Từ điển trích dẫn

1. Kính trọng bội phục. ◇ Thủy hử truyện : "Na áp lao tiết cấp, cấm tử, đô tri La chân nhân, đạo đức thanh cao, thùy bất khâm phục" , , , , (Đệ ngũ thập tam hồi) Tất cả các viên tiết cấp nhà lao, ngục tốt, đều biết La chân nhân có đạo đức thanh cao, ai mà không kính trọng bội phục.
2. Sáo ngữ đặt cuối chiếu văn của hoàng đế. Ý nói cẩn thận phục sự. ◇ Vương An Thạch : "Giản tại triều đình, hội khóa tiến quan, vãng kì khâm phục" , , (Hoài nam chuyển vận phó sứ trương cảnh hiến khả kim bộ lang trung chế 使).
3. Tên quần áo. ◇ Bách dụ kinh : "Kim khả thoát nhữ thô hạt y trứ ư hỏa trung, ư thử thiêu xứ, đương sử nhữ đắc thượng diệu khâm phục" , , 使 (Bần nhân thiêu thô hạt y dụ ) Bây giờ hãy đem cái áo vải xấu của anh bỏ vào lửa đốt đi, áo vải cháy rồi, anh sẽ có quần áo đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng và chịu là hay là giỏi.

Từ điển trích dẫn

1. Mọi người, quần chúng, người đời. ☆ Tương tự: "thế nhân" . ◇ Đạo Đức Kinh : "Chúng nhân hi hi, Như hưởng thái lao, Như xuân đăng đài" , , (Chương 20) Mọi người hớn hở, Như ăn tiệc lớn, Như mùa xuân lên đài. § "Thái lao" : gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử).
2. Người bình thường, bình phàm nhân. ◇ Tấn Thư : "Thường ngứ nhân viết: Đại Vũ thánh giả, nãi tích thốn âm, chí ư chúng nhân, đáng tích phân âm" : , ,, (Đào Khản truyện ) Thường bảo với mọi người rằng: Vua thánh Đại Vũ, tiếc từng tấc bóng mặt trời, còn những người bình thường chúng ta, phải biết tiếc từng phân bóng mặt trời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mọi người.

chúng sinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

các loài có sự sống

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ tất cả con người, động và thực vật. ◇ Lễ Kí : "Chúng sanh tất tử, tử tất quy thổ" , (Tế nghĩa ).
2. Trăm họ, người đời. ◇ Thái Bình Thiên Quốc cố sự ca dao tuyển : "Thanh triều quan lại, hủ hóa bất kham, phi tảo trừ tịnh tận, vô dĩ an chúng sanh" , , , (Khởi nghĩa tiền tịch ).
3. Chỉ các động vật ngoài người ta. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng sanh hảo độ nhân nan độ, nguyên lai nhĩ giá tư ngoại mạo tướng nhân, đảo hữu giá đẳng tặc tâm tặc can" , , (Đệ tam thập hồi).
4. Tiếng mắng chửi. § Cũng như nói "súc sinh" . ◇ Kim Bình Mai : "Nhĩ giá cá đọa nghiệp đích chúng sanh, đáo minh nhật bất tri tác đa thiểu tội nghiệp" , (Đệ thập cửu hồi).
5. Phật giáo dụng ngữ: Dịch tiếng Phạn "Sattva", còn dịch là "hữu tình" . Có nhiều nghĩa: (1) Người ta cùng sinh ở đời. ◇ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh văn cú : "Kiếp sơ quang âm thiên, hạ sanh thế gian, vô nam nữ tôn ti chúng cộng sanh thế, cố ngôn chúng sanh" , , , ("Thích phương tiện phẩm" dẫn "Trung A Hàm thập nhị"《便》). (2) Do nhiều pháp hòa hợp mà sinh ra. ◇ Đại thừa nghĩa chương : "Y ư ngũ uẩn hòa hợp nhi sanh, cố danh chúng sanh" , (Thập lục thần ngã nghĩa ). (3) Trải qua nhiều sống chết. ◇ Đại thừa nghĩa chương : "Đa sanh tương tục, danh viết chúng sanh" , (Thập bất thiện nghiệp nghĩa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ mọi vật đang sống.

