ba
bēi ㄅㄟ, bì ㄅㄧˋ, bō ㄅㄛ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sóng nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sóng (nước). ◇ Tô Thức : "Thanh phong từ lai, thủy ba bất hưng" , (Tiền Xích Bích phú ) Gió mát từ từ lại, sóng nước lặng lờ.
2. (Danh) Sự vật có làn sóng (khoa học Vật lí, ...). ◎ Như: "điện ba" sóng điện, "âm ba" sóng âm thanh, "quang ba" sóng ánh sáng.
3. (Danh) Dòng nước chảy mạnh, sông. ◎ Như: "ba lộ" đường thủy, "ba thần" thần sông, thủy thần. ◇ Đỗ Mục : "Trường kiều ngọa ba" (A Phòng cung phú ) Cầu dài vắt ngang sông.
4. (Danh) Sóng gió, sự tình biến hóa bất ngờ. ◎ Như: "nhất ba vị bình, nhất ba hựu khởi" , nạn này chưa yên, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia.
5. (Danh) Ánh mắt long lanh. ◎ Như: "nhãn ba" sóng mắt (chỉ ánh mắt long lanh), "thu ba" làn sóng mùa thu (chỉ ánh mắt long lanh của người đẹp như sóng nước mùa thu).
6. (Danh) Tên gọi tắt của "Ba Lan" quốc gia ở Âu Châu (tiếng Anh: Poland).
7. (Động) Nổi sóng. ◇ Khuất Nguyên : "Động đình ba hề mộc diệp hạ" (Cửu ca , Tương Phu nhân ) Hồ Động Đình nổi sóng hề cây lá rụng.
8. (Động) Dần đến. ◎ Như: "ba cập" trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, "ba lụy" liên lụy.
9. (Động) Chạy vạy, bôn tẩu. ◎ Như: "bôn ba" sóng nước chảy xiết, ý nói bôn tẩu vất vả.

Từ điển Thiều Chửu

① Sóng nhỏ, sóng nhỏ gọi là ba , sóng lớn gọi là lan . Văn bài gì có từng thứ nẩy ra cũng gọi là ba lan .
② Một cái nổi lên một cái im đi cũng gọi là ba. Như âm nhạc phát ra tiếng, thì những tiếng còn dư lại gọi là âm ba . Viết văn viết chữ thì chỗ tàng nên gò gập lại gọi là ba chích .
③ Dần đến, như ba cập trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, ba lụy nhân người khác mà lụy đến mình.
④ Bôn ba bôn tẩu vất vả.
⑤ Tia sáng của con mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sóng (nhỏ): Sóng biếc; Nơi khói sóng xa xôi;
② (lí) Chỉ vật hình sóng: Sóng điện; Sóng âm, âm ba; Sóng ánh sáng;
③ Bôn ba, chạy vạy: Bôn ba, chạy vạy;
④ Ví với việc xảy ra bất ngờ: Phong ba, sóng gió; Nạn này chưa hết, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia;
⑤ Tia sáng của mắt (ví với mắt long lanh của người con gái đẹp): Thu ba, sóng thu, làn thu thủy;
⑥ (văn) Dần dần lan đến: Dần lan tới; Liên lụy;
⑦ Nước Ba Lan (nói tắt): Nước Ba Lan (ở châu Âu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng nước — Chỉ ánh mắt long như sóng nước. Chẳng hạn Thu ba ( ánh mắt long lanh như sóng nước mùa thu ) — Chạy tới ( như sóng nước xô nhau chạy tới ).

