duyệt
yuè ㄩㄝˋ

duyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xem xét
2. từng trải
3. tờ ghi công trạng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, kiểm nghiệm, thị sát. ◎ Như: "duyệt binh" xem xét binh lính tập luyện, "duyệt quyển" xem xét quyển bài.
2. (Động) Từng trải, trải qua, kinh qua. ◎ Như: "duyệt nhân đa hĩ" từng trải về con người nhiều rồi. ◇ Sử Kí : "Duyệt thiên hạ chi nghĩa lí đa hĩ" (Hiếu Văn bổn kỉ ) Trải qua nghĩa lí trong thiên hạ nhiều rồi.
3. (Động) Đọc, xem. ◎ Như: "duyệt báo" xem báo, "duyệt thư" đọc sách.
4. (Động) Dung dưỡng. ◇ Thi Kinh : "Ngã cung bất duyệt, Hoàng tuất ngã hậu?" , (Bội phong , Cốc phong ) Thân ta đây không được dung dưỡng, Thì sao mà còn thương xót đến những nỗi sau này của ta?
5. (Động) Bẩm thụ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tự cổ cập kim, kì danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ" , , (Chương 21) Từ xưa tới nay, tên đó không mất, (đạo) bẩm thụ muôn vật mà sinh ra.
6. (Động) Tóm, gom lại.
7. (Danh) § Xem "phiệt duyệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Xem xét. Như duyệt binh xem xét binh lính tập luyện thế nào, duyệt quyển xem xét quyển bài, v.v.
② Từng trải. Như duyệt nhân đa hĩ từng trải xem người nhiều rồi.
③ Phiệt duyệt (Xem chữ phiệt ).
④ Dong.
⑤ Bẩm thụ.
⑥ Tóm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đọc, xem, duyệt: Phòng đọc báo; Duyệt văn kiện;
② Xem xét, duyệt, kiểm điểm: Duyệt binh;
③ Kinh qua, từng trải: Lịch duyệt; Đợt làm thử đã qua ba tháng; Từng trải về con người nhiều rồi;
④ (văn) Tập hợp lại;
⑤ (văn) Vẻ ngoài, bề ngoài;
⑥【】 phiệt duyệt [fáyuè] (văn) Thế gia (dòng dõi có thế lực) ;
⑦ (văn) Bẩm thụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem xét tình hình quân đội — Nhìn qua — Trải qua.

Từ ghép 7

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

tống
sòng ㄙㄨㄥˋ

tống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đưa, cho, biếu
2. đưa tiễn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đưa đi, chở đi. ◎ Như: "vận tống" vận tải đi, "tống hóa" chở hàng hóa, "tống tín" đưa thư.
2. (Động) Đưa tiễn. ◎ Như: "tống khách" tiễn khách. ◇ Đỗ Phủ : "Gia nương thê tử tẩu tương tống, Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều" , (Binh xa hành ) Cha mẹ vợ con đưa tiễn, Cát bụi bay, không trông thấy cầu Hàm Dương.
3. (Động) Cáo biệt, từ bỏ. ◎ Như: "tống cựu nghênh tân" tiễn bỏ cái cũ đi, đón cái mới lại.
4. (Động) Đưa làm quà, biếu tặng. ◎ Như: "phụng tống" kính đưa tặng, "tha tống ngã nhất bổn thư" anh ấy tặng tôi một quyển sách.
5. (Động) Đưa chuyển. ◎ Như: "tống thu ba" đưa mắt (có tình ý, đầu mày cuối mắt).
6. (Động) Cung ứng, cung cấp. ◎ Như: "tống thủy" cung ứng nước, "tống điện" cung ứng điện.
7. (Động) Bỏ mạng. ◎ Như: "tống tử" lao vào chỗ chết, "tống mệnh" mất mạng.

Từ điển Thiều Chửu

① Đưa đi. Như vận tống vận tải đi.
② Tiễn đi. Như tống khách tiễn khách ra.
③ Đưa làm quà. Như phụng tống kính đưa tặng.
④ Vận tải đi, áp tải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa đi, chuyển đi, chở đi: Đưa thư; Thời vận đến thì gió thổi đưa đi tới gác Đằng vương;
② Tặng cho, biếu: Anh ấy tặng cho tôi một cây bút máy;
③ Tiễn: Ra ga tiễn khách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa đi — Đi theo. Td: Hộ tống — Tặng.

