điêu
diào ㄉㄧㄠˋ, tiáo ㄊㄧㄠˊ

điêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con ve sầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ve sầu. ◇ Trang Tử : "Điêu dữ học cưu tiếu chi viết: Ngã quyết khởi nhi phi, thương du phương nhi chỉ, thì tắc bất chí nhi khống ư địa nhi dĩ , hề dĩ giá cửu vạn lí nhi nam vi?" : , , , ? (Tiêu dao du ) Con ve sầu cùng con chim cưu cười nó (chỉ con chim bằng) rằng: Chúng ta vùng dậy mà bay, rúc vào cây du cây phương mà đậu, hoặc khi không tới thì nhào xuống đất mà thôi, hà tất phải vượt chín muôn dặm sang nam làm gì?

Từ điển Thiều Chửu

① Con ve sầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Con ve (trong sách cổ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ve sầu.

Từ ghép 2

nhĩ
ěr ㄦˇ, réng ㄖㄥˊ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tai
2. cái quai cầm
3. vậy, thôi (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai (dùng để nghe).
2. (Danh) Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là "nhĩ". ◎ Như: "đỉnh nhĩ" cái quai vạc, "nhĩ môn" cửa nách. ◇ Thủy hử truyện : "Lưỡng biên đô thị nhĩ phòng" (Đệ thập nhất hồi) Hai bên đều có phòng xép.
3. (Tính) Hàng chắt của chắt mình là "nhĩ tôn" tức là cháu xa tám đời.
4. (Động) Nghe. ◎ Như: "cửu nhĩ đại danh" nghe tiếng cả đã lâu, "nhĩ thực" nghe lỏm.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu: thôi vậy, vậy, mà thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đãn tri kì vi tể quan nhĩ" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Chỉ biết rằng ông ấy là một vị tể quan mà thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai, dùng để nghe.
② Nghe, như cửu nhĩ đại danh nghe tiếng cả đã lâu, nhĩ thực nghe lỏm.
③ Hàng chắt của chắt mình là nhĩ tôn tức là cháu xa tám đời.
④ Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là nhĩ, như đỉnh nhĩ cái quai vạc.
⑤ Nhĩ môn cửa nách.
⑥ Thôi vậy, vậy. Tiếng nói dứt lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai: Điếc tai;
② Vật có hình dáng như tai, quai: Mộc nhĩ, nấm mèo; Cái quai vạc;
③ Ở hai bên, ở bên cạnh: Cửa ở bên, cửa nách;
④ (văn) Mà thôi (trợ từ cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ): Cách đây chỉ năm dặm thôi; Chỉ có văn chương của ông là còn lại mà thôi (Sử kí); Đó chỉ là cặn bã của thánh nhân mà thôi (Hoài Nam tử). 【】nhĩ [âryê] (văn) Mà thôi (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ với ý nhấn mạnh): Ta vốn có cái đó, chỉ tại không nghĩ về nó mà thôi (Mạnh tử);【】 nhĩ tai [ârzai] (văn) Thôi ư? (trợ từ liên dụng, biểu thị sự phản vấn với ý nhấn mạnh): ! Cho nên các đấng tiên vương phải làm cho lệnh lạc được rõ ràng, há có thể chỉ công khai thôi ư! (Tuân tử);
⑤ (văn) Trợ từ, biểu thị sự xác định: Kẻ sĩ đương lúc nguy khổ thì thường đổi đức (Sử kí); Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, đã chết thì phải lưu lại tiếng tốt (Sử kí);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cầu khiến: ! Khẩn thiết mong các vị chịu thương cho tôi! (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu biểu thị sự phản vấn hoặc suy đoán: Những người trên thuyền đều đứng bên nói: Chỗ này vốn không có núi, coi chừng là loài thủy quái (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
⑧ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: ? Vua Sở cả giận nói: Quả nhân tuy thiếu đức độ, sao có thể vì cớ nó là con của Đào Chu Công mà ra ân cho nó! (Sử kí);
⑨ (văn) Nghe: Nghe tiếng tăm đã lâu;
⑩ [Âr] (Họ) Nhĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai ( cơ quan để nghe ) — Phần phụ vào hai bên của vật, giống như hai cái tai. Td: Đỉnh nhĩ ( cái tai đỉnh, chỗ để cầm mà nhấc cát đỉnh lên ) —Trợ ngữ từ cuối câu, không có nghĩa gì — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhĩ.