Từ ghép 48

y, ỷ
yī ㄧ

y

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chữa bệnh
2. thầy thuốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thầy thuốc. ◎ Như: "y sanh" bác sĩ (y khoa). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến phụ thân, Thái Công, nhiễm bệnh hoạn chứng, sổ nhật bất khởi. Sử Tiến sử nhân viễn cận thỉnh y sĩ khán trị, bất năng thuyên khả" , , , . 使, (Đệ nhị hồi) Thân phụ Sử Tiến, (cụ) Thái Công, mắc bệnh mấy ngày không dậy. Sử Tiến sai người mời các thầy thuốc gần xa chữa trị, nhưng không khỏi.
2. (Động) Chữa bệnh. ◎ Như: "tựu y" tới chữa bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Công Cẩn chi bệnh, Lượng diệc năng y" , (Đệ tứ thập cửu hồi) Bệnh của Chu Công Cẩn, (Gia Cát Lượng) tôi có thể chữa được.
3. (Động) Ủ xôi làm rượu nếp.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữa bệnh. Như tựu y tới chữa bệnh.
② Thầy thuốc.
③ Ủ xôi làm rượu nếp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Y sĩ, bác sĩ, thầy thuốc: Quân y;
② Chữa bệnh: Đã chữa khỏi bệnh của tôi; Đến chữa bệnh;
③ Y học, y khoa, nghề y: 西 Tây y; Trung y; Dòng dõi làm nghề y (Hồ Nguyên Trừng: Y thiện dụng tâm);
④ (văn) Ủ xôi làm rượu nếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữa bệnh — Người chữa bệnh. Thầy thuốc — Một âm là Ỷ. Xem Ỷ.

Từ ghép 26

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ cháo lòng để cúng thời xưa — Một âm là Y. Xem Y.
tuyệt
jué ㄐㄩㄝˊ

tuyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắt đứt, dứt, cự tuyệt
2. hết, dứt
3. rất, cực kỳ
4. có một không hai

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứt, cắt đứt. ◎ Như: "đoạn tuyệt" cắt đứt. ◇ Sử Kí : "Vị chí thân, Tần vương kinh, tự dẫn nhi khởi, tụ tuyệt" , , , (Kinh Kha truyện ) (Mũi chủy thủ) chưa đến người, vua Tần sợ hãi vùng dậy, tay áo đứt.
2. (Động) Ngưng, dừng, đình chỉ. ◎ Như: "lạc dịch bất tuyệt" liền nối không dứt, "thao thao bất tuyệt" nói tràng giang đại hải, nói không ngừng.
3. (Đông) Cạn, hết, kiệt tận. ◇ Hoài Nam Tử : "Giang hà tuyệt nhi bất lưu" , (Bổn kinh ) Sông nước cạn kiệt không chảy nữa.
4. (Động) Bất tỉnh. ◇ Phong thần diễn nghĩa : "Huyết nhiễm y khâm, hôn tuyệt vu địa" , (Đệ thất hồi) Máu nhuộm vạt áo, hôn mê bất tỉnh trên mặt đất.
5. (Động) Không có đời sau (để tiếp nối). ◎ Như: "tuyệt tử" không có con nối dõi, "tuyệt tôn" không có cháu nối dõi.
6. (Động) Chống, cưỡng lại. ◎ Như: "cự tuyệt" chống lại.
7. (Động) Rẽ ngang, xuyên qua. ◎ Như: "tuyệt lưu nhi độ" rẽ ngang dòng nước mà qua.
8. (Động) Cao vượt, siêu việt. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Kì nhân thân trường thập xích, vũ lực tuyệt luân" , (Bổn tính giải ) Người đó thân cao mười thước, sức lực vượt trội.
9. (Tính) Xuất chúng, trác việt, có một không hai. ◎ Như: "tuyệt thế mĩ nữ" người đàn bà đẹp tuyệt trần, đẹp có một không hai.
10. (Tính) Xa xôi hẻo lánh. ◎ Như: "tuyệt địa" nơi xa xôi khó lai vãng. ◇ Lí Lăng : "Xuất chinh tuyệt vực" (Đáp Tô Vũ thư ) Xuất chinh vùng xa xôi.
11. (Tính) Cùng, hết hi vọng. ◎ Như: "tuyệt lộ" đường cùng, "tuyệt xứ" chỗ không lối thoát.
12. (Tính) Quái lạ, đặc thù (hình dung, cử chỉ).
13. (Phó) Hoàn toàn. ◎ Như: "tuyệt đối tán thành" hoàn toàn tán thành.
14. (Phó) Rất, hết sức, vô cùng. ◎ Như: "tuyệt trọng kì nhân" rất trọng người ấy.
15. (Danh) Nói tắt của "tuyệt cú" . ◎ Như: "tứ tuyệt" thơ bốn câu, "ngũ tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu năm chữ, "thất tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu bảy chữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứt, phàm cái gì sấn đứt ngang đều gọi là tuyệt, nhì tuyệt lưu nhi độ rẽ ngang dòng nước mà sang.
② Dứt, hết. Như tuyệt mệnh chết mất, tuyệt tự không có con cháu gì, v.v.
③ Tuyệt vô, như tuyệt đối tán thành hết sức tán thành, ý nói tán thành đến kì cùng.
④ Có một không hai, như tuyệt sắc đẹp lạ.
⑤ Cách tuyệt không thông, như tuyệt địa nơi cách tuyệt không thông ra đâu cả.
⑥ Cự tuyệt, tuyệt hẳn không chơi với nữa là tuyệt giao .
⑦ Rất, tiếng trợ từ, như tuyệt trọng kì nhân rất trọng người ấy.
⑧ Tuyệt cú , lối thơ có bốn câu, cũng gọi là tứ tuyệt . Câu có bảy chữ gọi là thất tuyệt . Câu có năm chữ gọi là ngũ tuyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dứt, đứt, ngớt: Ùn ùn không ngớt; Rẽ ngang dòng nước mà qua;
② Bặt: Bặt tin từ lâu;
③ Hết, sạch, tiệt: Nghĩ hết cách; Chém sạch giết sạch;
④ Rất, hết sức, vô cùng, có một không hai, tuyệt: Rất sớm; Hết sức sai lầm; Rất trọng người ấy; Tuyệt sắc;
⑤ Cùng, hết (hi vọng): Đường cùng; Tuyệt vọng, hết hi vọng;
⑥ Tuyệt đối, tuyệt nhiên, hoàn toàn: Tuyệt đối không phải như thế; Tuyệt nhiên không có ý định ấy. 【】tuyệt đối [jué duì] Tuyệt đối: Tuyệt đối an toàn; Tuyệt đối không cho phép; Sự lãnh đạo tuyệt đối; Tuyệt đối phục tùng;
⑦ Cách tuyệt, cách biệt;
⑧ Cắt đứt, đoạn tuyệt: Cắt đứt mối quan hệ, đoạn tuyệt giao du; Về đi thôi hề, xin đoạn tuyệt giao du (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑨ Thể cơ cổ: Thơ tứ tuyệt; Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Từ ghép 21

