bẩm, lẫm
bǐn ㄅㄧㄣˇ, bǐng ㄅㄧㄥˇ, lǐn ㄌㄧㄣˇ

bẩm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vâng mệnh, tuân theo
2. thưa bẩm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu, nhận, thừa thụ. ◎ Như: "bẩm lệnh" nhận lệnh. ◇ Tả truyện : "Tiên vương sở bẩm ư thiên địa, dĩ vị kì dân dã" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ).
2. (Động) Thưa, trình (kẻ dưới thưa việc với người trên). ◎ Như: "bẩm cáo" thưa trình.
3. (Danh) Tính có được từ lúc mới sinh. ◎ Như: "thiên phú dị bẩm" trời cho năng khiếu khác thường.
4. Một âm là "lẫm". (Danh) Kho lúa. § Thông "lẫm" . ◇ Tân Đường Thư : "Kim lẫm vô kiến lương, nan dĩ trì cửu" , (Lí Mật truyện ) Nay kho không có lương, khó mà giữ được lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng mệnh, bẩm mệnh.
② Bẩm, kẻ dưới thưa việc gì với người trên xưng là bẩm. Tục viết là .
③ Bẩm phú, tính trời phú cho.
④ Một âm là lẫm. Cấp lúa kho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bẩm, năng khiếu, tính nết, tính tình: Thiên bẩm, khiếu trời sinh;
② (cũ) Thưa, bẩm: Bẩm báo, trình thưa;
③ (văn) Vâng mệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận được. Ta hiểu là nhận được do trời cho — Lời quan dưới trình với quan trên. Ta hiểu là thưa với người trên. Một âm khác là Lẫm.

Từ ghép 13

lẫm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp lúa từ kho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chịu, nhận, thừa thụ. ◎ Như: "bẩm lệnh" nhận lệnh. ◇ Tả truyện : "Tiên vương sở bẩm ư thiên địa, dĩ vị kì dân dã" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ).
2. (Động) Thưa, trình (kẻ dưới thưa việc với người trên). ◎ Như: "bẩm cáo" thưa trình.
3. (Danh) Tính có được từ lúc mới sinh. ◎ Như: "thiên phú dị bẩm" trời cho năng khiếu khác thường.
4. Một âm là "lẫm". (Danh) Kho lúa. § Thông "lẫm" . ◇ Tân Đường Thư : "Kim lẫm vô kiến lương, nan dĩ trì cửu" , (Lí Mật truyện ) Nay kho không có lương, khó mà giữ được lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Vâng mệnh, bẩm mệnh.
② Bẩm, kẻ dưới thưa việc gì với người trên xưng là bẩm. Tục viết là .
③ Bẩm phú, tính trời phú cho.
④ Một âm là lẫm. Cấp lúa kho.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cấp lúa kho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cấp phát lương thực — Kính sợ — Một âm là Bẩm.
tự
xù ㄒㄩˋ

tự

phồn thể

Từ điển phổ thông

thuật lại, kể lại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự, thứ bậc. ◇ Hoài Nam Tử : "Tứ thì bất thất kì tự" (Bổn kinh ) Bốn mùa không sai thứ tự.
2. (Danh) Bài tựa (đặt ở đầu sách hoặc bài văn, để tóm lược điểm trọng yếu của sách hoặc bài văn). Cũng như "tự" .
3. (Động) Theo thứ tự hoặc cấp bậc mà thưởng công. ◎ Như: "thuyên tự" phong chức theo thứ tự, "tưởng tự" thưởng công theo thứ tự.
4. (Động) Bày tỏ, trình bày, kể. ◎ Như: "tự thuật" trần thuật, bày tỏ sự việc, "diện tự" gặp mặt bày tỏ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Hoàn Bảo Thoa tự nhiên hòa thẩm mẫu tỉ muội tự li biệt chi tình" (Đệ tứ thập cửu hồi) Lí Hoàn và Bảo Thoa, đương nhiên là cùng với thím và các chị em, kể lể những chuyện xa cách lâu ngày.
5. (Động) Tụ họp, họp mặt. ◎ Như: trong thiếp mời thường viết hai chữ "hậu tự" nghĩa là xin đợi để được họp mặt. ◇ Thủy hử truyện : "Thả thỉnh đáo san trại thiểu tự phiến thì, tịnh vô tha ý" , (Đệ thập nhị hồi) Hãy mời đến sơn trại họp mặt một lúc, thật chẳng có ý gì khác.
6. (Động) Xếp đặt, an bài thứ tự. ◇ Tào Thực : "Kiến quốc thừa gia, mạc bất tu tự" , (Xã tụng ) Kiến thiết nước nhà, không gì là chẳng sửa đổi xếp đặt thứ tự.
7. (Động) Tuôn ra, phát ra mối tình cảm. ◇ Vương Hi Chi : "Nhất thương nhất vịnh, diệc túc dĩ sướng tự u tình" , (Lan Đình thi tự ) Một chén rượu một bài ngâm, cũng đủ hả hê mối cảm tình u ẩn.
8. § Còn có dạng viết khác là .

