Từ điển trích dẫn

1. Li bì không tỉnh. ◇ Bách dụ kinh : "Hữu nhất nhũ mẫu, bão nhi thiệp lộ, hành đạo bì cực, thụy miên bất giác" , , , (Tiểu nhi đắc hoan hỉ hoàn dụ ) Có một bà vú nuôi, bồng đứa con lặn lội trên đường, đi đường mệt mỏi hết sức, ngủ li bì không tỉnh.
2. Không hiểu ra, không tỉnh ngộ. ◇ Trần Lâm : "Nê trệ cẩu thả, một nhi bất giác" , (Hịch Ngô tướng giáo bộ khúc văn ) Câu nệ cẩu thả, không hề tỉnh ngộ gì cả.
3. Không nhận ra, không cảm thấy. ◇ Lưu Cơ : "Đãn tích cảnh vật giai, Bất giác đạo lộ trường" , (Vãn chí thảo bình dịch ) Vì yêu cảnh vật đẹp, Không cảm thấy đường dài.
4. Không biết, chẳng hay, không ngờ đến. ◇ Thủy hử truyện : "Bất giác nhẫm nhiễm quang âm, tảo quá bán niên chi thượng" , (Đệ nhị hồi) Chẳng hay thấm thoát tháng ngày, đã quá nửa năm.
5. Không ngăn được, không nhịn được. § Cũng như "bất câm" . ◇ Lí Lăng : "Thần tọa thính chi, bất giác lệ hạ" , (Đáp Tô Vũ thư ) Sáng ngồi nghe, không khỏi rớt nước mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự nhiên, không hiểu tại sao.
phiền
fán ㄈㄢˊ

phiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

buồn rầu, phiền muộn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Buồn lo, sầu khổ. ◎ Như: "phiền muộn" buồn rầu. ◇ Tây du kí 西: "Tha kiến ngã gia sự lao khổ, nhật thường phiền não" , (Đệ nhất hồi) Ông ấy thấy tôi cảnh nhà lao khổ, ngày thường buồn phiền.
2. (Tính) Nhàm, chán. ◎ Như: "phiền quyện" chán nản. ◇ Lỗ Tấn : "Trạm trước khán đáo tự kỉ phát phiền" (A Q chánh truyện Q) Đứng nhìn mãi đến phát chán.
3. (Tính) Rườm rà, lôi thôi, rắc rối, nhiều nhõi. § Thông "phồn" . ◎ Như: "phiền tạp" rắc rối, phiền phức. ◇ Hoài Nam Tử : "Pháp tỉnh tắc bất phiền" (Chủ thuật ) Phép tắc giảm bớt thì không rườm rà.
4. (Động) Làm nhọc lòng, nhọc sức. ◇ Chiến quốc sách : "Chánh giáo bất thuận giả bất khả dĩ phiền đại thần" (Tần sách nhất ) Chính giáo chưa thuận thì không thể làm phiền nhọc đại thần được.
5. (Động) Làm rầy, làm bận tới người khác (cách nói tôn trọng hoặc khách sáo). ◎ Như: "phiền nâm chuyển đạt" cảm phiền ông chuyển đạt giùm.

Từ điển Thiều Chửu

① Phiền (không được giản dị).
② Nhọc, nhờ người ra giúp hộ gọi là phiền.
③ Phiền não, buồn, việc nhiều không chịu nổi gọi là phiền muộn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phiền, bứt rứt: Bứt rứt trong lòng;
② Chán, nhàm: Những câu nói ấy nghe đã nhàm tai rồi;
③ Rườm rà, lôi thôi: Phiền phức;
④ Làm phiền: Việc này phải làm phiền anh thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu Bản dịch Chinh phụ ngâm khác có câu: » Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa, cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên « — Rối loạn, lộn xộn — Nhiều quá — Mệt nhọc — Ta còn hiểu là nhờ vả, làm rộn người khác.