lậu
lòu ㄌㄡˋ

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hẹp, nhỏ
2. xấu xí

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hẹp, chật. ◎ Như: "lậu hạng" ngõ hẹp, "lậu thất" nhà chật. ◇ Luận Ngữ : "Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng" , , (Ung dã ) Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẹp.
2. (Tính) Nông cạn (học thức). ◎ Như: "cô lậu quả văn" học thức ít ỏi nông cạn, "thiển lậu" hẹp hòi.
3. (Tính) Thô sơ, thấp hèn. ◎ Như: "bỉ lậu" thô tục quê mùa, "thậm vi giản lậu" rất sơ sài.
4. (Tính) Xấu xí. ◎ Như: "xú lậu" xấu xí. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp lậu chất, toại mông thanh phán như thử; nhược kiến ngô gia tứ muội, bất tri như hà điên đảo" , ; , (Hồ tứ thư ) Em xấu xí mà còn nhìn đăm đăm như vậy; nếu gặp Tứ muội nhà em, không biết còn đắm đuối như thế nào nữa!
5. (Tính) Xấu xa. ◎ Như: "lậu tập" thói xấu.
6. (Động) Khinh thị, coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Hẹp. Như lậu hạng ngõ hẹp, lậu thất nhà hẹp, v.v. Phàm cái gì mà quy mô khí tượng đều ủ dột xấu xí không có gì đáng thích đều gọi là lậu. Như bỉ lậu , thiển lậu hẹp hòi, v.v.
② Xấu xí. Như mạo lậu mặt mũi xấu xí.
③ Còn sơ sài chưa được hoàn toàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu xa: Xấu xí, mặt mũi xấu xí;
② Nhỏ hẹp, thô lậu: Nhà nhỏ hẹp; Ngõ hẹp, ngõ hẻm;
③ Tồi tàn: Đó là một chỗ ở tồi tàn;
④ Ngu dốt, thô lỗ, chất phác;
⑤ Keo kiệt, keo cú, biển lận;
⑥ Hủ lậu, hủ tục.【】 lậu tập [lòuxí] Thói xấu;
⑦ (Kiến thức) nông cạn, thô thiển, thiển cận: Nông nổi; Kiến thức nông cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chật hẹp — Nhỏ nhoi thấp hèn — Xấu xí — Kém cỏi: Tiếng khiêm nhường để chỉ học vấn của mình.

