đoàn
tuán ㄊㄨㄢˊ

đoàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tập hợp lại
2. hình tròn
3. nắm, cuộn, cục (lượng từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tròn, cầu (hình thể). ◇ Ban Tiệp Dư : "Tài vi hợp hoan phiến, Đoàn đoàn tự minh nguyệt" , (Oán ca hành ) Đem làm quạt hợp hoan, Tròn trịa như vầng trăng sáng.
2. (Danh) Vật hình tròn. ◎ Như: "chỉ đoàn" cuộn giấy.
3. (Danh) Đơn vị hành chánh địa phương ngày xưa.
4. (Danh) Tổ chức, tập thể (gồm nhiều người). ◎ Như: "đoàn thể" nhóm người có tổ chức, "đoàn luyện" nhóm quân bảo vệ xóm làng (ngày xưa).
5. (Danh) Lượng từ: nắm, cuộn, cục. ◎ Như: "nhất đoàn mao tuyến" một cuộn len, "lưỡng đoàn nê ba" hai cục bùn khô. ◇ Tây du kí 西: "Tu du, thế hạ phát lai, oa tác nhất đoàn, tắc tại na quỹ cước hột lạc lí" , , (Đệ tứ thập lục hồi) Giây lát, cạo tóc xong, cuốn thành một nắm, nhét vào một xó trong hòm.
6. (Động) Kết hợp, tụ tập. ◎ Như: "đoàn viên" thân thuộc sum vầy.
7. (Động) Ngưng đọng, ngưng kết. ◇ Bào Chiếu : "Lộ đoàn thu cận" 槿 (Thương thệ phú ) Móc đọng ở cây dâm bụt mùa thu.

Từ điển Thiều Chửu

① Hình tròn, như đoàn đoàn tròn trặn, đoàn loan sum vầy, v.v.
② Phàm nhiều người họp lại mà làm nên cái gì cũng gọi là đoàn. Như đoàn thể , đoàn luyện , v.v. Vật gì dót lại làm một cũng gọi là nhất đoàn một nắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình tròn: Tròn; Tròn như mặt trăng;
② Nắm thành hình tròn: Cơm nắm; Một nắm;
③ Tập hợp lại, tụ tập: Đoàn tụ, đoàn viên;
④ Nhóm, đoàn, đoàn thể, tập đoàn: Đoàn thanh niên Cộng sản; Đoàn đại biểu; Đoàn văn công;
⑤ Trung đoàn: Trung đoàn trưởng; Một trung đoàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tròn. Vật tròn — Tụ hợp lại.

Từ ghép 27

khước
què ㄑㄩㄝˋ

khước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lùi bước
2. từ chối
3. mất đi
4. lại còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chối, không nhận. ◎ Như: "thôi khước" thoái thác.
2. (Động) Lùi về, thối lui. ◎ Như: "khước địch" đánh được giặc lùi.
3. (Trợ) Rồi, mất, được. ◎ Như: "vong khước" quên mất.
4. (Phó) Vẫn, nhưng. ◇ Tây du kí 西: "Na lí phô thiết đắc tề tề chỉnh chỉnh, khước hoàn vị hữu tiên lai" , (Đệ ngũ hồi) (Cỗ tiệc) bày biện chỉnh tề, nhưng chưa có vị tiên nào tới.
5. (Phó) Biểu thị phản vấn: Sao, sao lại? ◇ Thủy hử truyện : "Giá phụ nhân thị thùy? Khước tại giá lí khiết tửu?" , (Đệ lục hồi) Còn người đàn bà này là ai? Sao lại tới đây uống rượu?
6. (Phó) Đang. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thái Sử Từ khước đãi hướng tiền, Vân Trường tảo xuất" , (Đệ thập nhất hồi) Thái Sử Từ đang định xông ra, (Quan) Vân Trường đã nhảy ra trước.
7. (Phó) Lại. ◎ Như: các tiểu thuyết, cứ đầu một hồi lại nhắc lại rằng "khước thuyết" nghĩa là nối bài trên mà nói. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hà đương cộng tiễn tây song chúc, Khước thoại Ba San dạ vũ thì" 西, (Dạ vũ kí bắc ) Bao giờ cùng cắt nến bên cửa sổ phía tây, Lại được nói chuyện lúc mưa đêm trên núi Ba Sơn.
8. § Tục viết là "khước" .