Từ ghép 31

hiềm
xián ㄒㄧㄢˊ

hiềm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sự nghi ngờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngờ vực, nghi. ◎ Như: "hiềm nghi" nghi ngờ.
2. (Động) Không bằng lòng, oán hận, chán ghét. ◎ Như: "hiềm bần ái phú" ghét nghèo ưa giàu.
3. (Động) Gần với, gần như. ◇ Tuân Tử : "Nhất triêu nhi táng kì nghiêm thân, nhi sở dĩ tống táng chi giả bất ai bất kính, tắc hiềm ư cầm thú " , , (Lễ luận ) Một mai mất cha mất mẹ, mà mình tống táng không thương không kính, thì cũng gần như cầm thú vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngờ, cái gì hơi giống sự thực khiến cho người ngờ gọi là hiềm nghi .
② Không được thích ý cũng gọi là hiềm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiềm nghi, nghi ngờ, ngờ vực: Tránh sự hiềm nghi;
② Hiềm, hiềm thù, hiềm ghét, không thích ý: Làm tiêu tan mọi hiềm oán trước kia; Thứ vải này rất bền, chỉ hiềm cái dày quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi ngờ — Không vừa lòng — Ghét bỏ.

Từ ghép 9

hu
xū ㄒㄩ

hu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trợn mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trợn mắt, giương mắt. ◇ Cao Bá Quát : "Mang mang thân thế độc hu hành" (Du Đằng giang ) Thân thế mờ mịt một mình trợn mắt cau mày.
2. (Tính) Lo buồn, ưu sầu. ◇ Thi Kinh : "Ngã bất kiến hề, Vân hà hu " , (Tiểu nhã , Đô nhân sĩ ) Ta không thấy nữa, Sao khỏi ưu sầu.
3. (Tính) To, lớn. § Thông "hu"
4. (Danh) Họ "Hu".

Từ điển Thiều Chửu

① Trợn mắt lên, trợn mắt cau mày gọi là hu hành .
② Lo.
③ To, lớn.
④ Tên một thứ cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mở to mắt, trợn mắt lên: Trợn mắt cau mày;
② Lo lắng;
③ To lớn;
④ Tên một thứ cỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương mắt lên, trợn mắt lên — To lớn — Lo lắng — Họ người.
ta
jiē ㄐㄧㄝ, juē ㄐㄩㄝ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thương xót

Từ điển trích dẫn

1. (Thán) Biểu thị xót thương, đau xót. ◎ Như: "hu ta" than ôi!
2. (Thán) Biểu thị tán dương, khen ngợi. ◇ Sử Kí : "Ta hồ! Thử chân tướng quân " ! (Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) Ôi chao! Ấy thật là tướng quân vậy.
3. (Thán) Tiếng gọi lại. ◇ Lễ Kí : "Ta! Lai thực" ! (Đàn cung ) Này! Lại ăn đi.
4. (Trợ) Tiếng phát ngữ.
5. Một âm là "tá". (Động) "Đốt tá" : than thở. ◇ Bão Phác Tử : "Lệnh nhân đát nhiên tâm nhiệt, bất giác đốt tá" , (Cần cầu ) Khiến cho người xót thương nóng ruột, bất giác thở than.
6. (Phó) "Đốt tá" : giây lát, khoảnh khắc. ◇ Tả Tư : "Phủ ngưỡng sanh vinh hoa, Đốt tá phục điêu khô" , (Vịnh sử ) Chớp mắt thành tươi tốt, Khoảnh khắc lại héo khô.
7. (Động) "Đốt tá" : quát tháo, la hét. ◇ Tô Triệt : "Hạng Tịch thừa bách chiến bách thắng chi uy nhi chấp chư hầu chi bính, đốt tá sất trá, phấn kì bạo nộ" , , (Tam quốc luận ) Hạng Tịch thừa uy thế trăm trận trăm thắng mà nắm quyền của các chư hầu, quát tháo la hét, dũng mãnh hung hãn.

Từ điển Thiều Chửu

① Than thở, như hu ta than ôi!
② Một âm là tá. Ðốt tá dây lát.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Than thở: Than ôi! Cg. [jue].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng than — Thở than.

