tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

tú, túc
jù ㄐㄩˋ, zú ㄗㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân người. ◎ Như: "cử túc" nhấc chân, "thất túc điệt giao" trượt chân ngã. ◇ Thủy hử truyện : "Túc xuyên thục bì ngoa" 穿 (Đệ nhị hồi) Chân mang hia da.
2. (Danh) Chân loài vật. ◎ Như: "họa xà thiêm túc" vẽ rắn thêm chân.
3. (Danh) Chân các đồ đạc. ◎ Như: "đỉnh túc" chân vạc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thế phân tam túc đỉnh" (Thục Tiên Chủ miếu ) Thế chia ba chân vạc.
4. (Động) Bước. ◎ Như: "tiệp túc tiên đắc" nhanh bước được trước.
5. (Động) Đủ. ◎ Như: "túc số" đủ số. ◇ Lễ Kí : "Học nhiên hậu tri bất túc" (Học kí ) Học rồi sau mới biết không đủ.
6. (Tính) Đầy đủ. ◎ Như: "phong y túc thực" cơm no áo ấm (đủ áo đủ cơm).
7. (Tính) Dồi dào. ◎ Như: "phú túc" dồi dào.
8. (Trợ) Khả dĩ, cũng đủ, có thể. ◎ Như: "túc dĩ tự hào" cũng đủ tự hào.
9. (Trợ) Đáng, đáng kể. ◎ Như: "bất túc đạo" không đáng kể, "bất túc vi kì" không đáng làm lạ.
10. (Phó) Đến (nói về số lượng). ◎ Như: "lộ thượng túc túc tẩu liễu lưỡng cá chung đầu" trên đường đi mất đến hai tiếng đồng hồ.
11. Một âm là "tú". (Phó) Thái quá, quá. ◎ Như: "tú cung" kính trọng thái quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

Quá, thái quá: Quá cung kính, khúm núm.

Từ ghép 35

túc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chân thú
2. đầy đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân người. ◎ Như: "cử túc" nhấc chân, "thất túc điệt giao" trượt chân ngã. ◇ Thủy hử truyện : "Túc xuyên thục bì ngoa" 穿 (Đệ nhị hồi) Chân mang hia da.
2. (Danh) Chân loài vật. ◎ Như: "họa xà thiêm túc" vẽ rắn thêm chân.
3. (Danh) Chân các đồ đạc. ◎ Như: "đỉnh túc" chân vạc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thế phân tam túc đỉnh" (Thục Tiên Chủ miếu ) Thế chia ba chân vạc.
4. (Động) Bước. ◎ Như: "tiệp túc tiên đắc" nhanh bước được trước.
5. (Động) Đủ. ◎ Như: "túc số" đủ số. ◇ Lễ Kí : "Học nhiên hậu tri bất túc" (Học kí ) Học rồi sau mới biết không đủ.
6. (Tính) Đầy đủ. ◎ Như: "phong y túc thực" cơm no áo ấm (đủ áo đủ cơm).
7. (Tính) Dồi dào. ◎ Như: "phú túc" dồi dào.
8. (Trợ) Khả dĩ, cũng đủ, có thể. ◎ Như: "túc dĩ tự hào" cũng đủ tự hào.
9. (Trợ) Đáng, đáng kể. ◎ Như: "bất túc đạo" không đáng kể, "bất túc vi kì" không đáng làm lạ.
10. (Phó) Đến (nói về số lượng). ◎ Như: "lộ thượng túc túc tẩu liễu lưỡng cá chung đầu" trên đường đi mất đến hai tiếng đồng hồ.
11. Một âm là "tú". (Phó) Thái quá, quá. ◎ Như: "tú cung" kính trọng thái quá.