Từ điển Thiều Chửu

① Từ giã. Người ta cho gì mình từ không nhận gọi là khước.
② Lùi về. Như khước địch đánh được giặc lùi.
③ Mất, tiếng nói giúp lời. Như vong khước quên mất.
④ Lại. Như các tiểu thuyết, cứ đầu một hồi lại nhắc lại rằng khước thuyết nghĩa là nối bài trên mà nói. Tục viết là khước .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lùi lại — Ngừng. Thôi — Từ chối, không chịu nhận — Lại nữa. Lại còn — Bèn. Rồi thì.

Từ ghép 6

ô
wū ㄨ, wù ㄨˋ

ô

phồn thể

Từ điển phổ thông

con quạ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con quạ, tiếng gọi tắt của "ô nha" . ◎ Như: quạ con biết mớm quạ già, cho nên sự hiếu dưỡng cha mẹ gọi là "ô điểu chi tình" . ◇ Trương Kế : "Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên" 滿 (Phong kiều dạ bạc ) Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời.
2. (Danh) Theo truyền thuyết, trong mặt trời có con quạ, nên gọi "ô" là mặt trời. ◎ Như: "ô thố" vừng ô bóng thỏ (mặt trời và mặt trăng).
3. (Danh) Họ "Ô".
4. (Tính) Đen. ◎ Như: "ô vân" mây đen, "ô phát" tóc đen.
5. (Động) Nhuộm đen. ◇ Lí Thì Trân : "Ô tì phát" (Bổn thảo cương mục , Lễ tràng ) Nhuộm đen râu tóc.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao, đâu, làm sao? § Dùng như "hà" , "an" , "na lí" , "chẩm ma" . ◎ Như: "ô hữu" sao có? ◇ Tô Triệt : "Ô đổ kì dĩ vi khoái dã tai!" ! (Hoàng Châu Khoái Tai đình kí ) Đâu thấy được là khoái!
7. (Thán) "Ô hô" than ôi!
8. (Trạng thanh) "Ô ô" ố ố, tiếng hát phào ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Con quạ, quạ con biết mớm quạ già cho nên sự hiếu dưỡng cha mẹ gọi là ô điểu chi tư .
② Sắc đen, như ngựa đen gọi là ngựa ô, gà đen gọi là gà ô, v.v.
③ Ô hô than ôi!
④ Ô ô ố ố, tiếng hát phào ra.
⑤ Sao, dùng làm lời trợ từ, như ô hữu sao có?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quạ: 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc).【】ô nha [wu ya] Con quạ;
② Đen, ô: Mây đen;
③ (văn) Đâu, chỗ nào: ? Ở nơi nào?; ? Thật là ở đâu? (Liễu Hà Đông tập); ? Người quân tử lấy được ở chỗ nào? (Liễu Hà Đông tập);
④ (văn) Làm sao, sao (biểu thị ý phản vấn): ! Việc của Tề, Sở, làm sao lại đáng nói! (Hán thư); ? Cho nên vua chúa đời loạn lạc, làm sao nghe được thứ nhạc hay nhất (Lã thị Xuân thu); ? Người không biết nghe lời nói, làm sao có thể nói chuyện với họ được? (Hàn Dũ: Ngũ châm); Sao có việc ấy;
⑤ (văn) (thán) Ôi: Than ôi;
⑥ [Wu] (Họ) Ô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ — Màu đen. Đen ( như lông quạ ) — Làm sao. Tại sao — Tên một châu thuộc nước ta vào đời Trần.

Từ ghép 28

yếp, yểm, áp
yā ㄧㄚ, yà ㄧㄚˋ

yếp

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hợp lại. Gồm lại — Dùng một ngón tay mà ấn xuống — Các âm khác là Áp, Yểm. Xem các âm này.

yểm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chôn bùa, dán bùa để trừ tà ma — Thật ra đọc Áp. Xem Áp.

