châu
zhōu ㄓㄡ

châu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

châu (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cồn đất giữa nước, bãi cù lao. Cũng như "châu" .
2. (Danh) Khu vực hành chánh. § Ghi chú: Ngày xưa chia đất ra từng khu, lấy núi sông làm mốc, gọi là "châu". ◎ Như: "Tô Châu" , "Gia Châu" . ◇ Bạch Cư Dị : "Tọa trung khấp hạ thùy tối đa? Giang Châu tư mã thanh sam thấp" ? (Tì Bà Hành ) Trong số những người ngồi nghe, ai là người khóc nhiều nhất? Vạt áo xanh của tư mã Giang Châu ướt đẫm (nước mắt). § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Lệ ai chan chứa hơn người? Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh.
3. (Danh) Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một "châu". ◎ Như: "châu lí" hợp xưng hai chữ "châu" và "lí", chỉ khu vực hành chánh ngày xưa, phiếm chỉ làng xóm. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn bất trung tín, hành bất đốc kính, tuy châu lí hành hồ tai?" , , (Vệ Linh Công ) Lời nói không trung thực đáng tin, hành vi không chuyên nhất, kính cẩn, thì dù trong làng xóm của mình, cũng làm sao mà nên việc được?
4. (Danh) Họ "Châu".
5. (Phó) Ổn định. ◇ Quốc ngữ : "Quần tụy nhi châu xử" (Tề ngữ ) Tập họp mà ở ổn định.

Từ điển Thiều Chửu

Châu, ngày xưa nhân thấy có núi cao sông dài mới chia đất ra từng khu lấy núi sông làm mốc nên gọi là châu.
② Lễ nhà Chu định 2500 nhà là một châu, nên sau gọi làng mình là châu là vì đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

Châu: Châu tự trị;
② Lệ nhà Chu định 2500 nhà là một châu: Làng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất lớn nổi lên giữa sông biển, có thể cư ngụ được — Tên một đơn vị hành chánh thời trước — Tên đơn vị hộ tịch thời xưa, gồm 2500 gia đình.

Từ ghép 29

tôn
zūn ㄗㄨㄣ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tôn trọng, kính
2. cái chén (như chữ )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén uống rượu. § Nay thông dụng chữ "tôn" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bề trên. ◎ Như: "tôn trưởng" người bậc trên.
3. (Danh) Quan địa phương mình ở. ◎ Như: "phủ tôn" quan phủ tôi.
4. (Danh) Lượng từ: pho (tượng), cỗ (đại bác). ◎ Như: "thập tôn đại pháo" mười cỗ đại bác, "nhất tôn phật tượng" một pho tượng Phật.
5. (Động) Kính trọng. ◎ Như: "tôn kính" kính trọng, "tôn sư trọng đạo" kính thầy trọng đạo.
6. (Tính) Dùng để kính xưng. ◎ Như: "tôn xứ" chỗ ngài ở, "tôn phủ" phủ ngài, "tôn phu nhân" phu nhân của ngài, "tôn tính đại danh" quý họ quý tên. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Giai ư Phật tiền, nhất tâm hợp chưởng, chiêm ngưỡng tôn nhan" , , (Như Lai thần lực phẩm đệ nhị thập nhất ) Đều ở trước Phật, một lòng chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của ngài.
7. (Tính) Cao. ◇ Dịch Kinh : "Thiên tôn địa ti" (Hệ từ thượng ) Trời cao đất thấp.
8. (Tính) Quý, cao quý, hiển quý. ◎ Như: "tôn quý" cao quý, "tôn ti" cao quý và hèn hạ, "tôn khách" khách quý.

