biên
biān ㄅㄧㄢ, bian

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên, phía
2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh
3. biên giới
4. giới hạn, chừng mực
5. ở gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ranh giới, chỗ hai nước hoặc hai khu đất tiếp cận nhau. ◎ Như: "thủ biên" phòng vệ biên giới, "thú biên" đóng giữ ở vùng biên giới, "khẩn biên" khai khẩn đất ở biên giới.
2. (Danh) Bên, ven. ◎ Như: "giang biên" ven sông, "lộ biên" bên đường.
3. (Danh) Chung quanh, chu vi. ◎ Như: "trác biên" bốn cạnh bàn, "sàng biên" chung quanh giường.
4. (Danh) Giới hạn, tận cùng. ◎ Như: "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn" , biển khổ không cùng, quay đầu là bờ. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
5. (Danh) Phía, đằng, phương hướng. ◎ Như: "tả biên" phía trái, "tiền biên" đằng trước, "đông biên" phía đông, "ngoại biên" phía ngoài.
6. (Danh) Đầu mối.
7. (Danh) Cạnh (từ dùng trong môn hình học). ◎ Như: "đẳng biên tam giác hình" hình tam giác đều (ba cạnh dài bằng nhau).
8. (Danh) Đường viền (trang sức). ◎ Như: "kim biên" đường viền vàng.
9. (Danh) Lượng từ: cạnh. ◎ Như: "ngũ biên hình" hình năm cạnh.
10. (Danh) Họ "Biên".
11. (Tính) Lệch, không ngay.
12. (Tính) Biểu thị vị trí. Tương đương với "lí" , "nội" , "trung" . ◇ Cao Thích : "Đại mạc phong sa lí, Trường thành vũ tuyết biên" , (Tín An Vương mạc phủ ) Trong gió cát sa mạc, Trong tuyết mưa trường thành.
13. (Phó) Một mặt ..., vừa ... vừa. ◎ Như: "biên tố biên học" một mặt làm việc, một mặt học hành, "biên cật phạn biên khán điện thị" vừa ăn cơm vừa xem truyền hình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ven bờ. Như giang biên ven bờ sông.
② Bên cõi, chỗ địa phận nước này giáp nước kia. Như biên phòng sự phòng bị ngoài biên.
③ Bên. Như lưỡng biên hai bên. Một mặt gọi là nhất biên .
④ Ðường viền, đính vào bên mép áo cho đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, ven bờ, rìa, vệ, mép, lề: Lề giấy; Mép bàn; Vệ đường, bên đường; Bờ sông; Rìa núi;
Biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi: Thành phố ở biên giới; Làng bản ở biên giới;
③ Đường viền;
④ Giới hạn;
⑤ (toán) Đường, giác: Đường đáy; Đa giác;
⑥ Vừa... vừa...: Vừa nghe vừa ghi chép; Vừa làm vừa học;
⑦ Bên, phía: Đứng nép vào một bên, bị gạt ra rìa; Ngả hẳn về một phía; Đi về phía này;
⑧ Gần, gần bên;
⑨ Ở (bên)..., đằng... (thường đặt sau những chữ "","", "", "", "", "", "", "" v.v...): Ở trên; Ở dưới; Đằng trước; Đằng sau;
⑩ [Bian] (Họ) Biên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ nước — Bên cạnh, một vùng, một phương — Gần, liền với — Chỗ giáp ranh.

