khôi, lí, lý
huī ㄏㄨㄟ, kuī ㄎㄨㄟ, lǐ ㄌㄧˇ

khôi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. (tên người)
2. cười nhạo, cười chê

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trào tiếu. ◇ Trương Hành : "Do dư dĩ Tây Nhung cô thần, nhi khôi Mục Công ư cung thất" 西, (Đông Kinh phú ).
2. (Danh) Chữ dùng đặt tên người.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên người.
② Một âm là lí. Lo, buồn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Sự giễu cợt, sự bông đùa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Riễu cợt. Đùa giỡn — Một âm là Lí.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trào tiếu. ◇ Trương Hành : "Do dư dĩ Tây Nhung cô thần, nhi khôi Mục Công ư cung thất" 西, (Đông Kinh phú ).
2. (Danh) Chữ dùng đặt tên người.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lo buồn

Từ điển Thiều Chửu

① Tên người.
② Một âm là lí. Lo, buồn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lo, buồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo buồn. Buồn thương — Một âm là Khôi. Xem khôi.
thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

kình, kính, kềnh
jìng ㄐㄧㄥˋ, qīng ㄑㄧㄥ, qíng ㄑㄧㄥˊ

kình

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ để uốn cánh cung. Như chữ Kình — Cái chân đèn, cái đế đèn — Một âm khác là Kính.

kính

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chậu có chân, có đế cao — Một âm là Kình.

kềnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ nắn cung
2. đế đèn, chân đèn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ dùng để chỉnh cung nỏ.
2. (Danh) Đế đèn, chân đèn. ◇ Tô Thức : "Mộng đoạn tửu tỉnh san vũ tuyệt, Tiếu khán cơ thử thướng đăng kềnh" , (Điệt an tiết viễn lai dạ tọa ) Mộng đứt rượu tỉnh mưa núi hết, Cười nhìn chuột đói leo chân đèn.
3. (Danh) Đèn. ◇ Dữu Tín : "Liên trướng hàn kềnh song phất thự" (Đối chúc phú ) Màn sen đèn lạnh, bình minh phớt qua cửa sổ.
4. (Động) Chỉnh, sửa cho ngay, uốn thẳng. ◎ Như: "kềnh cung nỗ" chỉnh cung nỏ.
5. (Động) Cầm, nắm, bưng. § Thông "kình" . ◇ Dụ thế minh ngôn : "Không thủ hốt kềnh song khối ngọc" (Quyển thập thất, Đan phù lang toàn châu giai ngẫu ) Tay không chợt cầm hai khối ngọc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đồ nắn cung.
② Cái đế đèn, chân đèn.
③ Một âm là kính. Cái giản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đồ dùng để chỉnh cung nỏ;
② Đế đèn, chân đèn. Cv. .
kiềm
hán ㄏㄢˊ, qián ㄑㄧㄢˊ

kiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái khóa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đinh chốt xe.
2. (Danh) Cái khóa.
3. (Danh) Con dấu, ấn chương. ◎ Như: "kiềm kí" ấn tín.
4. (Danh) Khí cụ để sấy trà.
5. (Động) Đóng dấu. ◇ Vương Thao : "Hoàng Kiều đối sanh huy hào, khoảnh khắc doanh bức, xuất hoài trung ngọc ấn kiềm chi" , , (Yểu nương tái thế ) Hoàng Kiều trước mặt chàng vẫy bút, khoảnh khắc chữ viết đầy trên bức lụa, lấy ấn ngọc trong người in lên.
6. (Động) Quản thúc, trấn áp, chèn ép. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tu yếu nã xuất ta uy phong lai, tài kiềm áp đắc trụ nhân" , (Đệ thất thập cửu hồi) Phải ra oai mới áp đảo được mọi người.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái khóa.
② Kiềm kí một thứ ấn tín của nhà quan.
③ Ðóng dấu gọi là kiềm ấn .
④ Cái cán giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con dấu;
② Đóng (dấu): Đóng dấu;
③ (văn) Cái khóa;
④ (văn) Cán giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chốt sắt cài ở đầu trục xe để kiềm giữ bánh xe cho khỏi sút ra. — Cài chốt lại — Khóa lại. Cài khóa.
duệ, mệ
mèi ㄇㄟˋ, yì ㄧˋ

duệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tay áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tay áo. ◎ Như: "phân mệ" chia tay. § Ta quen đọc là "duệ". ◇ Cao Bá Quát : "Thanh Đàm thôi biệt duệ" (Thanh Trì phiếm chu nam hạ ) Giục giã chia tay ở Thanh Đàm.
2. (Danh) Mượn chỉ áo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phụng Thư, Bình Nhi đẳng đô mang dữ Thám Xuân lí quần chỉnh mệ, khẩu nội hát trứ Vương Thiện Bảo gia đích thuyết..." , , ... (Đệ thất thập tứ hồi) Phượng Thư, Bình Nhi vội sửa lại xiêm áo cho Thám Xuân, miệng vừa la mắng vợ Vương Thiện Bảo...

Từ điển Thiều Chửu

① Tay áo. Biệt nhau gọi là phân mệ . Ta quen đọc là chữ duệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tay áo: Dứt áo, chia tay từ biệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tay áo.

Từ ghép 4

mệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tay áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tay áo. ◎ Như: "phân mệ" chia tay. § Ta quen đọc là "duệ". ◇ Cao Bá Quát : "Thanh Đàm thôi biệt duệ" (Thanh Trì phiếm chu nam hạ ) Giục giã chia tay ở Thanh Đàm.
2. (Danh) Mượn chỉ áo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phụng Thư, Bình Nhi đẳng đô mang dữ Thám Xuân lí quần chỉnh mệ, khẩu nội hát trứ Vương Thiện Bảo gia đích thuyết..." , , ... (Đệ thất thập tứ hồi) Phượng Thư, Bình Nhi vội sửa lại xiêm áo cho Thám Xuân, miệng vừa la mắng vợ Vương Thiện Bảo...

