hoạch
huò ㄏㄨㄛˋ

hoạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bắt được, có được
2. gặt hái
3. đầy tớ, nô tỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Được, bắt được. ◇ Tô Thức : "Thước khởi ư tiền, sử kị trục nhi xạ chi, bất hoạch" , 使, (Phương Sơn Tử truyện ) Chim khách vụt bay trước mặt, sai người cưỡi ngựa đuổi bắn, không được.
2. (Động) Thu được, giành được. ◎ Như: "hoạch ấn" thu được ấn quan (giành được chức quan), "hoạch thành" đạt được thành công.
3. (Động) Gặt hái (mùa màng). ◎ Như: "thu hoạch đông tàng" mùa thu gặt hái, mùa đông tồn trữ.
4. (Động) Gặp phải, tao thụ. ◎ Như: "hoạch vưu" gặp phải oán hận. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Hoạch tội như thị" (Thí dụ phẩm đệ tam ) Bị tội như vậy.
5. (Danh) Đày tớ, nô tì (ngày xưa). ◎ Như: "tang hoạch" tôi tớ. ◇ Tư Mã Thiên : "Thả phù tang hoạch tì thiếp, do năng dẫn quyết, huống bộc chi bất đắc dĩ hồ!" , , (Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư ) Bọn tôi tớ tì thiếp còn biết giữ tiết, tự quyết được, huống hồ kẻ hèn này lại không hiểu cái lẽ có khi bất đắc dĩ phải chết sao!

Từ điển Thiều Chửu

① Ðược, bắt được.
② Tang hoạch đầy tớ gái, con đòi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thu (được), bắt được, giành được, được: Bắt được rất nhiều tù binh; Giành được thành tích rất lớn; Nhỏ thì được ấp, lớn thì được thành (Tô Tuân: Lục quốc luận);
② (Thu) hoạch: Ruộng đồng năm nay thu hoạch rất tốt;
③ (cũ) Đầy tớ, con đòi, nô tì (thời xưa): Đầy tớ gái, con đòi;
④ Có thể, có dịp: Không thể tiến lại; Không có dịp để gặp mặt từ chối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Săn bắt được — Chỗ chính giữa của cái đích để nhắm bắn — Thâu được. Có được — Đứa tớ gái.

Từ ghép 5

độc
dú ㄉㄨˊ

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. một mình
2. con độc (một giống vượn)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lẻ loi, cô đơn. ◇ Tư Mã Thiên : "Kim bộc bất hạnh tảo thất phụ mẫu, vô huynh đệ chi thân, độc thân cô lập" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ).
2. (Tính) Riêng mình, riêng biệt. ◇ Cố Viêm Vũ : "Thụ mệnh tùng bách độc, Bất cải thanh thanh tư" , 姿 (Tặng Lâm xử sĩ cổ độ ).
3. (Phó) Chỉ, duy. ◇ Chu Lập Ba : "Biệt nhân lai đắc, độc nhĩ lai bất đắc" ; (Bộc xuân tú ).
4. (Phó) Một mình. ◎ Như: "độc tấu" .
5. (Phó) Chuyên đoán, chỉ làm theo ý riêng. ◎ Như: "độc tài" một người hoặc một nhóm ít người nắm hết quyền định đoạt. § Cũng như "chuyên chế" , trái với "dân chủ" . ◇ Trang Tử : "Vệ quân, kì niên tráng, kì hành độc. Khinh dụng kì quốc, nhi bất kiến kì quá; khinh dụng dân tử" , , . , ; (Nhân gian thế ) Vua nước Vệ, đương tuổi tráng niên, hành vi độc đoán, coi thường việc nước, không thấy lỗi của mình, coi nhẹ mạng dân.
6. (Phó) Há, chẳng lẽ. § Cũng như "khởi" , "nan đạo" . ◇ Phùng Mộng Long : "Nhữ vi huyện lệnh, độc bất văn thiên tử hiếu xuất liệp hồ?" , ? (Trí nang bổ , Ngữ trí , Trung mưu lệnh ).
7. (Phó) Vẫn còn. § Cũng như "hoàn" , "y nhiên" . ◇ Giang Tổng : "Bắc phong thượng tê mã, Nam quan độc bất quy" , (Ngộ Trường An sứ kí Bùi thượng thư 使).
8. (Phó) Sắp, sắp sửa. § Cũng như "tương" . Thường dùng trong câu nghi vấn. ◇ Trang Tử : "Tiên sanh độc hà dĩ thuyết ngô quân hồ"? ? (Từ vô quỷ ).
9. (Danh) Con "độc", giống con vượn mà to.
10. (Danh) Người già không có con cháu. ◇ Sử Kí : "Tuất quan quả, tồn cô độc" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Giúp đỡ người góa bụa, chăm xóc kẻ già không có con cháu.
11. (Danh) Người không có vợ.
12. (Danh) Họ "Độc".

