thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. là
2. đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự đúng, điều phải. ◎ Như: "tự dĩ vi thị" tự cho là phải, "tích phi thành thị" sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng).
2. (Danh) Chính sách, kế hoạch, sự tình. ◎ Như: "quốc thị" chính sách quốc gia.
3. (Danh) Họ "Thị".
4. (Động) Khen, tán thành. ◎ Như: "thị cổ phi kim" khen xưa chê nay, "thâm thị kì ngôn" cho rằng điều đó rất đúng.
5. (Động) Là. ◎ Như: "tha thị học sanh" nó là học sinh.
6. (Động) Biểu thị sự thật tồn tại. ◎ Như: "mãn thân thị hãn" 滿 đầy mình mồ hôi.
7. (Động) Lời đáp: vâng, phải, đúng. ◎ Như: "thị, ngã tri đạo" , vâng, tôi biết.
8. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: đó, ấy. ◎ Như: "thị nhân" người ấy, "thị nhật" ngày đó. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh" , (Học nhi ) Phu tử đến nước đó, tất nghe chính sự nước đó.
9. (Liên) Do đó, thì. ◇ Quản Tử : "Tâm an thị quốc an dã, tâm trị thị quốc trị dã" , (Tâm thuật hạ ) Tâm an thì nước an vậy, tâm trị thì nước trị vậy.
10. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy, v.v. ◇ Luận Ngữ : "Thị tri tân hĩ" (Vi Tử ) Ông ấy biết bến đò rồi mà! § Ghi chú: "thị" thay cho Khổng Tử nói đến trước đó.
11. (Trợ) Dùng giữa câu, để đem tân ngữ ra trước động từ (có ý nhấn mạnh). ◎ Như: "duy lợi thị đồ" chỉ mưu lợi (mà thôi). § Ghi chú: trong câu này, "lợi" là tân ngữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, điều gì ai cũng công nhận là phải gọi là thị. Cái phương châm của chánh trị gọi là quốc thị .
② Ấy thế, lời nói chỉ định như như thị như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, đó là: Anh ấy là công nhân; Không biết thì cho là không biết, đó là biết vậy (Luận ngữ); Tôi là cha của người đàn bà gả chồng kia (Vương Sung: Luận hoành).【】thị phàm [shìfán] Như nghĩa ③;【】thị phủ [shìfôu] Có phải... hay không: Có sát thực tế hay không;【】thị dã [shìyâ] (văn) Đó là, là như thế vậy: Đánh lấy nước Yên mà dân nước Yên vui vẻ, thì đánh lấy. Người xưa đã có người làm thế rồi, đó là Võ vương vậy (Võ vương là như thế vậy) (Mạnh tử); Dứt hết rồi trở lại như lúc đầu, mặt trời mặt trăng là như thế vậy (Tôn tử binh pháp);【】 thị dĩ [shìyê] (văn) Lấy đó, vì vậy, vì thế: ? Tôi lấy đó làm lo (vì thế đâm lo), ông lại mừng tôi, vì sao thế? (Tả truyện)
② Có: 滿 Trên mình đẫm mồ hôi, mồ hôi nhễ nhãi;
③ Đó, đấy, ấy: 西 Đồ có cũ thật đấy, nhưng còn dùng được;
④ Thích hợp, đúng: Đến đúng lúc; Đặt đúng chỗ;
⑤ Bất cứ, phàm, hễ: Hễ là việc chung, mọi người đều phải quan tâm;
⑥ Đấy (dùng cho câu hỏi): ? Anh ngồi tàu thủy hay đi tàu hỏa đấy?;
⑦ Dùng làm tiếng đệm: ? Ai cho anh biết đấy?; Anh ấy không hiểu thật đấy; Trời rét thật;
⑧ Đúng, phải, hợp lí: Thực sự cầu thị; Anh ấy nói đúng;
⑨ Cái đó, cái ấy, việc đó, việc ấy, người đó, người ấy, đó, đấy, ấy, thế: Như thế; Ngày đó trời nắng tốt; Ông tôi chết vì việc đó, cha tôi cũng chết vì việc đó (việc bắt rắn) (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Người đó đã biết chỗ bến đò rồi (Luận ngữ); Đó là cách thi hành điều nhân vậy (Mạnh tử); Đây là nơi cây gươm của ta rơi xuống (Lã thị Xuân thu); Chiêu công đi tuần hành ở phương nam không trở về, quả nhân muốn hỏi về việc đó (Tả truyện). Xem [shìyâ] ở trên;
⑩ (văn) Như thế: Tấm lòng như thế là đủ để xưng vương với thiên hạ rồi (Mạnh tử);
⑪ (văn) Trợ từ giữa câu để đảo trí tân ngữ ra phía trước động từ: Ta chỉ chú trọng đến điều lợi (Tả truyện) (thay vì: ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấy là. Tức là — Đúng. Phải ( trái với sai quấy ). Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu: » Nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi «.

