mâu thuẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mâu thuẫn

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa tương truyền có người bán "mâu" (một loại giáo cán dài) và "thuẫn" (cái mộc), hai thứ vũ khí có công dụng trái ngược nhau. Người đó khoe rằng "thuẫn" của mình chắc chắn không vật gì đâm thủng. Sau lại khoe "mâu" của mình đâm vật gì cũng được. Có người hỏi nếu đem "mâu" và "thuẫn" đang bán đó thử đối chọi với nhau thì kết quả ra sao. Người bán binh khí đuối lí không trả lời được (điển trong "Hàn Phi Tử" , "Nan thế" ). Sau chỉ lời nói hoặc hành vi tự trái ngược nhau. § Cũng viết là "mâu thuẫn" .
2. Trong lí luận học, chỉ một khái niệm hoặc mệnh đề không thể cùng lúc vừa thật vừa giả được. ☆ Tương tự: "để xúc" . ◎ Như: "tha đích thuyết từ tiền hậu mâu thuẫn, bất hợp la-tập" , lời nói của anh ấy trước sau mâu thuẫn, không hợp logic.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dáo và cái lá chắn. Dáo thì đâm, lá chắn thì đỡ, chỉ sự trái ngược nhau — Hàn phi tử: Nước Sở có người bán cái mâu và cái thuẫn. Y khoe rằng: Cái mâu của tôi rất nhọn bất cứ cái gì cũng có thể đâm thủng được cả, đến khi quảng cáo cho cái thuẫn thì y nói: Cái thuẫn của tôi có thể ngăn cản mọi thứ binh khí. Có người hỏi: Nay nếu dùng cái mâu của anh để mà đâm cái thuẫn của anh thì sao? Người kia không thể đáp được. » Anh em mâu thuẫn hai bề « ( Đại Nam Quốc Sử ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng sức, gắng sức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước phép, của các tôn giáo hoặc thầy cúng, có công dụng ban phúc lành hoặc chữa bệnh.
giản
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

giản

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vòng sắt ở trục bánh xe, có công dụng làm cho trục bánh xe và ổ bánh xe lâu mòn, tương tự như ổ bi ( bạc đạn ) ngày nay — Tên một thứ binh khí thời cổ, là thanh sắt dài có bốn cạnh.
lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

Từ điển trích dẫn

1. Tác dụng hoặc công năng (của người, sự vật hoặc cơ quan) có thể phát huy được. ◎ Như: "hóa tệ đích chức năng" .

Từ điển trích dẫn

1. Hơi thở ra. ◇ Mã Ngọc : "Vong tình tuyệt ái niệm, hảo bả ý mã tâm viên lao hệ, miên miên mật mật. Hữu tự xuất tức, thường bất bảo nhập tức" , , 綿綿. , (Nữ quan tử , Từ ).
2. Thu lợi, thu hoạch. ◇ Thẩm Tòng Văn : "Nhất tòa niễn phường đích xuất tức, mỗi thiên khả thu thất thăng mễ, tam đẩu khang" , , (Biên thành , Thập thất ).
3. Khá lên, tiến triển. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Minh nhi nhĩ phục thị ngã bãi, ngã nhận nhĩ tố can nữ hài nhi, ngã nhất điều lí, nhĩ tựu xuất tức liễu" , , 調, (Đệ nhị thập thất hồi) Ngày mai mày sang hầu tao, tao sẽ nhận làm con nuôi, tao trông nom cho, sau này mày sẽ nên người.
4. Tiền đồ hoặc chí khí phát triển của riêng mỗi người.
5. Tình huống chi tiết bên trong. ◇ Tào Ngu : "Tha môn gia lí giá điểm xuất tức đương ngã bất tri đạo?" ? (Lôi vũ , Đệ tam mạc).
6. Xuất sắc, tốt đẹp đặc biệt. ◇ Vương Trinh : "Đại mạch khả tác chúc phạn, thậm vi xuất tức; tiểu mạch ma miến, khả tác bính nhị, bão nhi hữu lực; nhược dụng trù công tạo chi, vưu vi trân vị" , ; , , ; , (Nông thư , Quyển thất).
thấu, tấu
zòu ㄗㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp lại — Một âm là Tấu. Xem Tấu.

tấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tâu lên
2. tấu nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng lên, tiến hiến. ◇ Hán Thư : "Sổ tấu cam thuế thực vật" (Bính Cát truyện ) Mấy lần dâng lên thức ăn ngon ngọt.
2. (Động) Tâu. § Ngày xưa đại thần dâng thư hoặc trình với vua gọi là "tấu". ◎ Như: "khải tấu" bẩm cáo với vua. ◇ Bạch Cư Dị : "Bất tri hà nhân tấu hoàng đế, Đế tâm trắc ẩn tri nhân tệ" , (Đỗ Lăng tẩu ) Không biết ai đã tâu lên vua, Vua động lòng thương xót và biết được người làm chuyện xấu ác.
3. (Động) Cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiền thanh cung chủy tấu Ngu cầm" (Hạ nhật mạn thành ) Tiếng ve trầm bổng như tấu điệu đàn vua Ngu Thuấn.
4. (Động) Lập nên, đạt được. ◎ Như: "đại tấu kì công" lập nên công lớn.
5. (Động) Tiến hành, vận dụng. ◎ Như: "tấu đao" vận dụng dao.
6. (Động) Đi, chạy. § Thông "tẩu" .
7. (Danh) Văn thư do đại thần dâng lên vua. ◎ Như: "tấu trạng" , "tấu điệp" .
8. (Danh) Tiết phách cao thấp trầm bổng trong âm nhạc. ◎ Như: "tiết tấu khinh khoái" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tâu, kẻ dưới trình bầy với người trên gọi là tấu.
② Cử âm nhạc lên cũng gọi là tấu.
③ Sự gì tiến hành được cũng gọi là tấu. Như tấu hiệu dùng có hiệu, tấu đao vận dùng con dao.
④ Chạy.
⑤ Cũng như chữ tấu .
⑥ Cũng dùng như chữ tấu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấu (nhạc), cử (nhạc): Độc tấu; Cử quốc ca;
② Tâu (lên vua), tấu: Tiên trảm hậu tấu;
③ Lập nên, làm nên, đạt được: Lập nên công lớn;
④ (văn) Chạy;
⑤ (văn) Như (bộ );
⑥ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng lên — Dâng lời nói lên vua. Tâu vua — Đánh nhạc lên. Td: Hòa tấu — Một âm là Thầu. Xem Thầu.

Từ ghép 20

lưỡng, lượng, lạng
liǎng ㄌㄧㄤˇ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai, đôi, cặp. ◎ Như: "lưỡng bổn thư" hai cuốn sách, "lưỡng tỉ muội" đôi chị em. ◇ Lí Bạch : "Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng tiểu vô hiềm sai" , (Trường Can hành ) Cùng ở Trường Can, Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau.
2. (Phó) Đôi bên cùng lúc. ◎ Như: "lưỡng lợi" (hai bên) cùng có lợi. ◇ Tuân Tử : "Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông" , (Khuyến học ) Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
3. (Tính) Vài, mấy, đôi. ◎ Như: "quá lưỡng thiên tái khán khán" để mấy hôm nữa rồi coi.
4. Một âm là "lượng". (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị trọng lượng: (a) Lạng, bằng một phần mười sáu cân cũ. ◎ Như: "bán cân bát lượng" nửa cân tám lượng (hai bên lực lượng tương đương). (b) Lạng, bằng một phần mười cân mới. (2) Đơn vị dùng cho cỗ xe. § Thông "lượng" . ◇ Thư Kinh : "Nhung xa tam bách lượng" (Mục thệ , Tự ) Xe binh ba trăm cỗ.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, đôi.
② Một âm là lạng. Cỗ xe. Một đôi giầy cũng gọi là nhất lạng .
③ Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số hai — Một cặp, một đôi — Một âm là Lượng. Xem Lượng.

Từ ghép 17

lượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai, đôi, cặp. ◎ Như: "lưỡng bổn thư" hai cuốn sách, "lưỡng tỉ muội" đôi chị em. ◇ Lí Bạch : "Đồng cư Trường Can lí, Lưỡng tiểu vô hiềm sai" , (Trường Can hành ) Cùng ở Trường Can, Đôi trẻ (ngây thơ) không có gì ngờ vực nhau.
2. (Phó) Đôi bên cùng lúc. ◎ Như: "lưỡng lợi" (hai bên) cùng có lợi. ◇ Tuân Tử : "Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông" , (Khuyến học ) Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
3. (Tính) Vài, mấy, đôi. ◎ Như: "quá lưỡng thiên tái khán khán" để mấy hôm nữa rồi coi.
4. Một âm là "lượng". (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị trọng lượng: (a) Lạng, bằng một phần mười sáu cân cũ. ◎ Như: "bán cân bát lượng" nửa cân tám lượng (hai bên lực lượng tương đương). (b) Lạng, bằng một phần mười cân mới. (2) Đơn vị dùng cho cỗ xe. § Thông "lượng" . ◇ Thư Kinh : "Nhung xa tam bách lượng" (Mục thệ , Tự ) Xe binh ba trăm cỗ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị trọng lượng của Trung Hoa và Việt Nam, tức một Lạng ta, bằng 1/16 cân ta — Một âm khác là Lưỡng, xem vần Lưỡng.

Từ ghép 4

lạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển Thiều Chửu

① Hai, đôi.
② Một âm là lạng. Cỗ xe. Một đôi giầy cũng gọi là nhất lạng .
③ Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển trích dẫn

1. Một bàn tay đơn chiếc thì vỗ không vang dội. Tỉ dụ một mình không ai giúp đỡ thì khó thành công. ◇ Cung Đại Dụng : "Tuy nhiên nhĩ tâm minh thánh, nhược bất thị vân đài thượng anh hùng tính lực, nhĩ độc tự cá cô chưởng nan minh" , , (Thất lí than , Đệ tam chiết).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một bàn tay thì khó kêu ( vì phải hai bàn tay vỗ vào thì mới kêu ), ý nói một mình thì khó làm nên việc.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.