Từ ghép 32

hiểm
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, xiǎn ㄒㄧㄢˇ, yán ㄧㄢˊ

hiểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

nguy hiểm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ trọng yếu, nơi địa thế ách yếu, có ngăn trở. ◎ Như: "thiên hiểm" vùng hiểm yếu thiên nhiên.
2. (Danh) Sự gì yên nguy, thành bại chưa thể biết trước được. ◎ Như: "mạo hiểm" xông pha sự bất trắc, chỗ hiểm nguy khó lường.
3. (Danh) Sự dự trù lo liệu trước để có điều kiện ứng phó khi gặp phải tai nạn bất ngờ (bảo hiểm). ◎ Như: "thọ hiểm" bảo hiểm nhân mạng, "xa hiểm" bảo hiểm tai nạn xe.
4. (Tính) Nguy, trắc trở. ◎ Như: "hiểm ải" nơi nguy hiểm, "hiểm đạo" đường trắc trở, nguy nan.
5. (Tính) Gian ác, âm độc, xảo quyệt, nguy hại. ◎ Như: "âm hiểm" âm độc, "hiểm trá" xảo trá, "gian hiểm" gian ác.
6. (Tính) Nguy cấp. ◎ Như: "hiểm cục" tình huống nguy cấp, "thoát li hiểm cảnh" thoát khỏi tình cảnh nguy cấp.
7. (Tính) Kì quái, mắc míu (nói về văn chương). ◎ Như: "hiểm kính" hay "hiểm tiễu" kì quái, không theo phép thường, khiến cho người xem phải ghê lòng sởn tóc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược đề quá ư tân xảo, vận quá ư hiểm, tái bất đắc hữu hảo thi, chung thị tiểu gia khí" , , , (Đệ tam thập thất hồi) Nếu ra đầu bài lắt léo quá, hạn vần hiểm hóc quá, thơ không thể nào hay được, rốt cuộc đâm ra gò bó, hẹp hòi.
8. (Phó) Suýt, xém, chút xíu nữa. ◎ Như: "hiểm bị hoạt mai" suýt bị chôn sống. ◇ Tây sương kí 西: "Hiểm hóa tố vọng phu thạch" (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết) Chút xíu nữa là hóa làm hòn đá vọng phu.

Từ điển Thiều Chửu

Hiểm trở. Nơi có nhiều sự ngăn trở khó đi lại gọi là hiểm. Như hiểm ải , hiểm yếu đều nói chỗ hình thế hiểm trở dễ giữ mà khó phá vào được.
② Sự gì yên hay nguy, thành hay hỏng chưa thể biết trước được đều gọi là hiểm. Như mạo hiểm không sợ gì nguy hiểm cứ việc tiến hành.
Hiểm hóc, gian hiểm, nói kẻ tiểu nhân đặt cách làm hại người vậy.
④ Không dễ dàng không như thường gọi là hiểm. Như văn chương kì quái không theo phép thường khiến cho người xem phải ghê lòng sởn tóc gọi là hiểm kính hay hiểm tiễu , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguy hiểm: Thoát khỏi cơn nguy hiểm;
Hiểm yếu, hiểm trở: Vùng hiểm yếu thiên nhiên;
Hiểm sâu, hiểm độc, hiểm hóc, gian hiểm, xảo quyệt: Thâm hiểm; Nham hiểm;
④ Suýt, suýt nữa, tí nữa: Anh ta suýt gặp chuyện không may (suýt chết).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn trở ngại — Độc ác, hại người — Một âm là Nghiễm. Xem Nghiễm.

Từ ghép 24

Từ điển trích dẫn

1. Xa xôi hiểm yếu. ◇ Bắc Tề Thư : "An Châu dân thị kì biên hiểm, bất tân vương hóa" , (Cao Thận truyện ) Dân An Châu dựa vào thế xa xôi hiểm yếu, không quy thuận giáo hóa của vua.
2. Chỗ hiểm yếu nơi biên giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất ở biên giới có địa thế khó khăn.
tái, tắc
Sāi ㄙㄞ, sài ㄙㄞˋ, sè ㄙㄜˋ

