cốc
gòu ㄍㄡˋ, gǔ ㄍㄨˇ, nòu ㄋㄡˋ

cốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây lương thực, thóc lúa, kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa, gạo, hoa màu, lương thực nói chung. ◎ Như: "ngũ cốc" năm thứ cốc: "đạo, thử, tắc, mạch, thục" lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu. ◇ Sử Kí : "Lưu Hầu tính đa bệnh, tức đạo dẫn bất thực cốc" , (Lưu Hầu thế gia ) Lưu Hầu vốn hay bệnh, liền theo phép "đạo dẫn" không ăn cơm.
2. (Danh) Bổng lộc. ◇ Mạnh Tử : "Kinh giới bất chánh, tỉnh địa bất quân, cốc lộc bất bình" , , 祿 (Đằng Văn Công thượng ) Ranh giới đất đai không ngay thẳng, chia ruộng vườn (tỉnh điền) không đều, bổng lộc không công bằng.
3. (Danh) Họ "Cốc".
4. (Tính) Hay, tốt lành. ◎ Như: "tiển cốc" hay rất mực. ◇ Quản Tử : "Nhĩ mục cốc, y thực túc" , (Cấm tàng ) Tai mắt tốt lành, ăn mặc đầy đủ.
5. (Động) Sống, sinh trưởng. ◇ Thi Kinh : "Cốc tắc dị thất, Tử tắc đồng huyệt" , (Vương phong, Đại xa ) (Lúc) Sống không cùng nhà, (Thì mong) Lúc chết chôn chung một huyệt.
6. (Động) Nuôi nấng. ◇ Chiến quốc sách : "Nãi bố lệnh cầu bách tính chi cơ hàn giả thu cốc chi" (Tề sách lục ) Bèn ban lệnh tìm dân đói rét đem về nuôi nấng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa, loài thực vật dùng để ăn, như lúa tẻ lúa nếp đều gọi là cốc. Ngũ cốc năm thứ cốc, là đạo, thử, tắc, mạch, thục lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu.
② Hay, tốt lành. Như tiển cốc hay rất mực.
③ Sống, như Kinh Thi nói: Cốc tắc dị thất sống thì khác nhà.
④ Nuôi.
⑤ Trẻ con.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây cốc (Brous-sonetia papyrifera, vỏ thường dùng làm giấy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Chỉ chung) các thứ lúa má hoa màu: Ngũ cốc; Máy liên hợp gặt đập ngũ cốc;
② (đph) Lúa gạo: Lúa nếp; Lúa lốc; Thóc lúa;
③ (văn) Hay, tốt, lành: Rất mực hay ho;
④ (văn) Sống: Sống thì ở khác nhà (Thi Kinh);
⑤ (văn) Nuôi;
⑥ Trẻ con;
⑦ [Gư] (Họ) Cốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những loại cây có hạt ăn được như lúa, ngô — Tốt đẹp — Hưởng lộc. Ăn lương.

