phế
fèi ㄈㄟˋ

phế

phồn thể

Từ điển phổ thông

bỏ đi, phế thải

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không dùng được nữa, hư hỏng, bị bỏ đi, tàn tật. ◎ Như: "phế vật" vật không dùng được nữa, "phế tật" bị tàn tật không làm gì được nữa.
2. (Tính) Hoang vu.
3. (Tính) Bại hoại, suy bại.
4. (Tính) To, lớn.
5. (Động) Bỏ, ngưng, trừ bỏ. ◎ Như: "phế trừ" trừ bỏ, "phế chỉ" ngưng bỏ. ◇ Luận Ngữ : "Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế" (Ung Dã ) , Kẻ không đủ sức, giữa đường bỏ dở.
6. (Động) Truất miễn, phóng trục.
7. (Động) Nép mình xuống (vì sợ...). ◇ Sử Kí : "Hạng Vương âm ác sất trá, thiên nhân giai phế" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hạng Vương khi hò hét, quát tháo, nghìn người đều nép mình không dám ho he.
8. (Động) Khoa đại.
9. (Động) Giết.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ đi.
② Phế tật kẻ bị tàn tật không làm gì được nữa.
③ Vật gì không dùng được nữa đều gọi là phế vật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bãi bỏ, phế bỏ, bỏ dở: Bãi bỏ; Không nên làm nửa chừng bỏ dở;
② Bỏ đi, phế thải, vô dụng: Giấy lộn, giấy bỏ đi; Sắt rỉ, sắt vụn;
③ Tàn phế: Tàn tật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng lại. Không làm nữa — Bỏ đi không dùng tới. Td: Hoang phế — Hư nát. Sa sút. Suy kém.

Từ ghép 26

trạng
zhuàng ㄓㄨㄤˋ

trạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. trạng (người đỗ đầu kỳ thi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình dạng, dáng. ◎ Như: "kì hình quái trạng" hình dạng quái gở.
2. (Danh) Vẻ mặt, dong mạo. ◇ Liệt nữ truyện : "Kì trạng mĩ hảo vô thất" (Trần nữ Hạ Cơ ).
3. (Danh) Tình hình, tình huống. ◎ Như: "bệnh trạng" tình hình của bệnh, "tội trạng" tình hình tội.
4. (Danh) Công trạng, công tích. ◇ Hán Thư : "Nghị tự thương vi phó vô trạng, thường khốc khấp" , (Giả Nghị truyện ).
5. (Danh) Lễ mạo, sự tôn trọng. ◇ Sử Kí : "Chư hầu lại tốt dị thì cố dao sử truân thú quá Tần Trung, Tần Trung lại tốt ngộ chi đa vô trạng" 使, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đám sĩ tốt của chư hầu trước kia đi thú lao dịch qua đất Tần Trung, nay quân sĩ ở Tần Trung phần nhiều đều ngược đãi họ (đối đãi không đủ lễ mạo).
6. (Danh) Bài văn giải bày sự thực để kêu với thần thánh, vua quan. ◇ Thủy hử truyện : "Bán nguyệt chi tiền, dĩ hữu bệnh trạng tại quan, hoạn bệnh vị thuyên" , , (Đệ nhị hồi) Nửa tháng trước, đã có đơn trình quan là bị bệnh, (hiện nay) bệnh tật chưa khỏi.
7. (Danh) Văn chương tự thuật.
8. (Danh) Chỉ văn kiện khen thưởng, ủy nhiệm, v.v.
9. (Danh) Tiếng đặt cuối thư, sớ, hành trạng... (ngày xưa). ◎ Như: "... cẩn trạng" ....
10. (Danh) Chỉ thư từ.
11. (Danh) Đơn kiện. ◎ Như: "tố trạng" đơn tố cáo. ◇ Lỗ Tấn : "Tạo phản thị sát đầu đích tội danh a, ngã tổng yếu cáo nhất trạng" , (A Q chánh truyện Q) Làm phản là tội chém đầu đó a, tao sẽ đưa một tờ đơn tố cáo.
12. (Động) Kể lại, trần thuật. ◇ Nguyên Chẩn : "Sa môn Thích Huệ Kiểu tự trạng kì sự" (Vĩnh Phúc tự thạch bích , Pháp Hoa kinh , Kí ).
13. (Động) Miêu tả, hình dung. ◎ Như: "văn tự bất túc trạng kì sự" không bút nào tả xiết việc này.
14. (Tính) Giống, tựa như. ◇ Ti Không Thự : "Thanh thảo trạng hàn vu, Hoàng hoa tự thu cúc" , (Tảo xuân du vọng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Hình trạng (dáng). Tình hình, nhṅư công trạng , tội trạng (tình hình tội), v.v.
② Hình dong ra, như trạng từ lời nói hình dong tỏ rõ một sự gì.
③ Bài trạng, bài văn giải bày sự thực để kêu với thần thánh vua quan gọi là trạng. Cái đơn kiện cũng gọi là trạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình, hình dáng, hình dạng: Hình dạng quái gở;
② Tình hình, tình trạng: Bệnh tình; Tình trạng;
③ Tả, kể: Không bút nào tả xiết việc này;
④ Bằng, giấy, thư: Bằng khen, giấy khen; Giấy ủy nhiệm; Thư tín dụng;
⑤ (cũ) Bài trạng (để giãi bày sự thực về một việc gì với thần thánh vua quan);
⑥ (cũ) Đơn kiện: Đơn tố cáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẻ, cái hình dáng hiện ra bên ngoài. Td: Hình trạng — Kể ra. Td: Cáo trạng — Tờ giấy viết ra điều muốn xin, muốn nói — Trùm lên. Xem Trạng nguyên.