Từ điển Thiều Chửu

① Con Ðộc, giống con vượn mà to.
② Một, già không có con cháu gọi là độc. Phàm cái gì lẻ loi có một đều gọi là độc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một , độc: Con một; Cầu độc mộc, cầu khỉ;
② Độc, một mình: Độc tấu; Uống rượu một mình; Mà tôi nhờ nghề bắt rắn mà một mình được sống sót (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ Cô độc, lẻ loi, người cô độc, người lẻ loi: Những người góa bụa không con và sống cô độc; Già mà không con gọi là cô độc (Mạnh tử);
④ Chỉ có một mình, chỉ riêng: Nay chỉ một mình thần có thuyền (Sử kí); Mọi người đều đến đông đủ cả rồi, chỉ còn mình anh ấy chưa đến. 【】độc độc [dúdú] Chỉ: Anh xưa nay rất quyết đoán, mà sao chỉ riêng vấn đề này lại đâm ra do dự?;【】 độc duy [dúwéi] (văn) Chỉ có: Những thành của Tề còn chưa bị đánh hạ, chỉ có các thành Liêu, Cử và Tức Mặc, ngoài ra đều bị Yên chiếm hết (Sử kí: Yên Triệu công thế gia). Cg. [wéidú]; 【】 độc tự [dúzì] Tự mình, một mình;
⑤ Con độc (giống con vượn nhưng to hơn);
⑥ (văn) Há, riêng ... lại ư? (phó từ, biểu thị sự phản vấn, dùng như , bộ ): ? Nhà vua há không trông thấy con chuồn chuồn kia sao? (Chiến quốc sách); ? Ông há không nghe nói con rắn ở trong đầm cạn ư? (Hàn Phi tử); ? Tương Như tuy hèn thật, há lại sợ Liêm tướng quân ư? (Sử kí);
⑦ (văn) Vẫn, vẫn còn, còn, mà còn: ? Bậc thánh nhân còn bị nghi ngờ, huống gì người hiền? (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑧ [Dú] (Họ) Độc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình — Riêng biệt ra, không lẫn lộn với cái khác — Tên một loài vượn cực lớn.

Từ ghép 26

khuyến
quàn ㄑㄩㄢˋ

khuyến

phồn thể

Từ điển phổ thông

khuyên bảo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khuyên bảo. ◎ Như: "khuyến giới" khuyên răn, "khuyến đạo" khuyên bảo dẫn dắt.
2. (Động) Mời. ◎ Như: "khuyến tửu" mời uống rượu. ◇ Vương Duy : "Khuyến quân canh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân" , 西 (Vị Thành khúc ) Xin mời bạn hãy uống cạn chén rượu này, (Vì đi ra) Dương quan phía tây, bạn sẽ không có ai là cố nhân nữa.
3. (Động) Khích lệ. ◎ Như: "khuyến hữu công" khuyến khích người có công, "khuyến miễn" lấy lời hay khuyên cho người cố gắng lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Khuyên, lấy lời mềm mại khuyên rủ người ta theo mình gọi là khuyến.
② Khuyên gắng, như khuyến miễn lấy lời hay khuyên cho người cố lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khuyên: Khuyên anh ta đừng uống rượu; Khuyên can, khuyên ngăn;
② Khuyến khích: Khuyến học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuyên răn, thúc đẩy — Mời mọc. Khuyên mời. Thơ Lí Bạch có câu: » Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu « ( mời anh lại uống cạn một chén rượu này ) — Tên người, tức Nguyễn Khuyến, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1835, mất 1909, trước tên là Nguyễn Văn Thắng, sau lần hỏng kì thi Hội đầu tiên, mới đổi là Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam ( Nam Định ). Ông thuộc giòng giõi thư hương, đậu Giải nguyên khoa thi Hương ở Hà Nội năm 1864, Hội nguyên khoa thi Hội ở Huế năm 1871, rồi Đình nguyên khoa thi Đình, do đó người đời gọi là Tam nguyên Yên Đổ, sau thăng tới Tổng đốc ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, nhưng năm 1885 cáo quan về nhà dạy học. ông là nhà thơ có tâm sự ái quốc tiêu cực. Tác phẩm Hán văn có Quế Sơn Thi Tập, về văn Nôm có nhiều thơ Đường luật, hát nói, câu đối… Thơ Vượng Duy đời Đường có câu: Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, tây xuất Dương Quan vô cố nhân 西 Khuyên người uống cạn một chén rượu, khi ra khỏi cửa Dương Quan ở phía tây, thì không có ai là người cũ để mới uống rượu nữa. » Vài tuần chưa cạn chén khuyên. Mái ngoài, nghĩ đã dục liền ruổi xe « ( Kiều )