Từ ghép 11

cảo
gǎo ㄍㄠˇ

cảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rơm rạ
2. bản thảo, bản nháp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân lúa, cỏ, rơm, rạ... ◎ Như: "cảo tiến" 稿 đệm chiếu làm bằng rơm rạ. ◇ Sử Kí : "Vô thu cảo vi cầm thú thực" 稿 (Tiêu tướng quốc thế gia ) Đừng lấy rơm rạ làm thức ăn cho cầm thú.
2. (Danh) Văn tự, đồ họa (mới thảo, làm phác) hoặc văn chương, sáng tác (đã hoàn thành). ◎ Như: "thi cảo" 稿 bản thơ mới thảo, "họa cảo" 稿 bức phác họa, "định cảo" 稿 bản văn (đã hoàn thành). ◇ Lỗ Tấn : "Ngã đáo Thượng Hải dĩ hậu, nhật báo thị khán đích, khước tòng lai một hữu đầu quá cảo" , , 稿 (Ngụy tự do thư , Tiền kí ).
3. (Danh) Chỉ kế hoạch, liệu tính. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược phạm xuất lai, tha tâm lí dĩ hữu cảo tử, tự hữu đầu tự, tựu oan khuất bất trước bình nhân liễu" , 稿, , (Đệ lục thập nhị hồi) Lỡ có gì xảy ra, chị ấy đã có cách, tự nhiên tìm được manh mối, không đến nỗi xử oan cho người.
4. (Danh) Hình dạng, dáng điệu. ◇ Thang Hiển Tổ : "Hữu nhất cá tằng đồng tiếu, đãi tưởng tượng sanh miêu trước tái tiêu tường mạc (miêu) nhập kì trung diệu, tắc nữ hài gia phạ lậu tiết phong tình cảo" , , (), 稿 (Mẫu đan đình , Tả chân ).
5. (Động) Làm, tiến hành, khai mở. § Thông "cảo" .
6. (Tính) Khô, héo. § Thông "cảo" .
7. § Tục quen viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Rơm rạ, lấy rơm rạ làm đệm gọi là cảo tiến 稿.
② Bản thảo, như thi cảo 稿 bản thơ mới thảo. Phàm các bản khắc đều gọi là cảo, nghĩa là cứ theo như nguyên bản thảo chưa san sửa lại. Tục quen viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thân lúa, rơm rạ;
② Bản thảo, bản nháp (ráp), bức phác, bài vở: 稿 Bản thảo đầu tiên; 稿 Bản viết tay; 稿 Bản thảo thông qua lần cuối cùng; 稿 Bảo thảo tập thơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cọng lúa. Rơm — Bài văn chưa sửa chữa — Chỉ chung sách vở. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cảo thơm lần giở trước đèn «.

Từ ghép 13

di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dì (chị em mẹ)
2. chị em vợ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Dì (chị hay em gái mẹ). (2) Dì (chị hay em gái vợ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân nhân đô thuyết nhĩ thẩm tử hảo, cứ ngã khán, na lí cập nhĩ nhị di nhất linh nhi ni" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Ai cũng bảo thím mày đẹp, nhưng theo ý ta thì so với dì Hai mày còn thua xa.
2. (Danh) Vợ lẽ, thiếp (ngày xưa). ◎ Như: "di thái thái" dì (vợ lẽ).

Từ điển Thiều Chửu

① Dì. Chị em vói mẹ gọi là di.
② Chị em vợ cũng gọi là di. Ngày xưa các vua chư hầu gả chồng cho con gái, thường kén mấy con gái trong họ đi theo để làm bạn với con, cho nên sau gọi vợ lẽ là di.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dì, già (chị em gái của mẹ);
② Chị hay em vợ: Chị vợ; Em vợ;
③ (cũ) Vợ bé, vợ lẽ.【】di thái [yítài] (khn) Dì, vợ lẽ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người dì, tức chị hoặc em gái của mẹ — Tiếng người chồng gọi chị em gái của vợ — Tiếng gọi người vợ nhỏ, hầu thiếp trong nhà.

Từ ghép 11

loan
wān ㄨㄢ

loan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vịnh biển
2. chỗ ngoặt trên sông, khuỷu sông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ dòng nước hõm vào, chỗ sông uốn khúc. ◎ Như: "hà loan" khuỷu sông.
2. (Danh) Vũng bể, vịnh. ◎ Như: "Quảng Châu loan" vịnh Quảng Châu.
3. (Động) Đỗ, đậu, dừng (thuyền bè). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na bất thị tiếp tha môn lai đích thuyền lai liễu, loan tại na lí ni" , (Đệ ngũ thập thất hồi) Kia chẳng phải là thuyền đón các cô ấy đã đến không, đậu ở đấy rồi.
4. (Động) Cong, ngoằn ngoèo, khuất khúc. § Thông "loan" .