áp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đè, nén, ghìm
2. chen chúc, xô đẩy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đè, ép. ◎ Như: "áp khỏa" đè sụp, "Thái San áp đính" Thái Sơn đè đầu. ◇ Thủy hử truyện : "Na lưỡng gian thảo sảnh dĩ bị tuyết áp đảo liễu" (Đệ thập hồi) Hai gian nhà sảnh lợp cỏ đó đã bị tuyết đè đổ cả.
2. (Động) Đè nén, bức bách (bằng sức mạnh hay uy thế). ◎ Như: "trấn áp" đàn áp, "khi áp" lấn ép, "biệt nã nhĩ đích đại mạo tử áp ngã" anh đừng chụp mũ áp chế tôi.
3. (Động) Đến sát, kề lại gần. ◎ Như: "đại quân áp cảnh" đại quân đến sát biên giới.
4. (Động) Chận lại, đọng lại, ngâm giữ. ◎ Như: "tích áp công văn" ngâm giữ công văn.
5. (Động) Vượt hơn, thắng hơn. ◇ Mã Trí Viễn : "Thi thiên áp Mạnh Hạo Nhiên" (Thanh sam lệ ) Bài thơ vượt hơn Mạnh Hạo Nhiên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn phàm gia đình chi sự, bất thị đông phong áp liễu tây phong, tựu thị tây phong áp liễu đông phong" , 西, 西 (Đệ bát thập nhị hồi) Việc trong gia đình nó như thế đấy, nếu không phải gió đông bạt gió tây, thì là gió tây bạt gió đông.
6. (Động) Nén, làm cho yên, làm cho nhẹ bớt. ◎ Như: "tha cương cật hạ dược, tài bả khái thấu áp hạ lai" , nó vừa uống thuốc xong, mới làm cho yên được cơn ho.
7. (Danh) Áp suất, sức ép. ◎ Như: "khí áp" áp suất không khí (khí quyển), "huyết áp" áp suất máu, "điện áp" áp suất điện.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðè ép.
② Ðè nén.
③ Bức bách đến bên.

Từ điển Trần Văn Chánh

】áp căn nhi [yàgenr] (khn) Không hề, không bao giờ: Tôi chẳng hề biết việc này. Xem [ya].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đè, ép, nén, át, cán: Đè nát; Sức ép; Bị ô tô cán chết;
② Chặn, dằn, cầm, đè nén, kiềm chế, ức chế: Lấy đá chặn (dằn) tờ giấy; Uống ngụm nước cầm ho; Tôi đã nén được (kiềm chế được) cơn giận;
③ Áp, áp chế, bức bách, đè nén: Trấn áp, đàn áp; Đừng chụp mũ áp chế người ta;
④ Áp gần, áp sát.【】áp cảnh [yajìng] Áp sát biên giới, xâm phạm bờ cõi: Đại quân áp sát biên giới;
⑤ Ứ, dìm, ngâm, om: Hàng hóa ứ đọng trong kho; Công văn này ngâm khá lâu rồi;
⑥ Áp suất: Áp suất quyển (không) khí, khí áp; Áp suất của máu, huyết áp. Xem [yà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đè xuống, nén xuống — Ép lại, ép chặt — Sáp tới gần — Dùng uy lực mà ép buộc người khác — Một âm khác là Yếp.

Từ ghép 29

lô, lư
lú ㄌㄨˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lò lửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lò, bếp. § Cũng gọi là "lô tử" . ◎ Như: "hương lô" lò hương, "điện lô" lò điện, bếp điện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na biên hữu lưỡng tam cá nha đầu phiến phong lô chử trà" (Đệ tam thập bát hồi) Bên kia có hai ba a hoàn quạt lò nấu trà.

Từ điển Thiều Chửu

① Bếp lò.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái lò, bếp: Lò điện, bếp điện; vây quanh lò sưởi ấm;
② (loại) Lò: Một lò thép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lò, dụng cụ để đốt lửa, đốt than. Bài phú của ông Giả Nghị có câu: » Thiên địa vi lô hề, tạo hóa vi công «: Trời đất làm cái lò, mà đấng tạo hóa làm thợ để đúc nặn ra muôn vật. » Lò cừ nung nấu sự đời, Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương « ( C.O.N.K ).

Từ ghép 5

phồn thể

Từ điển phổ thông

lò lửa
nghĩ
nǐ ㄋㄧˇ

nghĩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. định
2. phỏng theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ước lượng, suy tính, cân nhắc. ◇ Dịch Kinh : "Nghĩ chi nhi hậu ngôn, nghị chi nhi hậu động" , (Hệ từ thượng ) Cân nhắc rồi mới nói, bàn xét rồi mới hành động.
2. (Động) Phỏng theo, mô phỏng, bắt chước. ◎ Như: "nghĩ cổ" phỏng theo lối cổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nghĩ "Xuân giang hoa nguyệt dạ" chi cách, nãi danh kì từ viết "Thu song phong vũ tịch"" "", "" (Đệ tứ thập ngũ hồi) Phỏng theo cách của bài "Xuân giang hoa nguyệt dạ", nên đặt tên cho bài từ là "Thu song phong vũ tịch".
3. (Động) Dự định, liệu tính. ◇ Lí Thanh Chiếu : "Văn thuyết Song Khê xuân thượng hảo, dã nghĩ phiếm khinh chu" , (Phong trụ trần hương hoa dĩ tận từ ) Nghe nói Song Khê xuân rất đẹp, cũng định bơi thuyền nhẹ lãng du.
4. (Động) Sánh với, đọ với. ◇ Tuân Tử : "Ngôn dĩ chi quang mĩ, nghĩ ư Thuấn Vũ" , (Bất cẩu ) Lời tươi sáng đẹp đẽ, sánh được với vua Thuấn vua Vũ.
5. (Động) Khởi thảo, biên chép. ◎ Như: "thảo nghĩ" phác thảo. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Na Bạch Thị bả tâm trung chi sự, nghĩ thành ca khúc" , (Độc cô sanh quy đồ nháo mộng ) Bạch Thị đem nỗi lòng viết thành ca khúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ định, như nghĩ án nghĩ định án như thế.
② Làm phỏng theo, giống như, như nghĩ cổ làm phỏng theo lối cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phác thảo, dự thảo, khởi thảo: Phác thảo bản đề cương; Khởi thảo một phương án;
② Nghĩ, định, dự định: Dự định tháng tới sẽ đi An Giang;
③ Bắt chước, làm phỏng theo, giống như.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đắn đo, tính toán — So sánh — Bắt chước.

