miên
mián ㄇㄧㄢˊ

miên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tơ tằm
2. kéo dài, liền
3. mềm mại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bông. § Ghi chú: "miên" 綿 bông đã tinh, "nhứ" bông còn thô. ◎ Như: "ti miên" 綿 bông tơ.
2. (Danh) Vật thể có hình trạng hoặc tính chất giống như bông. ◇ Lục Du : "Hải đường như tuyết liễu phi miên" 綿 (Túy trung hoài Mi San cựu du ) Hải đường như tuyết, liễu bay (như) bông.
3. (Danh) Họ "Miên".
4. (Tính) Mềm, yếu. ◎ Như: "miên bạc chi lực" 綿 sức mềm yếu.
5. (Phó) Liên tục không dứt. ◎ Như: "miên diên" 綿 dài dặc, "liên miên" 綿 liên tiếp không ngừng.
6. (Phó) Kĩ lưỡng, thận trọng, tế mật. ◎ Như: "miên mật" 綿 chu đáo, kĩ lưỡng.
7. (Trạng thanh) § Xem "miên man" 綿.

Từ điển Thiều Chửu

① Bông mới. Cho kén vào nước sôi rồi gỡ ra chỗ nào săn đẹp gọi là miên 綿, chỗ nào sù sì gọi là nhứ .
② Dài dặc, như miên duyên 綿 dài dặc, miên viễn 綿 dài xa, v.v.
③ Ràng rịt, như triền miên 綿.
Miên man 綿 líu lo, ríu rít (tiếng chim).
⑤ Mềm yếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tơ tằm, bông mới (dùng để làm áo bông và chăn bông);
② Kéo dài, liên tục: 綿 Dài dằng dặc;
③ Mềm mại, mỏng manh: 綿 Mỏng manh; 綿 Mềm mại;
④ (văn) Ràng rịt.【綿】triền miên [chánmián] (văn) Bịn rịn, vướng víu, vương vấn, dày vò, triền miên (thường nói về bệnh tật hay tình cảm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dài. Lâu dài — Nối tiếp không dứt. Td: Liên miên, Triền miên.

Từ ghép 7

man
mán ㄇㄢˊ

man

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thô lỗ, ngang ngạnh
2. rất, lắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng xưa chỉ chủng tộc ở phương nam Trung Quốc. ◇ Vương Bột : "Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt" , (Đằng Vương các tự ) Như cổ áo của ba sông, vòng đai của năm hồ, khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt.
2. (Tính) Thô bạo, ngang ngược. ◎ Như: "man hoành" ngang ngược, hung hãn.
3. (Tính) Lạc hậu, chưa khai hóa. ◎ Như: "man bang" nước lạc hậu, "man nhân" người chưa khai hóa.
4. (Phó) Rất, lắm. § Thông "mãn" 滿. ◎ Như: "man hảo đích" tốt lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Mán, giống mán ở phương nam. Vương Bột : Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt (Ðằng Vương các tự ) như cổ áo của ba sông, vòng đai của năm hồ, khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt.
② Chỉ cậy mạnh làm càn gọi là man, là dã man , là man hoạnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thô lỗ, lỗ mãng, thô bạo, ngang ngược, làm càn, dã man: man, man rợ; Ngang ngược;
② (đph) Rất, lắm: Rất tốt, tốt lắm; Rất nhanh, nhanh lắm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên chỉ chung các dân tộc bán khai ở phía nam — Chuyên quyền tự ý — Đày tớ gái ( tiếng địa phương của vùng Tứ Xuyên ). » Lòa mây nào ngỡ khách man sấn vào « ( Hoa Tiên ).

Từ ghép 9

Từ điển trích dẫn

1. Hình dung mây bay thư hoãn rồi chuyển dần thành mỏng. Tỉ dụ giáo hóa xa rộng. ◇ Thượng thư đại truyện : "Khanh vân lạn hề, củ man man hề" , (Quyển nhất hạ ).
2. Buồn rầu, ủ ê. ◇ Trang Tử : "Tiểu khủng chúy chúy, đại khủng man man" , (Tề vật luận ) Sợ nhỏ thì bồn chồn, sợ lớn thì ủ ê.
3. Tiêu mờ, mất dần. ◇ Hạt Quan Tử : "Huyền vọng hối sóc, chung thủy tương tuần, du niên lũy tuế, dụng bất man man" , , , (Thiên tắc ).
4. Dài lâu. ◇ Chiến quốc sách : "Miên miên bất tuyệt, man man nại hà" 綿綿, (Ngụy sách nhất ) Liên miên không dứt, dài dằng dặc biết làm sao đây?