Từ điển Thiều Chửu

Tôn trọng, như tôn trưởng người tôn trưởng, tôn khách khách quý, v.v.
② Kính, như tôn xứ chỗ ngài ở, tôn phủ phủ ngài, lệnh tôn cụ ông nhà ngài, v.v.
③ Cái chén, nay thông dụng chữ tôn .
④ Một pho tượng thần hay Phật cũng gọi là nhất tôn .
⑤ Quan địa phương mình cũng gọi là tôn, như phủ tôn quan phủ tôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao quý: Cao quý và hèn hạ; Khách quý;
Tôn trọng, kính trọng: Kính thầy yêu trò;
③ Tiếng tôn xưng: Chỗ ngài ở; Phủ ngài; (Tiếng tôn xưng cha của người khác): Cụ ông nhà ngài; (Tiếng khi hỏi họ người khác một cách tôn trọng): Ngài họ gì;
④ (văn) Quan địa phương mình ở: Quan phủ tôi;
⑤ (loại) Pho, cỗ, cái...: Một pho tượng Phật; Một cỗ đại bác;
⑥ Như [zun] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chén uống rượu — Cao quý — Coi là cao quý, kính trọng lắm — Tiếng kính trọng dùng để gọi người khác.

Từ ghép 27

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cây kinh
2. cái roi
3. châu Kinh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "kinh", một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng dắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là "kinh trăn" , "kinh cức" . § "Sở Thanh Tử" gặp bạn là "Ngũ Cử" trên đường, trải cành kinh cùng nhau nói chuyện cũ, "ban kinh đạo cố" . Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là "sài kinh" . Nước "Sở" có nhiều cây kinh nên gọi là "Kinh" hay "Kinh Sở" .
2. (Danh) Cây roi. § Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là "giạ sở" . "Liêm Pha" mang bó kinh đến nhà ông "Lạn Tương Như" tạ tội cũng là theo ý đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố nhất thì thác kiến, lai nhật tự đương phụ kinh" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố tôi đã nghĩ lầm, ngày mai sẽ tự mang roi đến (chịu tội).
3. (Danh) "Tử kinh" cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. § Xưa ba anh em "Điền Chân" lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ "tử kinh" mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài "Nhớ em" dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Đầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
4. (Danh) Vợ "Lương Hồng" nhà Hán là bà "Mạnh Quang" lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là "kinh". ◎ Như: "chuyết kinh" người vợ vụng dại của tôi, "kinh thất" nhà tôi (vợ), tiện nội.
5. (Danh) "Kinh Châu" , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. § Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, "Lí Bạch" viết thư sang thăm có câu: "Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn (Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử) Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là "thức kinh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn , kinh cức , v.v. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử ở đường, lấy cành cây kinh đàn ra ngồi nói chuyện gọi là ban kinh đạo cố trải cành kinh nói chuyện cũ. Ở nhà quê hay dùng cây kinh để đan phên, vì thế nên cánh cửa phên gọi là sài kinh . Nước Sở có nhiều cây kinh nên gọi là Kinh hay Kinh Sở .
② Cây roi. Ngày xưa dùng cây kinh để đánh kẻ có tội. Thầy học cũng dùng để đánh học trò, gọi là giạ sở . Liêm Pha mang bó kinh đến nhà ông Lạn Tương Như tạ tội cũng là theo ý đó.
③ Tử kinh cũng một loài cây mọc từng bụi, sinh liền cành nhau. Xưa ba anh em Ðiền Chân lúc ở chung hòa hợp với nhau thì cây kinh trước nhà tươi tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây kinh héo úa. Vì thế đời sau mới đem hai chữ tử kinh mà ví với những nhà anh em hòa mục. Thơ Quách Tấn có bài Nhớ em dùng điển tích này: Thiêm thiếp lòng mong đợi, Vùng nghe chim tích linh, Vội vàng xô gối dậy, Ðầy thềm hoa tử kinh (Mộng Ngân Sơn).
④ Vợ Lương Hồng nhà Hán là bà Mạnh Quang lấy cành kinh làm hoa đeo, vì thế đời sau gọi vợ là kinh. Như chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của tôi, kinh thất nhà tôi (vợ), v.v. đều vì tích này.
Châu Kinh , nay thuộc vào vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu. Hàn Chiểu Tôn làm quan Trưởng Sử Kinh Châu, Lí Bạch viết thư sang thăm có câu: Sinh bất dụng phong vạn hộ hầu, đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu nghĩa là không cần được phong vạn hộ hầu, chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu. Vì thế bạn bè mới biết nhau gọi là thức kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây mận gai;
② Cây roi để đánh phạt (thời xưa);
③ (văn) (khiêm) Vợ tôi: Người vợ vụng dại của tôi; Nhà tôi, vợ tôi;
④ [Jing] Châu Kinh (thời xưa ở Trung Quốc, nay thuộc các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu–Trung Quốc);
⑤ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gai — Tiếng khiêm nhường, chỉ người vợ của mình ( Kinh thê, tức người đàn bà nghèo nàn thấp kém, kẹp tóc bằng cây gai ) — Tên một trong chín châu của Trung Hoa thời cổ, tức Kinh châu.