Từ ghép 5

hồn, hỗn
gǔn ㄍㄨㄣˇ, hún ㄏㄨㄣˊ, hùn ㄏㄨㄣˋ

hồn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đục (nước)
2. ngớ ngẩn
3. tự nhiên

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, vẩn. ◇ Nguyễn Du : "Tân lạo sơ sinh giang thủy hồn" (Minh Giang chu phát ) Lụt mới phát sinh, nước sông vẩn đục.
2. (Tính) Hồ đồ, ngớ ngẩn. ◎ Như: "hồn đầu hồn não" đầu óc mơ hồ ngớ ngẩn, "hồn hồn ngạc ngạc" ngớ nga ngớ ngẩn, chẳng biết sự lí gì cả.
3. (Tính) Khắp, cả. ◎ Như: "hồn thân phát đẩu" cả mình run rẩy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quả nhiên na mã hồn thân thượng hạ, hỏa thán bàn xích, vô bán căn tạp mao" , (Đệ tam hồi) Quả nhiên khắp thân con ngựa ("Xích Thố" ) ấy từ trên xuống dưới một màu đỏ như than hồng, tuyệt không có cái lông nào tạp.
4. (Phó) Toàn thể, hoàn toàn. ◎ Như: "hồn bất tự" chẳng giống tí nào. ◇ Đỗ Phủ : "Bạch đầu tao cánh đoản, Hồn dục bất thăng trâm" , (Xuân vọng ) Đầu bạc càng gãi càng ngắn, Hoàn toàn như không cài trâm được nữa.
5. (Phó) Vẫn, còn. ◇ Trần Nhân Tông : "Phổ Minh phong cảnh hồn như tạc" (Thiên Trường phủ ) Phong cảnh (chùa) Phổ Minh vẫn như cũ.
6. (Động) Hỗn tạp. ◇ Hán Thư : "Kim hiền bất tiếu hồn hào, bạch hắc bất phân, tà chánh tạp nhữu, trung sàm tịnh tiến" , , , (Sở Nguyên Vương Lưu Giao truyện ) Nay người hiền tài kẻ kém cỏi hỗn tạp, trắng đen không phân biệt, tà chính lẫn lộn, người trung trực kẻ gièm pha cùng tiến.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðục vẩn.
② Hồn hậu, có ý kín đáo không lộ.
③ Nói về phần đại khái gọi là hồn quát .
④ Vẻn vẹn, dùng làm trợ từ, như hồn bất tự chẳng giống tí nào.
⑤ Cùng nghĩa với chữ hỗn .
⑥ Ðều, cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đục, vẩn: Vũng nước đục;
② (chửi) Dấm dớ, (đồ) ngu, ngu ngốc: Kẻ dấm dớ, kẻ ngu ngốc, đồ ngu; Lời dấm dớ, lời ngu;
③ Đầy, đều, khắp cả.【】hồn thân [húnshen] Khắp cả người, đầy cả mình, toàn thân, cả người: Mồ hôi đầm đìa khắp cả người; Bùn bê bết cả người;
④ Hồn hậu;
⑤ (văn) Thật là, cơ hồ, hầu như: Gãi đầu tóc bạc ngắn thêm, hầu như không còn cài (đầu) được nữa (Đỗ Phủ: Xuân vọng);
⑥ [Hún] (Họ) Hồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước vọt lên — Bằng nhau, ngang nhau, giống nhau — Đục. Nước có lẫn chất bẩn — Tất cả. Hoàn toàn — Chứa đựng ở trong — Một âm là Hỗn. Xem Hỗn.

Từ ghép 5

hỗn

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: hỗn độn )

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Hỗn — Một âm là Hồn. Xem Hồn.

