kham
kān ㄎㄢ

kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chịu đựng
2. chịu được

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu được. ◎ Như: "bất kham" chẳng chịu được. ◇ Liêu trai chí dị : "Thê bất kham kì nhục, thế dục tử" , (A Hà ) Vợ không chịu được nhục, khóc lóc toan liều chết.
2. (Động) Có khi dùng như chữ "khả" . ◎ Như: "kham dĩ cáo úy" khá lấy nói cho yên ủi được.
3. (Danh) § Xem "kham nhẫn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chịu được, như bất kham chẳng chịu được. Có khi dùng như chữ khả , như kham dĩ cáo úy khá lấy nói cho yên ủi được.
② Kham nhẫn dịch nghĩa chữ Phạm là Sa-bà, tức là cõi đời ta ở đây, là cõi chịu nhịn được mọi sự khổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có thể: Có thể để nói an ủi được; Có thể gọi là một tác phẩm hay; Nhà vua cho rằng hoàng thái tử không thể đảm nhiệm trọng trách cai trị thiên hạ, và bí mật nói với hoàng hậu (Tấn thư);
② Chịu được: Khó chịu, không chịu được; Cõi ta bà, cõi đời (cõi chịu nhịn được mọi đau khổ). Xem [bùkan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thế đất lồi lên — Chịu đựng.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Chi phí dùng cho việc trọng yếu, ban tứ ở triều đình. ◇ Chu Lễ : "Chưởng thụ cửu phú cửu cống cửu công chi hóa hối, lương binh lương khí, dĩ đãi bang chi đại dụng" , , (Thiên quan , Nội phủ ).
2. Rất hữu dụng. ◇ Diêm thiết luận : "Nông, thiên hạ chi đại nghiệp dã, thiết khí, dân chi đại dụng dã" , , , (Thủy hạn ).
3. Trọng dụng, giao phó nhiệm vụ quan trọng. ◇ Tam quốc chí : "Mã Tắc ngôn quá kì thật, bất khả đại dụng, quân kì sát chi" , , (Mã Tắc truyện ).
4. Đặc chỉ bái tướng, phong làm tể tướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng vào việc lớn — Chỉ nhiệm vụ trọng yếu.

Từ điển trích dẫn

1. Vẻ sáng bóng, trơn nhẵn, mịn màng. ◇ Hậu Hán Thư : "Vương Chân niên thả bách tuế, thị chi diện hữu quang trạch, tự vị ngũ thập giả" , , (Phương thuật truyện hạ , Vương Chân truyện ) Vương Chân tuổi gần một trăm, mà nhìn mặt có vẻ mịn màng giống như người chưa tới năm chục.
2. Tên huyện ở Phúc Kiến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trơn láng.

Từ điển trích dẫn

1. Sao nướng, chế các vị thuốc. ◇ Nguyên điển chương : "Kì tính đại nhiệt hữu độc, y phương bào chế khả dĩ nhập dược" , (Sử bộ lục , Nho lại ).
2. Chỉ nấu nướng. ◇ Vương Sĩ Mĩ : "Lão chi thư hựu khứ thân tự chưởng chước (...) bào chế mĩ vị khả khẩu đích thủ bái nhục" (...) (Thiết toàn phong , Đệ nhất bộ đệ nhất chương ).
3. Xử lí, bạn lí. ◇ Sa Đinh : "Đối ư giá cá kinh nhân sự biến, nhược y lão thái thái hòa thái thái đích chủ trương, thị cai đồng nông hội hội trưởng sự kiện nhất dạng bào chế đích" , , (Phòng không ).
4. Sửa trị, chế phục. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Hạ gia tiểu thư) kiến Tiết Bàn khí chất cương ngạnh, cử chỉ kiêu xa, nhược bất sấn nhiệt táo nhất khí bào chế, tương lai tất bất năng tự thụ kì xí hĩ" (), , , (Đệ thất thập cửu hồi) (Chị nhà họ Hạ) thấy Tiết Bàn là người tính nết ương ngạnh, kiêu ngạo xa xỉ, nếu không sửa trị ngay từ đầu thì sau này tất không thể phất cờ cầm đầu được.
5. Đặt ra, tạo ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sao nướng, chế các vị thuốc — Ngày nay Bào chế là chế tạo các loại thuốc.
khuông
kuāng ㄎㄨㄤ, kuàng ㄎㄨㄤˋ