Từ ghép 18

chấp
zhí ㄓˊ

chấp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cầm, giữ
2. thi hành, thực hiện

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm. ◇ Tây du kí 西: "Tam Tạng tâm kinh, luân khai thủ, khiên y chấp mệ, tích lệ nan phân" , , , (Đệ thập tam hồi) Tam Tạng lo ngại, quơ tay kéo áo cầm vạt, chảy nước mắt bịn rịn chia tay.
2. (Động) Bắt, tróc nã. ◇ Trang Tử : "Thử năng vi đại hĩ, nhi bất năng chấp thử" , (Tiêu dao du ) Con vật đó to là thế, mà không biết bắt chuột.
3. (Động) Giữ. ◎ Như: "trạch thiện cố chấp" chọn làm điều tốt phải giữ cho vững.
4. (Động) Nắm giữ, trị lí (quyền hành). ◎ Như: "chấp chánh" nắm chính quyền. ◇ Sử Kí : "Quý thị diệc tiếm ư công thất, bồi thần chấp quốc chánh, thị dĩ lỗ tự đại phu dĩ hạ giai tiếm li ư chánh đạo" , , (Khổng Tử thế gia ) Họ Quý cũng lấn át nhà vua, các bồi thần cầm quyền chính trị trong nước. Do đó, nước Lỗ từ đại phu trở xuống đều vượt quyền và xa rời chính đạo.
5. (Động) Kén chọn.
6. (Động) Thi hành. ◎ Như: "chấp pháp" thi hành theo luật pháp.
7. (Động) Liên kết, cấu kết.
8. (Danh) Bạn tốt, bạn cùng chí hướng. ◎ Như: "chấp hữu" bạn bè, "phụ chấp" bạn của cha.
9. (Danh) Bằng chứng. ◎ Như: "hồi chấp" biên nhận (để làm bằng chứng).

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm.
② Giữ.
③ Câu chấp không biết biến thông cứ tự cho mình là phải.
④ Bắt.
⑤ Kén chọn.
⑥ Bạn đồng chí gọi là chấp hữu vì thế nên gọi bố anh em bạn là phụ chấp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm: Cầm súng chiến đấu;
② Chấp, giữ: Cố chấp; Tranh chấp; Chấp hành; Mỗi người đều giữ ý kiến của mình;
③ Giấy biên nhận: Giấy biên nhận, biên lai;
④ Bắt: Bị bắt; Bắt một tên tội phạm;
⑤ (văn) Kén chọn;
⑥ [Zhí] (Họ) Chấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt kẻ có tội — Nắm lấy. Cầm lấy — Giữ chặt — Chẹn lấp. Bạn bè cùng chí hướng — Làm dúng theo.