Từ điển Thiều Chửu

① Chân, chân người và các giống vật đều gọi là túc cả.
② Cái chân các đồ đạc cũng gọi là túc. Như đỉnh túc chân vạc.
③ Bước. Như tiệp túc tiên đắc nhanh bước được trước. Con em nhà thế gia gọi là cao túc .
④ Đủ. Như túc số đủ số.
⑤ Cũng đủ. Như túc dĩ tự hào cũng đủ tự thích.
⑥ Một âm là tú. Thái quá. Như tú cung kính quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chân: Vẽ rắn thêm chân; Chân đỉnh;
② Bước chân: Nhanh bước được trước;
③ Đủ, đầy đủ, dồi dào: Cơm no rượu đủ (say); Người chưa đủ số; Chưa đầy 1.000 người; Dồi dào;
④ Đáng, đáng kể: Không đáng kể; Không đáng làm lạ; Đáng lo;
⑤ Đến... (nhấn mạnh về lượng): Trên đường đi mất đến hàng hai tiếng đồng hồ; Hôm nay mưa được những năm ngón tay nước;
⑥ Đủ, cũng đủ (tỏ ý nhất định): Cũng đủ để tự hào; Trong hai ngày thừa sức hoàn thành nhiệm vụ. 【】túc dĩ [zuýê] Đủ để...: Những sự thực này đủ để chứng tỏ là anh ấy nói không sai; Lời nói của anh không đủ để thuyết phục cô ấy; 【】túc túc [zúzú] Đủ, có đủ, đầy đủ: Kiện hành lí này đủ 50 kí-lô; Bao bột mì này đủ để hai đứa mình ăn trong một tháng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chân — Đầy đủ. Td: Sung túc. Có thể. Đủ để — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Túc.

Từ ghép 35

nháo, náo
nào ㄋㄠˋ

nháo

phồn thể

Từ điển phổ thông

ầm ĩ

Từ điển Thiều Chửu

① Huyên náo, rầm rĩ không yên tĩnh gọi là nháo. Chỗ người tụ họp chen chúc rầm rĩ gọi là nhiệt nháo . Ta quen đọc là náo.

náo

phồn thể

Từ điển phổ thông

ầm ĩ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ồn. ◎ Như: "huyên náo" làm ồn ào, "sảo náo" nói ầm ĩ.
2. (Động) Phát sinh, xảy ra. ◎ Như: "náo cơ hoang" sinh ra đói kém, "náo thủy tai" xảy ra nạn lụt, "náo ôn dịch" phát sinh dịch bệnh.
3. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "náo bệnh" bị bệnh, mắc bệnh.
4. (Động) Tung ra, bùng ra, phát tác. ◎ Như: "náo biệt nữu" hục hặc với nhau, "náo tình tự" lấy làm thắc mắc (bất mãn). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Ngọc thính liễu nhất cá Lâm tự, tiện mãn sàng náo khởi lai" , 便滿 (Đệ ngũ thập thất hồi) Bảo Ngọc nghe nói đến chữ "Lâm" (Đại Ngọc), liền bùng ra kêu ầm cả lên.
5. (Động) Nhiễu loạn, quấy rối, quấy. ◎ Như: "náo sự" gây rối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên na Triệu bất tử đích hựu hòa ngã náo liễu nhất tràng" (Đệ lục thập hồi) Cái mụ Triệu mắc dịch ấy lại vừa cãi nhau với tôi một trận.
6. (Động) Đùa bỡn. ◎ Như: "náo đỗng phòng" bạn bè trêu đùa vợ chồng mới cưới tối tân hôn.
7. (Động) Làm, tiến hành. ◎ Như: "náo cách mệnh" làm cách mạng, "náo đắc đại gia bất hoan" làm cho mọi người không vui. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đô thị nhĩ náo đích, hoàn đắc nhĩ lai trị" , (Đệ ngũ thập thất hồi) (Bệnh này) đều do cô làm ra, thì cô phải đến chữa.
8. (Tính) Ồn ào, rầm rĩ, không yên tĩnh. ◎ Như: "nhiệt náo" chen chúc rầm rĩ, "náo thị" chợ búa ồn ào.
9. (Tính) Mậu thịnh, rộn ràng. ◇ Tống Kì : "Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo" (Ngọc lâu xuân ) Trên đầu cành cây hồng hạnh, ý xuân rộn ràng.

Từ điển Thiều Chửu

① Huyên náo, rầm rĩ không yên tĩnh gọi là nháo. Chỗ người tụ họp chen chúc rầm rĩ gọi là nhiệt nháo . Ta quen đọc là náo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ồn ào, om sòm, huyên náo, gây huyên náo: Nhà này ồn quá; Khóc la om sòm; Chợ búa ồn ào;
② Quấy, vòi, nghịch: Bảo các em đừng quấy nữa;
③ Đòi, tranh giành: Đòi danh dự và địa vị;
④ Bị, mắc: Bị bệnh, mắc bệnh;
⑤ Xảy ra: Xảy ra nạn lụt;
⑥ Làm, tiến hành: Làm cách mạng; Tiến hành đổi mới kĩ thuật; Làm cho ai nấy đều phì cười.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ồn ào — Rối loạn — Làm cho ồn ào rối loạn. Td: Đại náo ( quấy phá lung tung ).