Từ ghép 7

xích
chì ㄔˋ

xích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bác bỏ, bài xích, ruồng đuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đuổi, gạt ra, bỏ đi không dùng. ◎ Như: "bài xích" gạt bỏ, "đồng tính tương xích" cùng tính thì đẩy ngược nhau. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi " , (Phong kiến luận ) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
2. (Động) Chê trách. ◎ Như: "chỉ xích" chê trách, "thống xích" kịch liệt lên án.
3. (Động) Bày khắp, ở khắp. ◎ Như: "sung xích" bày khắp đầy dẫy, "ngoại quốc hóa sung xích thị tràng" hàng ngoại quốc đầy dẫy thị trường.
4. (Động) Dò xem, thăm dò. ◎ Như: "xích hậu" dò xét tình hình quân địch. ◇ Tả truyện : "Tấn nhân sử tư mã xích san trạch chi hiểm" 使 (Tương Công thập bát niên ) Người nước Tấn sai quan tư mã thăm dò những nơi hiểm trở của núi sông đầm lạch.
5. (Động) Khai thác, đem ra dùng (tiền của). ◎ Như: "xích thổ" khai thác đất đai, "xích tư" đem tiền ra dùng.
6. (Danh) Đất mặn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðuổi, gạt ra.
② Chê, bác, như chỉ xích chỉ chỗ lầm ra mà bác đi.
③ Bới thấy, như sung xích bới thấy rất nhiều. Sự vật đầy dẫy cũng gọi là sung xích.
④ Dò xem, như xích hậu dò xét xem tình hình quân địch thế nào.
⑤ Khai thác, như xích thổ khai thác đất cát.
⑥ Ðất mặn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khiển trách, công kích, bài xích, lên án: Kịch liệt lên án;
② Gạt, đuổi: Nó bị gạt ra ngoài;
③ Bác: Bác bỏ, bác lại;
④ Nhiều, đầy: Đầy dẫy;
⑤ (văn) Dò xét.【】xích hậu [chìhòu] (văn) Xích hậu (người đi dò xét tình hình quân địch ở mặt trận);
⑥ (văn) Khai thác: Khai thác đất đai;
⑦ (văn) Đất mặn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đuổi đi. Td: Xích trục ( ruồng đuổi ) — Bác bỏ đi. Td: Bài xích — Rộng lớn — Mở rộng ra — Nhìn trộm. Rình rập.

Từ ghép 9

chí
zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ghi nhớ. ◎ Như: "chí chi bất vong" ghi nhớ chẳng quên.
2. (Động) Ghi chép, kí lục. ◇ Liệt Tử : "Thái cổ chi sự diệt , thục chí chi tai?" , (Dương Chu ) Việc đời thượng cổ tiêu tán mất rồi, ai ghi chép lại?
3. (Động) Ghi dấu, đánh dấu. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ, xứ xứ chí chi" , , 便, (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi hang rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ mà về, tới đâu đánh dấu chỗ đó.
4. (Động) Biểu thị, bày tỏ. ◎ Như: "chí ai" bày tỏ lòng thương tiếc, ai điếu.
5. (Danh) Một thể văn kí sự. ◎ Như: "bi chí" bài văn bia, "mộ chí" văn mộ chí.
6. (Danh) Phả ghi chép sự việc. ◎ Như: "địa chí" sách địa lí, "danh sơn chí" sách chép các núi danh tiếng.
7. (Danh) Nêu, mốc, dấu hiệu. ◎ Như: "tiêu chí" đánh mốc, dấu hiệu.
8. (Danh) Chỉ tạp chí định kì. ◎ Như: "Khoa học tạp chí" (Science magazine).
9. (Danh) § Thông "chí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ghi nhớ, như chí chi bất vong ghi nhớ chẳng quên.
② Một lối văn kí sự. Như bi chí bài văn bia, mộ chí văn mộ chí, v.v.
③ Phả chép các sự vật gì. Như địa chí sách chép một xứ nào, danh sơn chí sách chép quả núi có tiếng.
④ Nêu, mốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi chép — Lối văn ghi chép sự việc — Sách vở ghi chép sự vật. Chẳng hạn Địa dư chí, Tạp chí….