Từ điển Thiều Chửu

① Bày hàng, xếp, như thuyên tự cứ thứ tự mà phong chức, tưởng tự cứ thứ tự mà thưởng công, v.v.
② Ðầu mối (bài tựa), như làm một quyển sách gì thì rút cả đại ý trong sách ấy bày lên trên gọi là bài tự.
③ Tường bày, như sướng tự u tình bày rõ cái tình u ần.
④ Tụ họp, như trong thiếp mời thường viết hai chữ hậu tự nghĩa là xin đợi để được họp mặt.
⑤ Ðịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, kể, trình bày, bày tỏ: Nói chuyện thân mật; Bày tỏ tình cảm sâu kín trong lòng;
② Kể, thuật (bằng bút), viết;
③ Bài tự (lời nói đầu sách);
④ (văn) Xếp hàng theo thứ tự: Xếp theo thứ tự để phong chức; Xếp theo thứ tự thưởng công;
⑤ (văn) Tụ họp, họp mặt: Xin chờ để được họp mặt (từ dùng trong thiệp mời);
⑥ (văn) Định.

Từ ghép 1

giản
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

giản

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lược bớt, đơn giản hóa
2. thẻ tre để viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Khởi bất hoài quy, Úy thử giản thư" , (Tiểu nhã , Xuất xa ) Há lại không nhớ nhà mà mong về hay sao, Chỉ sợ thẻ thư (cấp báo có chiến tranh mà không về đươc thôi).
2. (Danh) Thư từ. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã tả nhất giản, tắc thuyết đạo dược phương trước Hồng nương tương khứ dữ tha, chứng hậu tiện khả" , , 便 (Đệ tam bổn , Đệ tứ chiết) (Cậu Trương bệnh nặng.) Tôi viết một bức thư, nhưng cứ nói là đơn thuốc, sai con Hồng đem sang, may ra chứng trạng đỡ được chăng?
3. (Danh) Họ "Giản".
4. (Động) Tỉnh lược, làm cho bớt phức tạp. ◎ Như: "giản hóa" làm cho giản dị hơn.
5. (Động) Kén chọn, tuyển lựa. ◎ Như: "giản luyện" tuyển chọn. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhiên giản bạt quá khắc, nhân tốt bất tựu" , (A Anh ) Nhưng kén chọn quá khe khắt, rút cuộc không đám giạm hỏi nào thành.
6. (Động) Xem xét. ◎ Như: "giản duyệt" xem xét.
7. (Động) Vô lễ, bất kính, khinh thường. ◎ Như: "giản mạn" đối xử bất kính.
8. (Tính) Giản dị, không rắc rối khó hiểu. ◎ Như: "giản minh" rõ ràng dễ hiểu, "giản đan" đơn giản.
9. (Tính) To, lớn. ◇ Thi Kinh : "Giản hề giản hề, Phương tương ngộ vũ" , (Bội phong , Giản hề ) Lớn lao thay, lớn lao thay, Vừa sắp nhảy múa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ tre. Ðời xưa chưa có giấy viết vào thẻ tre gọi là giản trát , vì thế nên gọi sách vở là giản. Như đoạn giản tàn biên sách vở đứt nát. Bây giờ gọi phong thơ là thủ giản là vì lẽ đó.
② Mệnh vua sai đi gọi là giản thư vì thế nên phong quan gọi là đặc giản hay giản thụ .
③ Kén chọn, phân biệt, như giản luyện kén chọn, giản duyệt chọn lọc, v.v.
④ Giản dị, qua loa. Ðãi người nhạt nhẽo vô lễ gọi là giản mạn .
⑤ Xem, duyệt xem.
⑥ To, lớn.
⑦ Can.
⑧ Thực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa);
② Thư từ: Thư từ;
③ Giản dị, giản đơn, qua loa, sơ sài: (Đối đãi) qua loa vô lễ, thờ ơ; Đơn giản, sơ sài;
④ Chọn lọc người: Cất nhắc, chọn lọc (người); Chọn lọc;
⑤ (văn) Xem, duyệt xem;
⑥ (văn) To, lớn;
⑦ (văn) Can;
⑧ (văn) Thực. 【】giản trực [jiănzhí] (pht) Thật, thật là, rõ ràng: Tôi thật không biết làm thế nào; Rõ ràng là nói láo; Anh này thật là hồ đồ;
⑨ [Jiăn] (Họ) Giản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy. Chỉ chung giấy tờ thư tín — Thành thật — Phân biệt. Lựa chọn — Sơ sài đễ dàng — To lớn — Tên người, tức Phan Thanh Giản, sinh 1796, mất 1867, tự là Tĩnh Bá, lại có một tự nữa là Đạm Như, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, người xã Bảo thạnh, huyện Bảo an tỉnh Vĩnh long, đậu tiến sĩ năm 1826, Minh Mệnh thứ 7, trải thờ ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, từng được cử sang Pháp điều đìnhvà kí hòa ước vào các năm 1862, 1863, lúc về được sung chức Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần. Năm 1867, Pháp đính Vĩnh long để lấy ba tỉnh miền Tây, ông uống thuốc độc tự tử. Tác phẩm Hán văn để lại có Lương Khê thi văn thảo.

