quán
guǎn ㄍㄨㄢˇ

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhà, nơi ở, quán trọ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quán trọ. ◎ Như: "lữ quán" quán trọ.
2. (Danh) Phòng xá, trụ sở. ◎ Như: "công quán" nhà quan ở, "biệt quán" nhà dành riêng.
3. (Danh) Hiệu, cửa tiệm. ◎ Như: "xan quán" hiệu ăn, "tửu quán" tiệm rượu, "trà quán" quán trà, tiệm giải khát.
4. (Danh) Nơi chốn, trường sở công cộng dành cho các sinh hoạt về văn hóa. ◎ Như: "đồ thư quán" thư viện, "bác vật quán" viện bảo tàng.
5. (Danh) Sở quan, quan thự. ◎ Như: "đại sứ quán" 使 tòa đại sứ. Nhà Đường có "Hoằng Văn quán" . Nhà Tống có "Chiêu Văn quán" . Ban Hàn lâm viện nhà Thanh có "Thứ Thường quán" . Vì thế nên chức quan trong viện gọi là "lưu quán" , bổ ra các bộ hay phủ huyện gọi là "tản quán" .
6. (Danh) Ngày xưa, chỗ dạy học gọi là "quán". ◎ Như: "thôn quán" nhà học trong làng, "mông quán" nhà dạy trẻ học.
7. (Danh) Chỗ cất giữ đồ vật. ◇ Tây du kí 西: "Trực đáo binh khí quán, vũ khố trung, đả khai môn phiến" , , (Đệ tam hồi) Thẳng tới chỗ để binh khí, trong kho vũ khí, mở toang cửa ra.
8. (Động) Cung đốn, tiếp đãi, tiếp rước cho chỗ ở. ◇ Hàn Dũ : "Quán ngã ư La Trì" (Liễu Châu La Trì miếu bi ) Tiếp đãi ta ở miếu La Trì.

Từ điển Thiều Chửu

① Quán trọ.
② Cho ở, để ở.
③ Tên các sở quan. Như nhà Đường có Hoằng Văn quán . Nhà Tống có Chiêu Văn quán . Ban Hàn lâm viện nhà Thanh có Thứ Thường quán . Vì thế nên chức quan trong viện gọi là lưu quán , bổ ra các bộ hay phủ huyện gọi là tản quán .
④ Nhà quan ở gọi là công quán .
⑤ Nhà học. Như thôn quán nhà học trong làng.
⑥ Phàm nhà văn sĩ làm việc mà được miếng ăn của người cung đốn đều gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quán, nhà: Nhà khách; 使 Đại sứ quán;
② Hiệu: Hiệu ăn; Hiệu giải khát, tiệm nước; Hiệu cắt tóc;
③ Nhà, phòng: Nhà bảo tàng; Phòng văn hóa; Thư viện; Nhà triển lãm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà rộng để tiếp khách. Td: Hội quán — Nhà nhỏ dựng bên đường để ghé chân. Ca dao có câu » Ngồi cầu ngồi quán chẳng sao, Hễ ai hỏi đến thì bao nhiêu tiền « — Nhà trọ. Td: Lữ quán — Nhà bán đồ ăn uống. Td: Tửu quán — Chỉ chung nhà cửa. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ cho cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi «.

Từ ghép 20

bôn, phẫn
bēn ㄅㄣ, bèn ㄅㄣˋ

bôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lồng lên, chạy vội
2. thua chạy, chạy trốn
3. vội vàng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy vội, chạy nhanh. ◎ Như: "bôn trì" rong ruổi, "bôn xu" làm hăm hở, sợ thua người. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh chi nhân tranh bôn tẩu yên" (Bộ xà giả thuyết ) Người ở Vĩnh Châu tranh nhau đi (bắt rắn).
2. (Động) Trốn chạy, thua chạy. ◎ Như: "bôn bắc" thua chạy.
3. (Động) (Gái) bỏ theo trai (không đúng lễ giáo). ◎ Như: "dâm bôn" trai gái ăn nằm lén lút với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái giả, đại bán phong nguyệt cố sự, bất quá thâu hương thiết ngọc, ám ước tư bôn nhi dĩ, tịnh bất tằng tương nhi nữ chi chân tình phát tiết nhất nhị" , , , , (Đệ nhất hồi) Hơn nữa, đa số những chuyện gió trăng, chẳng qua (chỉ là) trộm hương cắp ngọc, lén lút hẹn hò mà thôi, chưa hề nói tới chân tình phát tiết của người con gái chi cả.
4. (Tính) Nhanh, vội. ◇ Mai Thừa : "Trạng như bôn mã" (Thất phát ) Dáng như ngựa chạy mau.
5. (Danh) Họ "Bôn".