Từ ghép 17

oán, uẩn
yuàn ㄩㄢˋ, yùn ㄩㄣˋ

oán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

oán trách, giận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giận, trách hận, thống hận. ◎ Như: "oán thiên vưu nhân" trách trời giận người. ◇ Liêu trai chí dị : "Sanh độc chi lệ hạ, nhân oán tương kiến chi sơ" , (Hương Ngọc ) Sinh đọc (bài thơ) rớt nước mắt, nhân trách nàng thưa gặp mặt.
2. (Danh) Thù hận, kẻ thù. ◎ Như: "kết oán" tạo nên thù hận, "túc oán" 宿 thù hận cũ, "dĩ đức báo oán" lấy nhân đức đáp trả hận thù.
3. (Tính) Có ý sầu hận, không vừa lòng, bất mãn. ◎ Như: "oán ngôn" lời thống hận, "oán phụ" người vợ hờn giận.
4. § Thông "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Oán giận.
② Có nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Oán, oán hờn, oán giận, nỗi oán: Ơn oán rõ rành;
② (văn) Kẻ thù: Nhà nho có chủ trương bên trong tuyển chọn nhân tài không né tránh người thân, bên ngoài đề cử nhân tài không né tránh kẻ oán (Lễ kí);
③ Trách oán, trách cứ: Oán trời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thù ghét. Td: Thù oán — Giận hờn. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Bóng cờ tiếng trống xa xa, sâu lên ngọn ải oán ra cửa phòng « — Một âm là Uân. Xem Uân.

Từ ghép 38

uẩn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tích chứa (dùng như , bộ ): Dù có cả thiên hạ nhưng vẫn không tích chứa của cải riêng tư (Tuân tử: Ai công).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Uẩn — Xem Oán.
thư
jū ㄐㄩ

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

một giống vượn rất xảo quyệt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống như khỉ vượn, tính rất giảo quyệt.
2. (Tính) Giảo hoạt, gian trá. ◎ Như: "thư trá" xảo trá. ◇ Liêu trai chí dị : "Thả phi dương kì thư quái chi gian, cánh bất hiềm hồ quỷ sấu" , (Tịch Phương Bình ) Lại dương dương đắc chí giảo hoạt gian manh, càng chẳng sá gì (mình là) quỷ đói.
3. (Động) Rình, dò. ◇ Đỗ Phủ : "Thận vật xuất khẩu tha nhân thư" (Ai vương tôn ) Cẩn thận giữ miệng, (coi chừng) kẻ khác rình dò. ◇ Sử Kí : "Lương dữ khách thư kích Tần hoàng đế Bác Lãng sa trung" (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương cùng người thích khách rình đánh Tần Thủy Hoàng ở bãi cát Bác Lãng.

Từ điển Thiều Chửu

① Một giống như con vượn, tính rất giảo quyệt.
② Rình đánh trộm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một loài khỉ trong sách cổ (giống như vượn, tính rất giảo hoạt);
② (quân) Đánh úp, đánh chặn, rình đánh, phục kích: Đánh phục kích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con khỉ đột.

Từ ghép 1

trí
shì ㄕˋ, zhì ㄓˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đặt, để, bày