Từ ghép 6

ngẫu
ǒu ㄛㄨˇ

ngẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hai người cùng cày
2. hai người
3. đối nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại nông cụ thời xưa. § Ghi chú: Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là "phạt" , hai phạt gọi là "ngẫu" .
2. (Danh) Đôi, cặp. ◇ Tam quốc chí : "Xa trung bát ngưu dĩ vi tứ ngẫu" (Ngô Chủ Quyền truyện ) Trong xe tám bò làm thành bốn cặp.
3. (Danh) Vợ chồng. ◎ Như: "phối ngẫu" vợ chồng.
4. (Danh) Số chẵn. ◇ Lí Đức Dụ : "Ý tận nhi chỉ, thành thiên bất câu vu chích ngẫu" , (Văn chương luận ) Ý hết thì dừng, thành bài không phải gò bó ở số lẻ số chẵn.
5. (Danh) Họ "Ngẫu".
6. (Động) Hai người cùng cày. ◇ Luận Ngữ : "Trường Thư Kiệt Nịch ngẫu nhi canh" (Vi Tử ) Trường Thư và Kiệt Nịch cùng cày ruộng.
7. (Tính) Ứ đọng. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Ngộ đạo ư ngẫu sa chi trung" (Tất kỉ ) Gặp giặc cướp ở chỗ bãi cát bị ứ đọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Hai người cùng cầy, vì thế nên hai người gọi là ngẫu. Vợ chồng gọi là phối ngẫu cũng là theo cái nghĩa hai người cùng nhau làm lụng cả.
③ Ðối, câu đối gọi là ngẫu ngữ .
④ Ðôi, số lẻ gọi là cơ , số chẵn gọi là ngẫu .
⑤ Lưỡi cầy rộng năm tấc gọi là phạt , hai phạt gọi là ngẫu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hai người cùng cày: Trường Thư và Kiệt Nịch cùng nhau chung sức cày ruộng (Luận ngữ);
② Như [ôu] (bộ );
③ Lưỡi cày rộng mười tấc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai người cùng cày ruộng — Thành cặp. Kết đôi — Số chẵn. — Tức như chữ Ngẫu .

Từ ghép 6

hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cháo nhừ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cháo đặc. § Cũng như "chiên" .
2. (Danh) Hồ để dán (bột pha nước nấu thành chất keo để dán).
3. (Động) Dán. ◎ Như: "hồ đăng lung" dán lồng đèn.
4. (Động) Ăn miễn cho đầy bụng để mà sống. ◎ Như: "hồ khẩu" kiếm sống, mưu sinh, "thực bất hồ khẩu" ăn không đủ no, ý nói đời sống cùng khốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cháo nhừ.
② Hồ. Lấy bột hòa với nước đun chín để dán gọi là hồ.
③ Hồ khẩu lót miệng, ý nói ăn không cầu gì thích miệng, chỉ miễn là đủ sống thôi. Vì thế nên đi xa kiếm ăn gọi là hồ khẩu tứ phương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cháo nhừ;
② (văn) Hồ bột (để dán);
③ 【】hồ khẩu [húkôu] Nuôi miệng, sống qua loa ngày tháng, kiếm bữa ăn: Người nghèo vì nuôi miệng phải chạy vạy khắp nơi; 使 Quả nhân có đứa em, không thể sống chung hòa thuận, khiến nó phải đi kiếm ăn lây lất đó đây (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cháo bột — Chè bột.