Từ điển trích dẫn

1. Thong dong, tự đắc. ◇ Thi Kinh : "Thối thực tự công, Uy di uy di" 退, (Thiệu nam , Cao dương ) Từ triều đình (cửa công) lui về nhà ăn, Thong dong tự đắc.
2. Quanh co, uốn khúc. ◇ Khuất Nguyên : "Giá bát long chi uyển uyển hề, Tái vân kì chi uy di" , (Li tao ) Ngự xe tám rồng cuộn khúc hề, Cưỡi cờ mây uốn lượn.
3. Bò lết (như rắn). ◇ Sử Kí : "Tẩu uy di bồ phục, dĩ diện yểm địa nhi tạ" , (Tô Tần truyện ) Chị dâu bò lết khúm núm, úp mặt xuống đất mà xin lỗi.
4. Thuận theo, tùy thuận. ◇ Trang Tử : "Ngô dữ chi hư nhi uy di" (Ứng đế vương ) Ta hư tâm mà thuận theo với hắn.

Từ điển trích dẫn

1. Ra tay, động thủ, hạ thủ. ◇ Thủy hử truyện : "Khước tiên vấn huynh đệ thảo khởi, giáo tha giả ý bất khẳng hoàn ngã, ngã tiện bả tha lai khởi thủ, nhất thủ thu trụ tha đầu, nhất thủ đề định yêu khố, phác thông địa thoán hạ giang lí" , , 便, , , (Đệ tam thất hồi) Tôi bắt đầu hỏi thằng em, nhưng dặn nó vờ là không chịu trả tiền, tôi bèn ra tay, một tay túm lấy đầu nó, một tay túm lấy ngang lưng, quẳng xuống sông.
2. Khởi sự, khởi nghĩa. ◇ Sơ khắc phách án kinh: "Ngã môn nhất đồng khởi thủ đích nhân, tha lưỡng cá hữu tạo hóa, lạc tại giá lí. Ngã như hà năng cú dã đồng lai giá lí thụ dụng" , , . (Quyển tam nhất).
3. Khởi đầu, bắt đầu. ◇ Trịnh Tiếp : "Khởi thủ tiện thác tẩu liễu lộ đầu, hậu lai việt tố việt hoại, tổng một hữu cá hảo kết quả" 便, , (Phạm huyện thự trung kí xá đệ mặc đệ tứ thư ).
4. Đặc chỉ hạ con cờ thứ nhất (cờ vây).
5. Rập đầu lạy, khể thủ (người xuất gia kính lễ). ◇ Tây du kí 西: "Hầu Vương cận tiền khiếu đạo: Lão thần tiên! Đệ tử khởi thủ liễu" : ! (Đệ nhất hồi).

Từ điển trích dẫn

1. Li bì không tỉnh. ◇ Bách dụ kinh : "Hữu nhất nhũ mẫu, bão nhi thiệp lộ, hành đạo bì cực, thụy miên bất giác" , , , (Tiểu nhi đắc hoan hỉ hoàn dụ ) Có một bà vú nuôi, bồng đứa con lặn lội trên đường, đi đường mệt mỏi hết sức, ngủ li bì không tỉnh.
2. Không hiểu ra, không tỉnh ngộ. ◇ Trần Lâm : "Nê trệ cẩu thả, một nhi bất giác" , (Hịch Ngô tướng giáo bộ khúc văn ) Câu nệ cẩu thả, không hề tỉnh ngộ gì cả.
3. Không nhận ra, không cảm thấy. ◇ Lưu Cơ : "Đãn tích cảnh vật giai, Bất giác đạo lộ trường" , (Vãn chí thảo bình dịch ) Vì yêu cảnh vật đẹp, Không cảm thấy đường dài.
4. Không biết, chẳng hay, không ngờ đến. ◇ Thủy hử truyện : "Bất giác nhẫm nhiễm quang âm, tảo quá bán niên chi thượng" , (Đệ nhị hồi) Chẳng hay thấm thoát tháng ngày, đã quá nửa năm.
5. Không ngăn được, không nhịn được. § Cũng như "bất câm" . ◇ Lí Lăng : "Thần tọa thính chi, bất giác lệ hạ" , (Đáp Tô Vũ thư ) Sáng ngồi nghe, không khỏi rớt nước mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự nhiên, không hiểu tại sao.

