trinh
zhēn ㄓㄣ

trinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trong trắng, tiết hạnh
2. trung thành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc bói toán. ◇ Chu Lễ : "Phàm quốc đại trinh, bốc lập quân, bốc đại phong" , , (Xuân quan , Đại bốc ) Thường việc xem bói quan trọng trong nước, có: bói lập vua, bói lễ phong lớn (ban phát đất đai, chức tước).
2. (Danh) Tiết hạnh (của con gái không thất thân, của đàn bà không chịu lấy chồng khác). ◇ Lưu Xoa : "Quân mạc hiềm xú phụ, Xú phụ tử thủ trinh" , (Cổ oán ) Chàng chớ nên chán ghét vợ xấu, Vợ xấu thà chết mà giữ tiết hạnh.
3. (Tính) Chính đính, ngay thẳng, trung thành, khảng khái. ◎ Như: "trinh sĩ" kẻ sĩ ngay thẳng, "trinh thần" tôi trung.
4. (Tính) Cứng, chắc, tốt. ◎ Như: "trinh thạch" đá cứng, đá quý, "trinh mộc" gỗ chắc, gỗ tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
5. (Động) Bói xem, bốc vấn. ◇ Chu Lễ : "Quý đông, trần ngọc, dĩ trinh lai tuế chi ác" , , (Xuân quan , Thiên phủ ) Cuối mùa đông, bày ngọc, để bói xem năm tới tốt hay xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Trinh, chính đính, giữ được tấm lòng chính đính thủy chung không ai làm lay động được gọi là trinh, như trung trinh , kiên trinh , v.v... Đàn bà không thất tiết (không yêu ai, chỉ yêu một chồng) gọi là trinh phụ . Con gái chính đính (không theo trai) gọi là trinh nữ .
② Bói xem, bói hỏi sự chính đính gọi là trinh, như trinh cát chính đính tốt.
③ Tinh thành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiết, khí tiết, trong sạch, chính đính, liêm khiết, ngay thẳng, khảng khái: Giữ vững khí tiết, kiên trinh; Khảng khái không khuất phục; Trung thành liêm khiết;
② Trinh, trinh tiết: Trinh nữ, gái còn tân; Trinh phụ, người đàn bà tiết hạnh;
③ Tinh thành;
④ Sự hiến dâng;
⑤ (văn) Bói: Bói, bói toán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem bói. Bói toán. Ngay thẳng, không dời đổi. Hát nói của Nguyễn Khuyến: » Mảnh gương trăng vằng quyết không nhơ « — Sự trong trắng của con gái. Đoạn trường tân thanh : » Chữ trinh đáng giá nghìn vàng « — Lòng trong sạch ngay thẳng của đàn bà con gái. Đoạn trường tân thanh: » Chữ trinh còn một chút này «.