Từ ghép 1

văn, vấn, vặn
wén ㄨㄣˊ, wèn ㄨㄣˋ

văn

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghe

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe thấy. ◎ Như: "phong văn" mảng nghe, "truyền văn" nghe đồn, "dự văn" thân tới tận nơi để nghe, "bách văn bất như nhất kiến" nghe trăm lần (bằng tai) không bằng thấy một lần (tận mắt).
2. (Động) Truyền đạt. ◎ Như: "phụng văn" kính bảo cho biết, "đặc văn" đặc cách báo cho hay. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mưu vị phát nhi văn kì quốc" (Trọng ngôn ) Mưu kế chưa thi hành mà đã truyền khắp nước.
3. (Động) Nổi danh, nổi tiếng. ◇ Lí Bạch : "Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn" , (Tặng Mạnh Hạo Nhiên ) Ta yêu quý Mạnh phu tử, Phong lưu nổi tiếng trong thiên hạ.
4. (Động) Ngửi thấy. ◇ Nguyễn Du : "Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải, Thử địa do văn lan chỉ hương" , (Tương Đàm điếu Tam Lư Đại Phu ) Người hiếu tu đi đã hai nghìn năm, Đất này còn nghe mùi hương của cỏ lan cỏ chỉ.
5. (Danh) Trí thức, hiểu biết. ◎ Như: "bác học đa văn" nghe nhiều học rộng, "bác văn cường chí" nghe rộng nhớ dai, "cô lậu quả văn" hẹp hòi nghe ít.
6. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "tân văn" tin tức (mới), "cựu văn" truyền văn, điều xưa tích cũ nghe kể lại. ◇ Tư Mã Thiên : "Võng la thiên hạ phóng thất cựu văn, lược khảo kì hành sự, tống kì chung thủy" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) (Thu nhặt) những chuyện xưa tích cũ bỏ sót trong thiên hạ, xét qua việc làm, tóm lại trước sau.
7. (Danh) Họ "Văn".
8. Một âm là "vấn". (Động) Tiếng động tới. ◎ Như: "thanh vấn vu thiên" tiếng động đến trời.
9. (Danh) Tiếng tăm, danh dự, danh vọng. ◎ Như: "lệnh vấn" tiếng khen tốt.
10. (Tính) Có tiếng tăm, danh vọng. ◎ Như: "vấn nhân" người có tiếng tăm.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe thấy, như phong văn mảng nghe, truyền văn nghe đồn, v.v. Thân tới tận nơi để nghe gọi là dự văn .
② Trí thức. Phàm học thức duyệt lịch đều nhờ tai mắt mới biết, cho nên gọi người nghe nhiều học rộng là bác học đa văn , là bác văn cường chí . Gọi người hẹp hòi nghe ít là cô lậu quả văn .
③ Truyền đạt, như phụng văn kính bảo cho biết, đặc văn đặc cách báo cho hay.
④ Ngửi thấy.
⑤ Một âm là vấn. Tiếng động tới, như thanh vấn vu thiên tiếng động đến trời.
⑥ Danh dự, như lệnh vấn tiếng khen tốt. Ta quen đọc là vặn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghe, nghe nói, nghe theo: Tai nghe không bằng mắt thấy; ? Đại vương có từng nghe nói đến tình trạng nổi giận của kẻ áo vải bao giờ chưa? (Chiến quốc sách); Tôi xin kính nghe theo ý của ông (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
② Tin (tức): Tin quan trọng; Tin lạ;
③ Hiểu biết, điều nghe biết, kiến văn, học thức: Học nhiều biết rộng; Hẹp hòi nghe ít;
④ (văn) Tiếng tăm, danh vọng: Chẳng cần tiếng tăm truyền đến các nước chư hầu (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
⑤ (văn) Truyền thuyết, truyền văn: Thu tập hết những truyền thuyết đã bị tản lạc trong khắp thiên hạ (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư);
⑥ (văn) Làm cho vua chúa hoặc cấp trên nghe biết đến mình;
⑦ (văn) Truyền ra: Công tử yêu quý kẻ sĩ, danh truyền khắp thiên hạ (Sử kí);
⑧ (văn) Nổi danh, nổi tiếng: Nhờ có dũng khí mà nổi tiếng ở các nước chư hầu (Sử kí);
⑨ (văn) Hiểu: Những người sinh ra trước ta cố nhiên là hiểu đạo trước ta (Hàn Dũ: Sư thuyết);
⑩ (văn) Truyền đạt đi, báo cáo lên người trên: Kính báo cho biết; Riêng báo cho hay; 使使 Vua nước Yên tự mình đến lạy dâng lễ cống ở sân, sai sứ giả báo lên cho đại vương biết (Chiến quốc sách);
⑪ Ngửi thấy: Tôi đã ngửi thấy mùi thơm;
⑫ (văn) Tiếng động tới: Tiếng động tới trời;
⑬ Danh dự: Tiếng khen tốt;
⑭ [Wén] (Họ) Văn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghe bằng tai — Nghe biết. Chỉ sự hiểu biết. Td: Kiến văn — Ngửi thấy bằng mũi.