Từ ghép 21

Từ điển trích dẫn

1. Mịt mờ, khó biết đích xác. ◇ Vương Ngao : "Thế hữu hoảng hốt bất khả tri giả tam: quỷ thần dã, thần tiên dã, thiện ác chi báo ứng dã" : , , (Chấn trạch trường ngữ , Tiên thích ).
2. Hoang mang, tâm thần không yên ổn. ◇ Đông Quan Hán kí : "Lệnh vi cuồng tật, hoảng hốt bất tự tri sở ngôn" , (Chất Uẩn truyện ).
3. Thình lình, bỗng chợt, thúc hốt. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Đế hốt ngộ kì dĩ tử, sất chi (...) hoảng hốt bất kiến, đế ngột nhiên bất tự tri, kinh quý di thì" , (...), , (Tùy Dương đế dật du Triệu Khiển ).
4. Hình dung nhanh chóng, tật tốc. ◇ Lí Bạch : "Kê minh xoát Yến bô mạt Việt, Thần hành điện mại niếp hoảng hốt" , (Thiên mã ca ).
5. Phảng phất, gần như. ◇ Diệp Thích : "Kì thụ lâm nham thạch, u mậu thâm trở, hoảng hốt cách trần thế" , , (Tống cố trung tán đại phu... ).
6. Khinh hốt.

Từ điển trích dẫn

1. Nhờn láo, không giữ phép tắc. ◇ Lí Mật : "Thần cụ dĩ biểu văn, từ bất tựu chức, chiếu thư thiết tuấn, trách thần bô mạn" , , , (Trần tình biểu ) Thần đã hai lần dâng biểu, từ tạ không tựu chức; chiếu thư nghiêm gấp, trách thần không tuân theo phép tắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trốn khách, không tuân lệnh trên.
mǎ ㄇㄚˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa. ◇ Nguyễn Du : "Thùy gia lão mã khí thành âm" (Thành hạ khí mã ) Con ngựa già nhà ai bỏ dưới bóng thành.
2. (Danh) Cái thẻ ghi số đếm. § Thông "mã" . Ghi chú: Chữ cổ viết là "mã" , là cái thẻ ngày xưa dùng ghi số trong trò chơi "đầu hồ" . Ngày nay, "mã" chỉ kí hiệu ghi số. ◎ Như: "hiệu mã" số hiệu.
3. (Danh) Kị binh. ◇ Bắc Tề Thư : "Thì (Thần Vũ quân) mã bất mãn nhị thiên, bộ binh bất chí tam vạn, chúng quả bất địch" ()滿, (Thần Vũ đế kỉ thượng ).
4. (Danh) Việc binh, vũ sự. ◇ Chu Lễ : "Hạ quan tư mã" (Hạ quan , Tự quan ).
5. (Danh) Họ "Mã".
6. (Động) Đóng ngựa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất xuất môn, cừu mã quá thế gia yên" , (Xúc chức ) Mỗi khi ra ngoài, mặc áo cừu đóng xe ngựa (sang trọng) còn hơn cả bậc thế gia.
7. (Động) Đè ép, áp chế (phương ngôn). ◇ Lí Cật Nhân : "Nã xuất thoại lai bả chúng nhân mã trụ" (Tử thủy vi lan , Đệ ngũ bộ phân thập tứ ).
8. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú (phương ngôn).
9. (Phó) Hình dung tỏ vẻ nghiêm khắc, giận dữ... (kéo dài mặt ra như mặt ngựa). ◇ Sa Đinh : "(Lão bà) thán khẩu khí thuyết: Khán nhĩ mã khởi trương kiểm" (): (Giảm tô ).
10. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "mã phong" ong vẽ, "mã đậu" đậu to.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngựa. Xem tướng ngựa phải xem răng trước, vì thế nên nói nhún số tuổi của mình cũng kêu là mã xỉ .
② Cái thẻ ghi số đếm.
③ Họ Mã.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngựa: Ngựa cái; Ngựa đực, ngựa giống. 【】mã loa [măluó] Con la;
② To, lớn: Ong vẽ, ong bắp cày;
③ (văn) Thẻ ghi số đếm;
④ [Mă] (Họ) Mã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngựa. Loài ngựa — Tên gọi đồng bạc của Đức quốc trước năm 2002, tức đồng Mã — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 69

