mĩ, mỹ
měi ㄇㄟˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đẹp, xinh. ◎ Như: "hoa mĩ" đẹp đẽ, "mạo mĩ" mặt đẹp, "tha trường đắc thập phân điềm mĩ" ta mười phần xinh đẹp.
2. (Tính) Tốt, hay, ngon. ◎ Như: "tiên mĩ" tươi ngon, "hoàn mĩ" hoàn hảo, "giá liêm vật mĩ" giá rẻ hàng tốt.
3. (Tính) Hài lòng, khoái chí, đắc ý.
4. (Danh) Người con gái đẹp. ◇ Thi Kinh : "Hữu mĩ nhất nhân" (Dã hữu mạn thảo ) Có một người con gái xinh đẹp.
5. (Danh) Đức hạnh, sự vật tốt. ◇ Quản Tử : "Ngôn sát mĩ ố" ((Trụ hợp ) Xét rõ việc tốt việc xấu.
6. (Danh) Nước "Mĩ", nói tắt của "Mĩ Lợi Kiên Hợp Chúng Quốc" United States of America.
7. (Danh) Châu "Mĩ", nói tắt của "Mĩ Lợi Gia" America.
8. (Động) Khen ngợi. ◎ Như: "tán mĩ" khen ngợi. ◇ Mao Thi tự : "Mĩ Triệu Bá dã" (Cam đường ) Khen Triệu Bá vậy.
9. (Động) Làm cho đẹp, làm cho tốt. ◎ Như: "dưỡng nhan mĩ dong" săn sóc sửa sang sắc đẹp.

Từ ghép 38

mỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đẹp
2. nước Mỹ
3. châu Mỹ

Từ điển Thiều Chửu

① Ðẹp, cái gì có vẻ đẹp khiến cho mình thấy lấy làm thích đều gọi là mĩ, như mĩ thuật .
② Khen ngợi, như mĩ Triệu Bá khen ông Triệu Bá.
③ Nước Mĩ (Mĩ Lợi Kiên Hợp Chúng Quốc United States of America).
④ Châu Mĩ (Mĩ Lợi Gia America).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xinh, đẹp: bé này xinh quá; !Phong cảnh ở đây đẹp biết bao;
② (đph) Thoải mái, tốt: Đời sống thoải mái lắm; Việc này làm rất tốt;
③ (đph) Khoái chí: Được thầy giáo khen mấy câu, cậu ta khoái lắm;
④ (văn) Khen, khen ngợi: Khen vua Nghiêu vua Thuấn (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Người đẹp: Có một người đẹp (Thi Kinh);
⑥ (văn) Việc tốt: Xét rõ việc tốt việc xấu (Quản tử);
⑦ (văn) Ngon;
⑧ [Mâi] Châu Mĩ;
⑨ [Mâi] Nước Mĩ: Người Mĩ; Đồng đô-la Mĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Đẹp đẽ — Khen ngợi — Một tên chỉ nước Hoa Kì — Tên lục địa, tức châu Mĩ.

Từ ghép 15

noa, nô
nú ㄋㄨˊ

noa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con cái

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứa con còn nhỏ. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn, buổi tiễn đưa lòng bận thê noa « — Chỉ chung vợ con.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. (tiếng gọi chung cả vợ con)
2. đứa ở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cái. ◎ Như: "thê nô" vợ con.
2. (Danh) Gọi chung vợ con. ◇ Hàn Dũ : "Thỉnh quy thủ kì noa" (Tế thập nhị lang văn ) Xin về đem vợ con đến.
3. (Danh) Người phạm tội bị vào nhà quan làm lao dịch (ngày xưa). Sau chỉ đày tớ, nô bộc. § Thông "nô" . ◇ Tô Triệt : "Phiên nhiên độc vãng bất huề nô" (Thứ vận Tử Chiêm du san ) Thung dung một mình đến không mang theo nô bộc.