Từ điển trích dẫn

1. Chim nhỏ hoặc tiếng chim. ◇ Ngô Quân : "Xuân cơ minh yểu điệu, Hạ điểu tứ miên man" , 綿 (Hòa tiêu tẩy mã tử hiển cổ ý , Chi lục). ◇ Lô Chiếu Lân : "Dục tự tha hương biệt, U cốc hữu miên man" , 綿 (Miên châu quan trì tặng biệt... 綿).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chim hót líu lo, tiếng nọ dính với tiếng kia — Tiếp nối không dứt hết cái này tới cái kia, hết chuyện này tới chuyện kia.
mộc
mù ㄇㄨˋ

mộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây, gỗ
2. mộc mạc, chất phác
3. sao Mộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây. ◎ Như: "thảo mộc" cỏ cây, "độc mộc bất thành lâm" một cây không thành rừng, một cây làm chẳng nên non.
2. (Danh) Gỗ. ◎ Như: "hủ mộc" gỗ mục. ◇ Luận Ngữ : "Hủ mộc bất khả điêu dã, phẩn thổ chi tường bất khả ô dã" , (Công Dã Tràng ) Gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng đất dơ không thể trát được.
3. (Danh) Quan tài. ◎ Như: "hành tương tựu mộc" sắp vào quan tài, gần kề miệng lỗ.
4. (Danh) Tiếng "mộc", một tiếng trong "bát âm" .
5. (Danh) Một trong "ngũ hành" .
6. (Danh) Tên gọi tắt của "Mộc tinh" sao Mộc.
7. (Danh) Họ "Mộc".
8. (Tính) Làm bằng gỗ. ◎ Như: "mộc ỷ" ghế dựa bằng gỗ, "mộc ốc" nhà làm bằng gỗ.
9. (Tính) Chất phác, mộc mạc. ◇ Sử Kí : "Bột vi nhân mộc cường đôn hậu" (Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) (Chu) Bột là người chất phác, cứng cỏi và đôn hậu.
10. (Tính) Trơ ra, tê dại. ◎ Như: "ma mộc bất nhân" tê dại trơ trơ.
11. (Tính) Ngớ ngẩn, ngu dại. ◎ Như: "độn đầu mộc não" ngu dốt đần độn.
12. (Động) Mất hết cảm giác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Thụy thính liễu, thân thượng dĩ mộc liễu bán biên" , (Đệ thập nhất hồi) Giả Thụy nghe xong, tê tái cả một bên người.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây, cây to dùng làm nhà cửa đồ đạc được gọi là kiều mộc , cây có cành mọc là là gần đất gọi là quán mộc .
② Gỗ, như mộc khí đồ gỗ, người chết gọi là tựu mộc nghĩa là phải bỏ vào áo quan gỗ vậy.
③ Tam mộc một thứ hình gông cùm.
④ Tiếng mộc, một thứ tiếng trong ngũ âm.
⑤ Sao mộc, một ngôi sao trong tám vì hành tinh.
⑥ Chất phác, mộc mạc.
⑦ Trơ ra, tê dại, như ma mộc bất nhân tê dại không cảm giác gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây: Chặt cây, đốn cây; Cây ăn quả; Một cây làm chẳng nên non;
② Gỗ, làm bằng gỗ, (thuộc) thân gỗ: Gỗ thông; Hòm gỗ, thùng gỗ; Cầu gỗ; Đồ gia dụng bằng gỗ;
③ (văn) Lá cây: Miên man lá rụng điêu linh, nước sông cuồn cuộn mênh mông chảy vào (Đỗ Phủ: Đăng cao);
④ (văn) Mõ canh: Đánh mõ canh lên mà gọi họ đến (Liễu Tôn Nguyên: Chủng thụ Quách Thác Đà truyện);
⑤ Quan tài: Sắp chui vào quan tài, gần kề miệng lỗ;
⑥ Chất phác: Bột là người chất phác, quật cường và đôn hậu (Sử kí: Giáng Hầu, Chu Bột thế gia);
⑦ Tê: Hai chân bị lạnh tê cóng; Đầu lưỡi hơi tê; Tê mất hết cảm giác;
⑧ Một loại hình cụ bằng gỗ: Trong số những người cùng bị bắt với tôi, có ba người bị thẩm vấn bằng hình cụ bằng gỗ (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
⑨ Mộc (một trong 5 yếu tố của ngũ hành);
⑩ Tiếng mộc (một trong bát âm);
⑪ [Mù] Sao Mộc, Mộc Tinh;
⑫ [Mù] (Họ) Mộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây cối Td: Thảo mộc — Gỗ của cây — Đồ làm bằng gỗ — Một trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.) — Một trong Bát âm. Xem Bát âm, vần Bát — Không có cảm giác gì, trơ như gỗ — Tên một hành tinh, tức Mộc tinh — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Mộc.