Từ ghép 29

lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ ở, nhà ở. ◇ Thi Kinh : "Tương Trọng tử hề, vô du ngã lí" , (Trịnh phong , Tương Trọng tử minh ) Xin chàng Trọng tử, Đừng trèo qua nhà em.
2. (Danh) Làng. § Ngày xưa, chỗ dân ở 25 nhà gọi là "lí".
3. (Danh) Xóm phường, hàng phố. ◎ Như: "lí hạng" ngõ xóm, "lân lí" hàng xóm.
4. (Danh) Quê hương, quê nhà. ◎ Như: "cố lí" quê cũ. ◇ Giang Yêm : "Cát từ nhẫn ái, li bang khứ lí" , (Biệt phú ) Dứt bỏ mẹ cha, lìa xứ xa quê.
5. (Danh) Lượng từ: dặm (đơn vị chiều dài). § Ngày xưa 360 bước là một dặm; ngày nay, "công lí" là một nghìn thước (1000 m).
6. (Danh) Bên trong. § Thông .
7. § Giản thể của , .

Từ ghép 25

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. làng xóm
2. dặm

Từ điển phổ thông

1. ở trong
2. lần lót áo

Từ điển Thiều Chửu

① Làng. Chỗ dân ở 25 nhà gọi là lí.
② Dặm, 360 bước là một dặm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớp vải lót bên trong (áo, chăn), lớp lót, mặt trái của vải vóc: Mặt trong vỏ chăn; Vải lót quần áo; Mặt này là trái;
② Phía trong: Nhà trong; Vòng trong;
③ Trong: Trong tay; Trong hòm; Nói bóng;
④ Nơi, bên, đằng, phía: Nơi đây; Bên kia; Đằng trước;
⑤ [Lê] (Họ) Lí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng xóm, hàng phố, láng giềng: Hàng xóm; Ngõ xóm;
② Quê hương: Quê nhà;
③ Xóm, làng (thời xưa gồm 25 nhà);
④ Dặm (500 mét);
⑤ [Lê] (Họ) Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làng nơi cư ngụ của nhiều gia đình trong vùng quê — Dặm đường. Td: Thiên lí (nghìn dặm). Chỗ ở. Nơi cư ngụ. Đoạn trường tân thanh có câu: "Sinh rằng lân lí ra vào, gần đây nào phải người nào xa xôi".

Từ ghép 4

trị, trực
zhí ㄓˊ

trị

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giá cao thấp của một vật — Xem Trực.