Từ ghép 5

tai, tư, tứ
sāi ㄙㄞ, sī ㄙ, sì ㄙˋ

tai

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhớ, mong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ: Suy nghĩ cho kĩ rồi mới làm; Suy trước tính sau;
② Nhớ, nhớ nhung: Nhớ người thân (người nhà); Cùng nhớ nhau;
③ Ý nghĩ, ý tứ, cách nghĩ, mối nghĩ, tâm tư, tâm tình: Ý nghĩa mùa xuân; Ý văn; Trời bể ý buồn đang mênh mang (Liễu Tôn Nguyên: Đăng Liễu Châu thành lâu);
④ (văn) Trợ từ ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (không dịch): Ngựa đều rất mạnh khỏe (Thi Kinh); Rượu ngon thật tốt (Thi Kinh); Nay ta trở về, tuyết rơi lất phất (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ. Suy nghĩ. Nghĩ tới — Nhớ tới — Một âm là Tứ. Xem Tứ.

Từ ghép 29

tứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhớ, mong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ: Suy nghĩ cho kĩ rồi mới làm; Suy trước tính sau;
② Nhớ, nhớ nhung: Nhớ người thân (người nhà); Cùng nhớ nhau;
③ Ý nghĩ, ý tứ, cách nghĩ, mối nghĩ, tâm tư, tâm tình: Ý nghĩa mùa xuân; Ý văn; Trời bể ý buồn đang mênh mang (Liễu Tôn Nguyên: Đăng Liễu Châu thành lâu);
④ (văn) Trợ từ ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (không dịch): Ngựa đều rất mạnh khỏe (Thi Kinh); Rượu ngon thật tốt (Thi Kinh); Nay ta trở về, tuyết rơi lất phất (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ý nghĩ — Một âm là Tư. Xem Tư.

Từ ghép 9

cúc
jū ㄐㄩ, jú ㄐㄩˊ, qū ㄑㄩ

cúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xét hỏi kỹ càng
2. khốn cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xét hỏi, thẩm vấn. ◇ Liêu trai chí dị : "Tôn Công, vi Đức Châu tể, cúc nhất kì án" , , (Tân lang ) Tôn Công, làm quan tể ở Đức Châu, có xét xử một vụ án lạ lùng.
2. (Tính) Cùng khốn.
3. (Danh) Họ "Cúc".

Từ điển Thiều Chửu

① Xét hỏi kĩ càng. Tra tù cho tỏ hết tội tình gọi là cúc.
② Cùng khốn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xét hỏi tội nhân;
② Cùng khốn cực kì.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét tội để trừng phạt, như chữ Cúc