Từ ghép 24

vấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếng động tới, tiếng truyền tới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghe thấy. ◎ Như: "phong văn" mảng nghe, "truyền văn" nghe đồn, "dự văn" thân tới tận nơi để nghe, "bách văn bất như nhất kiến" nghe trăm lần (bằng tai) không bằng thấy một lần (tận mắt).
2. (Động) Truyền đạt. ◎ Như: "phụng văn" kính bảo cho biết, "đặc văn" đặc cách báo cho hay. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Mưu vị phát nhi văn kì quốc" (Trọng ngôn ) Mưu kế chưa thi hành mà đã truyền khắp nước.
3. (Động) Nổi danh, nổi tiếng. ◇ Lí Bạch : "Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn" , (Tặng Mạnh Hạo Nhiên ) Ta yêu quý Mạnh phu tử, Phong lưu nổi tiếng trong thiên hạ.
4. (Động) Ngửi thấy. ◇ Nguyễn Du : "Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải, Thử địa do văn lan chỉ hương" , (Tương Đàm điếu Tam Lư Đại Phu ) Người hiếu tu đi đã hai nghìn năm, Đất này còn nghe mùi hương của cỏ lan cỏ chỉ.
5. (Danh) Trí thức, hiểu biết. ◎ Như: "bác học đa văn" nghe nhiều học rộng, "bác văn cường chí" nghe rộng nhớ dai, "cô lậu quả văn" hẹp hòi nghe ít.
6. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "tân văn" tin tức (mới), "cựu văn" truyền văn, điều xưa tích cũ nghe kể lại. ◇ Tư Mã Thiên : "Võng la thiên hạ phóng thất cựu văn, lược khảo kì hành sự, tống kì chung thủy" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) (Thu nhặt) những chuyện xưa tích cũ bỏ sót trong thiên hạ, xét qua việc làm, tóm lại trước sau.
7. (Danh) Họ "Văn".
8. Một âm là "vấn". (Động) Tiếng động tới. ◎ Như: "thanh vấn vu thiên" tiếng động đến trời.
9. (Danh) Tiếng tăm, danh dự, danh vọng. ◎ Như: "lệnh vấn" tiếng khen tốt.
10. (Tính) Có tiếng tăm, danh vọng. ◎ Như: "vấn nhân" người có tiếng tăm.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe thấy, như phong văn mảng nghe, truyền văn nghe đồn, v.v. Thân tới tận nơi để nghe gọi là dự văn .
② Trí thức. Phàm học thức duyệt lịch đều nhờ tai mắt mới biết, cho nên gọi người nghe nhiều học rộng là bác học đa văn , là bác văn cường chí . Gọi người hẹp hòi nghe ít là cô lậu quả văn .
③ Truyền đạt, như phụng văn kính bảo cho biết, đặc văn đặc cách báo cho hay.
④ Ngửi thấy.
⑤ Một âm là vấn. Tiếng động tới, như thanh vấn vu thiên tiếng động đến trời.
⑥ Danh dự, như lệnh vấn tiếng khen tốt. Ta quen đọc là vặn.

Từ ghép 1

vặn

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nghe thấy, như phong văn mảng nghe, truyền văn nghe đồn, v.v. Thân tới tận nơi để nghe gọi là dự văn .
② Trí thức. Phàm học thức duyệt lịch đều nhờ tai mắt mới biết, cho nên gọi người nghe nhiều học rộng là bác học đa văn , là bác văn cường chí . Gọi người hẹp hòi nghe ít là cô lậu quả văn .
③ Truyền đạt, như phụng văn kính bảo cho biết, đặc văn đặc cách báo cho hay.
④ Ngửi thấy.
⑤ Một âm là vấn. Tiếng động tới, như thanh vấn vu thiên tiếng động đến trời.
⑥ Danh dự, như lệnh vấn tiếng khen tốt. Ta quen đọc là vặn.
hệ
jì ㄐㄧˋ, xì ㄒㄧˋ

hệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

buộc, bó, nối

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Buộc, trói buộc. ◎ Như: "bị hệ" bị bắt giam. ◇ Thủy hử truyện : "Hoán tiểu lâu la giáo bả mã khứ hệ tại lục dương thụ thượng" (Đệ ngũ hồi) Gọi lâu la bảo đem ngựa buộc vào gốc cây dương xanh.
2. (Động) "Hệ niệm" nhớ nghĩ luôn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thân tuy tại Trác tả hữu, tâm thật hệ niệm Điêu Thuyền" , (Đệ bát hồi) Thân tuy đứng hầu bên (Đổng) Trác, mà lòng thực chỉ tơ tưởng Điêu Thuyền.
3. (Động) Liên lạc, sự gì có can thiệp cả hai bên gọi là "quan hệ" , để cho vật này thuộc với vật kia cũng gọi là "hệ". ◎ Như: Dịch Kinh có "Hệ từ" nghĩa là những lời giải ở dưới các quẻ trong kinh vậy.
4. (Động) Treo. ◇ Luận Ngữ : "Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực?" Ta đâu phải là trái bầu khô người ta treo mà không ăn được ư? (ý nói có tài mà không được dùng).