Từ ghép 29

triếp
zhé ㄓㄜˊ

triếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chuyên quyền, quyết đoán
2. ngay tức thì
3. thường, luôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ván hai bên xe ngày xưa.
2. (Danh) Họ "Triếp".
3. (Phó) Mỗi lần, thường thường, lần nào cũng vậy. ◇ Sử Kí : "Sở khiêu chiến tam hợp, Lâu Phiền triếp xạ sát chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Quân Sở ba lần khiêu chiến, mỗi lần đều bị Lâu Phiền bắn chết.
4. (Phó) Liền, tức thì, ngay. ◇ Đào Uyên Minh : "Hoặc trí tửu nhi chiêu chi, tạo ẩm triếp tận" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Có khi bày rượu mời ông, thì ông liền uống hết.

Từ điển Thiều Chửu

① Liền. Cứ lấy ý mình tự chuyên quyết đoán gọi là triếp. Như triếp dĩ vi bất khả liền cho là không được.
② Thường thường, luôn. Như triếp phục như thị thường tại thế luôn.
③ Tức thì, ngay.
④ Thời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (pht) (văn) Liền, thì, là: Nói gì thì nghe nấy; Cứ nghĩ đến việc cũ là hổ thẹn vô cùng; Liền cho là không được; Có khi bày rượu mời ông, thì ông vội uống liền hết ngay (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
② Cũng vẫn, vẫn cứ (biểu thị sự bất biến của động tác hoặc tình huống): Cũng vẫn cứ báo thù cho ông ấy (Sử kí: Du hiệp liệt truyện); Hoành không ngưỡng mộ quyền quý, chức quan của ông nhiều năm cũng vẫn không đổi (Hậu Hán thư: Trương Hoành liệt truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự chuyên, làm theo ý mình — Mỗi một — Bèn. Liền — Im lìm bất động.
quát, thích, trích, đích
dí ㄉㄧˊ, guā ㄍㄨㄚ, kuò ㄎㄨㄛˋ, shì ㄕˋ

quát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhanh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhanh, tấn tốc.
2. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
3. § Một dạng của chữ "thích" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tên người.
② Nhanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhanh.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy nhanh — Nhanh. Mau lẹ — Tên người, tức Cao Bá Quát, danh sĩ đời Nguyễn, không rõ năm sinh, hiệu là Chu Thần, người làng Phú thị huyện Gia lâm tỉnh Bắc Ninh Bắc phần Việt Nam, đậu Á nguyên kí thi Hương năm 1831, sau triều đình duyệt lại văn bài, đánh tụt xuống đậu hạn chót. Năm 1841 ông làm Hành tẩu bộ Lễ, sau đó làm Giáo thụ tại phủ Quốc oai tỉnh Sơn Tây. Năm 1854, theo Lê Duy Cự nổi loạn, được tôn làm quân sư. Cuối năm đó thua trận, bị giết cả ba họ. Tác phẩm Hán văn có Chu Thần thi tập. Tác phẩm văn Nôm có một số câu đối, hát nói và bài phú Tài tử đa cùng. Sinh thời, ông từng được vua Tự Đức khen rằng: » Văn như Siêu Quát vô tiền Hán « ( văn mà đến như văn của các ông Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, thì không có nhà Tiền Hán nữa ).

thích

giản thể

Từ điển phổ thông

đang lúc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhanh, tấn tốc.
2. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
3. § Một dạng của chữ "thích" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thích hợp, hợp: Thích nghi, thích hợp; Hợp ý;
② Dễ chịu, thích ý: Hơi thấy khó chịu; Mà là cái sở thích chung của tôi và bác (Tô Đông Pha: Tiền Xích Bích phú);
③ Vừa vặn, vừa lúc, đúng dịp: Vừa được thì thôi; Vừa lúc có con chim hạc lẻ loi bay ngang sông từ hướng đông tới (Tô Đông Pha: Hậu Xích Bích phú);
④ Mới, vừa mới: ? Vừa ở đâu đến đấy?; Vừa gặp; Nhà ta mới vừa làm xong (Tô Đông Pha). 【】thích tài [shìcái] (văn) Như [shìlái]; 【】thích gian [shìjian] (văn) Như [shìlái];【】thích lai [shìlái] (văn) Vừa, vừa mới, vừa rồi, mới vừa, ban nãy, hồi nãy: ? Vừa mới nhậu rượu thịt của ông ấy, há lại vô tình ư? (Sưu thần kí); Ta lúc nãy chỉ nghe tiếng của ngươi, không thấy thân ngươi (Tổ đường tập);
⑤ Đi, đến: Chẳng biết nghe theo ai, lừng khừng; Quyết bỏ mày đi, đi đến chốn vui kia (Thi Kinh);
⑥ (văn) Theo về;
⑦ (văn) Gả: Gả cho người;
⑧ (văn) Tốt đẹp;
⑨ (văn) Nếu: Nếu vua có lời nói, thì kíp nghe theo (Hàn Phi tử).

trích

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Trích giáng (như , bộ ): Giả Nghị vì bị giáng đã bỏ đi (Hán thư: Giả Nghị truyện).