Từ ghép 19

dư, dữ, dự
yú ㄩˊ, yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vậy ư?, thế ru? (trợ từ cuối câu để biểu thị sự cảm thán hoặc để hỏi, dùng như , bộ ): ! Hiếu, đễ là gốc của nhân ư! (Luận ngữ); ? Có thể không cố gắng ư? (Sử kí); ? Đó có phải là sức mạnh của phương nam không? (Trung dung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu hỏi. Như chữ Dư — Các âm khác là Dữ, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 1

dữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. và, với
2. chơi thân

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với, cùng với: Khác với mọi người, khác thường; Tôi với ông nói chuyện về việc người (nhân sự) (Quốc ngữ); Người xưa cùng vui với dân (Mạnh tử); Tôi với ông khác nhau (tôi khác với ông) (Mặc tử);
② Cho (để nêu lên đối tượng được thụ hưởng, dùng như [wèi], bộ ): Sau nếu có việc gì, tôi sẽ tính cho ông (Quốc ngữ); Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng cho người (Sử kí); 便 Tiện cho mọi người;
③ (văn) Ở, tại: Ngồi ở thượng phong;
④ (văn) Để cho, bị: Bèn bị Câu Tiễn bắt, chết ở Can Toại (Chiến quốc sách);
⑤ (lt) Và: Công nghiệp và nông nghiệp; Phu tử nói về tính và đạo trời thì không được nghe (Luận ngữ);
⑥ (văn) Hay, hay là (biểu thị mối quan hệ chọn lựa, được nêu lên trong hai từ hoặc nhóm từ chứa đựng hai nội dung tương phản nhau): ! Mùa xuân năm thứ ba mươi, nước Tấn xâm lấn nước Trịnh, để quan sát xem có thể đánh được nước Trịnh hay không (Tả truyện); Chẳng biết có công đức hay không (Thế thuyết tân ngữ). 【】 dữ phủ [yưfôu] Hay không: Thiết tưởng có chính xác hay không, phải chờ thực tiễn kiểm nghiệm;
⑦ (văn) Nếu: ? Nếu Nhan Hồi mà chấp chính thì Tử Lộ và Tử Cống còn thi thố tài năng vào đâu được? (Hàn Thi ngoại truyện). 【...】 dữ... bất như [yư... bùrú] (văn) Nếu... chẳng bằng: 使 使 Nếu để cho Xúc này mang tiếng hâm mộ thế lực, (thì) không bằng để vua được tiếng là quý chuộng kẻ sĩ (Chiến quốc sách); Nếu ta được một ngàn cỗ chiến xa, chẳng bằng nghe được một câu nói của người đi đường Chúc Quá (Lã thị Xuân thu); 【】 dữ... bất nhược [yư... bùruò] (văn) Nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn (dùng như ): Nếu tôi nhờ ông mà được sống thì thà bị bắt mà chết còn hơn (Tân tự); 【】 dữ... ninh [yư... nìng] (văn) Nếu... thì thà... còn hơn: Nếu làm vợ người, thì thà làm thiếp (nàng hầu, vợ lẽ) cho phu tử còn hơn (Trang tử); Nếu người giết ta thì ta tự giết mình còn hơn (Sử kí); 【】dữ... khởi nhược [yư... qê ruò] (văn) Nếu... sao bằng. Như ; 【】dữ kì [yư qí] (lt) Thà... (kết hợp với : … nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn): Thà đi tàu còn hơn đi xe; Nếu lấy được một trăm dặm ở nước Yên thì chẳng bằng lấy được mười dặm ở Tống (Chiến quốc sách);【】dữ kì... bất như [yưqí... bùrú] Nếu... chẳng bằng (không bằng). Xem ; 【】 dữ kì... bất nhược [yưqí... bùruò] Nếu... chẳng bằng (không bằng), thà... còn hơn (dùng như ): Trong việc tế lễ, nếu lòng kính không đủ mà lễ có thừa, (thì) chẳng bằng lễ không đủ mà lòng kính có thừa (Lễ kí); 【】dữ kì... ninh [yưqí... nìng] Nếu... thì thà... còn hơn, thà... còn hơn: Về lễ, nếu xa xí thì thà tiết kiệm còn hơn (thà tiết kiệm còn hơn xa xí) (Luận ngữ); Nếu hại dân thì thà ta chịu chết một mình còn hơn (Tả truyện); 【】dữ kì... ninh kì [yưqí... nìngqí] Như ;【】dữ kì ... khởi như [yưqí... qêrú] Nếu... sao bằng (há bằng): ? Nếu đóng nó lại để cất đi thì sao bằng che mình nó lại? (Án tử Xuân thu); 【】dữ kì... khởi nhược [yưqí... qêruò] Nếu... sao bằng (há bằng) (dùng như ): ? Vả lại nếu nhà ngươi theo những kẻ sĩ lánh người thì sao bằng theo kẻ lánh đời (Luận ngữ);
⑧ (văn) Để (nối kết trạng ngữ với vị ngữ): Cho nên người quân tử chọn người để kết giao, người làm ruộng chọn ruộng mà cày (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑨ (văn) Đều, hoàn toàn: Các bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt (Mặc tử);
⑩ Cho, giao cho, trao cho, tán thành, đối phó: Trời đã cho mà không nhận thì sẽ bị tội (Việt sử lược); 退 Tán thành ông ta tiến lên, không tán thành ông ta lùi bước (Luận ngữ: Thuật nhi); Đó gọi là một đối phó với một, người gan dạ dũng cảm tiến tới được vậy (Tam quốc chí);
⑪ (văn) Chờ đợi: Thời gian trôi đi mất, năm chẳng chờ đợi ta (Luận ngữ);
⑫ (văn) Viện trợ, giúp đỡ: Chẳng bằng giúp cho Ngụy để làm cho Ngụy mạnh lên (Chiến quốc sách);
⑬ Đi lại, giao hảo, kết giao, hữu hảo: Đi lại (thân với nhau);
⑭ (văn) Kẻ đồng minh: Hiệp ước liên minh đã định rồi thì dù đã thấy rõ những mặt lợi hại, cũng không thể lừa bịp kẻ đồng minh của họ (Tuân tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Liên kết với nhau. Chẳng hạn Đẳng dữ ( phe nhóm liên kết ) — Tới. Đến. Chẳng hạn Dữ kim ( tới nay ) — Và. Với — Cho. Cấp cho — Bằng lòng. Hứa cho — Giúp đỡ — Các âm khác là Dư, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 10

dự

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tham dự, dự vào: Thầy giáo tham dự trò chơi của các học sinh; ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tham gia vào, góp phần góp mặt vào — Các âm khác là Dư, Dữ — Cũng dùng như chữ Dự trong từ ngữ Do dự.

Từ ghép 2

viên
yuán ㄩㄢˊ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái vườn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vườn, chỗ đất để trồng hoa quả, rau dưa. ◎ Như: "quả viên" vườn cây trái, "thái viên" vườn rau, "trà viên" vườn trà. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng hồi nghi thị cố viên xuân" (Đề sơn điểu hô nhân đồ ) Chiêm bao tưởng như về lại nơi vườn cũ mùa xuân.
2. (Danh) Chỗ để du lãm, nghỉ ngơi. ◎ Như: "công viên" , "du lạc viên" .
3. (Danh) Lăng tẩm, mồ mả của các vua chúa, phi tần thời xưa. ◇ Hậu Hán Thư : "Thiên Lã Thái Hậu miếu chủ vu viên, tứ thì thượng tế" , (Quang Vũ đế kỉ hạ ) Dời miếu chủ của Lã Thái Hậu về lăng tẩm, bốn mùa cúng tế.

