đặc
tè ㄊㄜˋ

đặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con trâu đực
2. riêng biệt, đặc biệt, khác hẳn mọi thứ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đực (giống). ◎ Như: "đặc ngưu" trâu đực, "đặc sinh" muông sinh đực.
2. (Tính) Khác hẳn, vượt hơn bình thường. ◎ Như: "đặc thù" riêng biệt, "đặc sắc" sắc thái riêng, "đặc sản" sản phẩm đặc biệt, "đặc quyền" quyền lợi đặc biệt, "đặc tính" tính chất riêng, "đặc trưng" vẻ đặc biệt, "đặc giá" giá đặc biệt.
3. (Phó) Chuyên, riêng cho một sự gì. ◎ Như: "đặc thị" bảo riêng về một điều gì. ◇ Tây du kí 西: "Đặc lai tầm nhĩ" (Đệ nhị hồi) Riêng đến tìm ngài.
4. (Phó) Chỉ. ◎ Như: "bất đặc thử dã" không phải chỉ có thế, không những thế.
5. (Phó) Suông, không. ◇ Hàn Phi Tử : "Tam quốc cố thả khứ hĩ, ngô đặc dĩ tam thành tống chi" , (Nội trữ thuyết thượng thất thuật ) Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi.
6. (Danh) Con thú được ba tuổi.
7. (Danh) Đôi lứa. ◇ Thi Kinh : "Đãm bỉ lưỡng mao, Thật duy ngã đặc" , (Dung phong , Bách chu ) Tóc rủ hai trái đào, Thật là bạn lứa của ta.
8. (Danh) Gián điệp, đặc vụ. ◎ Như: "phòng đặc" phòng ngừa gián điệp phá hoại.

Từ điển Thiều Chửu

① Con trâu đực.
② Một muông sinh gọi là đặc.
③ Riêng một, như đặc lập độc hành đi đứng một mình, ý nói không a dua theo ai vậy.
④ Khác hẳn, cái gì khắc hẳn mọi người đều gọi là đặc, đặc sắc , đặc biệt , v.v.
⑤ Chuyên một sự gì mà đặt cũng gọi là đặc, như đặc thị bảo riêng về một điều gì.
⑥ Những.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trâu đực;
② Đặc biệt, càng: Giày cỡ to đặc biệt; Nay thiên hạ vẫn còn chưa định yên, lúc này đặc biệt (càng) là lúc cần phải gấp cầu người tài đức (Tam quốc chí);
③ Riêng, chuyên, đặc biệt: Đi đứng một mình (không a dua theo ai); Dặn bảo riêng về điều gì; Hà Đông là quận tay chân của tôi, nên tôi mới đặc biệt vời ông đến (Sử kí). 【】đặc biệt [tèbié] Đặc biệt, khác thường, rất đỗi: Nhất là; Giọng anh ấy rất đặc biệt; Quĩ dự trữ đặc biệt; Đại hạ giá đặc biệt; Pháp nhân đặc biệt; Cổ tức đặc biệt; Nhập khẩu đặc biệt; Quyền rút tiền đặc biệt (SDR); Tài khoản đặc biệt; 【】đặc địa [tèdì] Riêng, chuyên, đặc biệt: Chúng tôi đặc biệt đến thăm nơi đây; 【】đặc vị [tèwèi] Như ; 【】đặc ý [tèyì] Xem ;
④ (văn) Chỉ, riêng, những: Không phải chỉ có thế, không những thế; Ông thôi đi, tôi chỉ giỡn thôi mà (Hán thư);
⑤ (văn) Suông, không... vô ích: Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi (Hàn Phi tử);
⑥ Đặc vụ (gọi tắt): Phòng ngừa đặc vụ; Thổ phỉ và đặc vụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con trâu đực — Loài thú được bốn tuổi gọi là Đặc — Riêng rẽ. Riêng ra, không giống với xung quanh — Vượt lên trên.

