phồn thể

Từ điển phổ thông

cung điện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà cửa, phòng ốc. § Ghi chú: Ngày xưa nhà giàu hay nghèo đều gọi là "cung". Từ đời Tần, Hán trở đi, chỉ có nhà vua ở mới gọi là "cung".
2. (Danh) Nhà của vua ở. ◎ Như: "hoàng cung" cung vua. § Ghi chú: Ngày xưa, những gì liên quan tới nhà vua đều gọi là "cung" cả. ◎ Như: bà hoàng hậu gọi là "chính cung" , các phi tần gọi là "lục cung" , thái tử gọi là "trừ cung" hay "đông cung" , các hầu gái ở trong cung gọi là "cung nữ" , ăn mặc lối trong cung gọi là "cung trang" .
3. (Danh) Nhà để thờ thần hoặc thờ tổ tiên.
4. (Danh) Một âm trong ngũ âm của nhạc cổ: "cung" , "thương" , "giốc" , "chủy" , "vũ" .
5. (Danh) Hình phạt ngày xưa, ai phạm tội dâm, con trai cắt dái, con gái giam trong cung gọi là "cung hình" .
6. (Dịch) Phép làm lịch lấy ba mươi độ làm một "cung", tức là 1∕12 chu vi của vòng tròn.
7. (Danh) Họ "Cung".

Từ điển Thiều Chửu

① Cung, nhà xây tường cao mà trên uốn cong xuống gọi là cung. Nhà của vua ở và nhà để thờ thần đều gọi là cung.
② Ngày xưa gọi trong nhà vua là cung cả. Như bà hoàng hậu gọi là chính cung , các phi tần gọi là lục cung , thái tử gọi là trừ cung hay đông cung , các hầu gái ở trong cung gọi là cung nữ , ăn mặc lối trong cung gọi là cung trang , v.v.
③ Tiếng cung, một thứ tiếng trong năm tiếng, cung , thương , giốc , chủy , vũ .
④ Hình cung, ngày xưa, ai phạm tội dâm, con trai cắt dái, con gái giam trong cung gọi là cung hình .
⑤ Phép làm lịch lấy ba mươi độ làm một cung, tức là lấy một phần trong 12 phần quanh khắp vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung: Cố cung; Cung tiên; Cung Quảng; Cung thiềm; Cung thiếu niên; Cung văn hóa dân tộc;
② Một trong ngũ âm của nhạc cổ: Cung, thương, giốc, chủy, vũ;
③ (cũ) Hình cung (hình phạt thời xưa đối với người phạm tội dâm: con trai bị cắt dái, con gái bị giam trong cung);
④ Cung ba mươi độ (trong phép làm lịch thời xưa);
⑤ [Gong] (Họ) Cung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn. Cũng chỉ ngôi nhà vua ở và hoàng gia — Một âm bậc trong ngũ âm cổ nhạc Trung Hoa. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cung thương lầu bực ngũ âm «. Cũng chỉ chung âm điệu của bài nhạc, bài hát — Hình phạt thiến dái thời cổ.

Từ ghép 53

giáp
jiā ㄐㄧㄚ, jiá ㄐㄧㄚˊ, jià ㄐㄧㄚˋ

giáp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kép, giáp
2. gần
3. cái nhíp, cái díp
4. cái cặp đựng sách
5. bến đỗ thuyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gắp, kèm cặp, ép giữ cả hai bên. ◎ Như: "dụng khoái tử giáp thái" dùng đũa gắp thức ăn, "lưỡng thối giáp khẩn" hai đùi kẹp chặt lại.
2. (Động) Cắp (mang dưới nách). ◎ Như: "giáp trước thư bao" cắp cái cặp sách.
3. (Động) Đánh phạt bằng gậy.
4. (Động) Xen lẫn, chen vào. ◎ Như: "giá văn chương bạch thoại giáp văn ngôn" bài văn bạch thoại đó chen lẫn văn ngôn (cổ văn).
5. (Tính) Hai lớp. ◎ Như: "giáp y" áo kép.
6. (Tính) Gần, kề bên. ◇ Nguyễn Trãi : "Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn" (Quá Thần Phù hải khẩu ) Sát bờ, ngàn ngọn núi bày ra như búp măng mọc.
7. (Phó) Từ hai bên phải trái dồn ép lại. ◎ Như: "tả hữu giáp công" từ hai mặt trái phải đánh ép vào, "giáp kích" đánh hai mặt.
8. (Phó) Ngầm giấu. ◎ Như: "giáp đái độc phẩm" mang lậu chất độc.
9. (Danh) Bến đỗ thuyền.
10. (Danh) Cái cặp, cái nhíp, cái kẹp (để gắp, cặp). ◎ Như: "phát giáp" cái kẹp tóc.
11. (Danh) Cái cặp, cái ví (để đựng sách, tiền). ◎ Như: "thư giáp" cái cặp đựng sách.

Từ điển Thiều Chửu

① Kèm cặp. Giữ cả hai bên gọi là giáp. Áo lót hai lần gọi là giáp y áo kép.
② Gần.
③ Cái díp, cái cặp để gắp đồ.
④ Cái cặp đựng sách.
⑤ Bến đỗ thuyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

】 giáp chi oa [gazhiwo] Nách. Cv. . Xem [jia], [jiá].