Từ ghép 40

đoán, đoạn
duàn ㄉㄨㄢˋ

đoán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phán đoán
2. quyết đoán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứt, gãy, làm cho đứt. ◎ Như: "khảm đoạn" chặt đứt, "cát đoạn" cắt đứt. ◇ Dịch Kinh : "Đoạn mộc vi xử, quật địa vi cữu" , (Hệ từ hạ ) Bửa gỗ làm chày, đào đất làm cối. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tương tục khổ bất đoạn" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Khổ đau nối tiếp nhau không đứt.
2. (Động) Dứt, cách hẳn. ◎ Như: "ân đoạn nghĩa tuyệt" hết ơn dứt nghĩa, "đoạn liễu âm tấn" bặt hết tin tức.
3. (Động) Kiêng bỏ, cai. ◎ Như: "đoạn yên" bỏ hút thuốc, "đoạn nãi" cai sữa, "đoạn tửu" kiêng rượu.
4. Một âm là "đoán". (Động) Xét, quyết định. ◎ Như: "đoán ngục" xét xử, "chẩn đoán" xem mạch đoán căn bệnh.
5. (Phó) Quyết, tuyệt đối. ◎ Như: "đoán vô thử lí" quyết không có cái lẽ ấy, "thử sự đoán nhiên tố bất đắc" việc này tuyệt đối không thể làm được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã cật giá cá phương ái cật tửu, cật liễu tửu tài hữu thi. Nhược bất thị giá lộc nhục, kim nhi đoán bất năng tác thi" , . 鹿, (Đệ tứ thập cửu hồi) Tôi ăn món này muốn uống rượu, có uống rượu mới ra thơ chứ. Nếu không cò món thịt hươu này, hôm nay chắc chắn không làm được thơ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chặt đứt, chặt đứt làm hai mảnh gọi là đoạn. Hai bên không ưa nhau nữa cũng gọi là đoạn, như ân đoạn nghĩa tuyệt hết ơn dứt nghĩa.
② Kiêng bỏ.
③ Một âm là đoán. Quyết đoán, như đoán ngục xử đoán ngục tù, chẩn đoán xem mạch đoán căn bệnh, v.v.
④ Ðoán đoán thành thật, tả cái dáng chí thành chuyên nhất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứt: Chặt đứt; Sợi dây đứt rồi;
② Cắt, cắt đứt, bỏ, không có: Cắt điện; Bỏ bú, cai sữa; Cắt đứt quan hệ; Không có tin tức gì nữa, bặt tin;
③ Cai, bỏ: Cai thuốc;
④ Phán đoán, xử đoán, nhận định: Lời phán đoán, lời nhận định, lời quyết đoán; Chẩn đoán;
⑤ (văn) Tuyệt đối, hoàn toàn: Không thể như thế được. 【】đoán đoán [duànduàn] Tuyệt đối, bất luận thế nào: Thức ăn bị ôi thiu thì tuyệt đối không được ăn; Trong kho toàn là hàng dễ cháy, tuyệt đối không được hút thuốc; 【】 đoán nhiên [duànrán] Tuyệt nhiên: Chúng tôi tuyệt nhiên không thể thừa nhận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dứt khoát, không do dự. Chẳng hạn quyết đoán — Phán xét — Một âm là Đoạn. Xem Đoạn.

Từ ghép 19

đoạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đứt
2. cắt đứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứt, gãy, làm cho đứt. ◎ Như: "khảm đoạn" chặt đứt, "cát đoạn" cắt đứt. ◇ Dịch Kinh : "Đoạn mộc vi xử, quật địa vi cữu" , (Hệ từ hạ ) Bửa gỗ làm chày, đào đất làm cối. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tương tục khổ bất đoạn" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Khổ đau nối tiếp nhau không đứt.
2. (Động) Dứt, cách hẳn. ◎ Như: "ân đoạn nghĩa tuyệt" hết ơn dứt nghĩa, "đoạn liễu âm tấn" bặt hết tin tức.
3. (Động) Kiêng bỏ, cai. ◎ Như: "đoạn yên" bỏ hút thuốc, "đoạn nãi" cai sữa, "đoạn tửu" kiêng rượu.
4. Một âm là "đoán". (Động) Xét, quyết định. ◎ Như: "đoán ngục" xét xử, "chẩn đoán" xem mạch đoán căn bệnh.
5. (Phó) Quyết, tuyệt đối. ◎ Như: "đoán vô thử lí" quyết không có cái lẽ ấy, "thử sự đoán nhiên tố bất đắc" việc này tuyệt đối không thể làm được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã cật giá cá phương ái cật tửu, cật liễu tửu tài hữu thi. Nhược bất thị giá lộc nhục, kim nhi đoán bất năng tác thi" , . 鹿, (Đệ tứ thập cửu hồi) Tôi ăn món này muốn uống rượu, có uống rượu mới ra thơ chứ. Nếu không cò món thịt hươu này, hôm nay chắc chắn không làm được thơ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chặt đứt, chặt đứt làm hai mảnh gọi là đoạn. Hai bên không ưa nhau nữa cũng gọi là đoạn, như ân đoạn nghĩa tuyệt hết ơn dứt nghĩa.
② Kiêng bỏ.
③ Một âm là đoán. Quyết đoán, như đoán ngục xử đoán ngục tù, chẩn đoán xem mạch đoán căn bệnh, v.v.
④ Ðoán đoán thành thật, tả cái dáng chí thành chuyên nhất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứt: Chặt đứt; Sợi dây đứt rồi;
② Cắt, cắt đứt, bỏ, không có: Cắt điện; Bỏ bú, cai sữa; Cắt đứt quan hệ; Không có tin tức gì nữa, bặt tin;
③ Cai, bỏ: Cai thuốc;
④ Phán đoán, xử đoán, nhận định: Lời phán đoán, lời nhận định, lời quyết đoán; Chẩn đoán;
⑤ (văn) Tuyệt đối, hoàn toàn: Không thể như thế được. 【】đoán đoán [duànduàn] Tuyệt đối, bất luận thế nào: Thức ăn bị ôi thiu thì tuyệt đối không được ăn; Trong kho toàn là hàng dễ cháy, tuyệt đối không được hút thuốc; 【】 đoán nhiên [duànrán] Tuyệt nhiên: Chúng tôi tuyệt nhiên không thể thừa nhận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứt. Cắt đứt — Ngừng. Thôi — Gầy lìa — Một âm là Đoán. Xem Đoán.