Từ ghép 37

Từ điển trích dẫn

1. Một thứ tư vị. ◇ Trịnh Trân : "Quân khán nhập phẩm hoa, Chi cán tất tiên dị; Hựu khán phong nhưỡng mật, Vạn nhị đồng nhất vị" , ; , (Luận thi kì chư sanh thì đại giả tương chí ).
2. Chuyên nhất, một niềm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim nhất vị hiếu đạo, chỉ ái thiêu đan luyện hống, dư giả nhất khái bất tại tâm thượng" , , (Đệ nhị hồi) (Ông ta) nay một niềm mộ đạo, chỉ thích nấu đan luyện thuốc, ngoài ra không để ý đến việc gì khác.
3. Chỉ có một món ăn. ◇ Tô Thức : "Gian nan sanh lí trách, Nhất vị cảm chuyên hưởng" , (Vũ hậu hành thái ).
4. Ý nói vị cam lồ, chỉ có một không hai (trong kinh Phật). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Như Lai thuyết pháp, nhất tướng nhất vị" , (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ).
5. Chỉ cứ, một mực. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Lí Tham Quân bất khẳng thuyết thoại, chỉ thị nhất vị khốc" , (Quyển tam thập).
6. Một thứ thuốc (Trung y). ◇ Lỗ Tấn : "Tiên tiền hữu nhất cá bệnh nhân, bách dược vô hiệu; đãi đáo ngộ kiến liễu thập ma Diệp Thiên Sĩ Tiên Sanh, chỉ tại cựu phương thượng gia liễu nhất vị dược dẫn: ngô đồng diệp" , ; , : (Triêu hoa tịch thập , Phụ thân đích bệnh ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ lòng dạ không thay đổi ( như món ăn chỉ có một mùi vị mà thôi ).
cấu
gòu ㄍㄡˋ

cấu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. làm ra, tạo ra, xây dựng
2. tác phẩm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dựng nhà, cất nhà. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Thang Trấn Đài dã bất đáo thành lí khứ, dã bất hội quan phủ, chỉ tại lâm hà thượng cấu liễu kỉ gian biệt thự" , , (Đệ tứ thập tư hồi).
2. (Động) Dựng lên, kiến lập. ◇ Lương Thư : "Vương nghiệp triệu cấu" (Thái Đạo Cung truyện ) Sự nghiệp vua bắt đầu kiến lập.
3. (Động) Gây nên, tạo thành. ◎ Như: "cấu oán" gây ra oán hận.
4. (Động) Vận dụng, xếp đặt, sáng tác (thi văn). ◎ Như: "cấu tứ" vận dụng, xếp đặt ý tứ làm văn.
5. (Động) Mưu tính, đồ mưu. ◇ Hoài Nam Tử : "Trụ hải Mai Bá, Văn Vương dữ chư hầu cấu chi" , (Thuyết lâm huấn ) Vua Trụ băm thịt Mai Bá, Văn Vương mưu với chư hầu (diệt Trụ).
6. (Động) Hãm hại, vu hãm. ◎ Như: "cấu hãm" hãm hại. ◇ Tả truyện : "Tuyên Khương dữ Công Tử Sóc cấu Cấp Tử" (Hoàn Công thập lục niên ).
7. (Động) Châm chọc, phân chia, li gián. ◇ Lí Khang : "Đắc thất bất năng nghi kì chí, sàm cấu bất năng li kì giao" , (Vận mệnh luận ) Được mất không làm nghi ngờ ý chí của mình, gièm pha chia rẽ không làm xa cách bạn bè của mình.
8. (Danh) Nhà, kiến trúc.
9. (Danh) Cơ nghiệp, nghiệp tích. ◇ Tân Đường Thư : "Tử năng thiệu tiên cấu, thị vị tượng hiền giả" , (Lục Tượng Tiên truyện ).
10. (Danh) Tác phẩm (văn học nghệ thuật). ◎ Như: "giai cấu" giai phẩm, "kiệt cấu" kiệt tác.
11. (Danh) Cấu trúc, cấu tạo. ◎ Như: "kết cấu" mạch lạc, hệ thống, tổ chức, cấu trúc, "cơ cấu" tổ chức.
12. (Danh) Tên cây, tức là "chử" cây dó, dùng làm giấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Dựng nhà, con nối nghiệp cha gọi là khẳng đường khẳng cấu .
② Gây nên, xây đắp, cấu tạo.
③ Nhà to.
④ Nên, thành.
⑤ Xui nguyên dục bị.
⑥ Châm chọc, phân rẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dựng nhà;
② Tạo ra, cấu tạo, cấu thành, gây nên;
③ (văn) Nên, thành;
④ (văn) Xui nguyên giục bị, châm chọc, phân rẽ;
⑤ (văn) Nhà to;
⑥ tác phẩm: Giai phẩm; Kiệt tác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xà nhà — Tạo nên dựng nên — Mưu việc.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Ngon ngọt, điềm mĩ. ◇ Triều Thác : "Phù hàn chi ư y, bất đãi khinh noãn; cơ chi ư thực, bất đãi cam chỉ" , ; , (Luận quý túc sơ ) Người ta khi lạnh, không cứ phải có áo ấm nhẹ mới chịu mặc; người ta khi đói, không cứ phải có ngon ngọt mới chịu ăn.
2. Thức ăn ngon. ◇ Liêu trai chí dị : "Nga nhi hành tửu tiến soạn, bị cực cam chỉ" , (Cửu Sơn Vương ) Chốc lát, bày rượu dâng tiệc, đủ các thức rất ngon.
3. Chỉ đồ ăn nuôi thân. ◇ Bạch Cư Dị : "Thần mẫu đa bệnh, thần gia tố bần; cam chỉ hoặc khuy, vô dĩ vi dưỡng; dược nhị hoặc khuyết, không trí kì ưu" , ; , ; , (Tấu trần tình trạng ).
4. Chỉ sự phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Trần Nhữ Nguyên : "Cửu vi cam chỉ, bị lịch tân toan" , (Kim liên kí , Trú cẩm ) Đã lâu làm trái bổn phận phụng dưỡng cha mẹ, từng trải đắng cay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị ngon ngọt.
chi, chỉ, để
zhī ㄓ, zhǐ ㄓˇ