văn minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

văn minh, văn hóa

Từ điển trích dẫn

1. Sáng sủa, rực rỡ. ◇ Dịch Kinh : "Hiện long tại điền, thiên hạ văn minh" , Càn quái ) Rồng hiện ở đồng ruộng, thiên hạ sáng sủa rực rỡ.
2. Văn thải. § Nói tương đối với "chất phác" .
3. Văn đức chói lọi. ◇ Da Luật Sở Tài : "Thánh nhân khai vận ức tư niên, Duệ trí văn minh bẩm tự thiên" , (Kế tống đức mậu vận , Chi nhất).
4. Trạng thái tiến bộ khai hóa trong xã hội loài người. § Nói tương đối với "dã man" .
5. Văn hóa. ◎ Như: "vật chất văn minh" .
6. Xem xét sáng suốt. ◇ Hậu Hán Thư : "Vũ nội văn minh, đốc hành thuần bị, sự mẫu chí hiếu" , , (Đặng Vũ truyện ) Đặng Vũ xét mình sáng suốt, trung hậu thành thật, thờ mẹ chí hiếu.
7. Hợp nhân đạo. ◇ Quách Hiếu Uy : "Sở hữu phu lỗ, ngã quân nhưng dĩ văn minh đối đãi, câu lưu sổ thì, tức khiển quy gia" , , , (Phúc Kiến quang phục kí ).
8. Thời cuối nhà Thanh, sự vật gì mới chế, có vẻ hiện đại, người ta hay thêm vào hai chữ "văn minh". ◎ Như: gậy chống thì gọi là "văn minh côn" , thoại kịch thì gọi là "văn minh hí" , v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ sáng sủa — Chỉ cái mức sinh hoạt sáng đẹp của những xã hội tiến bộ. Thơ Tản Đà: » Mà cái văn minh nó ở đâu «.

Từ điển trích dẫn

1. Một vật thể tự nó không phát ra ánh sáng, nhưng tiếp thụ ánh sáng của vật thể khác mà chiếu sáng, gọi là "tá quang" . ◇ Hạm đại kinh : "Cái tiên nho vị nguyệt tá quang ư nhật, tín hĩ" , (Nguyệt ảnh biện ) Tiên nho nói mặt trăng mượn ánh sáng ở mặt trời, có thể tin được vậy.
2. Tỉ dụ nhờ vả, nương tựa người khác. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lâm Đại Ngọc lãnh tiếu đạo: "Nhĩ kí giá dạng thuyết, nhĩ đặc khiếu nhất ban hí, giản ngã ái đích xướng cấp ngã khán, giá hội tử phạm bất thượng thải trước nhân tá quang nhi vấn ngã."" : ", , , ." (Đệ nhị thập nhị hồi) Đại Ngọc cười nhạt: "Anh đã nói thế, phải tìm riêng một ban hát, chọn những bài nào em thích thì hát cho em nghe, chứ đi nghe nhờ thì đừng hỏi nữa."
3. Lời khách sáo dùng để hỏi nhờ hoặc xin giúp đỡ phương tiện. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Tá quang! Đông trang nhi tại nả biên nhi?" ! ? (Đệ thập tứ hồi) Làm ơn cho hỏi! Đông trang có phải đi hướng bên kia không?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mượn, nhờ ánh sáng của người khác. Chỉ sự nhờ vả, nương tựa người khác — Trong Bạch thoại, dùng làm lời xã giao khi được giới thiệu với người khác, có nghĩa như hân hạnh lắm ( được quen biết một người như là được nhờ vào ánh sáng của người đó ).