Từ điển Trần Văn Chánh

Hai lớp, kép, đôi: Áo kép; Quần kép; Chăn đơn (làm bằng hai lớp vải). Xem [ga], [jia]; [qia].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kẹp, cặp: Có một tờ giấy kẹp ở giữa quyển sách;
② Gắp: Gắp thức ăn bằng đũa;
③ Cắp: (Nách) cắp sách;
④ Nằm ở giữa, xen vào: Một ngôi nhà xám ở nằm (xen vào) giữa hai ngôi nhà đỏ; Xen trong đám đông;
⑤ Cái cặp, cái ví: Cái ví da; Cái cặp tóc;
⑥ Cái nhíp (để gắp đồ);
⑦ (văn) Bến đỗ thuyền;
⑧ (văn) Gần, giáp, tiếp giáp. Xem [ga], [jiá]; [xié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầm giữ — Ởi hai bên — Gần gụi — Kẹp lại — Hai lần vải. Kép.

Từ ghép 6

xưởng
chǎng ㄔㄤˇ

xưởng

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái xưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phòng ốc không có tường vách. ◇ Hàn Ác : "Thử địa tam niên ngẫu kí gia, Chỉ li mao xưởng cộng tang ma" , (Nam an ngụ chỉ ) Đất này ba năm tình cờ tạm làm nhà, Giậu cây chỉ, nhà tranh không vách cùng với dâu gai.
2. (Danh) Tràng sở rộng rãi dùng để chế tạo, sửa chữa hay chứa đồ vật. ◎ Như: "tạo thuyền xưởng" xưởng đóng thuyền.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái xưởng, nhà không vách, để chứa đồ hay thợ làm cho rộng gọi là xưởng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn nhưng không có tường xung quanh. Xem Xưởng doanh Ngôi nhà lớn để thợ thuyền tụ tập làm việc, tức xưởng thợ. Td: Công xưởng ( chỗ thợ làm việc ).

Từ ghép 11

tiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

tiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giấu kín
2. ở ẩn
3. ngầm, không cho người khác biết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lặn, hoạt động dưới nước. ◎ Như: "tiềm thủy" lặn xuống nước, "điểu phi ngư tiềm" chim bay cá lặn. ◇ Tả truyện : "Việt tử dĩ tam quân tiềm thiệp" (Ai Công thập thất niên ) Người Việt cho ba quân đi dưới nước.
2. (Động) Ẩn giấu. ◎ Như: "tiềm tàng" ẩn giấu, "tiềm phục" ẩn núp. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Nhật tinh ẩn diệu, san nhạc tiềm hình" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Mặt trời ẩn bóng, núi non tàng hình.
3. (Phó) Ngầm, bí mật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố đại nộ, tiềm nhập Trác ngọa phòng hậu khuy thám" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố giận lắm, lẻn vào sau buồng nằm của (Đổng) Trác để dò xem.
4. (Tính) Kín, ẩn. ◎ Như: "tiềm long" rồng ẩn (chỉ thiên tử chưa lên ngôi, thánh nhân còn ẩn náu). ◇ Tô Thức : "Vũ u hác chi tiềm giao, khấp cô chu chi li phụ" , (Tiền Xích Bích phú ) Làm cho con giao long ở dưới hang tối (cũng phải) múa mênh, làm cho người đàn bà góa trong chiếc thuyền cô quạnh (cũng phải) sụt sùi.
5. (Danh) Sông "Tiềm", đất "Tiềm".

Từ điển Thiều Chửu

① Cất kín, giấu, giấu ở trong nước, ngoài không trông thấy gọi là tiềm, vì thế cái gì dấu kín không lộ gọi là thâm tiềm hay là trầm tiềm , dụng tâm vào tới cõi thâm gọi là tiềm tâm .
② Ở ẩn, khen cái đức hạnh của kẻ ẩn sĩ gọi là tiềm đức .
③ Ngầm, không cho người biết.
④ Tiềm long nói lúc thiên tử chưa lên ngôi.
⑤ Sông Tiềm, đất Tiềm.
⑥ Chỗ cá nương ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngầm: Tàu ngầm, tàu lặn;
② Lặn (xuống nước): Cá lặn chim bay;
③ Ẩn núp, ẩn náu, ở ẩn: Khai thác sức ẩn bên trong (tiềm lực); Đức hạnh của người ở ẩn;
④ (văn) Chỗ cá nương ở;
⑤ [Qián] Sông Tiềm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm dưới mặt nước — Ẩn giấu kín đáo.

Từ ghép 18

trừ, trữ
chú ㄔㄨˊ, chǔ ㄔㄨˇ

trừ

phồn thể

Từ điển phổ thông

chứa, cất, lưu giữ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, để dành. ◎ Như: "trữ súc" chất chứa, "trữ tồn" để dành.
2. (Động) Chờ đợi.
3. (Danh) Thái tử, người sẽ kế thừa ngôi vua. ◎ Như: "lập trữ" lập thái tử, "hoàng trữ" người kế thừa hoàng đế.
4. (Danh) Họ "Trữ".
5. § Ta hay đọc là "trừ".

Từ ghép 3

trữ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tích chứa, để dành. ◎ Như: "trữ súc" chất chứa, "trữ tồn" để dành.
2. (Động) Chờ đợi.
3. (Danh) Thái tử, người sẽ kế thừa ngôi vua. ◎ Như: "lập trữ" lập thái tử, "hoàng trữ" người kế thừa hoàng đế.
4. (Danh) Họ "Trữ".
5. § Ta hay đọc là "trừ".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trữ, tích chứa, để dành: Tiền gởi ngân hàng, tiền tiết kiệm;
② Người đại diện, người thay mặt, người thay thế;
③ [Chư] (Họ) Trữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất chứa — Để dành. Ta hay đọc Trừ. Td: Trừ bị — Chờ đợi.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.