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn, chỗ đất để trồng hoa quả, rau dưa.
② Chỗ để chơi riêng.
③ Lăng tẩm các vua đời xưa và mồ mả các phi tần cũng đều gọi là viên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vườn: Vườn rau; Vườn bách thú; Vườn bách thảo;
② Lăng tẩm, mồ mả (của vua chúa hoặc các phi tần thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vườn trồng hoa hoặc trồng cây cảnh, cây ăn trái. Truyện Hoa Tiên : » Trạng đầu may cũng cắm về cửa viên « — Phần mộ của vua và hoàng hậu.

Từ ghép 33

tiện
jiàn ㄐㄧㄢˋ

tiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rẻ mạt
2. nghèo hèn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hèn, mọn. ◇ Hậu Hán Thư : "Bần tiện chi tri bất khả vong" (Tống Hoằng truyện ) Bạn biết nhau thuở nghèo hèn không thể bỏ quên. ◇ Tây du kí 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, hèn hạ, sao lại đối xử với ta như thế?
2. (Tính) Rẻ. ◎ Như: "tiện giá" giá rẻ.
3. (Tính) Lời nói nhún mình. ◎ Như: "tiện danh" cái tên hèn mọn của tôi, "tiện nội" người vợ hèn mọn của tôi.
4. (Danh) Họ "Tiện".
5. (Động) Khinh rẻ. ◇ Sử Kí :: "Hiền hiền tiện bất tiếu" (Thái Sử Công tự tự ) Tôn người hiền, khinh kẻ xấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Hèn.
② Khinh rẻ.
③ Lời nói nhún mình, như tiện danh cái tên hèn mọn của tôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rẻ: Bán rẻ; Giá rẻ;
② Hèn, hèn hạ, thấp hèn, hèn mọn: Nghèo hèn; ! Cam tâm làm nô lệ, thật là hèn hạ!;
③ Khinh bỉ, khinh rẻ, xem thường: Ai cũng khinh bỉ;
④ (cũ) Hèn mọn của tôi (lời tự khiêm): Tiện nữ; Tài nghề hèn mọn (của tôi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấp hèn — Coi là thấp hèn — Tiếng khiêm xưng, khi nói về mình.

Từ ghép 16

nạp
nà ㄋㄚˋ

nạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu. ◎ Như: "xuất nạp" chi thu. ◇ Sử Kí : "Kim Tần dĩ lỗ Hàn vương, tận nạp kì địa" , (Kinh Kha truyện ) Nay Tần đã cầm tù vua Hàn, thu hết đất đai của nước này.
2. (Động) Nộp, dâng. ◎ Như: "nạp thuế" nộp thuế, "nạp khoản" nộp khoản.
3. (Động) Nhận, chấp nhận. ◎ Như: "tiếu nạp" vui lòng nhận cho, "tiếp nạp" tiếp nhận. ◇ Tả truyện : "Chư hầu thùy nạp ngã?" (Văn công thập lục niên ) Chư hầu ai thu nhận ta?
4. (Động) Dẫn vào.
5. (Động) Lấy vợ. ◎ Như: "nạp phụ" lấy vợ, "nạp thiếp" lấy thiếp.
6. (Động) Mặc, xỏ, mang (áo quần, giày dép). ◇ Lễ Kí : "Phủ nhi nạp lũ" (Khúc lễ thượng ) Cúi xuống xỏ giày.
7. (Động) Khâu, vá. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng xuyên liễu nhất lĩnh nạp hồng trừu áo, đái trước cá bạch Phạm Dương chiên lạp nhi" 穿, (Đệ tam hồi) Võ Tòng mặc chiếc áo khâu lụa đỏ, đầu đội nón chiên trắng kiểu Phạm Dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Vào, như xuất nạp số ra vào. Nói rộng ra phàm cái gì làm cho đến gần mình đều gọi là nạp, như duyên nạp , tiếp nạp đều nghĩa là mời vào chơi cả, bây giờ gọi sự lấy vợ là nạp phụ cũng là do nghĩa ấy.
② Dâng nộp, như nạp thuế nộp thuế, nạp khoản dâng nộp khoản gì làm lễ xin hàng phục, v.v.
③ Thu nhận, như tiếu nạp vui lòng nhận cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận: Không nhận; Chấp nhận; Vui lòng nhận cho;
② Hóng: Hóng mát;
③ Đưa vào: Đưa vào nền nếp;
④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp: Đóng thuế;
⑤ Khâu: Khâu đế giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem vào. Đem đưa cho. Đem nộp. Hoa Tiên có câu: » Y kì nạp quyển đề danh « — Nhận lấy. Td: Thâu nạp.