trực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "trực tuyến" đường thẳng.
2. (Tính) Thẳng thắn. ◎ Như: "trực tính tử" người thẳng tính.
3. (Tính) Không tư riêng, không thiên lệch. ◎ Như: "chính trực" ngay thẳng.
4. (Tính) Thẳng đờ, mỏi đờ. ◎ Như: "lưỡng nhãn phát trực" hai mắt đờ đẫn, "song thối cương trực" hai đùi cứng đờ.
5. (Động) Uốn thẳng, làm cho thẳng. ◎ Như: "trực khởi yêu lai" ưỡn thẳng lưng lên.
6. (Động) Hầu (để trực tiếp sai bảo). ◇ Kim sử : "Nhật nhị nhân trực, bị cố vấn" , (Ai Tông bổn kỉ thượng ) Mỗi ngày có hai người hầu trực, để sẵn sàng khi cần hỏi đến.
7. (Động) Giá trị. § Thông "trị" . ◇ Tô Thức : "Xuân tiêu nhất khắc trực thiên kim" (Xuân dạ thi ) Đêm xuân một khắc đáng giá nghìn vàng.
8. (Phó) Thẳng tới. ◎ Như: "trực tiếp" liên hệ thẳng, không qua trung gian.
9. (Phó) Chỉ, bất quá. ◇ Mạnh Tử : "Trực bất bách bộ nhĩ" (Lương Huệ Vương thượng ) Chẳng qua trăm bước vậy.
10. (Phó) Ngay, chính nên. ◇ Đỗ Thu Nương : "Hoa khai kham chiết trực tu chiết" (Kim lũ y ) Hoa nở đáng bẻ thì nên bẻ ngay.
11. (Phó) Một mạch, cứ, mãi. ◎ Như: "nhất trực tẩu" đi một mạch, "trực khốc" khóc mãi.
12. (Phó) Thực là. ◇ Trang Tử : "Thị trực dụng quản khuy thiên" (Thu thủy ) Thực là lấy ống dòm trời.
13. (Phó) Cố ý. ◇ Sử Kí : "Trực trụy kì lí di hạ" (Lưu Hầu thế gia) Cố ý làm rơi giày dưới cầu.
14. (Liên) Dù, mặc dù. ◇ Đỗ Mục : "Nhân sanh trực tác bách tuế ông, diệc thị vạn cổ nhất thuấn trung" , (Trì Châu tống Mạnh Trì tiền bối ) Đời người dù có làm ông già trăm tuổi, thì cũng là một cái nháy mắt trong vạn cổ mà thôi.
15. (Danh) Lẽ thẳng, lí lẽ đúng đắn. ◎ Như: "đắc trực" được lẽ ngay, được tỏ nỗi oan.
16. (Danh) Họ "Trực".

Từ điển Thiều Chửu

① Thẳng.
② Chính trực không có riêng tây gì.
③ Ðược lẽ thẳng, được tỏ nỗi oan ra gọi là đắc trực .
④ Thẳng tới, như trực tiếp thẳng tiếp.
⑤ Những, bất quá, dùng làm trợ từ, như trực bất bách bộ nhĩ (Mạnh Tử ) những chẳng qua trăm bước vậy.
⑥ Ngay, chính nên, như hoa khai kham chiết trực tu chiết hoa nở nên bẻ bẻ ngay.
⑦ Hầu.
⑧ Cùng nghĩa với chữ trị giá trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẳng, trực tiếp: Chiếc gậy này rất thẳng; Đến thẳng;
② Uốn thẳng, ưỡn thẳng: Ưỡn thẳng lưng lên;
③ Ngay thẳng, chính trực, trực: Chính trực, ngay thẳng;
④ Một mạch, mãi: Đi một mạch; Nói một mạch hàng giờ, nói mãi; Khóc mãi;
⑤ Cứng đờ, mỏi đờ: Tay cóng đờ; Mắt mỏi đờ;
⑥ Dọc: Viết theo hàng dọc; Chiều dọc 3 mét;
⑦ Thật (là): Tính nết thằng ấy thật chả khác gì trẻ con;
⑧ (văn) Cố ý, đặc biệt, có ý: (Ông già) cố ý làm rơi giày dưới cầu (Sử kí); 使 Án Anh này rất bất tiếu, nên mới chuyên đi sứ sang nước Sở (Án tử Xuân thu);
⑨ (văn) Chỉ: Chỉ không đầy trăm bước (Mạnh tử); Tôi chỉ đùa mà thôi (Hán thư);
⑩ (văn) Trực thuộc: Các tỉnh trực thuộc;
⑪ (văn) Đối mặt, gặp phải;
⑫ (văn) Trực ban, trực nhật;
⑬ (văn) Giá trị, tiền công (dùng như , bộ ): Nâng giá nó lên, tích trữ để bán giá cao (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑭ (văn) Lời lẽ chính xác, lí lẽ chính xác: Đem lí lẽ đúng nói với y, nhưng y không chịu sửa đổi (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑮ (văn) Dù, mặc dù: Đời người dù có làm ông già trăm tuổi, thì cũng là một cái nháy mắt trong vạn cổ mà thôi (Đỗ Mục: Tiết Châu tống Mạnh Trì Tiên bối);
⑯ (văn) Ngay, chính nên: Hoa nở bẻ được thì nên bẻ ngay (Đỗ Thu Nương: Kim lũ y);
⑰ [Zhí] (Họ) Trực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng ( không cong, gẫy ). Td: Cương trực — Không thiên lệch. Td: Trung trực — Thẳng tới, không qua trung gian nào. Td: Trực tiếp — Chờ đợi. Td: Túc trực — Tên người, tức Nguyễn Trực, 1417-1473, tự là Công Đĩnh, hiệu là Sư Liệu, người xã Bối khê huyện Thanh oai tỉnh Hà đông, đậu Trạng nguyên năm 1442, niên hiệu Đại bảo thứ 3 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Quốc tử giám Tế tửu, từng đi sứ Trung Hoa. Tác phẩm Hán văn có Sư liệu tập và Bối khê tập.