Từ ghép 13

viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tròn, hình tròn
2. cầu, hình cầu
3. tròn (trăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tròn. § Đối lại với "phương" . ◎ Như: "viên trác" bàn tròn.
2. (Tính) Đầy đủ, hoàn chỉnh, trọn vẹn. ◎ Như: "viên mãn" 滿 hoàn hảo, trọn vẹn, "viên túc" tròn đầy.
3. (Tính) Trơn nhẵn, tròn trĩnh. ◎ Như: "viên hoạt" trơn tru.
4. (Tính) Uyển chuyển. ◇ Thang Hiển Tổ : "Lịch lịch oanh ca lựu đích viên" (Mẫu đan đình ) Trong trẻo oanh ca, uyển chuyển véo von.
5. (Tính) Không trở ngại (thuật ngữ Phật giáo). "Thiên Thai tông" chia Phật giáo làm 4 bực, bực "viên giáo" là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công hành viên mãn, tự tại viên dung, không có gì trở ngại nữa.
6. (Danh) Hình tròn. ◇ Mặc Tử :"Bách công vi phương dĩ củ, vi viên dĩ quy" , (Pháp nghi ) Trăm thợ lấy hình vuông làm khuôn mẫu, lấy hình tròn làm quy tắc.
7. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "kim viên" đồng tiền vàng, "ngân viên" đồng tiền bạc.
8. (Danh) Lượng từ: một "viên" bằng mười "giác" hào.
9. (Động) Hoàn thành, làm cho hoàn chỉnh. ◎ Như: "tự viên kì thuyết" làm cho hoàn chỉnh lập luận, lí thuyết của mình. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tạm thả trụ trước, đẳng mãn liễu phục tái viên phòng" , 滿 (Đệ lục thập bát hồi) Hãy tạm ở đây, chờ khi hết tang sẽ làm lễ thành hôn.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỉ về hình-thể. Từ giữa ruột đo ra đến ngoài vành chỗ nào cũng đều nhau thì chỗ giữa ấy gọi là viên tâm ruột tròn, chỗ vành ngoài gọi là viên chu vòng tròn.
② Trộn, phàm cái gì không lộ cạnh góc ra đều gọi là viên. Như viên thông , viên hoạt , v.v.
③ Ðầy đủ, như viên mãn 滿, viên túc , v.v.
④ Ðồng bạc.
⑤ Tự bênh vực cái thuyết của mình.
⑥ Không trở ngại, tôn Thiên-thai chia Phật-giáo làm 4 bực, bực Viên-giáo là bực cao nhất, vì chứng đến bực ấy thì công-hành viên-mãn, tự-tại viên-dung, không có gì trở ngại nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tròn, hình tròn, hình cầu: Trăng tròn; Lỗ tròn;
② Hoàn , chu đáo, đầy đủ, viên mãn, trọn vẹn: Anh này làm việc rất chu đáo; Nói như vậy không trọn vẹn (tròn trịa, xuôi); 滿 Tròn đầy, viên mãn;
③ Đồng (đơn vị tiền tệ): Ba trăm đồng nhân dân tệ. Cv. ;
④ Tiền đúc (hình tròn): Tiền bạc; Tiền đồng. Cv. ;
⑤ Tìm cách bênh vực ý kiến hoặc chủ trương của mình: Tự biện hộ cho lí thuyết của mình;
⑥ [Yuán] (Họ) Viên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trọn vẹn hoàn toàn — Tròn. Hình tròn — Đồng bạc ( vì đồng bạc đời xưa hình tròn ) — Tiếng gọi những vật nhỏ, tròn. Td: Viên đạn.

Từ ghép 32

thẩm
shěn ㄕㄣˇ

thẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tỉ mỉ
2. thẩm tra, xét hỏi kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xét rõ, xét kĩ, nghiên cứu. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố thẩm đường hạ chi âm, nhi tri nhật nguyệt chi hành, âm dương chi biến" , , (Thận đại lãm , Sát kim ) Cho nên tìm hiểu cái bóng nhà chiếu xuống, thì biết đường đi của mặt trời mặt trăng và sự biến hóa của âm dương.
2. (Động) Xét đoán, xét hỏi. ◎ Như: "thẩm phán" xét xử, "thẩm tấn" xét hỏi.
3. (Động) Biết rõ. § Thông "thẩm" , "thẩm" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thần khốn Đặng Ngải ư Kì san, bệ hạ liên giáng tam chiếu, triệu thần hồi triều, vị thẩm thánh ý vi hà?" , , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Thần vây Đặng Ngải ở núi Kì, bệ hạ liên tiếp giáng xuống ba đạo chiếu đòi thần về triều, chưa biết ý bệ hạ ra sao?
4. (Động) Cẩn thận, thận trọng.
5. (Trợ) Quả là, đúng. ◎ Như: "thẩm như thị dã" quả đúng như thế.
6. (Phó) Kĩ lưỡng, kĩ càng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thẩm cố chi, tứ chi giai như nhân, đãn vĩ thùy hậu bộ" , , (Cổ nhi ) Nhìn kĩ, bốn chân tay đều như người, chỉ khác có cái đuôi thòng xuống ở đằng sau.
7. (Danh) Họ "Thẩm".