Từ điển Thiều Chửu

① Con, có nghĩa gọi chung cả vợ con, như tội nhân bất nô bắt tội không bắt đến vợ con.
② Ðứa ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Con cái;
② Vợ con: Vợ con; Bắt tội người không bắt đến vợ con;
③ (văn) Đứa ở, đầy tớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ta quen đọc Noa. Xem Noa.
tuyết
xuě ㄒㄩㄝˇ

tuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tuyết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tuyết (mưa gặp lạnh rơi xuống từng hạt như thủy tinh trắng). ◇ Nguyễn Du : "Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà" (Từ Châu đạo trung ) Một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
2. (Danh) Gọi thay cho một số sự vật màu trắng: 1) Lúa gạo. ◇ Đỗ Phủ : "Phá cam sương lạc trảo, Thường đạo tuyết phiên thi" , (Mạnh đông ). 2) Hoa trắng. ◇ Độc Cập : "Đông phong động địa xuy hoa phát, Vị Thành đào lí thiên thụ tuyết" , (Đồng sầm lang trung truân điền... ). 3) Chim trắng. ◇ Lô Luân : "Tự quân hoán đắc bạch nga thì, Độc bằng lan can tuyết mãn trì" , 滿 (Phú đắc bạch âu ca... 使). 4) Cá. ◇ Giả Đảo : "Thiên hà đọa song phường, Phi ngã đình trung ương, Chưởng ác xích dư tuyết, Phách khai tràng hữu hoàng" , , , (Song ngư dao ). 5) Sóng nước. ◇ Ôn Đình Quân : "Long bá khu phong bất cảm thượng, Bách xuyên phún tuyết cao thôi ngôi" , (Phất vũ từ ). 6) Rượu trắng. ◇ Lí Hàm Dụng : "Tuyết noãn dao bôi phụng tủy dung, Hồng tha tượng trứ tinh thần tế" , (Phú quý khúc ). 7) Tóc trắng. ◇ Vi Trang : "Cố nhân thử địa dương phàm khứ, Hà xứ tương tư tuyết mãn đầu" , 滿 (Thanh Hà huyện lâu tác ). 8) Gỗ cây bạch đàn. ◇ Ân Nghiêu Phiên : "Vân tỏa mộc kham liêu tức ảnh, Tuyết hương chỉ áo bất sanh trần" , (Tặng duy nghiễm sư ).
3. (Danh) Nhạc khúc cổ.
4. (Danh) Họ "Tuyết".
5. (Tính) Trắng (như tuyết). ◎ Như: "tuyết cơ" da trắng, "tuyết y" áo trắng. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
6. (Tính) Trong sạch, cao khiết. ◎ Như: "tuyết cách" phẩm cách cao khiết. ◇ Dương Vạn Lí : "Nhất biệt cao nhân hựu thập niên, Sương cân tuyết cốt kiện y nhiên" , (Tống hương dư văn minh ) Chia tay bậc cao nhân lại đã mười năm, Gân cốt thanh cao như sương tuyết vẫn còn tráng kiện như xưa.
7. (Động) Rơi tuyết. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Vu thì thủy tuyết, ngũ xứ câu hạ" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Lúc tuyết bắt đầu rơi, năm xứ đều chúc mừng.
8. (Động) Rửa sạch, biểu minh. ◎ Như: "tuyết sỉ" rửa nhục, "chiêu tuyết" tỏ nỗi oan.
9. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "tuyết khấp" lau nước mắt, "tuyết phiền" tiêu trừ phiền muộn, "tuyết thế" chùi lệ.
10. (Động) Chê trách. ◇ Lí Triệu : "Sơ, Mã Tư Đồ diện tuyết Lí Hoài Quang. Đức Tông chánh sắc viết: Duy khanh bất hợp tuyết nhân" , . : (Đường quốc sử bổ , Quyển thượng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Tuyết. Mưa gặp lúc rét quá rơi lại từng mảng gọi là tuyết. Khi tuyết sa xuống nó tỏa ra như bông hoa, cho nên gọi là tuyết hoa . Nguyễn Du : Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
② Rửa. Như tuyết sỉ rửa hổ, rửa nhục. Vạch tỏ nỗi oan ra gọi là chiêu tuyết .
③ Lau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuyết;
② Trắng như tuyết, đầy tuyết;
③ Kem lạnh;
④ Rửa, trả thù: Rửa nhục;
⑤ (văn) Lau sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi nước trong không khí gặp lạnh kết lại mà rơi xuống. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Sạch như nước, trắng như ngà, trong như Tuyết « — Trong sạch — Trừ sạch.