khuông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sửa lại, chỉnh lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa cho chính lại, sửa sang. ◎ Như: "khuông chánh" sửa cho đúng lại. ◇ Sử Kí : "Cưu hợp chư hầu, nhất khuông thiên hạ, Quản Trọng chi mưu dã" , , (Quản Yến truyện ) Tập họp chư hầu, sửa sang thiên hạ, đó là mưu lược của Quản Trọng.
2. (Động) Cứu giúp. ◎ Như: "khuông cứu" cứu giúp. ◇ Tả truyện : "Khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , (Thành Công thập bát niên ) Cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.
3. (Động) Phụ giúp, giúp đỡ. ◎ Như: "khuông tương" giúp rập, "khuông trợ" giúp đỡ.
4. (Động) Suy tính, liệu tưởng. ◎ Như: "khuông toán" suy tính.
5. (Danh) Vành mắt. § Thông "khuông" .
6. (Danh) Họ "Khuông".

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa cho chính lại. Như khuông cứu cứu cho đi vào đường phải để khỏi lầm lỗi.
② Giúp, như khuông tương giúp rập.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sửa cho chính lại, sửa sang lại: Quản Trọng giúp Hoàn Công, làm bá các chư hầu, sửa sang lại cả thiên hạ (Luận ngữ);
② Giúp đỡ, giúp giập, cứu giúp: Giúp người nghèo thiếu, cứu kẻ nạn tai (Tả truyện); Giúp giập;
③ Hao hụt, mòn khuyết: Trăng đầy rồi khuyết (Quốc ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng — Cứu vớt. Giúp đỡ.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Thời kì chiến tranh (403 tới 221 trước TL) ở Trung Quốc, bắt đầu từ "Chu Uy Liệt Vương" tới khi "Tần Thủy Hoàng" thống nhất cả nước. Do tên tác phẩm "Chiến quốc sách" mà ra.
2. Quốc gia tham dự chiến tranh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thời đại cổ Trung Hoa, chiến tranh kéo dài giữa bảy nước Tần, Sở, Yên, Tề, Hàn, Triệu, Ngụy từ năm thứ 23 đời Uy Liệt Vương nhà Chu tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ ( 403 tới 221 trước TL ).
thiến, thiện
shàn ㄕㄢˋ

thiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người tài giỏi
2. thiện, lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt, việc lành. § Đối lại với "ác" . ◎ Như: "nhật hành nhất thiện" mỗi ngày làm một việc tốt.
2. (Danh) Người có đức hạnh, người tốt lành.
3. (Danh) Họ "Thiện".
4. (Động) Giao hảo, thân thiết. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Chiến quốc sách : "Quang dữ tử tương thiện" (Yên sách tam ) (Điền) Quang tôi với ông (chỉ Kinh Kha ) thân thiết với nhau.
5. (Động) Cho là hay, khen. § Cũng đọc là "thiến". ◇ Sử Kí : "Lương sổ dĩ Thái Công binh pháp thuyết Bái Công, Bái Công thiện chi, thường dụng kì sách" , , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương nhiều lần đem binh pháp của Thái Công nói cho Bái Công nghe, Bái Công khen, thường dùng sách lược ấy.
6. (Động) Thích. ◇ Mạnh Tử : "Vương như thiện chi, tắc hà vi bất hành?" ? (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm?
7. (Động) Tiếc. ◇ Tuân Tử : "Cố thiện nhật giả vương, thiện thì giả bá" , (Cường quốc ) Cho nên người tiếc ngày là bậc vương, người tiếc giờ là bậc bá.
8. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "thiện nhân" người tốt, "thiện sự" việc lành.
9. (Tính) Quen. ◎ Như: "diện thiện" mặt quen.
10. (Phó) Hay, giỏi. ◎ Như: "năng ca thiện vũ" ca hay múa giỏi, "thiện chiến" đánh hay, "thiện thư" viết khéo.
11. (Thán) Hay, giỏi. ◇ Mai Thừa : "Thái tử viết: Thiện! Nguyện phục văn chi" ! (Thất phát ) Thái tử nói: Hay! Xin được nghe nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiện, lành, đối lại với chữ ác .
② Khéo, như thiện thư viết khéo.
③ Một âm là thiến. Lấy làm phải, khuyên gắng làm thiện.
④ Giao hiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lành, tốt lành, thiện, việc thiện (trái với ác, việc ác): Đem lòng tốt giúp người; Cho nên người ta khó làm việc thiện (Hàn Dũ);
② (văn) [đọc thiến] Cho là phải, cho là tốt, khen hay, khen giỏi: Trương Lương nhiều lần thuyết cho Bái Công nghe về binh pháp của Thái Công, Bái Công khen là hay (Sử kí);
③ (văn) Khuyên làm điều thiện;
④ Thân thiện, thân nhau, hữu hảo, chơi thân: Thân nhau; Sự giao hảo giữa Tề và Sở (Chiến quốc sách); …, Tả doãn Hạng Bá ở nước Sở, vốn chơi thân với Lưu hầu Trương Lương (Sử kí);
⑤ Tài tình, hay: Cách hay, phương sách tài tình;
⑥ Khéo léo, tài giỏi, giỏi về, khéo, dễ, hay: Gan dạ thiện chiến; Viết khéo; Giỏi ăn nói; Kình Bố là dũng tướng trong thiên hạ, giỏi về việc dùng binh (Sử kí: Lưu Hầu thế gia);
⑦ Dễ, thường hay: Thường hay thay đổi; Dễ quên, hay quên, đãng trí; Con gái hay lo lắng (Thi Kinh);
⑧ (văn) Tiếc: Kẻ tiếc thời gian của một ngày thì xưng vương (Tuân tử: Cường quốc);
⑨ Tốt, hay, được (lời đáp biểu thị sự đồng ý): Thái Tổ đáp: Tốt. Rồi đi đánh phía nam (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Khéo, hãy khéo: Ông hãy khéo xem điều đó (Tả truyện); Xin hãy khéo vì tôi mà từ chối giúp (Luận ngữ: Ủng dã);
⑪ (văn) Thích: Nhà vua nếu thích cái đó thì sao không làm? (Mạnh tử);
⑫ [Shàn] (Họ) Thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành. Tốt đẹp — Giỏi, khéo.