Từ điển Thiều Chửu

① Xét rõ, xét kĩ.
② Xét đoán, xét hỏi. Nay nha tư pháp có một tòa gọi là thẩm phán sảnh là chỗ xét hỏi hình ngục kiện tụng vậy.
③ Dùng làm tiếng giúp lời, có cái ý quyết định hẳn, như thẩm như thị dã xét quả đúng như thế vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xét kĩ, chặt chẽ, tỉ mỉ, (một cách) thận trọng: Xét kĩ; Chọn kĩ những kẻ tả hữu (Án tử Xuân thu);
② Xử, xét hỏi, tra hỏi: Xử công khai; Xử án;
③ (văn) Hiểu được: ? Không hiểu tình hình dạo này ra sao?. Như [shân], [shân];
④ (văn) Quả là, đúng: Đúng như lời... đã nói; Quả đúng như thế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rất rõ — Xét kĩ. Xét xử.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Ngon ngọt, điềm . ◇ Triều Thác : "Phù hàn chi ư y, bất đãi khinh noãn; cơ chi ư thực, bất đãi cam chỉ" , ; , (Luận quý túc sơ ) Người ta khi lạnh, không cứ phải có áo ấm nhẹ mới chịu mặc; người ta khi đói, không cứ phải có ngon ngọt mới chịu ăn.
2. Thức ăn ngon. ◇ Liêu trai chí dị : "Nga nhi hành tửu tiến soạn, bị cực cam chỉ" , (Cửu Sơn Vương ) Chốc lát, bày rượu dâng tiệc, đủ các thức rất ngon.
3. Chỉ đồ ăn nuôi thân. ◇ Bạch Cư Dị : "Thần mẫu đa bệnh, thần gia tố bần; cam chỉ hoặc khuy, vô dĩ vi dưỡng; dược nhị hoặc khuyết, không trí kì ưu" , ; , ; , (Tấu trần tình trạng ).
4. Chỉ sự phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Trần Nhữ Nguyên : "Cửu vi cam chỉ, bị lịch tân toan" , (Kim liên kí , Trú cẩm ) Đã lâu làm trái bổn phận phụng dưỡng cha mẹ, từng trải đắng cay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị ngon ngọt.

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Leng keng, loảng xoảng... § Tiếng vàng, đá, sắt... va chạm. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Thương thương tạp bội li phương chử, Châu mạo hồng ngoa chấn kim lũ" , (Họa Vĩnh Thúc "Chá chi ca" ).
2. (Trạng thanh) Đặc chỉ âm điệu thơ văn trong trẻo cao vút. ◇ Đỗ Giới : "Đồ thưởng kì thi uyên uyên nhĩ, thương thương nhĩ, phi Tào Tử sở dĩ mệnh dữ giả dĩ" , , (Luyện đình thi sao , Tự ).
3. (Trạng thanh) Tiếng chim chóc, sâu bọ kêu. ◇ Tả truyện : "Phụng hoàng vu phi, hòa minh thương thương" , (Trang Công nhị thập nhị niên ).
4. Tốt, đẹp. ◇ Tân Văn Phòng : "Thương thương dự, bất diệc nghi tai!" , (Đường tài tử truyện , Ti không thự ).
5. Thịnh, nhiều.
6. Cao. ◇ Hậu Hán Thư : "Mệnh Vương Lương chưởng sách tứ hề, du Cao Các chi thương thương" , (Trương Hành truyện ).