Từ ghép 21

yé ㄜˊ, yú ㄩˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thừa
2. ngoài ra, thừa ra
3. nhàn rỗi
4. số lẻ ra
5. họ Dư

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thừa, dôi ra. ◎ Như: "nông hữu dư túc" nhà làm ruộng có thóc dư.
2. (Tính) Dư dả, thừa thãi, khoan dụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Thực túc dĩ tiếp khí, y túc dĩ cái hình, thích tình bất cầu dư" , , (Tinh thần huấn ) Ăn uống chỉ cần để sống, mặc áo quần đủ che thân, thích hợp vừa phải mà không cầu thừa thãi.
3. (Tính) Hơn, quá. ◇ Hoàng Tông Hi : "Canh Tuất đông tận, vũ tuyết dư thập nhật nhi bất chỉ" , (Canh Tuất tập , Tự tự ).
4. (Tính) Còn lại, còn rớt lại, sắp hết, tàn lưu. ◎ Như: "dư niên" những năm cuối đời, "dư sanh" sống thừa, cuối đời, "dư tẫn" lửa chưa tắt hẳn, tro tàn.
5. (Tính) Khác. ◎ Như: "dư niệm" ý nghĩ khác, "dư sự" việc khác.
6. (Tính) Lâu dài, trường cửu. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tu chi thân, kì đức nãi chân; tu chi gia, kì đức nãi dư; tu chi hương, kì đức nãi trường" , ; , ; , (Chương 54) Lấy đạo mà tu thân, thì đức ấy thật; lấy đạo mà lo việc nhà, thì đức ấy lâu; lấy đạo mà lo cho làng xóm, thì đức ấy dài.
7. (Tính) Chưa hết, chưa xong. ◎ Như: "tử hữu dư " chết không hết tội, "tâm hữu dư quý" vẫn chưa hoàn hồn, lòng còn kinh sợ, "dư âm nhiễu lương" âm vang chưa dứt.
8. (Tính) Vụn, mạt, không phải chủ yếu.
9. (Danh) Phần ngoài, phần sau, phần thừa. ◎ Như: "công dư" lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn, "khóa dư" thì giờ rảnh sau việc học hành, "nghiệp dư" bên ngoài nghề nghiệp chính thức.
10. (Danh) Số lẻ. ◎ Như: "tam thập hữu dư" trên ba mươi, "niên tứ thập dư" tuổi hơn bốn mươi.
11. (Danh) Chỉ hậu duệ.
12. (Danh) Muối. § Người Việt gọi muối là "dư".
13. (Danh) Họ "Dư".
14. (Đại) Ta, tôi. § Cũng như "dư" .
15. (Phó) Sau khi, về sau. ◎ Như: "tha hư tâm phản tỉnh chi dư, quyết tâm cải quá" , sau khi biết suy nghĩ phản tỉnh, anh ấy quyềt tâm sửa lỗi.
16. (Động) Bỏ rớt lại, để lại. ◇ Đái Thúc Luân : "Tân hòa vị thục phi hoàng chí, Thanh miêu thực tận dư khô hành" , (Đồn điền từ ) Lúa mới chưa chín sâu bay đến, Mạ xanh ăn hết (chỉ) để lại rễ khô.
17. (Động) Cất giữ, súc tích.

Từ điển Thiều Chửu

① Thừa, phần cung nhiều hơn phần cầu, thì cái phần thừa ấy gọi là dư. Như nông hữu dư túc nhà làm ruộng có thóc thừa.
② Ngoài ra, thừa ra, là một lời nói vơ qua, chỉ nói phần quan trọng, chỉ nói qua thôi.
③ Rỗi nhàn. Như công dư lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn.
④ Số lẻ ra.
⑤ Họ Dư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thừa, dư, dôi ra, còn lại: Số tiền thừa (dôi ra); Số thóc thừa;
② Trên, hơn (chỉ số lẻ sau số nguyên: Mười, trăm, nghìn...): Trên 50 năm; Hơn 300 cân;
③ Ngoài..., sau khi..., lúc rỗi rảnh (ngoài lúc làm việc): Sau giờ làm việc; Lúc rảnh việc công;
④ Số dư;
⑤ (văn) 【】dư hoàng [yúhuáng] Xem (bộ );
⑥ [Yú] (Họ) Dư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thừa ra — Nhàn hạ thong thả.

Từ ghép 22

cơ, ki, ky, kỷ
jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thanh) (Kêu) chiêm chiếp: Gà con kêu chiêm chiếp;
② (Nói) thì thào, líu lo;
③ (văn) Ăn một chút;
④ Xem .

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Xem "tất ki" .
2. (Trạng thanh) Chiêm chiếp, râm ran (tiếng chim hoặc tiếng ve kêu). ◎ Như: "thiền nhi ki ki đích khiếu" tiếng ve kêu râm ran.