Từ điển Thiều Chửu

① Tay áo. Biệt nhau gọi là phân mệ . Ta quen đọc là chữ duệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tay áo: Dứt áo, chia tay từ biệt.
niêm
liān ㄌㄧㄢ, nián ㄋㄧㄢˊ, zhān ㄓㄢ

niêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chất dính
2. dán vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dán, dính. § Tục dùng như "niêm" . ◇ Nguyễn Du : "Tạc kiến tân trịnh thành môn niêm bảng thị" (Trở binh hành ) Hôm trước thấy cửa thành Tân Trịnh yết bảng cáo thị.

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ niêm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dính: Dính vào nhau; Kẹo dính răng;
② Dán: Dán phong bì, dán bao thơ. Như [nián] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chư chữ Niêm .

Từ ghép 2

tôn
zūn ㄗㄨㄣ, zǔn ㄗㄨㄣˇ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái chén

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén uống rượu. § Cũng như "tôn" . ◇ Đào Uyên Minh : "Huề ấu nhập thất, hữu tửu doanh tôn" , (Quy khứ lai từ ) Dắt trẻ vào nhà, có rượu đầy chén.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ tôn nghĩa là cái chén.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chén uống rượu (thời xưa) (dùng như , bộ );
② Be, lọ, chai, bình: Be rượu; Một chai bia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chén để uống rượu — Dáng rừng cây um tùm.

Từ ghép 2

báo phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

báo thù, trả thù

Từ điển trích dẫn

1. Đền đáp, báo đáp. ◇ Hán Thư : "Tất triệu kiến cố nhân dữ ẩm thực chư thường hữu ân giả, giai báo phục yên" , (Chu Mãi Thần truyện ).
2. Chỉ báo oán, trả thù. ◇ Ba Kim : "Ngã cánh bất nguyện ý bả tiểu thuyết tác vi báo phục đích vũ khí lai công kích tư nhân" (Gia , Thập bản đại tự ).
3. Ứng đối, đối đáp. ◇ Bắc sử : "Môn đình tân khách nhược thị, nhi thư kí tương tầm, Bảo Di tiếp đối báo phục, bất thất kì lí" , , , (Tiêu Bảo Di truyện ).
4. Báo ứng. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Giá chánh thị thượng thiên báo phục hiếu nữ đích nhất phiên nhân quả" (Đệ nhị tứ hồi).
5. Bẩm báo. ◇ Quan Hán Khanh : "Lệnh nhân báo phục khứ, đạo hữu Trần Bà Bà đồng tứ cá trạng nguyên lai liễu dã" , (Trần mẫu giáo tử ).
6. Đi rồi trở lại, vãng phục. ◇ Từ Lăng : "Nhược nhật nguyệt chi hồi hoàn, do âm dương chi báo phục" , (Vũ hoàng đế tác tướng thì dữ Lĩnh Nam tù hào thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đền trả lại, bao gồm cả đền ơn và trả oán.
tụ
jù ㄐㄩˋ

tụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tụ lại, họp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Họp, sum họp. ◎ Như: "tụ hội" tụ họp, "vật dĩ loại tụ" vật theo loài mà họp nhóm.
2. (Động) Súc tích, tích trữ. ◎ Như: "súc tụ" gom chứa, cất giữ, "tụ sa thành tháp" góp gió thành bão.
3. (Động) Thu góp, bóc lột. ◇ Luận Ngữ : "Quý thị phú vu Chu Công nhi Cầu dã vị chi tụ liễm nhi phụ ích chi" (Tiên tiến ) Họ Quý giàu hơn ông Chu Công, mà anh Cầu lại vì nó thu góp mà phụ làm giàu thêm.
4. (Danh) Làng, xóm. ◇ Sử Kí : "Nhất niên nhi sở cư thành tụ, nhị niên thành ấp" , (Ngũ đế bản kỉ ) Một năm nhà ở thành làng, hai năm thành ấp.
5. (Danh) Chúng nhân, đám đông người.
6. (Danh) Của cải tích trữ. ◇ Tả truyện : "Trần nhân thị kì tụ nhi xâm Sở" (Ai Công thập thất niên ) Người nước Trần ỷ thế có của cải mà xâm lấn nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Họp, như tụ hội tụ họp.
② Súc tích, tích ít thành nhiều gọi là tụ.
③ Làng, xóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tụ họp, sum họp: Tụ họp một đám người; Sum họp một nơi;
② Tích, góp: Tích ít thành nhiều; Góp gió thành bão;
③ (văn) Làng xóm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gom nhóm lại một chỗ — Làng xóm, nơi dân cư họp nhau lại sinh sống.

Từ ghép 17

hoạch
huò ㄏㄨㄛˋ

hoạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

gặt lúa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặt, cắt lúa. ◇ Thi Kinh : "Thập nguyệt hoạch đạo" (Bân phong , Thất nguyệt ) Tháng mười gặt lúa.
2. (Động) Giành được, lấy được. § Thông "hoạch" .
3. (Danh) Vụ, mùa (gặt hái). ◎ Như: "nhất niên nhị hoạch" một năm hai vụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gặt, cắt lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Gặt lúa, cắt lúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặt lúa — Gặt hái, có được, đem về được. Thí dụ.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.