vận động

phồn thể

Từ điển phổ thông

vận động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. Vận hành di động. ◇ Tăng Củng : "Thiết dĩ trị lịch ư trung, sở dĩ sát thiên thì chi vận động; ban chánh ư ngoại, sở dĩ nhất vương độ chi thôi hành" , ; , (Tạ Hi Ninh bát niên lịch nhật biểu ).
2. Hành động. ◇ Lục Giả : "Nhược Thang, Vũ chi quân, Y, Lã chi thần, nhân thiên thì nhi hành phạt, thuận âm dương nhi vận động" , , , (Tân ngữ , Thận vi ).
3. Vận chuyển, chuyển động. ◇ Tôn Trung San : "Cận lai ngoại quốc lợi dụng bộc bố hòa hà than đích thủy lực lai vận động phát điện cơ, phát sanh ngận đại đích điện lực" , (Dân sanh chủ nghĩa , Đệ nhất giảng).
4. Chỉ hoạt động của người hoặc động vật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nguyên lai tiễn đầu hữu dược, độc dĩ nhập cốt, hữu tí thanh thũng, bất năng vận động" , , , (Đệ thất ngũ hồi).
5. Chỉ hoạt động, chạy vạy nhằm đạt tới một mục đích nào đó. ◇ Đinh Linh : "Chung nhật đấu kê tẩu mã, trực đáo khán khán khoái bả tổ di đích tam bách đa mẫu điền hoa hoàn liễu, một nại hà chỉ hảo khứ vận động tố quan" , , (Mộng Kha , Nhất).
6. Huy động, vũ động. ◇ Anh liệt truyện : "Lưu Cơ tiện đăng tướng đài, bả ngũ phương kì hiệu, án phương vận động, phát xuất liễu tam thanh hiệu pháo, kích liễu tam thông cổ, chư tướng đô đài hạ thính lệnh" 便, , , , , (Đệ tam thập hồi).
7. Thi triển. ◇ Tây du kí 西: "Chỉ khán nhĩ đằng na quai xảo, vận động thần cơ, tử tế bảo nhĩ sư phụ; giả nhược đãi mạn liễu ta nhi, Tây Thiên lộ mạc tưởng khứ đắc" , , ; , 西 (Đệ tam nhị hồi).
8. Phát động, động viên.
9. Chỉ hoạt động thể dục, thể thao. ◇ Băng Tâm : "Tha vận động quá độ, ngoạn túc cầu thương liễu hõa cốt, ngọa liễu kỉ thiên, tâm lí ngận bất hảo quá" , , , (Siêu nhân , Li gia đích nhất niên ).
10. (Quân sự) Di động tiến lên.
11. Chỉ phong trào (chính trị, văn hóa...). § Có tổ chức, có tính quần chúng, thanh thế lớn, quy mô... ◎ Như: "kĩ thuật cách tân vận động" cuộc vận động cải tiến kĩ thuật.
12. (Triết học) Chỉ mọi sự biến hóa cũng như quá trình, từ vị trí đơn giản đến tư duy phức tạp của con người. ◇ Ba Kim : "Hảo tượng nhất thiết đích vận động dĩ kinh đình chỉ, giá cá thế giới dĩ hãm nhập tĩnh chỉ đích trạng thái, tha đích mạt nhật tựu khoái lai liễu" , , (Trầm lạc ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dời đổi xê dịch, không để yên. Như: Cử động — Làm cho người khác phải hành động theo ý mình — Chỉ một phong trào.

sung túc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sung túc, đầy đủ

Từ điển trích dẫn

1. Đầy đủ.
2. Giàu có, phú dụ. ◇ Tô Triệt : "Bách tính sung túc, phủ khố doanh dật" , (Thượng hoàng đế thư ) Nhân dân giàu có, kho phủ tràn đầy.
3. No nê, no đủ. ◇ Bách dụ kinh : "Hữu nhân nhân kì cơ cố, thực thất mai tiên bính. Thực lục mai bán dĩ, tiện đắc bão mãn. Kì nhân khuể hối (...) thiết tri bán bính năng sung túc giả, ứng tiên thực chi" , . , 便滿. (...), (Dục thực bán bính dụ ) Có người kia vì đói bụng, mua ăn bảy cái bánh chiên. Ăn được sáu cái rưỡi thì liền no nê. Người ấy hối tiếc (...) thiết nghĩ rằng nếu biết nửa cái bánh có thể làm cho no, thì nên trước ăn nửa cái đó thôi.
4. Bổ túc, thêm vào. ◇ Hậu Hán Thư : "Các ngôn quan vô kiến tài, giai đương dân xuất, bảng lược cát bác, cưỡng lệnh sung túc" , , , (Chu Huy truyện ) Mọi người nói quan không thấy tiền của, đều đem dân ra, đánh đập bóc lột, ra lệnh bắt thêm vào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ, không thiếu thốn gì.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.