Từ ghép 41

diên, duyên
yán ㄧㄢˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kéo dài
2. chậm

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dài, xa. ◇ Tả Tư : "Diên tụ tượng phi cách" (Kiều nữ ) Tay áo dài giống như lông cánh chim bay.
2. (Động) Kéo dài. ◎ Như: "diên niên" thêm tuổi, "diên thọ" thêm thọ.
3. (Động) Lan tràn, lan rộng. ◎ Như: "hỏa thế mạn diên" thế lửa lan rộng.
4. (Động) Kéo dài thời gian. ◎ Như: "diên đãng" trì hoãn, "diên kì" hoãn kì hạn.
5. (Động) Tiến nạp, tiền cử, dẫn vào. ◎ Như: "diên nhập" dẫn vào.
6. (Động) Mời vào, rước tới. ◎ Như: "diên sư" rước thầy, "diên khách" mời khách. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na tri Giả mẫu giá bệnh nhật trọng nhất nhật, diên y điều trị bất hiệu" , 調 (Đệ nhất ○ cửu hồi) Không ngờ bệnh Giả mẫu càng ngày càng nặng, mời thầy chữa chạy đều không công hiệu.
7. (Động) Dây dưa, dắt tới. ◎ Như: "họa diên tử tôn" vạ lây tới con cháu.
8. (Danh) Họ "Diên".
9. (Phó) Trì hoãn. ◎ Như: "diên hoãn" hoãn chậm lại, "diên ngộ" lỡ (vì chậm trễ mà hỏng việc).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kéo dài. 【】diên trường [yáncháng] Kéo dài: Hội nghị kéo dài thêm ba hôm; (nhạc) Dấu dãn nhịp (pause);
② Kéo dài thời gian, trì hoãn, hoãn lại: Trì hoãn;
③ Mời: Mời khách; Mời thầy giáo; Mời thầy thuốc;
④ (văn) Kịp khi;
⑤ [Yán] (Họ) Diên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi xa — Dài. Kéo dài — Mời đón — Tới. Kịp tới.