Từ ghép 3

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ăn một chút
2. than thở, sùi sụt

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thanh) (Kêu) chiêm chiếp: Gà con kêu chiêm chiếp;
② (Nói) thì thào, líu lo;
③ (văn) Ăn một chút;
④ Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cười — Đau đớn — Ăn tạm cho đỡ đói.

Từ ghép 1

kỷ

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn một chút.
② Than thở, sụt sùi.
③ Tất kỉ đồ dệt bằng lông.

Từ điển trích dẫn

1. Sâu xa, thâm thúy. ◇ Tả Tư : "Liêu liêu không vũ trung, Sở giảng tại huyền hư" , (Vịnh sử ).
2. Vắng lặng, đơn. ◇ Tống Chi Vấn : "Di tật ngọa tư lĩnh, Liêu liêu quyện u độc" , (Ôn tuyền trang ngọa tật... ).
3. Trống rỗng, không hư. ◇ Giang Yêm : "Thê thê tiết tự cao, Liêu liêu tâm ngộ vĩnh" , (Tạp thể thi , Hiệu Tạ Hỗn "Du lãm" ""). ◇ Tăng Củng : "Công danh cánh an tại, Phú quý không liêu liêu" , (Tương chi giang chiết toại thư hoài biệt ).
4. Thưa thớt, lác đác. ◇ Quyền Đức Dư 輿: "Nguyệt nhập chu dạ bán tình, Liêu liêu sương nhạn lưỡng tam thanh" , (Chu hành kiến nguyệt ).
5. Khoảng khoát, rộng lớn, không khoáng. ◇ Tào Tháo : "Liêu liêu cao đường thượng, Lương phong nhập ngã thất" , (Thiện tai hành , Chi tam).
phạm
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâm phạm, phạm phải, mắc phải
2. phạm nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xâm lấn, đụng chạm. ◎ Như: "can phạm" đụng chạm, "mạo phạm" xâm phạm, "nhân bất phạm ngã, ngã bất phạm nhân" , người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người.
2. (Động) Làm trái. ◎ Như: "phạm pháp" làm trái phép, "phạm quy" làm sái điều lệ.
3. (Động) Sinh ra, mắc, nổi lên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn thắc bất lưu thần, Nhị da phạm liễu bệnh dã bất lai hồi ngã" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Chúng mày thật là không để ý gì cả, cậu Hai mắc bệnh cũng không sang trình ta biết.
4. (Động) Xông pha, bất chấp, liều. ◇ Tô Thức : "Tri ngã phạm hàn lai" (Kì đình ) Biết ta không quản giá lạnh mà đến.
5. (Danh) Kẻ có tội. ◎ Như: "chủ phạm" tội nhân chính, "tòng phạm" kẻ mắc tội đồng lõa, "tội phạm" tội nhân.
6. (Động) Rơi vào, lọt vào. ◇ Lão tàn du kí : "Phạm đáo tha thủ lí, dã thị nhất cá tử" , (Đệ ngũ hồi) Rơi vào trong tay hắn, là chỉ có đường chết.
7. (Danh) Tên khúc hát.
8. (Phó) Đáng, bõ. ◎ Như: "phạm bất trước" không đáng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tứ nha đầu dã bất phạm la nhĩ, khước thị thùy ni?" , (Đệ thất thập ngũ hồi) Tư chắc chẳng bõ gây chuyện với chị, thế là ai chứ?

Từ điển Thiều Chửu

① Xâm phạm, cái cứ không nên xâm vào mà cứ xâm vào gọi là phạm, như can phạm , mạo phạm , v.v.
② Kẻ có tội.
③ Tên khúc hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phạm, trái phép: Phạm húy;
② Xâm phạm, đụng chạm: Người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người;
③ Phạm nhân, người phạm tội, người bị tù: Tội phạm chiến tranh; Tù chính trị;
④ Mắc, nổi lên, tái phát: Mắc sai lầm, phạm sai lầm; Nổi giận, phát cáu;
⑤ (văn) Tên khúc hát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấn vào. Đụng chạm vào. Làm tổn hại tới. Td: Xâm phạm, phạm thượng… — Kẻ gây tội. Td: Tội phạm, Thủ phạm, ….