Từ ghép 1

cư, ky, kí, ký
jī ㄐㄧ, jū ㄐㄩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ở, cư trú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "yến cư" ở nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Động) Ngồi xuống. ◇ Luận Ngữ : "Cư, ngô ngứ nhữ" , (Dương Hóa ) Ngồi xuống đây, ta nói cho anh nghe.
3. (Động) Tích chứa, dự trữ. ◎ Như: "cư tích" tích chứa của cải, "kì hóa khả cư" hàng quý có thể tích trữ (để đợi lúc có giá đem bán).
4. (Động) Giữ, ở vào địa vị. ◇ Lưu Vũ Tích : "Hà nhân cư quý vị?" (Vịnh sử ) Người nào giữ được địa vị cao quý?
5. (Động) Qua, được (khoảng thời gian). ◇ Chiến quốc sách : "Cư hữu khoảnh, ỷ trụ đàn kì kiếm, ca viết: Trường kiệp quy lai hồ! Thực vô ngư" , , : , (Tề sách tứ ) Ở được ít lâu, (Phùng Huyên) dựa cột gõ vào thanh kiếm mà hát: Chuôi kiếm dài ơi, về đi thôi! Ăn không có cá.
6. (Động) Coi như, coi làm. ◇ Lão Xá : "Tha tự cư vi hiếu tử hiền tôn" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Anh ta tự coi mình là đứa con hiếu thảo, cháu hiền.
7. (Động) Chiếm, chiếm hữu. ◎ Như: "cư kì đa số" chiếm đa số. ◇ Tấn Thư : "Thiên hạ bất như ý, hằng thập cư thất bát" , (Dương Hỗ truyện ) Sự bất như ý trong thiên hạ, chiếm hết bảy tám phần mười.
8. (Động) Mang chứa, giữ trong lòng. ◎ Như: "cư tâm phả trắc" lòng hiểm ác khôn lường.
9. (Động) Trị lí, xử lí. ◇ Diêm thiết luận : "Cư sự bất lực, dụng tài bất tiết" , (Thụ thì ) Xử trị công việc không hết sức, dùng tiền của không kiệm tỉnh.
10. (Động) Ngừng, ngưng lại. ◇ Dịch Kinh : "Biến động bất cư" (Hệ từ hạ ) Biến động không ngừng.
11. (Danh) Chỗ ở, nhà, trụ sở. ◎ Như: "cố cư" chỗ ở cũ, "tân cư" chỗ ở mới, "thiên cư" dời chỗ ở.
12. (Danh) Chỉ phần mộ. ◇ Thi Kinh : "Bách tuế chi hậu, Quy vu kì cư" , (Đường phong , Cát sanh ) Sau cuộc sống trăm năm, Em sẽ về chung một phần mộ (của chàng).
13. (Danh) Chữ dùng đặt cuối tên cửa hiệu ăn, quán trà, v.v. ◎ Như: "Minh Hồ cư" hiệu Minh Hồ, "Đức Lâm cư" hiệu Đức Lâm.
14. (Danh) Họ "Cư".
15. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị cảm thán. ◇ Thi Kinh : "Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.
16. Một âm là "kí". (Trợ) Thế? Vậy? (để hỏi, dùng sau "hà" , "thùy" ). ◇ Tả truyện : "Quốc hữu nhân yên, thùy kí, kì Mạnh Tiêu hồ" , , (Tương công nhị thập tam niên ) Nước (Lỗ) có người tài, ai thế, có phải ông Mạnh Tiêu không? ◇ Trang Tử : "Hà kí hồ? Hình cố khả sử như cảo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ?" ? 使, 使? (Tề vật luận ) Sao vậy? Hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như yến cư nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì.
② Tích chứa, như hóa cư đổi cái của mình đã tích ra, cư tích tích chứa của cải, cư kì tích của đợi lúc đắt mới bán. Ðể ý làm hại người gọi là cư tâm bất lương .
③ Chiếm, như cư kì đa số chiếm thửa số nhiều.
④ Yên, như cư nhiên như thử yên nhiên như thế.
⑤ Cư sĩ đàn ông ở nhà tu theo Phật pháp, giữ năm điều giới thanh tịnh gọi là cư sĩ, các nhà học giả ở ẩn không ra đời bôn tẩu cũng gọi là cư sĩ.
⑥ Một âm là kí. Lời nói giúp lời, như hà kí sao đến như thế?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở: Ở chung; Ở riêng; Ở không, ở nhàn (trong nhà, không làm gì); Ở đối diện với núi (Liệt tử);
② Nhà, chỗ ở: Nhà mới; Chỗ ở cũ;
③ Đứng: Đứng đầu, số một; Đứng hàng đầu, số một;
④ Đặt vào, tự cho là: Tự đặt mình vào bậc tiền bối; Tự cho mình là chuyên gia;
⑤ Giữ (chức), ở vào (chức vụ hay vị trí): Giữ chức vụ quan trọng; Đất Vĩnh Châu ở giữa Sở và Việt (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Tích trữ: Tích trữ của cải; Đổi cái đã tích trữ ra; Hàng quý có thể tích trữ được;
⑦ (văn) Ngồi: Ngồi đấy, để ta nói với ngươi (Luận ngữ);
⑧ (văn) Ở lại, lưu lại: ? Không có người ở lại thì ai giữ xã tắc? (Tả truyện); Lưu lại mười ngày, Biển Thước lại ra bái kiến (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑨ (văn) Chiếm: Chiếm phần đa số; Mỗi số chiếm ba phần ở trên (Lễ kí);
⑩ (văn) Biểu thị khoảng cách thời gian rất ngắn (thường dùng trước ): (hoặc ):Chẳng mấy chốc, chẳng bao lâu, lát sau;
⑪ (văn) Thế? (trợ từ dùng để hỏi): ? Nước Lỗ có người tài, là ai thế? Có phải ông Mạnh Tiêu không? (Tả truyện: Tương công nhị thập tam niên); Ai thế? Trước đó ta chưa từng nghe nói (Lễ kí: Đàn Cung thượng);
⑫ (văn) Trợ từ dùng giữa câu, biểu thị ý cảm thán: Mặt trời mặt trăng, chiếu soi xuống đất (Thi Kinh: Bội phong, Nhật nguyệt);
⑬【】cư thường [jucháng] (văn) a. Luôn, thường: Hạ hầu Huyền trước đây vốn là người hiển quý, vì Tào Sảng mà bị phế truất, nên thường rầu rĩ không vui (Tam quốc chí: Ngụy thư, Hạ hầu Huyền truyện); b. Lúc bình thường, thường khi: Bình thường không dám ăn thịt, chỉ ăn rau cỏ (Hồ hải tân văn di kiên tục chí); 【】cư nhiên [jurán] (pht) Đã, lại, mà, vẫn... (tỏ sự không ngờ tới hoặc khác thường): Ảo tưởng đã thực hiện; Mới học được một tí mà đã tự kiêu; Tôi thật không ngờ anh ta lại làm những việc như vậy;
⑮ Hiệu ăn. Như [fànguăn];
⑯ [Ju] (Họ) Cư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi — Ở — Nơi ở — Cất chứa.