Từ điển Thiều Chửu

① Vũng bể, chỗ nước hõm vào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ ngoặt trên sông: Khuỷu sông;
② Vịnh: Vịnh Bắc Bộ;
③ (Thuyền bè) đậu, đỗ, dừng lại: Cho thuyền đậu (đỗ) ở bên kia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ nước chảy vòng — Phần biển ăn sâu vào đất liền. Vịnh — Đậu thuyền. Neo thuyền.

Từ ghép 3

chi, đê, để
dī ㄉㄧ, dǐ ㄉㄧˇ, zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú. Cũng gọi Để tú.

đê

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nền, gốc
2. sao Đê (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nền, gốc, căn bổn, cơ sở. § Thông "để" .
2. (Phó) Tóm lại, đại khái, nói chung. § Thông "để" .
3. Một âm là "đê". (Danh) Tên một thiểu số dân tộc ở phía tây, nay ở vào khoảng các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên.
4. (Động) Cúi, rủ xuống. § Thông "đê" .
5. (Danh) Sao "Đê" , một sao trong nhị thập bát tú.

Từ điển Thiều Chửu

① Nền, gốc.
② Một âm là đê. Tên một bộ lạc giống rợ ở cõi tây.
② Sao đê , một sao trong nhị thập bát tú.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ );
② [Di] Tên một bộ lạc ở miền Tây Trung Quốc thời cổ;
③ [Di] Sao Đê (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đê — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Để. Xem Để.

để

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nền, gốc
2. sao Đê (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nền, gốc, căn bổn, cơ sở. § Thông "để" .
2. (Phó) Tóm lại, đại khái, nói chung. § Thông "để" .
3. Một âm là "đê". (Danh) Tên một thiểu số dân tộc ở phía tây, nay ở vào khoảng các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên.
4. (Động) Cúi, rủ xuống. § Thông "đê" .
5. (Danh) Sao "Đê" , một sao trong nhị thập bát tú.

Từ điển Thiều Chửu

① Nền, gốc.
② Một âm là đê. Tên một bộ lạc giống rợ ở cõi tây.
② Sao đê , một sao trong nhị thập bát tú.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nền, gốc;
② Tổng quát (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gốc. Gốc rễ. Nguồn gốc. Như chữ Để — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú, tức Để tú. Cũng gọi Chi tú.
thâu, thọ, thụ
shòu ㄕㄡˋ

thâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chịu đựng

thọ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, vâng theo: Người nhận thư; Tiếp thu; Vâng mệnh;
② Chịu: Chịu đựng đau khổ; Không chịu được;
③ Bị, mắc: Bị lừa, mắc lừa; Bị bưng bít;
④ (đph) Thích hợp: Ăn ngon; Sướng tai; Đẹp mắt.

thụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. được
2. bị, mắc phải
3. nhận lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhận lấy. ◎ Như: "thụ thụ" người này cho, người kia chịu lấy, "thụ đáo ưu đãi" nhận được sự ưu đãi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Giai nhất tâm hợp chưởng, dục thính thụ Phật ngữ" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Đều chắp tay đồng nhất tâm nguyện muốn nghe và nhận lời Phật nói.
2. (Động) Vâng theo. ◎ Như: "thụ mệnh" vâng mệnh.
3. (Động) Hưởng được. ◎ Như: "tiêu thụ" được hưởng các sự tốt lành, các món sung sướng, "thụ dụng" hưởng dùng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi hựu xuất lai tác thập ma? Nhượng ngã môn dã thụ dụng nhất hội tử" ? (Đệ tam thập bát hồi) Mợ lại đến đây làm gì? Để cho chúng tôi được ăn thỏa thích một lúc nào.
4. (Động) Dùng, dung nạp. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử dĩ hư thụ nhân" (Hàm quái ) Người quân tử giữ lòng trống mà dung nạp người. ◇ Đỗ Phủ : "Thu thủy tài thâm tứ ngũ xích, Dã hàng kháp thụ lưỡng tam nhân" , (Nam lân ) Nước thu vừa sâu bốn năm thước, Thuyền quê vừa vặn chứa được hai ba người.
5. (Động) Bị, mắc. ◎ Như: "thụ phiến" mắc lừa.
6. (Phó) Thích hợp, trúng. ◎ Như: "thụ thính" hợp tai, "thụ khán" đẹp mắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Chịu nhận lấy. Người này cho, người kia chịu lấy gọi là thụ thụ .
② Vâng, như thụ mệnh vâng mệnh.
③ Ðựng chứa, như tiêu thụ hưởng dùng, thụ dụng được dùng, ý nói được hưởng thụ các sự tốt lành, các món sung sướng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhận, vâng theo: Người nhận thư; Tiếp thu; Vâng mệnh;
② Chịu: Chịu đựng đau khổ; Không chịu được;
③ Bị, mắc: Bị lừa, mắc lừa; Bị bưng bít;
④ (đph) Thích hợp: Ăn ngon; Sướng tai; Đẹp mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận lấy — Đem dùng — Vâng chịu — Nhận chịu — Cũng đọc Thọ.