Từ ghép 35

du, dụ
yú ㄩˊ, yù ㄩˋ

du

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ. Thống khoái — Một âm là Dụ. Xem Dụ.

dụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói rõ
2. hiểu rõ
3. thí dụ, ví dụ
4. họ Dụ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói cho biết, bảo rõ. § Thông "dụ" . ◎ Như: "hiểu dụ" nói rõ cho hiểu, "cáo dụ" bảo cho biết.
2. (Động) Biết, hiểu rõ. ◎ Như: "gia dụ hộ hiểu" mọi nhà đều hiểu rõ, "bất ngôn nhi dụ" không nói mà biết. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi" , (Lí nhân ) Quân tử hiểu rõ về nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ về lợi.
3. (Động) Nói ví, dùng so sánh để nói cho dễ hiểu. ◇ Trang Tử : "Dĩ chỉ dụ chỉ chi phi chỉ, bất nhược dĩ phi chỉ dụ chỉ chi phi chỉ dã" , (Tề vật luận ) Lấy ngón tay mà ví dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay, sao bằng lấy cái không phải ngón tay để mà ví dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay.
4. (Danh) Họ "Dụ".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo rõ, như hãn thí nhi dụ nghĩa là kẻ khéo dạy thì nói ít mà vẫn dễ hiểu.
② Ví dụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói rõ: Dùng lí lẽ nói rõ cho biết;
② Hiểu rõ: Nhà nào cũng hiểu (biết) rõ; Nêu ít thí dụ mà vẫn hiểu rõ;
③ Thí dụ: Lấy... làm thí dụ;
④ [Yù] (Họ) Dụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho hiểu — Hiểu rõ — Vấn đề đưa ra để giúp người khác hiểu rõ vấn đề tương tự. Tức Thí dụ — Một âm là Du.