Từ điển Thiều Chửu

① Trói buộc, như bị hệ bị bắt giam.
② Hệ niệm nhớ nghĩ luôn.
③ Liên lạc, sự gì có can thiệp cả hai bên gọi là quan hệ , để cho vật này thuộc với vật kia cũng gọi là hệ, như Kinh Dịch có hệ từ nghĩa là những lời giải ở dưới các quẻ trong kinh vậy.
④ Treo. Luận ngữ : Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực? ta đâu phải là trái bầu khô người ta treo mà không ăn được ư? (ý nói có tài mà không được dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thắt: Thắt dây giày; Thắt ca vát; Thắt một cái nút;
② Buộc, trói buộc, trói: Buộc cho chắc một chút; Bị bắt trói, bị bắt giam;
③ (văn) Treo lên: ? Ta há có phải là quả bầu đâu, sao treo đấy mà chẳng ăn? (Luận ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Nối kết, liên lạc, liên hệ: Quan hệ Trong thâm tâm tôi không thể nhập chung hai việc này làm một được Xem , [xì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cột lại, buộc lại — Trói buộc, gò bó — Tiếp nối nhau. Liên tiếp — Thuộc vào nhau, liên can tới nhau. Chẳng hạn Quan hệ.

Từ ghép 5

lung, lộng
lóng ㄌㄨㄥˊ, lǒng ㄌㄨㄥˇ

lung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái lồng
2. lồng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lồng đan bằng tre để đựng hay đậy đồ vật. ◎ Như: "trà lung" lồng ấm trà, "chưng lung" cái xửng, "đăng lung" lồng đèn.
2. (Danh) Bu, cũi, lồng (để nhốt chim, thú hay người). ◎ Như: "điểu lung" lồng chim, "thố lung" cũi thỏ, "lao lung" lao tù, "tù lung" nhà tù, "cáp tử lung" 鴿 chuồng bồ câu.
3. (Động) Bỏ vào trong lồng (chim, bọ...).
4. (Động) Bao chứa, bao gồm. ◇ Sử Kí : "Tận lung thiên hạ chi hóa vật, quý tức mại chi, tiện tắc mãi chi" , (Bình chuẩn thư ) Chứa hết hóa vật trong thiên hạ, giá cao thì bán ra, giá rẻ thì mua vào.
5. (Động) Bao trùm, bao phủ. ◎ Như: "lung tráo" bao phủ. ◇ Đỗ Mục : "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa, Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia" , (Bạc Tần Hoài ) Khói bao trùm sông lạnh, ánh trăng tràn ngập bãi cát, Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài gần quán rượu.
6. (Động) Quấn, bó, ràng rịt, mang theo.
7. (Động) Dẫn, dắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chánh thuyết thoại thì, đính đầu kiến Lại Đại tiến lai, Bảo Ngọc mang lung trụ mã, ý dục hạ lai" , , , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Vừa lúc đang nói chuyện, ngẩng đầu lên, thấy Lại Đại đi đến, Bảo Ngọc vội ghìm ngựa định xuống.
8. (Động) Nắm giữ, ngự trị, khống chế (bằng quyền hành, thủ đoạn). ◇ Liệt Tử : "Thánh nhân dĩ trí lung quần ngu, diệc do thư công chi dĩ trí lung chúng thư dã" , Thánh nhân dùng trí ngự trị đám ngu, cũng như người chăn nuôi khỉ vượn dùng trí canh giữ bầy khỉ vượn vậy.
9. (Động) Đốt cháy. ◇ Lão tàn du kí : "Khiếu điếm gia lung liễu nhất bồn hỏa lai" (Đệ lục hồi) Kêu nhà trọ đốt một lò lửa.
10. Một âm là "lộng". (Danh) Cái hòm đan bằng tre. § Hòm đáy nông gọi là "tương" , đáy sâu gọi là "lộng" . ◎ Như: "dược lộng" hòm thuốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lồng đan bằng tre để đựng đồ hay đậy đồ.
② Cái bu, để nhốt chim gà. Bắt người giam lại gọi là tù lung .
③ Một âm là lộng. Cái hòm đan bằng tre.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lồng, cũi, giỏ, chuồng: Lồng tre; Cũi gỗ; Chuồng gà;
② Xửng: Cái xửng; Bánh bao xửng nhỏ. Xem [lông].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 lung thông [lóngcong] (Cỏ cây) sum sê, xanh tươi, tốt tươi. Cg. hoặc [conglóng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao phủ, che, tỏa, lồng: Khói tỏa sương che; Khói lồng nước lạnh trăng lồng cát (Đỗ Mục: Bạc Tần Hoài);
② Lồng, cũi: Lồng chim; Nhốt trong cũi. Xem [lóng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái sọt để gánh đất — Chỉ chung các vật đan bằng tre để đựng đồ — Cái lồng tre để nhốt chim, gà… Td: Lung điểu ( con chim trong lồng, chỉ sự tù túng, gò bó ).