Từ ghép 26

đế, đề
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đế

phồn thể

Từ điển phổ thông

xét kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kĩ, tỉ mỉ, chăm chú.【】đế thị [dìshì] Nhìn kĩ, chăm chú nhìn;
② (tôn) Lẽ, ý nghĩa, (đạo) lí, lời chân thật, chân ngôn: Lẽ phải, chân lí; Chân lí vi diệu; Tứ đế (bốn chân ngôn của nhà Phật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét kĩ — Ý nghĩa. Nghĩa lí. Chẳng hạn Diệu đế của nhà Phật, tức ý nghĩa cao xa — Một âm là Đề.

Từ ghép 2

đề

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đề — Một âm khác là Đế. Xem Đế.
phong
fēng ㄈㄥ

phong

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngọn giáo, mũi dao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mũi nhọn, bộ phận sắc bén của binh khí. ◎ Như: "kiếm phong" mũi gươm.
2. (Danh) Phiếm chỉ vật gì nhọn, sắc bén. ◎ Như: "bút phong" ngọn bút.
3. (Danh) Mượn chỉ đao, kiếm, binh khí. ◇ Sử Kí : "Thả thiên hạ duệ tinh trì phong dục vi bệ hạ sở vi giả thậm chúng, cố lực bất năng nhĩ" , (Hoài Âm Hầu truyện ) Vả lại trong thiên hạ những kẻ mài giáo, cầm mũi nhọn, muốn làm điều bệ hạ đã làm cũng rất nhiều, chẳng qua họ không làm nổi đấy thôi.
4. (Danh) Quân lính đi trước đội hoặc người dẫn đầu. ◎ Như: "tiền phong" .
5. (Danh) Khí thế mạnh mẽ. ◇ Sử Kí : "Thử thừa thắng nhi khứ quốc viễn đấu, kì phong bất khả đương" , (Hoài Âm Hầu truyện ) Như thế là họ thừa thắng, bỏ nước kéo quân đi viễn chinh, khí thế của họ không chống lại được.
6. (Tính) Nhọn, sắc. ◎ Như: "phong nhận" lưỡi đao sắc.

Từ điển Thiều Chửu

① Mũi nhọn. Như kiếm phong mũi gươm.
② Nhọn. Như bút phong ngọn bút, từ phong ngọn lưỡi.
③ Khí thế dữ dội không thể đương được gọi là phong. Như biến trá phong khởi biến trá gớm giếc. Ý nói biến trá nhiều cách dữ dội như các mũi nhọn đều đâm tua tủa khó phạm vào được.
④ Hàng lính đi trước đội. Như tiền phong .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mũi nhọn, ngọn: Mũi gươm; Mũi dao; Ngọn bút; Đối chọi nhau;
② Hàng đi đầu (thường nói về quân đội): Tiền phong; Tiên phong;
③ Một loại nông cụ thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mũi nhọn — Nhọn sắc — Thế mạnh mẽ của quân đội.