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tha cho, thả, phóng thích. ◇ Quốc ngữ : "Vương toại trí chi" (Trịnh ngữ ) Vương bèn tha cho.
2. (Động) Vứt bỏ. ◎ Như: "phế trí" bỏ đi, "các trí" gác bỏ. ◇ Quốc ngữ : "Thị dĩ tiểu oán trí đại đức dã" (Chu ngữ trung ) Đó là lấy oán nhỏ mà bỏ đức lớn vậy.
3. (Động) Đặt để, để yên. ◎ Như: "trí ư trác thượng" đặt trên bàn, "trí tửu thiết yến" bày tiệc.
4. (Động) Thiết lập, dựng nên. ◎ Như: "trí huyện" đặt ra từng huyện, "trí quan" đặt chức quan.
5. (Động) Mua, sắm. ◎ Như: "trí nhất ta gia cụ" mua sắm ít đồ đạc trong nhà.
6. (Danh) Nhà trạm, dịch trạm. ◇ Mạnh Tử : "Đức chi lưu hành, tốc ư trí bưu nhi truyền mệnh" , (Công Tôn Sửu thượng ) Sự lan truyền của đức, còn nhanh chóng hơn là đặt nhà trạm mà truyền lệnh nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðể, cầm đồ gì để yên vào đâu đều gọi là trí.
② Vứt bỏ, như phế trí bỏ đi, các trí gác bỏ.
③ Yên để, như thố trí đặt để, vị trí ngôi ở, nghĩa là đặt để ngôi nào vào chỗ ấy.
④ Ðặt dựng, như trí huyện đặt ra từng huyện, trí quan đặt quan, v.v.
⑤ Nhà trạm, như Ðức chi lưu hành, tốc ư trí bưu nhi truyền mệnh (Mạnh Tử ) sự lưu hành của đức, còn chóng hơn đặt trạm mà truyền tin tức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỏ, đặt, đặt ra, dựng ra, để, bày: Bỏ (đặt) trên bàn; Sắp đặt; Bỏ đi; Gác bỏ; Đặt để; Thản nhiên không để bụng; Bày tiệc; Đặt ra huyện (mới); Đặt ra chức quan (mới);
② Lắp, lắp đặt, (thiết) bị: Lắp điện thoại; Thiết lập một số trạm gác;
③ Sắm, mua: Sắm một số bàn ghế; Mua (sắm) một bộ quần áo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đặt để. Sắp đặt. Td: Bài trí — Để ở yên. Td: An trí — Tha tội.

Từ ghép 22

phúc
fú ㄈㄨˊ, fù ㄈㄨˋ

phúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phúc, may mắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Những sự tốt lành (phú, quý, thọ khảo, khang kiện, v.v.). § Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu (2) Yên lành (3) Sống lâu (4) Có đức tốt (5) Vui hết tuổi trời . ◎ Như: "hưởng phúc" hưởng hạnh phúc, "tạo phúc nhân quần" tạo nên hạnh phúc cho loài người.
2. (Danh) Số may, cơ hội. ◎ Như: "khẩu phúc" số được ăn uống thức ngon, "nhãn phúc" số được xem ngắm cái đẹp, "nhĩ phúc" số được nghe âm nhạc hay.
3. (Danh) Lợi ích.
4. (Danh) Rượu thịt dùng việc tế lễ.
5. (Danh) Một phép lễ thời xưa, phụ nữ đặt tay sau lưng, nắm lại để kính lạy gọi là "phúc" . § Cũng gọi là "vạn phúc" .
6. (Danh) Chỉ "Phúc Kiến" .
7. (Danh) Họ "Phúc".
8. (Động) Ban phúc, tạo phúc, giúp đỡ. ◇ Tả truyện : "Tiểu tín vị phu, thần phất phúc dã" , (Trang Công thập niên ) Làm ra vẻ thành thật bề ngoài chưa làm người tin phục, thần linh chẳng trợ giúp vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Phúc, những sự tốt lành đều gọi là phúc. Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu (2) Yên lành (3) Thọ (4) Có đức tốt (5) Vui hết tuổi trời .
② Giúp.
③ Thịt phần tế.
④ Rượu tế còn thừa.
⑤ Vén vạt áo (lối đàn bà lạy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạnh phúc, phúc: Phúc lợi; Hưởng hạnh phúc; Mang lại hạnh phúc cho loài người;
② (văn) Thịt phần tế;
③ (văn) Rượu tế còn thừa;
④ (văn) Giúp;
⑤ (văn) Vén vạt áo (lối lạy của đàn bà thời xưa);
⑥ [Fú] (Họ) Phúc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều may mắn được hưởng trong đời. Đoạn trường tân thanh có câu: » Kiếp tu xưa ví chưa dày, phúc nào nhắc được giá này cho ngang « — Việc tốt lành — Cũng đọc Phước.