tái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỗ canh phòng ngoài biên ải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở, cách trở. ◎ Như: "đổ tắc" ngăn trở, "trở tắc" cách trở, "bế tắc" trở ngại không thông.
2. (Động) Lấp kín. ◇ Nguyễn Trãi : "Kình du tắc hải, hải vi trì" (Long Đại nham ) Cá kình bơi lấp biển, biển thành ao.
3. (Động) Nghẽn, kẹt. ◎ Như: "tắc xa" nghẽn xe, kẹt xe.
4. (Động) Đầy đủ, sung mãn. ◎ Như: "sung tắc" sung mãn.
5. (Động) Làm qua loa, cẩu thả. ◎ Như: "đường tắc" làm qua loa, "tắc trách" làm cẩu thả cho xong.
6. (Động) Bổ cứu. ◇ Hán Thư : "Kim thừa tướng, ngự sử tương dục hà thi dĩ tắc thử cữu?" , (Vu Định Quốc truyện ) Nay thừa tướng, ngự sử định lấy gì bù đắp cho điều lầm lỗi này?
7. (Danh) Bức che cửa. ◎ Như: "bình tắc" bức bình phong.
8. Một âm là "tái". (Danh) Đất hiểm yếu. ◇ Hán Thư : "Hung Nô đại phát thập dư vạn kị, nam bạng tái, chí Phù Hề Lư san, dục nhập vi khấu" , , , (Triệu Sung Quốc truyện ) Hung Nô đem đại quân hơn mười vạn kị binh, phía nam dựa vào đất hiểm yếu, đến Phù Hề Lư sơn, định vào cướp phá.
9. (Danh) Chỗ canh phòng ngoài biên giới. § Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là "tái thượng" . ◇ Đỗ Phủ : "Tái thượng phong vân tiếp địa âm" (Thu hứng ) Nơi quan ải, gió mây nối liền đất âm u.
10. (Động) Đáp trả tạ ơn thần minh. ◇ Hàn Phi Tử : "Tần Tương Vương bệnh, bách tính vi chi đảo. Bệnh dũ, sát ngưu tái đảo" , . , (Ngoại trữ thuyết hữu hạ ) Tần Tương Vương bệnh, trăm họ cầu đảo cho. Bệnh khỏi, giết bò tế đáp tạ ơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp kín.
② Ðầy dẫy.
③ Ðất hiểm yếu.
④ Bế tắc, vận bĩ tắc.
⑤ Một âm là tái. Chỗ canh phòng ở nơi ngoài ven nước gọi là tái. Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là tái thượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chỗ hiểm yếu (ở biên giới), chỗ canh phòng ngoài biên giới, biên ải: Cửa ải hiểm yếu, yếu địa, nơi xung yếu; Ngoài biên ải. Xem [sai], [sè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất xa, ngoài biên giới. Td: Biên tái — Một âm là Tắc. Xem Tắc — Họ người.

Từ ghép 7

tắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhét, nhồi, nút, bịt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở, cách trở. ◎ Như: "đổ tắc" ngăn trở, "trở tắc" cách trở, "bế tắc" trở ngại không thông.
2. (Động) Lấp kín. ◇ Nguyễn Trãi : "Kình du tắc hải, hải vi trì" (Long Đại nham ) Cá kình bơi lấp biển, biển thành ao.
3. (Động) Nghẽn, kẹt. ◎ Như: "tắc xa" nghẽn xe, kẹt xe.
4. (Động) Đầy đủ, sung mãn. ◎ Như: "sung tắc" sung mãn.
5. (Động) Làm qua loa, cẩu thả. ◎ Như: "đường tắc" làm qua loa, "tắc trách" làm cẩu thả cho xong.
6. (Động) Bổ cứu. ◇ Hán Thư : "Kim thừa tướng, ngự sử tương dục hà thi dĩ tắc thử cữu?" , (Vu Định Quốc truyện ) Nay thừa tướng, ngự sử định lấy gì bù đắp cho điều lầm lỗi này?
7. (Danh) Bức che cửa. ◎ Như: "bình tắc" bức bình phong.
8. Một âm là "tái". (Danh) Đất hiểm yếu. ◇ Hán Thư : "Hung Nô đại phát thập dư vạn kị, nam bạng tái, chí Phù Hề Lư san, dục nhập vi khấu" , , , (Triệu Sung Quốc truyện ) Hung Nô đem đại quân hơn mười vạn kị binh, phía nam dựa vào đất hiểm yếu, đến Phù Hề Lư sơn, định vào cướp phá.
9. (Danh) Chỗ canh phòng ngoài biên giới. § Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là "tái thượng" . ◇ Đỗ Phủ : "Tái thượng phong vân tiếp địa âm" (Thu hứng ) Nơi quan ải, gió mây nối liền đất âm u.
10. (Động) Đáp trả tạ ơn thần minh. ◇ Hàn Phi Tử : "Tần Tương Vương bệnh, bách tính vi chi đảo. Bệnh dũ, sát ngưu tái đảo" , . , (Ngoại trữ thuyết hữu hạ ) Tần Tương Vương bệnh, trăm họ cầu đảo cho. Bệnh khỏi, giết bò tế đáp tạ ơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp kín.
② Ðầy dẫy.
③ Ðất hiểm yếu.
④ Bế tắc, vận bĩ tắc.
⑤ Một âm là tái. Chỗ canh phòng ở nơi ngoài ven nước gọi là tái. Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là tái thượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấp kín, bịt: 窿 Lấp cái lỗ đi; Bịt chặt lỗ hổng;
② Nhét: Nhét quần áo vào ba lô;
③ Đầy rẫy;
④ Cái nút: Nút chai; Nút bần. Xem [sài], [sè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [sai] nghĩa ①;
② Bị tắc, bế tắc: Bí, tắc, bế tắc; Bị nghẹt; Nghẹt đường, kẹt xe. Xem [sai], [sài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bị lấp. Lấp lại — Không thông. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: Xuân sầu mang tắc thiên địa ( mối sầu xuân mênh mông lấp trời đất ) — Một âm là Tái. Xem Tái.