Từ ghép 26

siếp, sáp, thiếp
shà ㄕㄚˋ

siếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngắn ngủi
2. mưa nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưa nhỏ, mưa lất phất.
2. (Trạng thanh) Tí tách, thánh thót, táp táp (tiếng mưa rơi). ◇ Hàn Ác : "Mãnh phong phiêu điện hắc vân sanh, Siếp siếp cao lâm thốc vũ thanh" , (Hạ dạ ) Gió mạnh, chớp bay, mây đen sinh ra, Táp táp rừng cao dồn dập tiếng mưa rớt.
3. (Tính) Ngắn, loáng. ◎ Như: "nhất siếp thời" một loáng, chớp một cái. ◇ Mạnh Giao : "Tạc dạ nhất siếp vũ, Thiên ý tô quần vật" , (Xuân vũ hậu ) Đêm qua mưa một loáng, Ý trời làm tươi tỉnh mọi vật.
4. (Phó) Rất, lắm. § Dùng như "sát" .
5. (Động) Chớp mắt. § Dùng như "trát" .
6. § Cũng đọc là "sáp".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhất siếp thời cái thời gian rất ngắn, một loáng.
② Mưa nhỏ. Cũng đọc là sáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa nhỏ — Tiếng mưa tí tách — Khoảnh khắc. Thời gian rất ngắn.

Từ ghép 1

sáp

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưa nhỏ, mưa lất phất.
2. (Trạng thanh) Tí tách, thánh thót, táp táp (tiếng mưa rơi). ◇ Hàn Ác : "Mãnh phong phiêu điện hắc vân sanh, Siếp siếp cao lâm thốc vũ thanh" , (Hạ dạ ) Gió mạnh, chớp bay, mây đen sinh ra, Táp táp rừng cao dồn dập tiếng mưa rớt.
3. (Tính) Ngắn, loáng. ◎ Như: "nhất siếp thời" một loáng, chớp một cái. ◇ Mạnh Giao : "Tạc dạ nhất siếp vũ, Thiên ý tô quần vật" , (Xuân vũ hậu ) Đêm qua mưa một loáng, Ý trời làm tươi tỉnh mọi vật.
4. (Phó) Rất, lắm. § Dùng như "sát" .
5. (Động) Chớp mắt. § Dùng như "trát" .
6. § Cũng đọc là "sáp".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhất siếp thời cái thời gian rất ngắn, một loáng.
② Mưa nhỏ. Cũng đọc là sáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mưa lâm râm, mưa nhỏ;
② (văn) (Tiếng mưa) tí tách;
③ Chớp nhoáng: Chốc lát, trong chớp mắt; Chớp một cái.

thiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngắn ngủi
2. mưa nhỏ
hạnh
xìng ㄒㄧㄥˋ

hạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. may mắn
2. yêu dấu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) May mắn, phúc lành. ◎ Như: "đắc hạnh" được sủng ái (chỉ việc hoạn quan và các cung phi được vua yêu). ◇ Hán Thư : "Nguyện đại vương dĩ hạnh thiên hạ" (Cao Đế kỉ đệ nhất hạ ) Mong đại vương tạo phúc cho thiên hạ.
2. (Danh) Họ "Hạnh".
3. (Động) Mừng, thích. ◎ Như: "hân hạnh" vui mừng, "hạnh tai lạc họa" lấy làm vui thích vì thấy người khác bị tai họa. ◇ Công Dương truyện : "Tiểu nhân kiến nhân chi ách tắc hạnh chi" (Tuyên Công thập ngũ niên ) Kẻ tiểu nhân thấy người bị khốn ách thì thích chí.
4. (Động) Mong cầu. ◎ Như: "hạnh phú quý" mong được sang giàu. ◇ Sử Kí : Đại trượng phu bất năng tự tự, ngô ai vương tôn nhi tiến thực, khởi vọng báo hồ , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Bậc đại trượng phu không tự nuôi nổi thân mình, tôi thương cậu nên cho ăn, chứ có mong báo đáp đâu.
5. (Động) Hi vọng, kì vọng.
6. (Động) Thương yêu, sủng ái.
7. (Động) Thương xót, lân mẫn, ai liên.
8. (Động) Khen ngợi, khuyến khích.
9. (Động) Thắng hơn.
10. (Động) Đến. § Ngày xưa, vua chúa và hoàng tộc đến nơi nào, gọi là "hạnh". ◎ Như: "lâm hạnh" vua đến. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thoại thuyết Giả Nguyên Xuân tự na nhật hạnh Đại quan viên hồi cung khứ hậu, (...) hựu mệnh tại Đại Quan viên lặc thạch, vi thiên cổ phong lưu nhã sự" , (...) , (Đệ nhị thập tam hồi) Nói chuyện (Nguyên phi) Giả Nguyên Xuân sau khi quang lâm vườn Đại Quan về cung, (...) lại sai người khắc lên đá (những bài vịnh) ở vườn này, để ghi nhớ cuộc chơi phong nhã hiếm có xưa nay.
11. (Động) Đặc chỉ đế vương cùng chăn gối với đàn bà. ◇ Tống Ngọc : "Mộng kiến nhất phụ nhân viết: Thiếp Vu San chi nữ dã, vi Cao Đường chi khách, văn quân du Cao Đường, nguyện tiến chẩm tịch. Vương nhân hạnh chi" : , , , . (Cao đường phú , Tự ).
12. (Động) Cứu sống.
13. (Động) Khỏi bệnh, thuyên dũ. ◇ Đường Chân : "Sở hữu hoạn sảnh giả, nhất nhật, vị kì thê viết: Ngô mục hạnh hĩ. Ngô kiến lân ốc chi thượng đại thụ yên" , , : . (Tiềm thư , Tự minh ).
14. (Phó) Không ngờ mà được. ◎ Như: "vạn hạnh" thật là muôn vàn may mắn, may mắn không ngờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trẫm tư Đông Đô cửu hĩ. Kim thừa thử đắc hoàn, nãi vạn hạnh dã" . , (Đệ thập tam hồi) Trẫm từ lâu nhớ Đông Đô lắm. Nay nhân thể được về, lấy làm muôn vàn may mắn.
15. (Phó) May mà, may thay. ◇ Vương Thị Trung : "Khứ hương tam thập tải, Hạnh tao thiên hạ bình" , (Giang yêm ) Xa quê ba chục năm, May gặp thiên hạ thái bình.
16. (Phó) Vừa, đúng lúc, kháp hảo. ◇ Dương Vạn Lí : "Kiều vân nộn nhật vô phong sắc, Hạnh thị hồ thuyền hảo phóng thì" , (Triệu Đạt Minh tứ nguyệt nhất nhật chiêu du Tây Hồ 西).
17. (Phó) Vẫn, còn, mà còn.
18. (Phó) Trước nay, bổn lai, nguyên lai.
19. (Liên) Giả sử, thảng nhược, nếu như.

Từ điển Thiều Chửu

① May, hạnh phúc. Sự gì đáng bị thiệt mà lại thoát gọi là hạnh.
② Cầu, hạnh tai lạc họa cầu cho người bị tai và lấy làm thích.
③ Yêu dấu, bọn hoạn quan và các cung phi được vua yêu tới gọi là đắc hạnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạnh phúc;
② Vui mừng: Vui sướng;
③ (văn) Mong: Mong đừng từ chối;
④ May mắn: May mà chưa thành tai nạn;
⑤ (cũ) Chỉ sự yêu dấu của người trên đối với người dưới: Được yêu dấu.【】hạnh thần [xìng chén] (cũ) Bề tôi được vua yêu, sủng thần;
⑥ [Xìng] (Họ) Hạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

May mắn — Điều may mắn — Không phải phần mình mà mình được hưởng — Được vua yêu quý — Việc đi chơi của vua gọi là Hạnh.