Từ ghép 4

lộng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lồng đan bằng tre để đựng hay đậy đồ vật. ◎ Như: "trà lung" lồng ấm trà, "chưng lung" cái xửng, "đăng lung" lồng đèn.
2. (Danh) Bu, cũi, lồng (để nhốt chim, thú hay người). ◎ Như: "điểu lung" lồng chim, "thố lung" cũi thỏ, "lao lung" lao tù, "tù lung" nhà tù, "cáp tử lung" 鴿 chuồng bồ câu.
3. (Động) Bỏ vào trong lồng (chim, bọ...).
4. (Động) Bao chứa, bao gồm. ◇ Sử Kí : "Tận lung thiên hạ chi hóa vật, quý tức mại chi, tiện tắc mãi chi" , (Bình chuẩn thư ) Chứa hết hóa vật trong thiên hạ, giá cao thì bán ra, giá rẻ thì mua vào.
5. (Động) Bao trùm, bao phủ. ◎ Như: "lung tráo" bao phủ. ◇ Đỗ Mục : "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa, Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia" , (Bạc Tần Hoài ) Khói bao trùm sông lạnh, ánh trăng tràn ngập bãi cát, Đêm đậu thuyền ở bến Tần Hoài gần quán rượu.
6. (Động) Quấn, bó, ràng rịt, mang theo.
7. (Động) Dẫn, dắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chánh thuyết thoại thì, đính đầu kiến Lại Đại tiến lai, Bảo Ngọc mang lung trụ mã, ý dục hạ lai" , , , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Vừa lúc đang nói chuyện, ngẩng đầu lên, thấy Lại Đại đi đến, Bảo Ngọc vội ghìm ngựa định xuống.
8. (Động) Nắm giữ, ngự trị, khống chế (bằng quyền hành, thủ đoạn). ◇ Liệt Tử : "Thánh nhân dĩ trí lung quần ngu, diệc do thư công chi dĩ trí lung chúng thư dã" , Thánh nhân dùng trí ngự trị đám ngu, cũng như người chăn nuôi khỉ vượn dùng trí canh giữ bầy khỉ vượn vậy.
9. (Động) Đốt cháy. ◇ Lão tàn du kí : "Khiếu điếm gia lung liễu nhất bồn hỏa lai" (Đệ lục hồi) Kêu nhà trọ đốt một lò lửa.
10. Một âm là "lộng". (Danh) Cái hòm đan bằng tre. § Hòm đáy nông gọi là "tương" , đáy sâu gọi là "lộng" . ◎ Như: "dược lộng" hòm thuốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lồng đan bằng tre để đựng đồ hay đậy đồ.
② Cái bu, để nhốt chim gà. Bắt người giam lại gọi là tù lung .
③ Một âm là lộng. Cái hòm đan bằng tre.
một
méi ㄇㄟˊ, mò ㄇㄛˋ

một

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chìm mất
2. lặn (mặt trời)
3. không