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy vội.
② Làm việc hăm hở sợ thua người gọi là bôn xu .
③ Ðánh trận thua chạy gọi là bôn.
④ Cưới xin không đủ lễ gọi là bôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy về, tiến về, lao đến, cần đâu... có đó: Tiến thẳng về công trường; Lâm Xung bèn... chạy thẳng về phía ngôi miếu (Thủy hử truyện);
② Kiếm, chạy (vạy): Các anh còn cần những vật liệu gì? Để tôi chạy cho;
③ Tuổi đã gần..., tuổi đã sắp...: Ông ấy tuổi đã gần 60 rồi; ,… Tụi tôi tuy trẻ, ... cũng gần bốn mươi tuổi rồi (Hồng lâu mộng). Xem [ben].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi vội, chạy, chạy trốn: Chạy bán sống bán chết; Chạy nhanh như bay; 西 Chạy ngược chạy xuôi, chạy lăng xăng;
② (văn) Ngựa chạy nhanh;
③ (văn) (Con gái) bỏ theo trai (không làm lễ cưới): Trác Văn Quân ban đêm bỏ nhà trốn theo Tương Như (Sử kí);
④ [Ben] (Họ) Bôn. Xem [bèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Trốn tránh — Trai gái ăn ở với nhau ngoài lễ nghĩa, luật pháp.

Từ ghép 25

phẫn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thua bại. Như chữ Phẫn — Một âm là Bôn. Xem Bôn.
liên
lián ㄌㄧㄢˊ, liǎn ㄌㄧㄢˇ

liên

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoa sen

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hoa sen. § Còn gọi là "hà" , "phù cừ" .
2. (Danh) Chân người đàn bà gọi là "kim liên" . Do tích "Đông Hôn Hầu" yêu "Phan Phi" , làm hoa sen bằng vàng trên sân cho nàng đi, rồi nói rằng mỗi bước nở ra một đóa sen.
3. (Danh) "Liên tôn" môn tu "Tịnh Độ" của Phật giáo, lấy chỗ niệm Phật sau khi chết được Phật tiếp dẫn về Tây phương, ở trong hoa sen báu sinh ra làm tôn chỉ nên gọi tôn Tịnh Độ là Liên Tôn, các nhà tu theo môn Tịnh Độ họp nhau niệm Phật cầu vãng sinh gọi là "liên xã" .

Từ điển Thiều Chửu

① Hoa sen. Con gái bó chân thon thon nên gọi là kim liên . Ðông Hôn Hầu chiều vợ, xây vàng làm hoa sen ở sân cho Phan Phi đi lên rồi nói rằng mỗi bước nẩy một đóa hoa sen. Vì thế nên gọi chân đàn bà là kim liên .
② Liên tôn môn tu Tịnh Ðộ của Phật giáo, lấy chỗ niệm Phật sau khi chết được Phật tiếp dẫn về Tây phương, ở trong hoa sen báu sinh ra làm tôn chỉ nên gọi tôn Tịnh Ðộ là Liên Tôn, các nhà tu theo môn Tịnh Ðộ họp nhau niệm Phật cầu vãng sinh gọi là liên xã .

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây sen, hoa sen. Cg. [hé], [fúróng], [fúqú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây sen.

Từ ghép 9

ti, ty, tý
zī ㄗ

ti

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phạt nộp tiền của. § Ngày xưa người phạm tội phải làm lao dịch hoặc nộp tài vật theo quy định.
2. (Động) Lường, tính. ◎ Như: "sở phí bất ti" tiêu phí quá độ (không tính xiết).
3. (Danh) Tiền của. § Thông "tư" . ◇ Liêu trai chí dị : "Nghị sính, canh bất tác ti" , (Chân Hậu ) Bàn về sính lễ thì không đòi tiền của.

ty

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phạt tiền
2. lường tính

Từ điển Thiều Chửu

① Phạt tiền, nay thông dụng chữ ti tài thay chữ tài hóa (của cải).
② Lường, như bất ti không biết đâu mà tính cho xiết, như sở phí bất ti tiêu phí quá độ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tính, lường: Không thể lường trước được; Phí tổn quá mức (không thể tính xiết);
② Như [zi] nghĩa ①;
③ (văn) Tiền phạt.