Từ ghép 25

tứ
sì ㄙˋ

tứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cỗ xe 4 ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỗ xe bốn ngựa. ◎ Như: "nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy" , một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng khó đuổi kịp.
2. (Danh) Ngựa. ◇ Mặc Tử : "Nhân chi sanh hồ địa thượng chi vô kỉ hà dã, thí chi do tứ trì nhi quá khích dã" , (Kiêm ái hạ ) Đời người ta ở trên mặt đất chẳng là bao lâu, ví như ngựa chạy qua kẽ hở vậy.
3. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị ngày xưa dùng đếm số cỗ xe bốn ngựa kéo. § Tương đương với "lượng" . (2) Đơn vị ngày xưa đếm số ngựa, bốn con ngựa là một "tứ". ◇ Luận Ngữ : "Tề Cảnh Công hữu mã thiên tứ" (Quý thị ) Tề Cảnh Công có bốn ngàn con ngựa.
4. (Danh) Họ "Tứ".
5. (Động) Cưỡi. ◇ Khuất Nguyên : "Tứ ngọc cầu dĩ thừa ê hề, khạp ai phong dư thượng chinh" , (Li Tao ) Ta cưỡi con Ngọc Cầu hoặc con Phượng Hoàng hề, vụt theo trận gió mà lên trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỗ xe bốn ngựa. Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng khó đuổi kịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xe bốn ngựa kéo, xe tứ mã: Một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng khó đuổi kịp;
② Ngựa;
③ Bốn;
④ [Sì] Sao Tứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe bốn ngựa. Hát nói của Cao Bá Quát: » Lọ là thiên tứ vạn chung «.
ngục
yù ㄩˋ

ngục

phồn thể

Từ điển phổ thông

tù ngục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà tù, nơi giam giữ. ◎ Như: "hạ ngục" bắt bỏ vào nhà giam, "địa ngục" theo nghĩa đen là tù ngục trong lòng đất, nơi đó tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm trong tiền kiếp.
2. (Danh) Vụ án, án kiện. ◎ Như: "chiết ngục" xử kiện.
3. (Động) Tố tụng, kiện cáo. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Đệ huynh tương ngục" (Cao nghĩa ) Anh em kiện cáo lẫn nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngục tù.
② Án kiện, như chiết ngục xử kiện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tù ngục, nhà lao: Hạ ngục, vào tù;
② Vụ án: Vụ án oan ức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà tù, nơi giam người có tội — Vụ án — Việc xử án — Kiện tụng, tranh chấp.