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm dưới nước, lặn. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hựu nhập thủy kích giao, giao hoặc phù hoặc một" , (Thế thuyết tân ngữ , Tự tân ) Lại xuống nước đánh thuồng luồng, thuồng luồng hoặc nổi hoặc lặn.
2. (Động) Chìm đắm, ngập. ◎ Như: "tích tuyết một hĩnh" tuyết tụ ngập chân. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chúng sinh một tại khổ" (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chúng sinh chìm đắm trong khổ não.
3. (Động) Chết. § Thông "một" 歿. ◇ Dịch Kinh : "Bao Hi thị một, Thần Nông thị tác" , (Hệ từ hạ ) Họ Bao Hi chết, họ Thần Nông dấy lên.
4. (Động) Hết, kết thúc. ◎ Như: "một thế" hết đời.
5. (Động) Không có. ◎ Như: "một tự bi" không có một chữ trong bụng, "một lương tâm" không có lương tâm. ◇ Vi Trang : "Trừ khước thiên biên nguyệt, một nhân tri" , (Nữ Quan Tử , Tứ nguyệt ) Ngoại trừ bóng trăng bên trời, không ai biết.
6. (Động) Không như, không bằng. ◎ Như: "ngã một nhĩ hữu tiền" tôi không có nhiều tiền bằng anh, "ngã một hữu tha cao" tôi không cao bằng nó.
7. (Động) Tiêu mất, mất tích, ẩn không thấy. ◎ Như: "mai một" vùi mất, "dẫn một" tan mất, "mẫn một" tiêu trừ, "xuất một" ẩn hiện.
8. (Động) Lấy, tịch thu. ◎ Như: "tịch một" tịch thu, "thôn một tài vật" tịch thu tiền của.
9. (Phó) Chưa. ◎ Như: "một lai" chưa đến, "một thuyết" chưa nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.
② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.
③ Hết, như một thế hết đời.
④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi ý nói trong lòng không có một chữ nào.
⑤ Mất tích, như mai một vùi mất, dẫn một tan mất, v.v.
⑥ Lấy hết, tịch kí hết cơ nghiệp về nhà nước gọi là tịch một , nuốt sống hết của cải người ta gửi mình gọi là càn một , v.v.
⑦ Ẩn mất, núp mình, chợt thấy chợt mất.
⑧ Quá, hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không, không có. 【】 một hữu [méiyôu]
① Không có: Không có vé; Không có lí do; Trong nhà không có người;
② Chả ai, đều không: Chả ai đồng ý làm như thế; Không có ai nói như vậy;
③ Không bằng: Cậu không cao bằng anh ấy;
④ Không đầy: Mới đến không đầy ba hôm đã đi rồi;
⑤ Còn chưa: Anh ấy còn chưa về; Trời còn chưa tối. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm, lặn: Chìm xuống dưới nước; Khi mặt trời sắp lặn, mặt nước gợn lên màu đỏ rực; Ác lặn trăng tà, tiếp xe không dứt (Miên Thẩm: Thương Sơn thi tập);
② Ngập: Tuyết ngập đến gối; Cỏ ngập đến lưng; Nước sâu ngập quá đầu;
③ Ẩn, mất: Ẩn hiện;
④ Tịch thu: Tịch thu;
Chung thân, cả đời, suốt đời: Nhớ suốt đời;
⑥ Chết. Như 歿 [mò]. Xem [méi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm xuống — Mất đi — Hết. Cuối cùng — Chết.

Từ ghép 13

kiến, thứ
qù ㄑㄩˋ

kiến

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Kiến .

thứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

rình mò, xem trộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn, coi. ◎ Như: "tiểu thứ" coi rẻ. ◇ Lí Ngư : "Thí thứ tha thần khí tiêu diêu, tu tấn phiêu diêu" , (Ý trung duyên , Quyển liêm ).
2. (Động) Rình, trông trộm. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nữ bất tại, tắc thiết quyển lưu lãm" , (Thư si ) Rình lúc cô gái không ở đó, là lén lấy sách ra lướt đọc.
3. (Động) Giòm chừng, xem xét. ◇ Vô danh thị : "Nhĩ tại môn ngoại thứ giả, khán hữu na nhất vị lão da hạ mã, tiện lai báo cha tri đạo" , , 便 (Trần Châu thiếu mễ , Tiết tử ).
4. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú. ◇ Thủy hử truyện : "Hoa Vinh đáp thượng tiễn, duệ mãn cung, thứ đắc thân thiết, vọng không trung chỉ nhất tiễn xạ khứ" , 滿, , (Đệ tam thập ngũ hồi) Hoa Vinh lắp tên, giương căng cung, nhắm thật kĩ, hướng lên trời chỉ bắn một mũi tên.
5. (Động) Nheo mắt, híp mắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Bảo Ngọc) nhất thủ cử khởi đăng lai, nhất thủ già trước đăng nhi, hướng Đại Ngọc kiểm thượng chiếu liễu nhất chiếu, thứ trước tiều liễu nhất tiều, tiếu đạo: Kim nhi khí sắc hảo liễu ta" , , , , : (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Bảo Ngọc) một tay giơ cái đèn lên, một tay che ánh đèn, soi vào mặt Đại Ngọc, nheo mắt nhìn một lúc, rồi cười nói: Hôm nay thần sắc khá rồi đấy.
6. (Động) Đối đãi, trông nom, coi sóc. ◇ Thủy hử truyện : "Ân chủ thì thường thứ lão hán, hựu mông dữ chung thân thọ cụ, lão tử kim thế bất năng báo đáp, hậu thế tố lư tố mã, báo đáp áp ti" , , , , (Đệ nhị thập nhất hồi) Ân chủ vẫn trông nom coi sóc đến già này, lại còn nghĩ đến cả việc chung thân, kiếp này lão chẳng đền ơn, thì kiếp sau làm ngựa làm trâu báo đáp áp ti.
7. § Cũng viết là "thứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ thứ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thứ .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.