Từ ghép 2

muộn, môn
mēn ㄇㄣ, mèn ㄇㄣˋ

muộn

phồn thể

Từ điển phổ thông

bực bội, buồn bã

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Buồn bực, khổ não. ◎ Như: "phiền muộn" buồn phiền. ◇ Thủy hử truyện : "Hồi đáo gia trung, muộn muộn bất dĩ" , (Đệ nhị hồi) Trở về nhà, lòng buồn rười rượi.
2. (Tính) Bí, ngột ngạt. ◎ Như: "thiên khí khốc nhiệt, phòng gian hảo muộn" , khí trời nóng bức, trong phòng ngột ngạt quá.
3. (Tính) Ồ ồ (tiếng, âm thanh). ◎ Như: "na nhân thuyết thoại chẩm ma muộn thanh muộn khí đích" người đó nói giọng sao mà ồ ồ thế.
4. (Tính) Ù lì, không linh hoạt, không lên tiếng. ◎ Như: "muộn đầu muộn não" đầu óc nặng nề ù lì.
5. (Động) Đậy kín cho ngấm, hãm. § Cũng viết là "muộn" . ◎ Như: "bả thái tái muộn nhất hội nhi" đem món ăn hầm lại một lúc.
6. (Động) Ở lâu một chỗ, lẩn quẩn. ◎ Như: "biệt lão muộn tại gia lí" đừng lẩn quẩn ù lì ở trong nhà.
7. (Động) Chất chứa, giấu kín. ◎ Như: "hữu thoại tựu thuyết xuất lai, bất yếu muộn tại tâm lí" , có gì muốn nói hãy nói ra, không nên chất chứa trong lòng.
8. (Danh) Lòng buồn bã, tâm tình buồn bực. ◎ Như: "bài ưu giải muộn" xua đuổi âu lo giải tỏa u sầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Buồn bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, buồn bực, sầu muộn: Buồn chết người; Buồn rười rượi, buồn tênh;
② Kín mít, không thông hơi: Toa xe kín. Xem [men].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Oi, khó thở: Oi bức; Gian phòng này không mở cửa sổ, ngạt thở quá;
② Đậy kín cho ngấm: Trà mới pha, đậy kín cho ngấm một lát hãy uống;
③ (đph) (Tiếng nói) ồ ồ: Anh ấy nói chuyện giọng ồ ồ;
④ Lẩn quẩn: Đừng lẩn quẩn mãi ở nhà. Xem [mèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn phiền — Một âm là Môn. Xem Môn. Hoa Tiên có câu: » Cắt phiền phó hẳn con gươm, thôi đừng muộn đắp sầu đơm khó lòng «.

Từ ghép 11

môn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình — Khoảnh khắc — Một âm là Muội. Xem Muội.
hạm
jiàn ㄐㄧㄢˋ, kǎn ㄎㄢˇ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ

hạm

phồn thể

Từ điển phổ thông

hiên nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cũi nhốt dã thú. ◇ Trang Tử : "Nhi hổ báo tại nang hạm, diệc khả dĩ vi đắc hĩ" , (Thiên địa ) Mà cọp beo ở trong chuồng, trong cũi, cũng có thể cho là được vậy.
2. (Danh) Xe tù. ◎ Như: "hạm xa" xe tù.
3. (Danh) Lan can. ◇ Đỗ Mục : "Trực lan hoành hạm, đa ư Cửu Thổ chi thành quách" , (A phòng cung phú ) Lan can ngang dọc nhiều hơn thành quách Cửu Châu.
4. (Danh) Ngưỡng cửa, bực cửa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Hồng Ngọc cấp hồi thân nhất bào, khước bị môn hạm bán đảo" , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hồng Ngọc quay mình chạy, vướng phải bực cửa, ngã lăn ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Ván lắp dưới cửa sổ hay mái hiên.
② Cái cũi, xe tù gọi là hạm xa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lan can;
② Cũi, xe tù: Cũi nhốt súc vật; Xe tù. Xem [kăn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngạch, ngưỡng, bậc (cửa): Ngạch cửa, ngưỡng cửa, bậc cửa. Cv. . em [jiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cũi để nhốt thú vật — Cái lan can ở hàng hiên trước nhà — Cái thành thuyền, mạn thuyền.
tỏa
suǒ ㄙㄨㄛˇ

tỏa

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: tỏa nột ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tỏa nột" một loại kèn nhỏ, vốn là nhạc khí của người Hồi, nguyên tên là "tô nhĩ nại" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tỏa nột cái kèn nhỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tỏa nột [suônà] Kèn xô na, kèn đám.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.