đích

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Theo: Không theo vào đâu;
② Chính, lớn, con của vợ chính (dùng như , bộ ): Con chính, con trưởng; Chỗ ngủ chính.
liễn
niǎn ㄋㄧㄢˇ

liễn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. càng xe (chỗ cầm để kéo xe)
2. kéo xe
3. xe của vua

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xe dùng sức người kéo hoặc đẩy.
2. (Danh) Xe của vua đi. Cũng chỉ xe của quý tộc hoặc nhà giàu. ◇ Đỗ Phủ : "Chiêu Dương điện lí đệ nhất nhân, Đồng liễn tùy quân thị quân trắc" 殿, (Ai giang đầu ) Người bậc nhất của điện Chiêu Dương, Cùng xa giá theo nhà vua hầu hạ cạnh vua.
3. (Danh) Chỉ kinh thành, kinh đô. ◎ Như: "liễn hạ" chốn kinh sư, "liễn đạo" đường lối trong cung.
4. (Động) Ngồi xe, cỡi xe. ◇ Đỗ Mục : "Phi tần dắng tường, vương tử hoàng tôn, từ lâu hạ điện liễn lai ư Tần" , , 殿 (A phòng cung phú ) Các bà phi tần, thị nữ, các ông vương tử hoàng tôn dời lầu, xuống điện, cỡi xe về nhà Tần.
5. (Động) Chở, tải đi. ◇ Lí Thương Ẩn : "Công nhân tam ngũ bối, Liễn xuất thổ dữ nê" , (Tỉnh nê tứ thập vận ) Những người làm công ba, năm bọn, Chở ra đất với bùn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tay cái xe người kéo.
② Xe của vua đi gọi là liễn, nên chốn kinh sư gọi là liễn hạ , đường lối trong cung gọi là liễn đạo .
③ Kéo.
④ Chở, tải đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tay xe người kéo;
② Xe người kéo, xe vua đi;
③ Kéo;
④ Chở đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xe do người kéo — Ngồi xe mà đi — Chuyên chở bằng xe — Xe của vua đi. Td: Phượng liễn ( xe có hình chim phượng, dành riêng vua ngồi ).

Từ ghép 1

đổng
dǒng ㄉㄨㄥˇ, zhǒng ㄓㄨㄥˇ

đổng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên riêng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng gọi tắt của "đổng sự" (ủy viên ban giám đốc) hoặc "đổng sự trưởng" (giám đốc).
2. (Danh) § Xem "cổ đổng" .
3. (Danh) Họ "Đổng". ◎ Như: "Đổng Trác" .
4. (Động) Đốc trách, quản lí, coi sóc. ◇ Thư Kinh : "Đổng chi dụng uy" (Đại Vũ mô ) Dùng uy nghiêm đốc trách. ◇ Lục Cơ : "Đổng ngã tam quân" (Hán Cao Tổ công thần tụng ) Thống lĩnh ba quân.
5. (Động) Sửa cho ngay chính, khuông chánh. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuy tại lư lí, khái nhiên hữu đổng chánh thiên hạ chi chí" , (Sầm Chí truyện ) Tuy ở hương lí, thế mà lại có chí khuông chánh thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốc trách. Như đổng sự giữ quyền đốc trách công việc.
② Cốt đổng tạp nhạp láo nháo. Ðồ cổ gọi là cổ đổng hay cốt đổng .
③ Họ Ðổng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trông coi, đôn đốc, quản trị;
② Xem [gư dông];
③ [Dông] (Họ) Đổng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng chính đáng — Coi sóc, chỉnh đốn công việc — Đồ cổ. Cũng gọi là Cổ đồng — Họ người.

Từ ghép 5

bào
bào ㄅㄠˋ, páo ㄆㄠˊ

bào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đào, bới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đào, khoét. ◎ Như: "bào phần" giẫy mả, "bào đỗng" đào hang.
2. (Động) Giảm bớt (tiếng địa phương bắc Trung Quốc).
3. (Động) Trừ khử. § Thông "bào" .
4. (Động) Bào vụn, nạo vụn. § Thông "bào" . ◎ Như: "bào bì" nạo da.