Từ ghép 14

cảnh
jǐng ㄐㄧㄥˇ

cảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đề phòng, phòng ngừa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Răn bảo, nhắc nhở. ◎ Như: "cảnh chúng" nhắc nhở mọi người, "cảnh cáo" răn bảo.
2. (Động) Phòng bị. ◎ Như: "cảnh bị" đề phòng.
3. (Động) Giác ngộ, tỉnh ngộ. ◎ Như: "đề cao cảnh giác" hết sức thức tỉnh trước hiểm nguy hoặc tình huống biến động. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Sảo năng cảnh tỉnh, diệc khả miễn trầm luân chi khổ" , (Đệ nhất hồi) Được cảnh tỉnh đôi chút, cũng có thể thoát khỏi nỗi khổ trầm luân.
4. (Tính) Nhanh nhẹn, mẫn tiệp. ◎ Như: "cơ cảnh" nhanh nhẹn.
5. (Tính) Tinh luyện, thâm thiết, xúc động lòng người (văn từ). ◎ Như: "cảnh cú" câu văn tinh luyện.
6. (Danh) Tin tức, tình hình nguy hiểm hoặc khẩn cấp. ◎ Như: "hỏa cảnh" báo động hỏa hoạn, "biên cảnh" tình huống nguy hiểmbiên giới, tin tức về sự nguy biến ở biên thùy.
7. (Danh) Nói tắt của "cảnh sát" . ◎ Như: "cảnh giao" cảnh sát giao thông.

Từ điển Thiều Chửu

① Răn bảo, lấy lời nói ghê gớm khiến cho người phải chú ý nghe gọi là cảnh. Như cảnh chúng răn bảo mọi người. Vì thế nên báo cáo những tin nguy biến ngoài biên thùy gọi là cảnh.
② Phòng bị trước. Ngày xưa vua đi ra đều cấm không cho ai đi lại để phòng sự phi thường gọi là cảnh tất . Nay các nơi đặt tuần phu hay đội xếp để phòng bị sự xảy ra cũng gọi là cảnh cả. Như tuần cảnh , cảnh sát , v.v.
③ Đánh thức.
④ Nhanh nhẹn.
⑤ Kinh hãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răn bảo, cảnh cáo: Cảnh giới;
② Báo động: Kéo còi báo động; Báo động cháy; Họ bắn mấy phát súng báo động;
③ Còi báo động: Còi báo động cháy đã vang lên;
④ Nhanh nhẹn: Anh ấy rất nhanh nhạy;
⑤ Cảnh sát, công an: Cảnh sát dân sự; Công an giao thông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răn ngừa — Báo trước để phòng giữ — Đánh thức dậy.