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng tiền bạc nộp phạt để chuộc lỗi nhỏ — Hạn lượng. Chừng mực.
chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

thúc
shū ㄕㄨ

thúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chợt, chớp nhoáng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chợt. ◎ Như: "thúc hốt" chớp nhoáng, trong khoảnh khắc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chân thị nhàn xứ quang âm dịch quá, thúc hốt hựu thị nguyên tiêu giai tiết hĩ" , (Đệ nhất hồi) Tháng ngày thấm thoát trôi qua, bỗng chốc lại đến tiết Nguyên tiêu nữa rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, như thúc hốt chớp nhoáng, nói trong thời gian biến đổi quá nhanh không liệu kịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Rất nhanh, chợt, thoắt: Bay vút qua; Chợt qua chợt lại, xuất quỷ nhập thần (Lục Đào: Tân khắc lậu minh tịnh tự). 【】thúc nhĩ [shu'âr] (văn) Thoắt, bỗng, chợt, chớp nhoáng, thoáng chốc: Gió cả thổi thuyền xa, thoáng chốc chìm lên không (Mạnh Hạo Nhiên: Tống tùng đệ Ung hạ đệ hậu tầm Cối Kê); 【】thúc hốt [shuhu] (văn) Bỗng, chợt, thoáng chốc, chớp nhoáng: Lúc gan lúc nhác, chợt qua chợt lại, không ai biết được nó ở chỗ nào (Lã thị Xuân thu). Cv. ; 【】 thúc nhiên [shurán] (văn) Như [shu'âr]; 【】thúc yên [shuyan] Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chó chạy mau — Mau lẹ.

Từ ghép 1

nhu, nhụ
róu ㄖㄡˊ

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

uốn, nắn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎ Như: "nhu nhãn tình" dụi mắt. ◇ Liêu trai chí dị : "Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi" , , (Tịch Phương Bình ) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Nhu mộc vi lỗi" (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh : "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" , , , (Đại nhã , Tung cao ) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang : "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" , (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu ) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc , có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Day, dụi, vò: Dụi mắt;
② Xoa, nhào: Xoa bóp; Nhào bột mì;
③ (văn) Thuận;
④ (văn) Uốn nắn: Uốn cây (cho cong...);
⑤ (văn) Lẫn lộn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khúc cây cong — Mài, nghiền ra — Thuận theo — Lẫn lộn phức tạp.

Từ ghép 1

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dụi, xoa, dày, vò. ◎ Như: "nhu nhãn tình" dụi mắt. ◇ Liêu trai chí dị : "Quỷ thoát Tịch y, cúc trí kì thượng, phản phúc nhu nại chi" , , (Tịch Phương Bình ) Quỷ lột áo Tịch ra, đặt lên đó, lăn qua lăn lại, dày vò đè ép.
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh : "Nhu mộc vi lỗi" (Hệ từ hạ ) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh : "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" , , , (Đại nhã , Tung cao ) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang : "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" , (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu ) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuận.
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc , có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.
trán
zhàn ㄓㄢˋ

trán

phồn thể

Từ điển phổ thông

đường khâu áo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rách, sút đường may (ở áo quần). ◎ Như: "trán tuyến" sứt chỉ.
2. (Động) Xé, nứt ra, mở ra, hở. ◎ Như: "bì khai nhục trán" trầy da rách thịt.
3. (Động) Hé, nở (hoa cỏ). ◇ Tô Triệt : "Li biên cúc sơ trán" Bên rào hoa cúc mới nở.
4. (Động) Khâu vá. ◇ Vương Duy : "Trán y thu nhật lí, Tẩy bát cổ tùng gian" , (Đồng thôi hưng tông tống viện công ).
5. (Danh) Chỗ hở, chỗ rách. ◇ Thủy hử truyện : "Giá bổng dã sử đắc hảo liễu, chỉ thị hữu phá trán, doanh bất đắc chân hảo hán" 使, , (Đệ nhị hồi) Đường roi đã hay lắm, nhưng còn có kẽ hở, chưa thực là trang hảo hán.
6. (Tính) No, đầy. ◎ Như: "bão trán" no phích, no đầy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường khâu áo, như thoát trán áo sứt chỉ.
② Ðầy, như bão trán no phích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đường khâu: Sứt chỉ;
② Sứt chỉ, rách, hở: Giày tôi sứt chỉ rồi; Trầy da rách thịt; Chỗ hở;
③ (văn) Đầy: No đầy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trán .