Từ điển Thiều Chửu

① Giẫy, như bào phần giẫy mả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái bào: Lưỡi bào; Máy bào đầu trâu;
② Bào: Bào gỗ; Bào phẳng lì. Xem [páo].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái bào (để bào gỗ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cuốc, bới, đào, cào, giẫy: Cuốc đất; Đào hố; 西 Bới ra xem là cái gì; Giẫy mả;
② Trừ, ngoài: Mười lăm ngày trừ mất năm ngày, chỉ còn mười ngày thôi; Ngoài người già và trẻ con, nhà anh ấy chỉ có ba sức lao động. Xem [bào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bóc ra, lột ra — Nắm lấy.

Từ ghép 3

tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ ghép 1

tận

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, tận: Lấy không hết; Vô tận; Nghĩ hết mọi cách;
② Hết sức, vô cùng: Hết sức tốt đẹp. 【】tận lực [jìnlì] Tận lực, hết sức: Hết sức giúp đỡ mọi người;
③ Dốc hết, hết, tận: Dốc hết toàn lực; Tận tâm, hết lòng;
④ Làm tròn, tận: Làm tròn nghĩa vụ của mình; Tận trung;
⑤ Đều, toàn, hoàn toàn, hết, tất cả, hết thảy, suốt, mọi, đủ mọi: Trong vườn trồng rất nhiều cây, không thể kể hết ra được; Trong gian nhà nhỏ của anh ấy toàn là sách; Đây toàn là hàng ngoại; Nếm đủ mùi cay đắng; Mọi người đều biết; Bọn bề tôi ngăn cản công việc và làm hại những người có tài, hết thảy đều được làm vạn hộ hầu (Lí Lăng); Suốt tháng mười hai, trong quận không có một tiếng động (Hán thư). 【】tận giai [jìnjie] (văn) Tất cả đều, thảy đều, hết cả: Kĩ nữ ba trăm người, tất cả đều hạng quốc sắc (Lạc Dương già lam kí); Đất bằng và gò cao, đều làm ngập hết cả (Lã thị Xuân thu); 【】tận thị [jìnshì] Toàn bộ là, đều là: Toàn là sản phẩm mới; Quan san khó vượt, ai thương cho kẻ lạc đường; bèo nước gặp nhau, thảy đều là người đất khách (Vương Bột: Đằng vương các tự);
⑥【】đại tận [dàjìn] Tháng đủ 30 ngày; 【】 tiểu tận [xiăo jìn] Tháng thiếu (chỉ có 29 ngày). Xem [jên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết không còn gì. Thành ngữ năm cùng tháng tận — Tất cả — Cùng cực, không tới thêm được nữa — Ta còn hiểu là tới cùng, tới chỗ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay « — Chết. Td: Tự tận.

Từ ghép 40

đĩnh
dìng ㄉㄧㄥˋ

đĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thoi vàng, thoi bạc
2. con thoi dệt vải

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái choé, một thứ đồ làm bằng loài kim, có chân, để dâng các đồ nấu chín.
2. (Danh) Thoi, nén, thỏi (thuốc, kim loại). ◎ Như: "kim đĩnh" nén vàng, "chỉ thống đĩnh" viên thuốc chữa đau nhức. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na thị ngũ lượng đích đĩnh tử giáp liễu bán biên, giá nhất khối chí thiểu hoàn hữu nhị lưỡng ni" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) Đó là một thỏi năm lạng, đã cắt đi một nửa rồi, cục này ít nhất cũng phải hai lạng đấy.
3. (Danh) Giấy, lá thiếc làm giả như bạc đốt cúng người chết gọi là "đĩnh". ◎ Như: "minh đĩnh" bạc (giả) để đốt cúng cho người chết.
4. (Danh) Thoi dệt cửi, ống suốt.
5. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho vật có dạng hình khối: thoi, nén, thỏi, viên. ◎ Như: "nhất đĩnh mặc" một thỏi mực, "lưỡng đĩnh bạch ngân" hai nén bạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái choé, một thứ đồ làm bằng loài kim, có chân, để dâng các đồ nấu chín.
② Thoi vàng, thoi bạc. Có thoi nặng năm lạng, có thoi nặng mười lạng. Như kim đĩnh nén vàng.
③ Dùng lá thiếc làm giả như bạc đốt cho kẻ chết cũng gọi là đĩnh.
④ Tục gọi cái thoi dệt cửi là đĩnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nén, thỏi: Nén vàng; Nén bạc; Một thỏi mực;
② (dệt) Con suốt, ống suốt;
③ Viên (thuốc);
④ (văn) Cái choé (một đồ dùng thời xưa bằng kim loại, như cái đậu [xem , bộ ] nhưng có chân, để dâng tế các đồ nấu chín thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lò để nấu nướng, có ba chân.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.