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. "Khái" cái gạt, khí cụ đong lường ngũ cốc ngày xưa, dùng để gạt ngang. Vì thế "nhất khái" chỉ cùng một tiêu chuẩn.
2. Tương đồng, nhất dạng, nhất luật. ◇ Cố Viêm Vũ : "Ngã hành chí bắc phương, Sở kiến giai nhất khái" , (Ngọc Điền đạo trung ).
3. Một điểm, một phương diện. ◇ Hoài Nam Tử : "Tự lạc ư nội, vô cấp ư ngoại, tuy thiên hạ chi đại, bất túc dĩ dịch kì nhất khái" , , , (Thuyên ngôn ) Tự vui trong lòng, không vội gấp ở ngoài, thì tuy thiên hạ lớn là thế, cũng không đủ làm thay đổi một điểm nhỏ.
4. Toàn bộ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiểu đích môn chỉ tại Lâm Kính môn ngoại tí hậu, lí đầu đích tín tức nhất khái bất tri" , (Đệ thập lục hồi) Chúng con chỉ đứng chờ ở ngoài triều phòng thôi, tin tức trong ấy không biết gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tất cả. Nói chung.

Từ điển trích dẫn

1. Đạo lí lớn, chính đạo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô thủy hưng đại nghĩa, vi quốc trừ tặc" , (Đệ lục hồi).
2. Yếu nghĩa trong kinh sách. ◇ Đỗ Dự : "Nhiên Lưu Tử Tuấn Sáng thông đại nghĩa, ... giai tiên nho chi mĩ giả dã" 駿, ... (Xuân Thu Tả Thị truyện tự ).
3. Nghĩa vợ chồng. ◇ Tần Gia : "Kí đắc kết đại nghĩa, hoan lạc khổ bất túc" , (Tặng phụ thi , Chi nhị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẽ phải to lớn, chánh đáng.

Từ điển trích dẫn

1. Mỡ béo. ◇ Vương Sung : "Hữu cốt vô nhục, chi du bất túc" , (Luận hành , Lượng tri ).
2. Tỉ dụ giàu có, nhiều tiền của.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng như Chi cao .

Từ điển trích dẫn

1. Vật nhỏ nhặt làm vướng mắc, nghẽn tắc.
2. Làm cho vướng mắc, nghẽn tắc.
3. Tỉ dụ những oán hận, bất mãn hoặc không thích ý chất chứa trong lòng. ◇ Tô Thức : "Kim đắc lai giáo, kí bất kiến khí tuyệt, nhi năng dĩ đạo tự khiển, vô ti phát giới đế" , , , (Dữ Vương Định Quốc thư ).
4. Lo nghĩ tới, bận tâm, lưu tâm. ◇ Quách Mạt Nhược : "Ngã thụ vũ nhục thị ti hào dã bất giới đế đích, ngã thị bất nhẫn khán kiến ngã môn đích tổ quốc, tựu bị na vô lại tiểu thâu thâu liễu khứ nha!" , , (Khuất Nguyên , Đệ tứ mạc).
5. Đánh động, xúc động. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Tăng Điểm thị tuy Nghiêu, Thuấn sự nghiệp diệc ưu vi chi, mạc chỉ thị Nghiêu, Thuấn sự nghiệp diệc bất túc dĩ giới đế kì tâm phủ?" , ? (Quyển thập lục).

Từ điển trích dẫn

1. Sự việc nhỏ nhoi. ◇ Hán Thư : "Trẫm truy niệm tiền sự, bạc vật tế cố, mưu thần kế thất, giai bất túc dĩ li côn đệ chi hoan" , , , (Hung nô truyện thượng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật mỏng và lí do nhỏ nhoi. Chỉ sự việc nhỏ nhen, không đáng lưu tâm.

Từ điển trích dẫn

1. Đất ở ngoài thành, nơi xa xôi hẻo lánh.
2. Chỉ người ở làng quê, hương dã.
3. Bỉ lậu thô tục. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Nam Xương nhân tình, bỉ dã hữu dư, xảo trá bất túc" , , (Đệ bát hồi) Thói đời người ta ở Nam Xương, xấu xa hèn hạ có thừa, nhưng chưa đủ gọi là xảo trá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thô tục quê mùa.

Từ điển trích dẫn

1. Hết cả, dùng hết. ◎ Như: "tha cùng kiệt tâm lực tưởng yếu hoàn thành giá kiện công trình" .
2. Cùng khốn, bần cùng. ◇ Tấn Thư : "Thần bộc giả cùng kiệt nhi bất túc" (Ẩn dật truyện , Lỗ Bao ) Kẻ tôi này bần cùng thiếu thốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết sạch, không còn gì.

Từ điển trích dẫn

1. Nghèo nàn túng thiếu, bần khốn. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố quốc vô cửu niên chi súc, vị chi bất túc; vô lục niên chi tích, vị chi mẫn cấp; vô tam niên chi súc, vị chi cùng phạp" , ; , ; , (Chủ thuật ) Cho nên nước không có dự trữ đủ dùng chín năm, gọi là "không đủ"; không có dự trữ đủ dùng sáu năm, gọi là "lo gấp"; không có dự trữ đủ dùng ba năm, gọi là "nghèo túng".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghèo nàn túng thiếu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.