Từ ghép 25

yết
yè ㄜˋ

yết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yết kiến, hầu chuyện
2. bảo, cáo
3. danh thiếp
4. người canh cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bái kiến, gặp mặt, vào hầu chuyện (bậc trên). ◇ Tây sương kí 西: "Văn thượng sát u nhã thanh sảng, nhất lai chiêm ngưỡng phật tượng, nhị lai bái yết trưởng lão" , , (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Nghe tiếng chùa là nơi u nhã thanh sảng, (nên) đến đây trước là để chiêm ngưỡng tượng Phật, sau nữa hầu thăm sư cụ.
2. (Động) Bảo, cáo, bẩm, nói rõ. ◇ Chiến quốc sách : "Thiên hạ chi sở bất dục, nguy! Thần thỉnh yết kì cố" , ! (Tần sách nhất ) (Làm) cái thiên hạ không muốn, tất nguy! Thần xin bày tỏ lí do.
3. (Động) Xin, mời, thỉnh cầu. ◇ Liệt Tử : "Yết sử nhi bốc chi, phất chiêm; yết vu nhi đảo chi, phất cấm; yết y nhi công chi, phất dĩ" , ; , ; , (Chu Mục vương ) Mời thầy bói bốc quẻ, không bói được gì; mời thầy pháp cầu đảo, không khỏi; mời thầy lang chữa trị, không hết bệnh.
4. (Danh) Danh thiếp.
5. (Danh) Kẻ canh cửa. ◇ Trang Tử : "Yết giả phục thông" (Đạo Chích ) Người canh cửa lại vô thông báo.
6. (Danh) Họ "Yết".

Từ điển Thiều Chửu

① Yết kiến, vào hầu chuyện, người hèn mọn muốn xin vào hầu bực tôn quý, để bẩm bạch sự gì gọi là yết.
② Bảo, cáo.
③ Danh thiếp.
④ Kẻ canh cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yết kiến: Bái yết;
② Bảo cho biết;
③ Danh thiếp;
④ Người canh cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết. Thưa trình — Thăm hỏi — Xin được gặp.

Từ ghép 7

một
méi ㄇㄟˊ, mò ㄇㄛˋ

một

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chìm mất
2. lặn (mặt trời)
3. không

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm dưới nước, lặn. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hựu nhập thủy kích giao, giao hoặc phù hoặc một" , (Thế thuyết tân ngữ , Tự tân ) Lại xuống nước đánh thuồng luồng, thuồng luồng hoặc nổi hoặc lặn.
2. (Động) Chìm đắm, ngập. ◎ Như: "tích tuyết một hĩnh" tuyết tụ ngập chân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chúng sinh một tại khổ" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chúng sinh chìm đắm trong khổ não.
3. (Động) Chết. § Thông "một" 歿. ◇ Dịch Kinh : "Bao Hi thị một, Thần Nông thị tác" , (Hệ từ hạ ) Họ Bao Hi chết, họ Thần Nông dấy lên.
4. (Động) Hết, kết thúc. ◎ Như: "một thế" hết đời.
5. (Động) Không có. ◎ Như: "một tự bi" không có một chữ trong bụng, "một lương tâm" không có lương tâm. ◇ Vi Trang : "Trừ khước thiên biên nguyệt, một nhân tri" , (Nữ Quan Tử , Tứ nguyệt ) Ngoại trừ bóng trăng bên trời, không ai biết.
6. (Động) Không như, không bằng. ◎ Như: "ngã một nhĩ hữu tiền" tôi không có nhiều tiền bằng anh, "ngã một hữu tha cao" tôi không cao bằng nó.
7. (Động) Tiêu mất, mất tích, ẩn không thấy. ◎ Như: "mai một" vùi mất, "dẫn một" tan mất, "mẫn một" tiêu trừ, "xuất một" ẩn hiện.
8. (Động) Lấy, tịch thu. ◎ Như: "tịch một" tịch thu, "thôn một tài vật" tịch thu tiền của.
9. (Phó) Chưa. ◎ Như: "một lai" chưa đến, "một thuyết" chưa nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.
② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.
③ Hết, như một thế hết đời.
④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi ý nói trong lòng không có một chữ nào.
⑤ Mất tích, như mai một vùi mất, dẫn một tan mất, v.v.
⑥ Lấy hết, tịch kí hết cơ nghiệp về nhà nước gọi là tịch một , nuốt sống hết của cải người ta gửi mình gọi là càn một , v.v.
⑦ Ẩn mất, núp mình, chợt thấy chợt mất.
⑧ Quá, hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không, không có. 【】 một hữu [méiyôu]
① Không có: Không có vé; Không có lí do; Trong nhà không có người;
② Chả ai, đều không: Chả ai đồng ý làm như thế; Không có ai nói như vậy;
③ Không bằng: Cậu không cao bằng anh ấy;
④ Không đầy: Mới đến không đầy ba hôm đã đi rồi;
⑤ Còn chưa: Anh ấy còn chưa về; Trời còn chưa tối. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm, lặn: Chìm xuống dưới nước; Khi mặt trời sắp lặn, mặt nước gợn lên màu đỏ rực; Ác lặn trăng tà, tiếp xe không dứt (Miên Thẩm: Thương Sơn thi tập);
② Ngập: Tuyết ngập đến gối; Cỏ ngập đến lưng; Nước sâu ngập quá đầu;
③ Ẩn, mất: Ẩn hiện;
④ Tịch thu: Tịch thu;
⑤ Chung thân, cả đời, suốt đời: Nhớ suốt đời;
⑥ Chết. Như 歿 [mò]. Xem [méi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm xuống — Mất đi — Hết. Cuối cùng — Chết.