á lạp ba mã 亞拉巴馬a lạp ba mã 阿拉巴馬an mã 鞍馬áo khắc lạp hà mã 奧克拉荷馬ba nã mã 巴拿馬ba nã mã vận hà 巴拿馬運河ban mã 斑馬ban mã 班馬bàn mã loan cung 盤馬彎弓binh mã 兵馬cạnh mã trường 競馬場cẩu mã 狗馬cẩu mã chi tâm 狗馬之心chỉ lộc vi mã 指鹿為馬cừu mã 裘馬dã mã 野馬dịch mã 驛馬đặc lạc y mộc mã 特洛伊木馬đằng mã 騰馬đọa mã 墮馬hạ mã 下馬hà mã 河馬hãn mã 汗馬khấu mã 叩馬khấu mã nhi gián 扣馬而諫khoái mã 快馬khuyển mã 犬馬kị mã 騎馬la mã 羅馬mã bằng 馬棚mã cách 馬革mã dũng 馬桶mã đề 馬蹄mã điệt 馬蛭mã hổ 馬虎mã huyền 馬蚿mã khắc 馬克mã lai 馬來mã lặc 馬勒mã lộ 馬路mã lực 馬力mã ngưu 馬牛mã phu 馬夫mã thủ dục đông 馬首欲東mã thượng 馬上mã tiên 馬鞭mã tiếu 馬哨mã vĩ 馬尾mã xa 馬車mẫu mã 母馬ngưu đầu mã diện 牛頭馬面nhân mã 人馬ô mã 烏馬phác mã 樸馬phì mã 肥馬phiến mã 扇馬phụ mã 駙馬quận mã 郡馬quận phò mã 郡駙馬song mã 雙馬tái ông thất mã 塞翁失馬tản mã 散馬tẩu mã 走馬thượng mã 上馬trại mã 賽馬tuấn mã 駿馬xa mã 車馬ỷ mã 倚馬ý mã 意馬

Từ điển trích dẫn

1. Trầm tĩnh trang trọng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thủy Tiên mạo thiếu á, nhi trầm trọng ôn khắc, mãn tọa khuynh đàm, duy bả tửu hàm tiếu nhi dĩ" , , 滿, (Phụng Tiên ) Thủy Tiên thì dung mạo kém hơn, nhưng có vẻ trầm tĩnh nghiêm trang, cả bàn cười nói ngả nghiêng mà nàng chỉ cầm chén rượu mỉm cười thôi.
2. Nặng (phân lượng lớn). ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Khán nhĩ khí sắc giá bàn quang thải, hành lí hựu giá bàn trầm trọng, đa phân hữu ta tiền sao" , , (Đỗ Tử Xuân tam nhập Trường An ).
3. Chậm chạp, vụng về. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Như nội hữu niên cao, cước thủ trầm trọng nhân viên, tịnh tật hoạn uông nhược bất kham phi đái, cập ngu tráng toàn vô tinh thần bất năng bộ hạt giả, tịnh khai tọa thân tấu" , , , , (Tấu khất giản duyên biên niên cao bệnh hoạn quân viên 沿).
4. Nặng, nguy hiểm, nghiêm trọng (trình độ cao, sâu). ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Hựu quá liễu nhất nhị niên, Trương lão hoạn bệnh, trầm trọng bất khởi" , , (Quyển tam tam).
5. Gánh nặng, trách nhiệm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân gia bồi trước nhĩ tẩu liễu nhị tam thiên lí đích lộ trình, thụ liễu tứ ngũ cá nguyệt đích tân khổ, nhi thả tại lộ thượng hựu thế nhĩ đam liễu đa thiểu đích kinh phạ trầm trọng" , , (Đệ lục thất hồi) Người ta đi với con hàng hai ba ngàn dặm, vất vả bốn năm tháng ròng, trên đường lại gánh vác thay cho con bao nhiêu hãi sợ trách nhiệm nặng nề.
đối
duì ㄉㄨㄟˋ