Từ ghép 71

an cư 安居an cư lạc nghiệp 安居樂業ẩn cư 隱居bạch cư dị 白居易bính cư 屏居bộ cư 部居bốc cư 卜居cao cư 高居cố cư 故居cùng cư 窮居cư an tư nguy 居安思危cư chánh 居正cư chính 居正cư dân 居民cư dị 居易cư đệ 居第cư đình 居亭cư đình 居停cư đình chủ nhân 居停主人cư gia 居家cư gian 居間cư kì 居奇cư lưu 居留cư nhiên 居然cư quan 居官cư sĩ 居士cư sở 居所cư tang 居喪cư tâm 居心cư thất 居室cư thường 居常cư tích 居積cư trạch 居宅cư trinh 居貞cư trú 居住cư trung 居中cư ưu 居憂cư vô cầu an 居無求安cư xử 居處cưu cư 鳩居cưu cư thước sào 鳩居鵲巢dân cư 民居dật cư 逸居di cư 移居đế cư 帝居đồng cư 同居huyệt cư 穴居khởi cư 起居kí cư 寄居kì hóa khả cư 奇貨可居kiều cư 僑居lư kì cư 廬其居ngụ cư 寓居nham cư 巖居nhàn cư 閒居nhật cư nguyệt chư 日居月諸nhị thanh cư sĩ 二青居士phân cư 分居quả cư 寡居quần cư 羣居sào cư 巢居sơn cư 山居sương cư 孀居tạm cư 暫居tản cư 散居tề cư 齊居thiên cư 遷居tiềm cư 潛居u cư 幽居vô gia cư 無家居yến cư 宴居