Từ ghép 10

gia, già
jiā ㄐㄧㄚ

gia

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy mụn nhọt.

già

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vẩy (chỗ chảy máu rồi đóng vẩy)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vảy, chỗ vết thương làm lành. ◇ Liêu trai chí dị : "Sinh dục hậu, giác sang dương vô khổ, kí tỉnh mạc chi, tắc già hậu kết " , , , (Phiên Phiên ) Sau khi tắm chàng nghe những mụt nhọt không đau nữa, tỉnh rờ xem, thì mụt đã đóng vảy lên da non.

Từ điển Thiều Chửu

① Vẩy, những chỗ nhọt đóng vẩy gọi là già.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vẩy: Đóng vẩy.
nạo, điệu
dào ㄉㄠˋ

nạo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Thương tổn — Yêu mến — Ta quen đọc là Điệu. Td: Truy điệu ( xót thương người chết ).

điệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thương tiếc
2. viếng người chết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thương cảm, đau buồn. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh ngôn tư chi, Cung tự điệu " , (Vệ phong , Manh ) Lặng lẽ em nghĩ về tình cảnh đó, Tự mình thương cảm cho thân em mà thôi.
2. (Động) Thương tiếc. ◎ Như: "truy điệu" nhớ lại và thương tiếc, "ta điệu" than tiếc.
3. (Động) Sợ hãi. ◇ Trang Tử : "Cập kì đắc chá cức chỉ cẩu chi gian dã, nguy hành trắc thị, chấn động điệu lật" , , (San mộc ) Đến khi vào trong đám cây chá, gai, chỉ, cẩu kỉ thì đi rón rén, nhìn lấm lét, rúng động run sợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thương.
② Thương tiếc, phàm viếng kẻ đã qua đời đều gọi là điệu. Như truy điệu chết rồi mới làm lễ viếng theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thương, thương tiếc, thương nhớ, (truy) điệu: Thương xót; Truy điệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót. Chẳng hạn Truy điệu ( đuổi theo mà xót thương, tức xót thương người chết ).

Từ ghép 4

quyến
juàn ㄐㄩㄢˋ

quyến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người thân
2. lưu luyến, nhớ nhung

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn lại, đoái trông. ◇ Thi Kinh : "Nãi quyến tây cố" 西 (Đại nhã , Hoàng ) Cho nên đoái trông đến miền tây.
2. (Động) Nhớ đến, lưu luyến. ◎ Như: "quyến luyến" nhớ nhung bịn rịn, "quyến niệm" nhớ nghĩ.
3. (Động) Quan tâm, chiếu cố. ◎ Như: "thần quyến" được vua yêu nhìn đến, "hiến quyến" được quan trên chiếu cố.
4. (Danh) Người thân thuộc. ◎ Như: "gia quyến" người nhà, "thân quyến" người thân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại Ngọc kiến liễu, tiên thị hoan hỉ, thứ hậu tưởng khởi chúng nhân giai hữu thân quyến, độc tự kỉ cô đan, vô cá thân quyến, bất miễn hựu khứ thùy lệ" , , , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Đại Ngọc thấy thế, trước còn vui, sau nghĩ người ta đều có bà con, chỉ có mình là trơ trọi, không một người thân, bất giác lại chảy nước mắt.
5. (Danh) Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng. ◇ Chu Đức Nhuận : "Vấn thị thùy gia hảo trạch quyến? Sính lai bất thức bái cô chương" ? (Vịnh ngoại trạch phụ ) Hỏi là phu nhân tôn quý nhà ai đó? Đến thăm không biết bái lễ cha mẹ chồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhìn lại, quyến cố. Ðược vua yêu nhìn đến gọi là thần quyến , được quan trên yêu gọi là hiến quyến .
② Người thân thuộc. Tục gọi các người nhà là gia quyến , hàng dâu gia cũng gọi là thân quyến .
③ Yêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Nhớ nhung;
② (văn) Nhìn lại, nhìn đến, yêu: Được vua nhìn đến; Được quan trên yêu;
③ Người nhà, người thân thuộc: Người nhà, gia quyến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ nghĩ tới. Yêu mến. Truyện Hoa Tiên có câu: » Bầu trời riêng chiếm phong quang, Cảnh nhường quyến khách, Khách nhường quên xa « — Ta còn hiểu là rủ rê, lôi cuốn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quyến anh rủ yến tội này tại ai « — Người thân thuộc, họ hàng. Td: Gia quyến ( chỉ chung những người thân thuộc trong nhà ).

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.