Từ ghép 14

hỏa, khỏa, lõa
huō ㄏㄨㄛ, huǒ ㄏㄨㄛˇ

hỏa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người cộng tác, người cùng làm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bọn, nhóm (người cùng sinh hoạt hoặc làm việc một nơi). § Thông "khỏa" . ◎ Như: "đồng hỏa" đồng bạn.
2. (Danh) Đồ linh tinh dùng trong nhà gọi là "gia hỏa" .
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của "hỏa thực" cơm nước hằng ngày. ◎ Như: "bao hỏa" phụ trách việc ăn uống, "đáp hỏa" ăn cơm thầu (cá nhân không nấu ăn riêng mà góp tiền cơm nước ăn chung với những người khác).
4. (Danh) Lượng từ: nhóm, bọn, tốp. ◎ Như: "nhất hỏa nhân" một nhóm người.

Từ điển Thiều Chửu

① Trong đội quân cho mười người cùng ăn một mâm gọi là hỏa bạn (cùng thổi mà ăn). Không cùng ở với nhau nữa gọi là tán hỏa . Tục gọi các đồ thập vật là gia hỏa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bọn, lõa, lũ: Đồng bọn, đồng lõa; Lũ chúng nó; Bọn này;
② (cũ) Người làm thuê, đánh thuê: Người làm thuê, người đứng quầy;
③ Cùng, cùng chung, chung: Chung tiền mua, mua chung; Dùng chung. Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Gia hỏa. Vần Gia.

Từ ghép 3

khỏa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bọn, lõa, lũ: Đồng bọn, đồng lõa; Lũ chúng nó; Bọn này;
② (cũ) Người làm thuê, đánh thuê: Người làm thuê, người đứng quầy;
③ Cùng, cùng chung, chung: Chung tiền mua, mua chung; Dùng chung. Xem (bộ ).

lõa

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bọn, lõa, lũ: Đồng bọn, đồng lõa; Lũ chúng nó; Bọn này;
② (cũ) Người làm thuê, đánh thuê: Người làm thuê, người đứng quầy;
③ Cùng, cùng chung, chung: Chung tiền mua, mua chung; Dùng chung. Xem (bộ ).
sư, thư
jū ㄐㄩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: thư cưu ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Sư cưu" chim sư cưu, tính dữ tợn mà biết phân biệt, nên Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là "sư cưu thị" . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không đùa bỡn nhau. ◇ Thi Kinh có thơ "Quan quan sư cưu" (Quan thư ) ví như người quân tử kết đôi vợ chồng.
2. § Ta quen đọc là "thư". ◎ Như: "thư ngạc" chim ưng biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Sư cưu con chim sư cưu, tính nó dữ tợn mà có phân biệt, nên họ Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là sư cưu thị . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không có đùa bỡn nhau, cho nên thơ quan quan sư cưu ví như người quân tử kết đôi vợ chồng. Xem chữ ở dưới. Ta quen đọc là chữ thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sư cưu: Tên một loài chim nhỏ, con trống con mái phân biệt được. Chỉ đôi lứa tốt đẹp. Cũng đọc Thư cưu.

Từ ghép 2

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: thư cưu ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Sư cưu" chim sư cưu, tính dữ tợn mà biết phân biệt, nên Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là "sư cưu thị" . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không đùa bỡn nhau. ◇ Thi Kinh có thơ "Quan quan sư cưu" (Quan thư ) ví như người quân tử kết đôi vợ chồng.
2. § Ta quen đọc là "thư". ◎ Như: "thư ngạc" chim ưng biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Sư cưu con chim sư cưu, tính nó dữ tợn mà có phân biệt, nên họ Thiếu Hiệu mới lấy các loài chim mà đặt tên quan, quan Tư Mã chủ về việc chế ra hình phép, gọi là sư cưu thị . Giống chim sư cưu, con mái con trống thường đi theo nhau mà không có đùa bỡn nhau, cho nên thơ quan quan sư cưu ví như người quân tử kết đôi vợ chồng. Xem chữ ở dưới. Ta quen đọc là chữ thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Thư cưu .

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.