Từ ghép 13

vi, vy
wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao vây, vây chận. ◎ Như: "vi thành" bao vây thành. ◇ Sử Kí : "Hán Vương toại định Ung địa. Đông chí Hàm Dương, dẫn binh vi Ung Vương Phế Khâu" . , (Cao Tổ bổn kỉ ) Hán Vương bình định đất Ung xong. Phía đông đến Hàm Dương, dẫn quân bao vây Ung Vương ở Phế Khâu.
2. (Động) Bao quanh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lâm nhật, Giả mẫu đái trước Dung thê tọa nhất thừa đà kiệu, Vương phu nhân tại hậu diệc tọa nhất thừa đà kiệu, Giả Trân kị mã, suất liễu chúng gia đinh vi hộ" , , , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Đến ngày ấy, Giả mẫu dẫn vợ Giả Dung ngồi một kiệu, Vương phu nhân ngồi một kiệu theo sau, Giả Trân cưỡi ngựa dẫn bọn gia đinh đi bao quanh hộ vệ.
3. (Động) Phòng thủ. ◇ Công Dương truyện : "Vi bất ngôn chiến" (Trang Công thập niên ) Phòng thủ, không nói đánh.
4. (Danh) Vòng bao bọc chung quanh. ◎ Như: "chu vi" đường vòng quanh, "ngoại vi" vòng ngoài.
5. (Danh) Màn che chung quanh. ◎ Như: "sàng vi" màn che quanh giường, "kiệu vi" màn che kiệu.
6. (Danh) Vòng vây chận (chiến tranh). ◎ Như: "đột vi" phá vòng vây. ◇ Sử Kí : "Cao đế dụng Trần Bình kì kế, tiện Thiền Vu Yên Chi, vi dĩ đắc khai" , 便, (Trần Thừa tướng thế gia ) Cao Đế dùng kế lạ của Trần Bình, cho người đi sứ đến Yên Chi của Thiền Vu, (do đó) được giải vây.
7. (Danh) Thước tròn, dùng để đo các đồ tròn.
8. (Danh) (1) Đơn vị 5 tấc là một "vi". ◇ Thủy hử truyện : "Thân trường bát xích, yêu khoát thập vi" , (Đệ tam hồi) Thân cao tám thước, lưng rộng mười vi. (2) Ôm (vòng), chét tay. ◎ Như: "thụ đại thập vi" cây to mười ôm.

Từ ghép 22

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

vây quanh

Từ điển Thiều Chửu

① Vây quanh, như vi thành vây thành.
② Vây bắt, chăng lưới bắt các giống thú gọi là đả vi .
③ Thước tròn, dùng để đo các đồ tròn gọi là vi. Hoặc cho 5 tấc là một vi hoặc cho một chét là một vi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vây, bao vây, vây bắt: Vây mà không đánh; Giăng lưới bắt thú;
② Xung quanh: Xung quanh đều là núi;
③ Khoanh tròn, cuộn, quàng: Vải khoanh giường; Quàng khăn quàng đỏ;
④ Ôm: Cây to đến 10 ôm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vây bọc xung quanh — Vòng vây — Vách nhà. Truyện Hoa Tiên : » Tại đây giáp vách liền vi « — Đường chạy xung quanh. Td: Chu vi — Khu đất có tường hoặc hàng rào xung quanh.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.