Từ ghép 33

lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : " phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流
lập
lì ㄌㄧˋ, wèi ㄨㄟˋ

lập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng thẳng
2. lập tức, tức thì

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "lập chánh" đứng nghiêm. ◇ Mạnh Tử : "Vương lập ư chiểu thượng" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua đứng trên bờ ao.
2. (Động) Dựng lên. ◎ Như: "lập can kiến ảnh" 竿 dựng sào liền thấy bóng (có hiệu lực ngay).
3. (Động) Gây dựng, tạo nên. ◎ Như: "lập miếu" tạo dựng miếu thờ.
4. (Động) Nên, thành tựu. ◎ Như: "tam thập nhi lập" ba mươi tuổi thì nên người (tự lập), "phàm sự dự tắc lập" phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. ◇ Tả truyện : "Thái thượng hữu lập đức, kì thứ hữu lập công, kì thứ hữu lập ngôn" , , (Tương Công nhị thập tứ niên ) Trước hết là thành tựu đạo đức, sau là làm nên công trạng, sau nữa là để lại lời hay được truyền tụng. § Ghi chú: "lập đức" là làm nên cái đức để sửa trị và cứu giúp quốc gia, tức là thành tựu phép trị nước.
5. (Động) Chế định, đặt ra. ◎ Như: "lập pháp" chế định luật pháp, "lập án" xét xử án pháp.
6. (Động) Lên ngôi. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
7. (Động) Tồn tại, sống còn. ◎ Như: "độc lập" tồn tại tự mình không tùy thuộc ai khác, "thệ bất lưỡng lập" thề không sống còn cùng nhau (không đội trời chung).
8. (Phó) Tức thì, ngay. ◎ Như: "lập khắc" ngay tức thì. ◇ Sử Kí : "Thì hoàng cấp, kiếm kiên, cố bất khả lập bạt" , , (Thích khách liệt truyện ) Lúc đó luống cuống, gươm (lại mắc kẹt trong vỏ) chặt quá, nên không rút ngay được.
9. (Danh) Toàn khối. ◎ Như: "lập phương" khối vuông.
10. (Danh) Họ "Lập".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng thẳng.
② Gây dựng, như lập đức gây dựng nên đức tốt cho người theo sau.
③ Nên, như phàm sự dự tắc lập phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. Có cái tài đức nghề nghiệp thông thường để tự nuôi lấy mình gọi là thành lập .
④ Ðặt để.
⑤ Lên ngôi.
⑥ Lập tức (ngay lập tức), lập khắc.
⑦ Toàn khối, như lập phương vuông đứng, một vật gì vuông mà tính cả ngang dọc cao thấp gọi là lập phương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng, đứng vững: Đứng ngồi không yên; Người ta không có chữ tín thì không đứng vững được; Người quân tử không đứng ở chỗ nguy hiểm;
② Dựng lên: Dựng cái thang lên;
③ Đứng thẳng: Tủ đứng; Trục đứng;
④ Gây dựng, lập, kí kết: Lập pháp; Lập đức; Không phá cái cũ thì không xây được cái mới; Kí hợp đồng;
⑤ Sống còn, tồn tại: Tự lập; Độc lập;
⑥ Ngay, tức khắc, lập tức: Có hiệu quả ngay; Chờ trả lời ngay. 【】lập địa [lìdì] Lập tức: Vứt dao đồ tể, lập tức thành Phật; 【】lập tức [lìjí] Lập tức, ngay: Lập tức xuất phát;【】lập khắc [lìkè] Lập tức, ngay, ngay tức khắc: Mời mọi người đến ngay phòng họp; Các em học sinh nghe nói câu đó, lập tức vỗ tay hoan hô;
⑦ (văn) Đặt để;
⑧ (văn) Lập lên làm vua, lên ngôi;
⑨ Nên: Phàm việc có dự bị trước thì nên;
⑩ Lập thân: Ba mươi tuổi thì bắt đầu lập thân;
⑪ Khối.【】lập phương [lìfang] a. (toán) Lũy thừa ba; b. Hình khối; c. Khối: Thước khối; Một thước khối đất;
⑫ [Lì] (Họ) Lập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên. Tạo thành. Td: Thiết lập — Đặt để. Td: Lập quân ( đặt một người lên làm vua ) — Lên ngôi vua. Tả Truyện có câu: » Hoàn Công lập « ( Hoàn Công lên ngôi ) — Ngay lúc đó. Tức thì.