đối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cặp
2. đúng
3. quay về phía
4. trả lời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thưa, đáp. ◎ Như: "đối sách" trả lời câu hỏi.
2. (Động) Ứng đáp. ◎ Như: "vô ngôn dĩ đối" không trả lời được.
3. (Động) Cư xử, đối đãi. ◎ Như: "đối nhân thành khẩn" cư xử với người một cách tận tình.
4. (Động) Hướng về, chĩa vào. ◎ Như: "đối chúng tuyên ngôn" nói rõ trước mọi người, "tương đối vô ngôn" (hướng mặt) nhìn nhau không nói. ◇ Tào Tháo : "Đối tửu đương ca, Nhân sanh ki hà?" , (Đoản ca hành ) Hướng về chén rượu hãy hát, Đời người có là bao?
5. (Động) Thích ứng, tương hợp, tùy theo. ◎ Như: "đối chứng hạ dược" tùy theo bệnh mà cho thuốc.
6. (Động) So sánh, kiểm nghiệm. ◎ Như: "hiệu đối" so sánh, đối chiếu, "đối chỉ văn" kiểm tra dấu tay.
7. (Động) Điều chỉnh. ◎ Như: "đối hảo vọng viễn kính đích cự li" điều chỉnh cự li ống nhòm.
8. (Động) Pha thêm, chế thêm. ◎ Như: "trà hồ lí đối điểm nhi khai thủy" pha chút nước sôi vào ấm trà.
9. (Động) Lắp, tra, khớp vào nhau. ◎ Như: "bả môn đối thượng" lắp cửa vào.
10. (Động) Chống, chọi. ◎ Như: "nhất cá đối nhất cá" một chọi một.
11. (Danh) Người hay vật sóng với nhau thành một đôi. ◎ Như: "tha môn chánh hảo phối thành đối" họ thật là xứng đôi.
12. (Danh) Nói tắt của "đối liên" câu đối. ◎ Như: "đối tử" câu đối, "hỉ đối" câu đối mừng.
13. (Danh) Lượng từ: cặp, đôi. ◎ Như: "tam đối phu thê" ba cặp vợ chồng.
14. (Tính) Bên kia, trước mặt. ◎ Như: "đối ngạn" bờ bên kia, "đối phương" phe bên kia, phe nghịch.
15. (Tính) Đúng, phải, bình thường. ◎ Như: "số mục bất đối" con số không đúng, "thần sắc bất đối" sắc mặt không bình thường.
16. (Giới) Với, về, trước. ◎ Như: "đại gia đối tha giá kiện sự ngận bất mãn ý" 滿 mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn, "tha đối nhĩ thuyết thập ma?" nó nói gì với anh vậy?