Từ ghép 21

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cửa đặt ở chỗ đất hiểm trở tại biên giới, làm cửa ngõ ra vào biên giới một nước.

quan ải

phồn thể

Từ điển phổ thông

nơi quan ải, nơi hiểm yếu

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất hiểm yếu ở biên giới, có đường dẫn vào nội địa. Bản dịch Chinh phụ ngâm có câu: » Bóng kì xí rợp ngoài quan ải «.

Từ điển trích dẫn

1. Thuyên dũ, khỏi bệnh. ◇ Lão Xá : "Tha tâm trung đích thương ngân tịnh một hữu bình phục" (Tứ thế đồng đường , Tam tứ ).
2. Bình tĩnh trở lại, làm cho bình tĩnh. ◇ Sử Kí : "Thái hậu văn chi, lập khởi tọa sôn, khí bình phục" , , (Lương Hiếu Vương thế gia ).
3. Dẹp yên, bình định. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quan Trung biên viễn, nhược quần tặc các y hiểm trở, chinh chi phi nhất nhị niên bất khả bình phục" , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Quan Trung ở vùng biên thùy xa xôi, nếu giặc cứ giữ vững những nơi hiểm yếu thì đánh đến một hai năm cũng không dẹp xong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở lại bình thường, ý nói khỏi bệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất Lũng tức tỉnh Cam Túc, đất Thục tức tỉnh Tứ Xuyên, hai vùng đất hiểm trở ở biên giới tây bắc Trung Hoa, nơi thường xảy ra nhiều trận chiến khốc liệt trong lịch sử Trung Hoa. Chỉ vùng đất nguy hiểm. Bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thanh có câu: » Rồi lại từ Đồ bàn Nam Ngãi lấy Phú Xuân mà thẳng tới Thăng Long, biết bao phen vũ pháo vân thê, đất Lũng Thục lăn vào nơi hiểm cố «.
tiều, tiểu, tưu
jiǎo ㄐㄧㄠˇ, jiū ㄐㄧㄡ, jiù ㄐㄧㄡˋ, qiū ㄑㄧㄡ, qiù ㄑㄧㄡˋ

tiều

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đầm sâu.
2. (Tính) Thanh tĩnh.
3. (Tính) Mát mẻ.
4. Một âm là "tiểu". (Tính) "Tiểu ải" trũng và hẹp. ◇ Tả truyện : "Tử chi trạch cận thị, tiểu ải hiêu trần" , (Chiêu Công tam niên ) Nhà ông gần chợ, thấp hẹp, ồn ào, bụi bặm.
5. § Cũng đọc là "tiều".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ao.
② Mát rượi.
② Một âm là tiểu. Tiểu ải đất trũng mà hẹp. Có khi đọc là chữ tiều.

tiểu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đầm sâu.
2. (Tính) Thanh tĩnh.
3. (Tính) Mát mẻ.
4. Một âm là "tiểu". (Tính) "Tiểu ải" trũng và hẹp. ◇ Tả truyện : "Tử chi trạch cận thị, tiểu ải hiêu trần" , (Chiêu Công tam niên ) Nhà ông gần chợ, thấp hẹp, ồn ào, bụi bặm.
5. § Cũng đọc là "tiều".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ao.
② Mát rượi.
② Một âm là tiểu. Tiểu ải đất trũng mà hẹp. Có khi đọc là chữ tiều.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đất lõm, đất trũng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất hiểm trở ở biên giới — Một âm là Tưu. Xem Tưu.

tưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái ao
2. mát rượi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái đầm sâu.
2. (Tính) Thanh tĩnh.
3. (Tính) Mát mẻ.
4. Một âm là "tiểu". (Tính) "Tiểu ải" trũng và hẹp. ◇ Tả truyện : "Tử chi trạch cận thị, tiểu ải hiêu trần" , (Chiêu Công tam niên ) Nhà ông gần chợ, thấp hẹp, ồn ào, bụi bặm.
5. § Cũng đọc là "tiều".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ao.
② Mát rượi.
② Một âm là tiểu. Tiểu ải đất trũng mà hẹp. Có khi đọc là chữ tiều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ao nhỏ;
② Mát rượi;
③ [Qiu] Sông Tưu (ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mát mẻ — Hết — Một âm là Tiểu. Xem Tiểu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.