Từ ghép 17

duyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kéo dài
2. chậm

Từ điển Thiều Chửu

① Kéo dài, như duyên niên thêm tuổi, duyên thọ thêm thọ, v.v.
② Kéo dài con đường tiến đi, khiến cho không tới được đúng kì gọi là duyên. Như duyên hoãn , duyên đãng kéo dài cho chậm tiến. Rụt lùi lại gọi là thiên duyên (lần lữa), quanh co, không tiến gọi là uyển duyên .
③ Xa, như duyên mậu vạn dư lí dài suốt hơn muôn dặm.
④ Tiến nạp, mời vào, rước tới. Như duyên sư rước thầy, duyên khách mời khách, v.v.
⑤ Kịp, sự gì dắt dây tới gọi là duyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kéo dài. 【】diên trường [yáncháng] Kéo dài: Hội nghị kéo dài thêm ba hôm; (nhạc) Dấu dãn nhịp (pause);
② Kéo dài thời gian, trì hoãn, hoãn lại: Trì hoãn;
③ Mời: Mời khách; Mời thầy giáo; Mời thầy thuốc;
④ (văn) Kịp khi;
⑤ [Yán] (Họ) Diên.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. Vẻ đau buồn, ưu sầu. ◇ Bạch Cư Dị : "Tịch điện hùynh phi tứ tiễu nhiên, Cô đăng thiêu tận vị thành miên" 殿, (Trường hận ca ) Đom đóm bay quanh điện chiều, ý buồn man mác, Khêu hết bấc ngọn đèn cô đơn, vẫn không thành giấc ngủ. Tản Đà dịch thơ: Đom đóm bay gợi mối u sầu. Ngọn đèn khêu đã cạn dầu, Khó thay! giấc ngủ dễ hầu ngủ xong!
2. Lặng lẽ, không có tiếng động. ◇ Trương Thọ Khanh : "Đáo giá nhất canh vô sự, nhị canh tiễu nhiên, đáo tam canh tiền hậu, khởi liễu nhất trận quái phong" , , , (Hồng lê hoa , Đệ tam chiệp).
3. Như cũ, như xưa. ◇ Bì Nhật Hưu : "Hưng thế hốt hĩ tân, San xuyên tiễu nhiên cựu" , (Lỗ Vọng độc "Tương Dương kì cựu truyện "", Kiến tặng ngũ bách ngôn thứ vận ).
khi
qī ㄑㄧ

khi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lừa dối
2. bắt nạt, ức hiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dối lừa, dối trá. ◎ Như: "khi phiến" lừa dối, "trá khi" dối trá, "khi thế đạo danh" lừa gạt người đời trộm lấy hư danh, "tự khi khi nhân" dối mình lừa người (lừa được người, nhưng cũng là tự dối gạt mình hơn nữa). ◇ Nguyễn Du : "Nại hà vũ quả nhi khi cô" (Cựu Hứa đô ) Sao lại đi áp bức vợ góa, lừa dối con côi người ta?
2. (Động) Che, lấp. ◇ Lục Quy Mông : "Kiến thuyết thu bán dạ, Tịnh vô vân vật khi" , (Phụng họa Thái Hồ thi , Minh nguyệt loan ).
3. (Động) Làm trái lại. ◇ Sử Kí : "Tự Tào Mạt chí Kinh Kha ngũ nhân, thử kì nghĩa hoặc thành hoặc bất thành, nhiên kì lập ý giác nhiên, bất khi kì chí, danh thùy hậu thế, khởi vọng dã tai" , , , , , (Thích khách liệt truyện ) Từ Tào Mạt đến Kinh Kha, năm người, chí nguyện của họ hoặc thành công, có thất bại, nhưng lập ý của họ đều rõ ràng, không làm trái với chí nguyện, tiếng thơm để lại đời sau, há phải hư truyền.
4. (Động) Lấn, ép, lăng nhục. ◎ Như: "khi phụ" lấn hiếp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim Tào Tháo tàn hại bách tính, ỷ cường khi nhược" , (Đệ thập nhất hồi) Nay Tào Tháo tàn hại trăm họ, ỷ mạnh hiếp yếu.
5. (Động) Áp đảo, thắng hơn. ◇ Lí Thọ Khanh : "Văn khi Bách Lí Hề, Vũ thắng Tần Cơ Liễn" , (Ngũ Viên xuy tiêu ) Văn áp đảo Bách Lí Hề, Võ thắng hơn Tần Cơ Liễn.
6. (Động) Quá, vượt qua. ◇ Tô Thức : "Tảo miên bất kiến đăng, Vãn thực hoặc khi ngọ" , (Từ đại chánh nhàn hiên ).
7. (Tính) Xấu, khó coi (tướng mạo).

Từ điển Thiều Chửu

① Dối lừa, lừa mình, tự lừa dối mình gọi là tự khi .
② Lấn, bị người ta lấn gọi là khi phụ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dối, lừa, lừa dối: Dối mình dối người; Tự lừa dối mình;
② Bắt nạt, đè lấn, lấn át, ức hiếp: Cậy thế nạt (ức hiếp) người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lừa dối — Coi rẻ, coi thường.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.