Từ điển Thiều Chửu

① Thưa, đáp. Như đối sách trả lời câu người ta hỏi, đối phó ứng phó, v.v.
② Ðối, như đối chúng tuyên ngôn đối trước mọi người mà nói rõ, tương đối vô ngôn cùng đối nhau mà không nói gì. Ðến trước cửa tòa để quan hỏi kiện là đối chất .
③ Ðối, hai bên sóng với nhau, gọi là đối. Như đối liên câu đối.
④ Hợp, sự gì không hợp lẽ gọi là bất đối .
⑤ Xét lại, như hiệu đối so sánh xét lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp, trả lời: Không trả lời được;
② Đối đãi, đối phó, chọi: Đối việc chứ không đối người; Tùy bệnh cắt thuốc; Một chọi một; Dao chọi với dao, súng chọi với súng;
③ Hướng về, đứng trước, trước, đối diện, đối mặt, nhắm vào: Soi gương vuốt lại mái tóc; Nói rõ trước mọi người; Đối mặt nhau không nói gì;
④ Lẫn nhau, qua lại: 調 Chuyển đổi lẫn nhau;
⑤ Bên kia, đối địch: Bờ bên kia; Gây chống đối, làm khó dễ;
⑥ Sóng đôi (khiến hai vật phối hợp hoặc tiếp xúc với nhau): Đối câu đối; Lắp cửa vào; Cho tôi xin tí lửa;
⑦ Phù hợp, thích hợp: Ăn ý; Hoàn toàn thích hợp; Đôi bên càng nói càng vừa lòng nhau; Không hợp lẽ;
⑧ Đối chiếu lại: Hiệu đính; Đối chiếu ảnh; Đối chiếu nét chữ; Đối chiếu số;
⑨ Điều chỉnh: Điều chỉnh cự li ống dòm;
⑩ Đúng: Anh nói rất đúng; Đúng, cứ thế mà làm; Con số không đúng;
⑪ Pha: Pha tí nước sôi vào ấm trà;
⑫ Chia đôi: Một nửa; Một phần hai tờ giấy; Bửa (bổ, chẻ) đôi;
⑬ Câu đối: Câu đối mừng; Câu đối ngũ ngôn;
⑭ (loại) Đôi, cặp: Đôi chim khách; Một cặp lọ hoa; Đôi vợ chồng gương mẫu;
⑮ (gt) Đối với, cho, về, trước: Quyết không khuất phục trước khó khăn; Mỗi lời anh nói đều có gợi ý cho tôi; 滿 Mọi người rất không hài lòng về việc ấy của hắn. 【】đối vu [duìyú] Đối với, về...: Đối với (về) vấn đề đó mọi người đều nhất trí; Tôi rất thích học môn toán; Về việc học tập cổ Hán ngữ, phải hết sức coi trọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trả lời. Chẳng hạn Đối đáp — Hướng về. Xoay mặt vào với nhau. Chẳng hạn Đối diện — Nghịch nhau. Chẳng hạn Đối đầu ( ghét nhau, không thuận ) — Hợp nhau. Thành đôi, thành cặp — Một đôi, một cặp — Ngang bằng với nhau — Lối văn đặc biệt, gồm hai câu nhang bằng nhau. Ta cũng gọi là câu đối — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là đúng. Chẳng hạn Bất đối ( sai, không đúng ).

Từ ghép 43

Từ điển trích dẫn

1. Cuộc gặp gỡ lạ lùng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Thụy thính liễu giá thoại, tái tưởng bất đáo kim nhật đắc giá cá kì ngộ, na thần tình quang cảnh nhất phát bất kham nan khán liễu" , , (Đệ thập nhất hồi) Giả Thụy nghe nói thế, lại tưởng hôm nay có được cuộc gặp gỡ lạ lùng, thần sắc tình cảnh trông thật là khó coi cho nổi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuộc gặp gỡ lạ lùng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân đi «.

Từ điển trích dẫn

1. Năm màu chính, gồm "thanh, hoàng, xích, bạch, hắc" , , , , (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen). ☆ Tương tự: "ngũ thải" .
2. Phiếm chỉ các loại màu sắc.
3. Thần sắc. ◎ Như: "ngũ sắc vô chủ" thần sắc bất định.
4. Đông y chỉ năm thứ khí sắc phản ánh của năm tạng trên mặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu chính, gồm Hắc, Bạch, Hoàng, Thanh và Hồng, tức đen, trắng, vàng, xanh và đỏ.

Từ điển trích dẫn

1. Không dệt được đường vằn cho sợi ngang sợi dọc trên khung cửi. § Cũng nói là "bất thành chương" . ◇ Tào Thực : "Minh thần bỉnh cơ trữ, Nhật trắc bất thành văn" , (Tạp thi ) Sớm mai cầm khung cửi, Ngày xế chẳng dệt được gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không viết ra thành câu. Chẳng hạn Bất thành văn hiến pháp ( hiến pháp được nhìn nhận theo tục lệ, không được viết ra ) — Câu văn hư, viết không nên văn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.