Từ ghép 35

để
dē ㄉㄜ, de , dǐ ㄉㄧˇ

để

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đáy (bình, ao, ...)
2. đạt đến, đạt tới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đáy, trôn, gầm, đế. ◎ Như: "thủy để" đáy nước, "hải để" đáy biển, "hài để" đế giày, "oản để" trôn bát, "tỉnh để" đáy giếng. ◇ Nguyễn Du : "Nhãn để phù vân khan thế sự" (Kí hữu ) Xem việc đời như mây nổi trong đáy mắt.
2. (Danh) Nguồn gốc, căn nguyên. ◎ Như: "tầm căn cứu để" tra xét ngọn nguồn.
3. (Danh) Cuối (nói về thời gian). ◎ Như: "niên để" cuối năm, "nguyệt để" cuối tháng.
4. (Danh) Văn thư mới thảo. ◎ Như: "để tử" bản thảo.
5. (Danh) Nền. ◎ Như: "bạch để hồng hoa" nền trắng hoa đỏ.
6. (Động) Đạt đến. ◎ Như: "chung để ư thành" sau cùng đạt đến thành công, "mi sở để chỉ" không biết đến đâu là ngừng.
7. (Động) Ngưng trệ, ngừng. ◇ Tả truyện : "Vật sử hữu sở ủng bế tiểu để" 使 (Chiêu nguyên niên ) Đừng làm cho có chỗ ngưng đọng ứ tắc.
8. (Đại) Biểu thị nghi vấn: sao vậy, gì vậy? ◎ Như: "để sự" việc gì vậy?, "để xứ" chốn nào vậy? ◇ Nguyễn Du : "Lưu lạc bạch đầu thành để sự" (U cư ) Lưu lạc đến bạc đầu mà có nên chuyện gì đâu.
9. (Trợ) § Dùng như "đích" . Trong ngữ lục đời Tống hay dùng. ◎ Như: "ngã để thư" sách của tôi, "tha để bút" bút của tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáy, như thủy để đáy nước.
② Ngăn, thôi.
③ Ðến, như mĩ sở để chỉ chẳng hay đến đâu là thôi.
④ Văn thư mới thảo gọi là để. Tục thường gọi bản thảo là để tử .
⑤ Sao vậy, lời ngờ mà hỏi. Như để sự việc gì vậy? để xứ chốn nào vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáy, đít, trôn, gầm, đế: Đáy nước; Trôn bát; Gầm giường; Đế giày;
② Dưới, tẩy: Phen này đã bị lộ tẩy rồi;
③ Gốc, cơ sở.【】để bản [dê bân] a. Bản gốc, bản lưu; b. Bản thảo; c. Bản chính;【稿】để cảo [dêgăo] Bản thảo;
④ Cuối (tháng hoặc năm): Cuối năm; Cuối tháng;
⑤ Nền: Nền trắng hoa đỏ;
⑥ (văn) Đạt tới, đi tới: Cuối cùng đạt tới thành công; Không đến đâu là ngừng;
⑦ Văn thư mới thảo: Bản thảo;
⑧ (văn) Ngưng trệ, ngừng không lưu thông;
⑨ (văn) Gì, nào: Nơi nào, chốn nào; Việc gì?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bên dưới — Cái đáy — Thôi ngừng lại — Bản thảo, bản nháp giấy tờ. Cũng gọi là Để bản.

Từ ghép 18

ngự
yù ㄩˋ

ngự

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kẻ cầm cương ngựa
2. khống chế, tiết chế kẻ dưới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm giữ, điều khiển xe, ngựa. ◎ Như: "giá ngự mã xa" đánh xe ngựa.
2. (Động) Khống chế, tiết chế. ◎ Như: "ngự hạ" tiết chế kẻ dưới. ◇ Nam sử : "Lâm ngự vạn phương" (Lương Vũ Đế bổn kỉ thượng ) Đến khống chế muôn phương.
3. (Động) Cưỡi. ◇ Tô Thức : "Thừa vân ngự phong" (Trương Văn Định Công mộ chí minh ) Đi gió cưỡi mây.
4. (Danh) Người đánh xe, ngựa. ◇ Trang Tử : "Nhan Hồi vi ngự, Tử Cống vi hữu, vãng kiến Đạo Chích" , , (Đạo Chích ) Nhan Hồi làm người đánh xe, Tử Cống ở bên mặt, đến ra mắt Đạo Chích.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng nghĩa với chữ ngự .
② Tiết chế kẻ dưới. Như ngự hạ tiết chế kẻ dưới cho khỏi làm xằng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [yù] nghĩa ①;
② (văn) Tiết chế, chế ngự, kiểm soát: Tiết chế kẻ dưới;
③ (văn) Người đánh xe (ngựa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh ngựa. Đánh xe ngựa. Như chữ Ngự — Kìm giữ, ngăn chặn. Td: Chế ngự.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng tôn xưng khách tới thăm. ☆ Tương tự: "quang cố" . ◇ Lí Ngư : "Nhị vị thư thư, nhất hướng bất kiến, kim nhật vị hà sự quang lâm?" , , (Thận loan giao , Cự thác ) Hai vị thư thư, từ trước tới nay không gặp, hôm nay vì sao lại hạ cố đến đây?
2. Quân lâm, thiên tử.
3. Vinh dự tới. ◇ Từ Lăng : "Quang lâm phụ mẫu" (Hiếu nghĩa tự bi ) Vinh dự tới cha mẹ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới và đem ánh sáng tới. Tiếng tôn xưng người trên tới thăm mình.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.