ky

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở: Ở chung; Ở riêng; Ở không, ở nhàn (trong nhà, không làm gì); Ở đối diện với núi (Liệt tử);
② Nhà, chỗ ở: Nhà mới; Chỗ ở cũ;
③ Đứng: Đứng đầu, số một; Đứng hàng đầu, số một;
④ Đặt vào, tự cho là: Tự đặt mình vào bậc tiền bối; Tự cho mình là chuyên gia;
⑤ Giữ (chức), ở vào (chức vụ hay vị trí): Giữ chức vụ quan trọng; Đất Vĩnh Châu ở giữa Sở và Việt (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Tích trữ: Tích trữ của cải; Đổi cái đã tích trữ ra; Hàng quý có thể tích trữ được;
⑦ (văn) Ngồi: Ngồi đấy, để ta nói với ngươi (Luận ngữ);
⑧ (văn) Ở lại, lưu lại: ? Không có người ở lại thì ai giữ xã tắc? (Tả truyện); Lưu lại mười ngày, Biển Thước lại ra bái kiến (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑨ (văn) Chiếm: Chiếm phần đa số; Mỗi số chiếm ba phần ở trên (Lễ kí);
⑩ (văn) Biểu thị khoảng cách thời gian rất ngắn (thường dùng trước ): (hoặc ):Chẳng mấy chốc, chẳng bao lâu, lát sau;
⑪ (văn) Thế? (trợ từ dùng để hỏi): ? Nước Lỗ có người tài, là ai thế? Có phải ông Mạnh Tiêu không? (Tả truyện: Tương công nhị thập tam niên); Ai thế? Trước đó ta chưa từng nghe nói (Lễ kí: Đàn Cung thượng);
⑫ (văn) Trợ từ dùng giữa câu, biểu thị ý cảm thán: Mặt trời mặt trăng, chiếu soi xuống đất (Thi Kinh: Bội phong, Nhật nguyệt);
⑬【】cư thường [jucháng] (văn) a. Luôn, thường: Hạ hầu Huyền trước đây vốn là người hiển quý, vì Tào Sảng mà bị phế truất, nên thường rầu rĩ không vui (Tam quốc chí: Ngụy thư, Hạ hầu Huyền truyện); b. Lúc bình thường, thường khi: Bình thường không dám ăn thịt, chỉ ăn rau cỏ (Hồ hải tân văn di kiên tục chí); 【】cư nhiên [jurán] (pht) Đã, lại, mà, vẫn... (tỏ sự không ngờ tới hoặc khác thường): Ảo tưởng đã thực hiện; Mới học được một tí mà đã tự kiêu; Tôi thật không ngờ anh ta lại làm những việc như vậy;
⑮ Hiệu ăn. Như [fànguăn];
⑯ [Ju] (Họ) Cư.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "yến cư" ở nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Động) Ngồi xuống. ◇ Luận Ngữ : "Cư, ngô ngứ nhữ" , (Dương Hóa ) Ngồi xuống đây, ta nói cho anh nghe.
3. (Động) Tích chứa, dự trữ. ◎ Như: "cư tích" tích chứa của cải, "kì hóa khả cư" hàng quý có thể tích trữ (để đợi lúc có giá đem bán).
4. (Động) Giữ, ở vào địa vị. ◇ Lưu Vũ Tích : "Hà nhân cư quý vị?" (Vịnh sử ) Người nào giữ được địa vị cao quý?
5. (Động) Qua, được (khoảng thời gian). ◇ Chiến quốc sách : "Cư hữu khoảnh, ỷ trụ đàn kì kiếm, ca viết: Trường kiệp quy lai hồ! Thực vô ngư" , , : , (Tề sách tứ ) Ở được ít lâu, (Phùng Huyên) dựa cột gõ vào thanh kiếm mà hát: Chuôi kiếm dài ơi, về đi thôi! Ăn không có cá.
6. (Động) Coi như, coi làm. ◇ Lão Xá : "Tha tự cư vi hiếu tử hiền tôn" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Anh ta tự coi mình là đứa con hiếu thảo, cháu hiền.
7. (Động) Chiếm, chiếm hữu. ◎ Như: "cư kì đa số" chiếm đa số. ◇ Tấn Thư : "Thiên hạ bất như ý, hằng thập cư thất bát" , (Dương Hỗ truyện ) Sự bất như ý trong thiên hạ, chiếm hết bảy tám phần mười.
8. (Động) Mang chứa, giữ trong lòng. ◎ Như: "cư tâm phả trắc" lòng hiểm ác khôn lường.
9. (Động) Trị lí, xử lí. ◇ Diêm thiết luận : "Cư sự bất lực, dụng tài bất tiết" , (Thụ thì ) Xử trị công việc không hết sức, dùng tiền của không kiệm tỉnh.
10. (Động) Ngừng, ngưng lại. ◇ Dịch Kinh : "Biến động bất cư" (Hệ từ hạ ) Biến động không ngừng.
11. (Danh) Chỗ ở, nhà, trụ sở. ◎ Như: "cố cư" chỗ ở cũ, "tân cư" chỗ ở mới, "thiên cư" dời chỗ ở.
12. (Danh) Chỉ phần mộ. ◇ Thi Kinh : "Bách tuế chi hậu, Quy vu kì cư" , (Đường phong , Cát sanh ) Sau cuộc sống trăm năm, Em sẽ về chung một phần mộ (của chàng).
13. (Danh) Chữ dùng đặt cuối tên cửa hiệu ăn, quán trà, v.v. ◎ Như: "Minh Hồ cư" hiệu Minh Hồ, "Đức Lâm cư" hiệu Đức Lâm.
14. (Danh) Họ "Cư".
15. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị cảm thán. ◇ Thi Kinh : "Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.
16. Một âm là "kí". (Trợ) Thế? Vậy? (để hỏi, dùng sau "hà" , "thùy" ). ◇ Tả truyện : "Quốc hữu nhân yên, thùy kí, kì Mạnh Tiêu hồ" , , (Tương công nhị thập tam niên ) Nước (Lỗ) có người tài, ai thế, có phải ông Mạnh Tiêu không? ◇ Trang Tử : "Hà kí hồ? Hình cố khả sử như cảo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ?" ? 使, 使? (Tề vật luận ) Sao vậy? Hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như yến cư nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì.
② Tích chứa, như hóa cư đổi cái của mình đã tích ra, cư tích tích chứa của cải, cư kì tích của đợi lúc đắt mới bán. Ðể ý làm hại người gọi là cư tâm bất lương .
③ Chiếm, như cư kì đa số chiếm thửa số nhiều.
④ Yên, như cư nhiên như thử yên nhiên như thế.
⑤ Cư sĩ đàn ông ở nhà tu theo Phật pháp, giữ năm điều giới thanh tịnh gọi là cư sĩ, các nhà học giả ở ẩn không ra đời bôn tẩu cũng gọi là cư sĩ.
⑥ Một âm là kí. Lời nói giúp lời, như hà kí sao đến như thế?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi vị quan đứng đầu một châu.