Từ ghép 39

tao, tạc
záo ㄗㄠˊ, zào ㄗㄠˋ, zòu ㄗㄡˋ, zú ㄗㄨˊ, zuò ㄗㄨㄛˋ

tao

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lỗ — Một âm là Tạc. Xem Tạc.

tạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

đào, đục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đục. § Tục gọi là "tạc tử" .
2. (Danh) Cái lỗ đầu cột, cái mộng gỗ. ◎ Như: "nhuế tạc" lỗ tròn, xà vuông, không tra vào được. Vì thế nên hai bên ý kiến khác nhau, không thể dung hợp được cũng gọi là "nhuế tạc".
3. (Động) Đào, đục. ◎ Như: "tạc tỉnh nhi ẩm" (Kích nhưỡng ca ) đào giếng mà uống.
4. (Động) Khiên cưỡng lẽ phải hoặc sự thật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chí nhược li hợp bi hoan, hưng suy tế ngộ, tắc hựu truy tung niếp tích, bất cảm sảo gia xuyên tạc" , , , 穿 (Đệ nhất hồi) Cho đến những cảnh hợp tan vui buồn, thịnh suy, thì đều theo sát từng vết tích, không dám thêm chút gì làm xuyên tạc (sự thật).
5. (Động) Giã gạo cho thật trắng.
6. (Tính) Rành rọt, xác thật. ◎ Như: "ngôn chi tạc tạc" nói ra rành rọt, "tội chứng xác tạc" tội chứng rành rành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đục. Tục gọi là tạc tử .
② Đào. Như tạc tỉnh nhi ẩm đào giếng mà uống.
③ Cái lỗ đầu cột. Như nhuế tạc lỗ tròn, xà vuông, không tra vào được. Vì thế nên hai bên ý kiến khác nhau, không thể dung hợp được cũng gọi là nhuế tạc.
④ Xuyên tạc. Lẽ không thể thông được mà cứ cố nói cho thông gọi là xuyên tạc 穿.
⑤ Rành rọt. Như ngôn chí tạc tạc nói ra rành rọt.
⑥ Giã gạo cho thật trắng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái đục;
② Đục: Đục lỗ;
③ Đào: Đào giếng. Xem [zuò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [záo];
② (văn) Rõ ràng, rõ rệt, rành rành, xác thực: Rõ ràng, rõ rệt; Nói ra rành rọt;
③ (văn) Giã gạo cho thật trắng;
④ Xuyên tạc (giải thích méo mó bài văn);
⑤ (văn) Cái lỗ đầu cột. Xem [záo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục vào gỗ. Việc làm của người thợ mộc — Cái đục bằng sắt, để đục gỗ — Đục vào, khắc vào. Truyện Hoa Tiên có câu: » Mấy lời tạc đá ghi vàng, mối manh ai dám dọc đường nữa đâu « — Ghi khắc vào lòng, không quên. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương « — Xuyên qua, đục qua — Mở cho thông — Trái lẽ — Một âm là Tao.

Từ ghép 10

viết
yuē ㄩㄝ

viết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nói rằng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, hỏi, đáp. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" : , (Học nhi ) Khổng Tử nói: Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
2. (Động) Gọi là. ◇ Thư Kinh : "Ngũ hành: nhất viết thủy, nhị viết hỏa, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ" : , , , , (Hồng phạm ) Ngũ hành: thứ nhất gọi là Thủy, thứ hai gọi là Hỏa, thứ ba gọi là Mộc, thứ tư gọi là Kim, thứ năm gọi là Thổ.
3. (Trợ) Đặt ở đầu câu hoặc giữa câu. ◇ Thi Kinh : "Ngã đông viết quy" (Bân phong , Đông san ) Ta ở đông về.

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, dùng làm lời phát ngữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nói: Khổng Tử nói...;
② Gọi là, là (thường dùng kèm với một số động từ như …): Đặt tên là trường nông dân; Gọi cái đài của mình là Linh đài (Mạnh tử); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử); Nhà vua gọi thái tử là Cừu (Tả truyện); Một là nước, hai là lửa... (Thượng thư); Tiên đế khen ông ta là có tài năng (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
③ Rằng: … Tế Ngã đáp rằng... (Luận ngữ);
④ Trợ từ đầu câu: Ta đưa ông cậu, đi đến Vị Dương (Thi Kinh);
⑤ Trợ từ ở giữa câu: Ta đi về đông (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói — Nói rằng — Thường dùng làm tiếng phát ngữ từ ở đầu câu — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Viết.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.