Từ ghép 15

thỉnh, tình, tính
qīng ㄑㄧㄥ, qíng ㄑㄧㄥˊ, qǐng ㄑㄧㄥˇ, qìng ㄑㄧㄥˋ

thỉnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

mời mọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin, cầu xin, khẩn cầu. ◎ Như: "thỉnh cầu" cầu xin, "thỉnh giả" xin phép nghỉ việc.
2. (Động) Yết kiến, bái kiến. ◎ Như: "thỉnh đại phu" yết kiến đại phu.
3. (Động) Mời. ◎ Như: "thỉnh khách" mời khách, "yến thỉnh" mời tiệc, đặt tiệc khoản đãi.
4. (Động) Báo cho biết (đối với bậc trên). ◎ Như: "trình thỉnh" trình báo.
5. (Động) Hỏi. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương thỉnh trực, đáp dĩ thiên kim" , (Vương Thành ) Vương tử hỏi giá bao nhiêu, đáp một ngàn lạng vàng.
6. (Động) Thăm hầu. ◎ Như: "thỉnh an" hỏi thăm xem có được bình yên không. ◇ Sử Kí : "Lục Sanh vãng thỉnh, trực nhập tọa" , (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lục Giả đến thăm, vào thẳng chỗ ngồi.
7. (Động) Nghênh, rước (thần, Phật). ◎ Như: "thỉnh liễu nhất tôn phật tượng hồi gia khứ cung trước" rước được một pho tượng Phật về nhà để thờ cúng.
8. (Phó) Dùng làm kính từ. ◎ Như: "thỉnh giáo" xin dạy bảo cho, "thỉnh thị" xin chỉ bảo cho.
9. Một âm là "tình". (Danh) Tình hình, trạng huống. § Thông "tình" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thăm hầu. Như thỉnh an hỏi thăm xem có được bình yên không.
② Hỏi, kẻ dưới hỏi người trên thì dùng chữ thỉnh. Như thỉnh giáo xin dạy bảo cho, thỉnh thị xin chỉ bảo cho, v.v.
③ Xin. Như thỉnh tưởng xin ban khen cho.
④ Tạ tội cũng gọi là thỉnh. Như thỉnh tội xin tạ tội.
⑤ Bảo.
⑥ Một âm là tính. Mời. Như tính khách mời khách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mời, xin mời: Mời bác (ông, bà...) ngồi; Xin mời đến dự; Thuê người đến sửa thang máy; Bèn bày tiệc rượu mời ông ta (Hán thư);
② Xin hãy: Xin hãy yên tâm; Xin đừng hút thuốc; Xin đừng mó tay;
③ Thỉnh cầu, yêu cầu, đề nghị, xin: Kính xin chỉ dạy cho;
④ (văn) Thăm.【】thỉnh an [qêng'an] Thăm hỏi, vấn an;
⑤ (văn) Yết kiến, bái kiến: Ông ta đi đến bái kiến (yết kiến) quý ngài, chẳng ngại nắng mưa (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xin người trên. Td: Thỉnh nguyện — Mời mọc. Xem Thỉnh tọa — Hỏi han. Xem Thỉnh an.

Từ ghép 13

tình

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin, cầu xin, khẩn cầu. ◎ Như: "thỉnh cầu" cầu xin, "thỉnh giả" xin phép nghỉ việc.
2. (Động) Yết kiến, bái kiến. ◎ Như: "thỉnh đại phu" yết kiến đại phu.
3. (Động) Mời. ◎ Như: "thỉnh khách" mời khách, "yến thỉnh" mời tiệc, đặt tiệc khoản đãi.
4. (Động) Báo cho biết (đối với bậc trên). ◎ Như: "trình thỉnh" trình báo.
5. (Động) Hỏi. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương thỉnh trực, đáp dĩ thiên kim" , (Vương Thành ) Vương tử hỏi giá bao nhiêu, đáp một ngàn lạng vàng.
6. (Động) Thăm hầu. ◎ Như: "thỉnh an" hỏi thăm xem có được bình yên không. ◇ Sử Kí : "Lục Sanh vãng thỉnh, trực nhập tọa" , (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lục Giả đến thăm, vào thẳng chỗ ngồi.
7. (Động) Nghênh, rước (thần, Phật). ◎ Như: "thỉnh liễu nhất tôn phật tượng hồi gia khứ cung trước" rước được một pho tượng Phật về nhà để thờ cúng.
8. (Phó) Dùng làm kính từ. ◎ Như: "thỉnh giáo" xin dạy bảo cho, "thỉnh thị" xin chỉ bảo cho.
9. Một âm là "tình". (Danh) Tình hình, trạng huống. § Thông "tình" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Tình — Một âm là Thỉnh. Xem Thỉnh.

tính

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thăm hầu. Như thỉnh an hỏi thăm xem có được bình yên không.
② Hỏi, kẻ dưới hỏi người trên thì dùng chữ thỉnh. Như thỉnh giáo xin dạy bảo cho, thỉnh thị xin chỉ bảo cho, v.v.
③ Xin. Như thỉnh tưởng xin ban khen cho.
④ Tạ tội cũng gọi là thỉnh. Như thỉnh tội xin tạ tội.
⑤ Bảo.
⑥ Một âm là tính. Mời. Như tính khách mời khách.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.