Từ điển trích dẫn

1. Thiên chúa giáo, thờ chúa Ki Tô. § Cũng gọi là "La Mã công giáo" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tôn giáo được quốc gia thừa nhận — Tên chỉ một ngành của Gia tô giáo, thờ chúa Ki tô. Sỡ dĩ gọi như vậy vì ở nhiều nước Âu châu, tôn giáo này được nhìn nhận bởi quốc gia.

Từ điển trích dẫn

1. Chính trị và giáo hóa. ◇ Sử Kí : "Nội tu chính giáo, ngoại ứng chư hầu, thập ngũ niên" , , (Lão Tử Hàn Phi truyện ).
2. Chính trị và tôn giáo. ◎ Như: "Âu châu lịch sử thượng hữu "chính giáo xung đột thì đại"" "".

cảm động

phồn thể

Từ điển phổ thông

cảm động, xúc động, mủi lòng

Từ điển trích dẫn

1. Cảm ứng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha thiên thiên cật trai niệm Phật, thùy tri tựu cảm động liễu Quan Âm Bồ Tát, dạ lí lai thác mộng" , , (Đệ tam thập cửu hồi) Bà cụ ngày nào cũng ăn chay niệm Phật, không ngờ cảm ứng đức Phật Quan Âm, đêm về báo mộng.
2. Xúc động, động lòng. ◇ Thủy hử truyện : "Khánh hạ Tống Giang phụ tử hoàn tụ. Hốt nhiên cảm động Công Tôn Thắng nhất cá niệm đầu, tư ức lão mẫu tại Kế Châu, li gia nhật cửu, vị tri như hà" . , , , (Đệ tứ thập nhị hồi) (Triều Cái) bày tiệc mừng cha con Tống Giang. Bỗng nhiên Công Tôn Thắng động lòng nhớ tới mẹ già ở Kế Châu, (mà mình) xa nhà đã lâu, không biết ra sao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối rung động trong lòng khi đứng trước ngoại vật — Làm cho lòng người rung động.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.