sinh khí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Đạo giáo nhận rằng khí từ nửa đêm tới giữa trưa là "sanh khí" , để phân biệt với "tử khí" từ giữa ngày tới nửa đêm. ◇ Cát Hồng : "Phù hành khí đương dĩ sanh khí chi thì, vật dĩ tử khí chi thì (...) tử khí chi thì, hành khí vô ích dã" , ..., (Bão phác tử , Thích trệ ).
2. Khí làm cho muôn vật "sanh trưởng phát dục" (sinh sôi nẩy nở). ◇ Hàn Thi ngoại truyện : "Cố bất tiếu giả tinh hóa thủy cụ, nhi sanh khí cảm động, xúc tình túng dục, phản thi loạn hóa, thị dĩ niên thọ cức yểu nhi tính bất trưởng dã" , , , , (Quyển nhất).
3. Sức sống. ◇ Tư Không Đồ : "Sanh khí viễn xuất, Bất trước tử hôi" , (Thi phẩm , Tinh thần ).
4. Khí khái, ngang tàng. ◇ Quốc ngữ : "Vị báo Sở huệ nhi kháng Tống, ngã khúc Sở trực, kì chúng mạc bất sanh khí, bất khả vị lão" , , , (Tấn ngữ tứ ).
5. Chỉ hơi thở, tinh khí (của người sống). ◇ Hậu Hán Thư : "Cô nhi quả phụ, hào khốc không thành, dã vô thanh thảo, thất như huyền khánh, tuy hàm sanh khí, thật đồng khô hủ" , , , , , (Ban Siêu truyện ).
6. Sinh linh, trăm họ. ◇ Trần Thư : "Lương thất đa cố, họa loạn tương tầm, binh giáp phân vân, thập niên bất giải, bất sính chi đồ ngược lưu sanh khí, vô lại chi thuộc bạo cập tồ hồn" , , , , , (Thế Tổ kỉ ).
7. Nguyên khí. ◇ Quách Mạt Nhược : "Chỉ nhân vi thụ thương quá trọng nhi thả xuất huyết quá đa, tha đích sanh khí nhất thì hoàn bất năng cú khôi phục chuyển lai" , (Nhất chích thủ , Nhị).
8. Không khí. ◇ Trịnh Quan Ứng : "Khai quáng cơ khí diệc dĩ Bỉ quốc sở tạo vi lương. Đại yếu hữu tam: nhất vi chú sanh khí chi khí, nhất vi hố thủy chi khí, nhất vi lạp trọng cử trọng chi khí" . : , , (Thịnh thế nguy ngôn , Khai quáng ).
9. Tức giận, không vui. ◇ Ba Kim : "Thuyết khởi lai dã khiếu nhân sanh khí, tha nhất nhãn dã bất khán ngã, tha thậm chí bả ngã thôi khai nhất điểm" , , (Lợi Na , Đệ cửu phong tín ). ◇ Văn minh tiểu sử : "Phó tri phủ thính liễu giá thoại, dũ gia sanh khí" , (Đệ thập hồi).
10. Chỉ lượng tàng trữ. ◇ Tống Ứng Tinh : "Phàm ngân trung quốc sở xuất, Chiết Giang, Phúc Kiến cựu hữu khanh tràng (...) giai xưng quáng. Kì tha nan dĩ mai cử. Nhiên sanh khí hữu hạn, mỗi phùng khai thải, sổ bất túc, tắc quát phái dĩ bồi thường" , , .... . , , , (Thiên công khai vật , Ngân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hơi của sự sống. Vẻ sống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ cố gắng, không biết mỏi mệt — Vẻ tiến tới trước, tiến bộ.

Từ điển trích dẫn

1. Chăm chỉ siêng năng không biết mỏi mệt. ◇ Hán Thư : "Kim bệ hạ du ý ư thái bình, lao tinh ư chánh sự, vỉ vỉ bất xá trú dạ" , , (Trương Xưởng truyện ).
2. Vẻ đi tới. ◇ Lục Cơ : "Vỉ vỉ cô thú sính, Anh anh tứ điểu ngâm" , (Phó lạc ).
3. Dáng nước chảy. ◇ Tả Tư : "Huyền ấm đam đam, Thanh lưu vỉ vỉ" , (Ngô đô phú ).
4. Thơ văn hoặc đàm luận xúc động lòng người, lôi cuốn, làm cho người ta không biết mệt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lộ vỉ vỉ nhi đàm, ngôn ngôn tinh áo" , (Đệ đệ lục thập cửu hồi) Lộ thao thao bàn luận, lời nào cũng sâu sắc.
5. Không dứt. ◇ Tống Liêm : "Chúng tân hàm duyệt, hàm bôi vịnh thi, vỉ vỉ bất tự hưu" , , (Xuân nhật thưởng hải đường hoa thi tự ).
6. Thuận theo. ◇ Tống Liêm : "Khởi năng bội tính tuẫn vật, vỉ vỉ tùy nhân tác thượng hạ da!" , (Đáp quận thủ sính ngũ kinh sư thư ).
7. Hay, đẹp, diệu. ◇ Lưu Hiếu Tiêu : "Nhật nguyệt liên bích, tán vỉ vỉ chi hoằng trí" , (Quảng tuyệt giao luận ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.