Từ ghép 76

án lập 按立bích lập 壁立chích lập 隻立 lập 孤立công lập 公立cốt lập 骨立cương lập 僵立đái tội lập công 戴罪立功đĩnh lập 挺立đỉnh lập 鼎立độc lập 独立độc lập 獨立đối lập 對立khởi lập 起立kiến lập 建立kiết lập 孑立lâm lập 林立lập chí 立志lập chùy 立錐lập công 立功lập danh 立名lập dị 立異lập đông 立冬lập đức 立德lập hạ 立夏lập hiến 立憲lập kế 立計lập khắc 立刻lập luận 立論lập mưu 立謀lập nghiêm 立嚴lập nghiệp 立業lập ngôn 立言lập pháp 立法lập phương 立方lập quốc 立國lập quy 立規lập tâm 立心lập thân 立身lập thể 立體lập thu 立秋lập trận 立陳lập trường 立場lập tự 立嗣lập tức 立即lập ước 立約lập xuân 立春lưỡng lập 兩立ngật lập 屹立ngột lập 兀立phân lập 分立phế lập 廢立quan lập 官立quần lập 羣立quốc lập 国立quốc lập 國立sách lập 册立sáng lập 创立sáng lập 創立song lập 雙立tam quyền phân lập 三權分立tạo lập 造立tạo thiên lập địa 造天立地tân lập 新立thành lập 成立thế bất lưỡng lập 勢不兩立thị lập 侍立thiết lập 設立thiết lập 设立thụ lập 樹立tịnh lập 並立tịnh lập 并立tỉnh lập 省立trĩ lập 峙立trung lập 中立tự lập 自立
chư, đồ
tú ㄊㄨˊ

chư

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mổ, giết súc vật. ◎ Như: "đồ dương" giết dê.
2. (Động) Tàn sát, giết người. ◎ Như: "đồ thành" giết hết cả dân trong thành. ◇ Sử Kí : "Bái Công cập Hạng Vũ biệt công Thành Dương, đồ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Bái Công và Hạng Vũ tách quân kéo đánh Thành Dương, tàn sát quân dân sở tại.
3. (Danh) Người làm nghề giết súc vật. ◇ Sử Kí : "Kinh Kha kí chí Yên, ái Yên chi cẩu đồ cập thiện kích trúc giả Cao Tiệm Li" , (Kinh Kha truyện ) Kinh Kha khi đến nước Yên, mến một người nước Yên làm nghề mổ chó và giỏi đánh đàn trúc, tên là Cao Tiệm Li.
4. (Danh) Họ "Đồ".
5. Một âm là "chư". (Danh) "Hưu Chư" tên hiệu vua nước "Hung Nô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mỗ, giết. Như đồ dương giết dê, đánh thành giết hết cả dân trong thành gọi là đồ thành .
② Kẻ giết loài vật bán gọi là đồ tể , kẻ bán ruợu gọi là đồ .
③ Một âm là chư. Hưu chư tên hiệu vua nước Hung-nô.

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giết, mổ thịt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mổ, giết súc vật. ◎ Như: "đồ dương" giết dê.
2. (Động) Tàn sát, giết người. ◎ Như: "đồ thành" giết hết cả dân trong thành. ◇ Sử Kí : "Bái Công cập Hạng Vũ biệt công Thành Dương, đồ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Bái Công và Hạng Vũ tách quân kéo đánh Thành Dương, tàn sát quân dân sở tại.
3. (Danh) Người làm nghề giết súc vật. ◇ Sử Kí : "Kinh Kha kí chí Yên, ái Yên chi cẩu đồ cập thiện kích trúc giả Cao Tiệm Li" , (Kinh Kha truyện ) Kinh Kha khi đến nước Yên, mến một người nước Yên làm nghề mổ chó và giỏi đánh đàn trúc, tên là Cao Tiệm Li.
4. (Danh) Họ "Đồ".
5. Một âm là "chư". (Danh) "Hưu Chư" tên hiệu vua nước "Hung Nô" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mỗ, giết. Như đồ dương giết dê, đánh thành giết hết cả dân trong thành gọi là đồ thành .
② Kẻ giết loài vật bán gọi là đồ tể , kẻ bán ruợu gọi là đồ .
③ Một âm là chư. Hưu chư tên hiệu vua nước Hung-nô.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mổ, giết (súc vật), sát sinh: Giết (mổ) dê; Giết (mổ) chó;
② Giết hại nhiều người;
③ [Tú] (Họ) Đồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết đi — Làm thịt súc vật.

Từ ghép 11

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.