Từ ghép 2

kiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

kiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái kìm
2. giữ, kìm
3. cùm chân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kềm kẹp. ◎ Như: "kiềm chế" áp bức, kềm kẹp.
2. (Động) Lấy miếng gỗ đặt ở mõm ngựa, làm cho ngựa không ăn được.
3. (Động) Khóa miệng, ngậm miệng. ◇ Sử Kí : "Kiềm khẩu nhi bất ngôn" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Ngậm miệng không nói.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ kiềm .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kiềm giữ. Td: Kiềm khẩu ( ngậm miệng không nói ).
khuynh
qīng ㄑㄧㄥ

khuynh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng
2. đè úp
3. dốc hết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghiêng về một bên, xu hướng. ◎ Như: "khuynh nhĩ nhi thính" nghiêng tai mà nghe, "hướng hữu khuynh" thiên về phía hữu.
2. (Động) Nghiêng đổ, sụp đổ. ◎ Như: "khuynh trụy" sụp đổ.
3. (Động) Dốc ra. ◎ Như: "khuynh nang" dốc túi, "khuynh tửu" dốc rượu.
4. (Động) Bội phục, ngưỡng mộ. ◎ Như: "khuynh đảo" kính phục vô cùng, "khuynh tâm" xiêu lòng; bội phục; tận tâm.
5. (Động) Làm cho nghiêng ngửa, áp đảo, thắng hơn. ◎ Như: "khuynh quốc khuynh thành" làm mất nước nghiêng đổ thành trì. ◇ Sử Kí : "Dục dĩ khuynh Ngụy Kì chư tướng tướng" (Vũ An Hầu truyện ) Muốn để áp đảo các tướng văn tướng võ theo phe Ngụy Kì. ◇ Nguyễn Du : "Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành" (Dương Phi cố lí ) Để nghìn năm đổ oan cho (người đẹp) tội nghiêng thành.
6. (Động) Cạnh tranh, tranh giành. ◎ Như: "dĩ lợi tương khuynh" lấy lợi cạnh tranh.
7. (Động) Bị nguy ngập. ◇ Tuân Tử : "Tề nhất thiên hạ nhi mạc năng khuynh" (Nho hiệu ) Ngang với thiên hạ nên không bị nguy.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêng, như khuynh nhĩ nhi thính nghiêng tai mà nghe.
② Nghiêng đổ, con gái đẹp gọi là khuynh thành nghĩa là cái đẹp có thể làm nghiêng nước đổ thành vậy.
③ Ðè úp, như khuynh hãm dùng mưu kế hại người cũng như dùng vật gì để úp chết người vậy.
④ Dốc hết, như khuynh nang dốc túi.
⑤ Kính phục người hết sức cũng gọi là khuynh đảo nghĩa là kính phục quá không còn dấu diếm gì trong lòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêng: Nghiêng tai mà nghe; Nghiêng mình về phía trước;
② Khuynh: Tả khuynh; Hữu khuynh;
③ Đổ, dốc, làm đổ, nghiêng đổ: Tòa nhà sắp đổ; Dốc toàn lực; Làm nghiêng đổ thành trì; Dốc túi;
④ Khâm phục, thán phục.【】khuynh tâm [qing xin] a. Say mê, khâm phục, bội phục trong lòng; b. Chân thành: Chân thành tâm sự với nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng đi — Đổ ngã — Kính phục. Bài ca của Lí Diên Niên: Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc , Nghoảnh lại một cái xiêu thành, ngoảnh lại cái nữa đổ nước. Nghĩa là tả cái vẻ đẹp tuyệt thế của người đàn bà làm cho người ta mê mệt đến nỗi mất thành mất nước. » Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đành đòi một tài đành họa hai « ( Kiều ) — Nhất tiếu khuynh nhân thành, tái tiếu khuynh nhân quốc , Một cười làm nghiêng thành, hai cười làm nghiêng nước. Nói về sắc đẹp, chỉ một vài cái cười cũng đủ làm nghiêng đổ thành quách quốc gia của người ta. » Vốn mang cái bệnh Trương Sinh. Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao « ( Bích câu kì ngộ ).

Từ ghép 14

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.