Từ ghép 3

chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

lân
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gần, kề
2. láng giềng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị khu vực làng xóm thời xưa, cứ năm nhà ở một khu gọi là "lân". ◇ Chu Lễ : "Ngũ gia vi lân, ngũ lân vi lí" , (Địa quan , Toại nhân ) Năm nhà là một xóm, năm xóm là một làng.
2. (Danh) Láng giềng, các nhà ở gần nhau. ◎ Như: "trạch lân" chọn láng giềng.
3. (Danh) Người thân cận. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Đức bất cô, tất hữu lân" : , (Lí nhân ) Khổng Tử nói: Người có đức thì không cô độc, tất có người kề cận giúp đỡ.
4. (Động) Tiếp cận, gần gũi. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Hắc Long giang bắc lân Nga La Tư" (Phú Tăng A ) Hắc Long giang phía bắc tiếp giáp Nga La Tư.
5. (Tính) Gần, sát, láng giềng. ◎ Như: "lân quốc" nước láng giềng, "lân cư" người láng giềng, "lân thôn" làng bên cạnh, "lân tọa" chỗ bên cạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Láng giềng. Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân. Như trạch lân chọn láng giềng, nước ở gần với nước mình gọi là lân quốc (nước láng giềng).
② Gần kề, tới. Như người sắp chết gọi là dữ quỷ vi lân gần kề với ma.
③ Kẻ giúp đỡ hai bên tả hữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng xóm, láng giềng: Hàng xóm chung quanh; Hàng xóm phía đông; Người láng giềng; Người láng giềng gần;
② Lân cận, bên cạnh: Nước lân cận; Huyện lân cận; Nhà bên cạnh; Ghế bên cạnh;
③ (văn) Gần kề: Gần kề với quỷ, sắp chết;
④ (văn) Người trợ giúp kề cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị hộ tịch thời xưa. Năm nhà ở gần nhau làm thành một Lân — Nước có chung ranh giới. Nước láng giềng — Gần gụi — Ở ngay sát bên — Chỗ hàng xóm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trộm nghe thơm nứt huơng lân. Một nền Đồng tước khóa xuân hai kiều «.

Từ ghép 14

tư tưởng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tư tưởng, ý nghĩ, ý kiến, suy nghĩ

Từ điển trích dẫn

1. Nhớ, nghĩ, hoài niệm. ◇ Tào Thực : "Ngưỡng thiên trường thái tức, Tư tưởng hoài cố bang" , (Bàn thạch thiên )
2. Đặc chỉ tương tư. ◇ Ngụy Thừa Ban : "Lộ lãnh thủy lưu khinh, Tư tưởng mộng nan thành" , (Tố trung tình , Từ ) Sương lạnh nước trôi nhẹ, Tương tư mộng khó thành.
3. Suy nghĩ, khảo lự. ◇ Lão tàn du kí : "Kị Trước Lư, ngoạn trước san cảnh, thật tại khoái lạc đắc cực, tư tưởng tố lưỡng cú thi, miêu mô giá cá cảnh tượng" , , , , (Đệ bát hồi).
4. Ý nghĩ, điều nghĩ, niệm đầu. ◇ Mao Thuẫn : "Thất bại đích cảm giác, bị khi phiến đích cảm giác, hỗn hợp trước báo phục đích phẫn hận, đột nhiên bành trướng khởi lai, khu tẩu liễu kì tha nhất thiết đích tư tưởng" , , , , (Dã tường vi , Đàm ).
5. Kết quả hoặc quá trình của tư duy. § Tức hiện tượng về ý thức, do tư lự và kinh nghiệm phát sinh (tiếng Pháp: pensée). ◎ Như: "nho gia tư tưởng" tư tưởng nhà nho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ ngợi — Điều nghĩ ra. Ý nghĩ.

giao hiếu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về hai quốc gia có liên hệ thân thiện, qua lại tốt đẹp với nhau. Cũng nói là Giao hảo.

giao hảo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Kết giao, giao vãng, qua lại lui tới với nhau. ◇ Hàn Dũ : "Thúc Văn diệc dục tự quảng bằng đảng, mật dữ giao hảo" , , , (Thuận Tông thật lục nhất ).
2. Qua lại tốt đẹp, hữu hảo, hữu thiện. ◇ Chu Lễ : "Chưởng bang quốc chi thông sự, nhi kết kì giao hiếu" , (Thu quan , Chưởng giao ).
3. Tình bạn bè, giao tình, hữu nghị.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.