chi

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đến;
② Định;
③ Đá mài (như , bộ ).

chỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đến

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đá mài dao. § Chính là chữ "chỉ" .
2. (Động) Mài, giũa. ◇ Trâu Dương : "Thánh vương chỉ tiết tu đức" (Thượng thư Ngô vương ).
3. (Động) Đến, tới.
4. (Động) Định. ◇ Sử Kí : "Ngô ngôn chỉ khả hành hồ?" ? (Hạ bổn kỉ ).
5. (Động) Lấy được, hoạch đắc. ◇ Minh sử : "Tỉ lão niên tật thể, hoạch chỉ khang ninh" , (Hậu phi truyện nhất , Chu thái hậu ).
6. (Động) Phụng hiến, cấp cho. ◇ Thư Kinh : "Dĩ nhĩ hữu chúng, chỉ thiên chi phạt" , (Thái thệ thượng ).
7. (Động) Truyền đạt, biểu đạt. ◇ Tả truyện : "Minh dĩ chỉ tín, quân cẩu hữu tín, chư hầu bất nhị, hà hoạn yên?" , , , ? (Chiêu Công thập tam niên ) (Chư hầu) bày tỏ (ý muốn) liên minh, nhà vua nếu như tin dùng, (vả lại) chư hầu không có lòng phản trắc, thì có gì đâu phải lo?
8. (Phó) Tận, cực. ◇ Nam Tề Thư : "Kiết thành chỉ hiếu, hiếu cảm yên sương" , (Nhạc chí tam ).
9. (Tính) Liền kín, sát. ◎ Như: "chỉ tịch" chiếu cói kín sát.
10. § Một dạng của chữ "để" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðến.
② Ðịnh. Lại có nghĩa như chữ chỉ nghĩa là đá mài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đá mài, loại đá mềm để mài dao — Rất. Lắm.

để

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đá mài dao. § Chính là chữ "chỉ" .
2. (Động) Mài, giũa. ◇ Trâu Dương : "Thánh vương chỉ tiết tu đức" (Thượng thư Ngô vương ).
3. (Động) Đến, tới.
4. (Động) Định. ◇ Sử Kí : "Ngô ngôn chỉ khả hành hồ?" ? (Hạ bổn kỉ ).
5. (Động) Lấy được, hoạch đắc. ◇ Minh sử : "Tỉ lão niên tật thể, hoạch chỉ khang ninh" , (Hậu phi truyện nhất , Chu thái hậu ).
6. (Động) Phụng hiến, cấp cho. ◇ Thư Kinh : "Dĩ nhĩ hữu chúng, chỉ thiên chi phạt" , (Thái thệ thượng ).
7. (Động) Truyền đạt, biểu đạt. ◇ Tả truyện : "Minh dĩ chỉ tín, quân cẩu hữu tín, chư hầu bất nhị, hà hoạn yên?" , , , ? (Chiêu Công thập tam niên ) (Chư hầu) bày tỏ (ý muốn) liên minh, nhà vua nếu như tin dùng, (vả lại) chư hầu không có lòng phản trắc, thì có gì đâu phải lo?
8. (Phó) Tận, cực. ◇ Nam Tề Thư : "Kiết thành chỉ hiếu, hiếu cảm yên sương" , (Nhạc chí tam ).
9. (Tính) Liền kín, sát. ◎ Như: "chỉ tịch" chiếu cói kín sát.
10. § Một dạng của chữ "để" .

bất thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tồi, xấu, kém

Từ điển trích dẫn

1. Không tốt, xấu xa, bất lương.
2. Chỉ người xấu ác. ◇ Tả truyện : "Thiện chi đại bất thiện, thiên mệnh dã" , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Người tốt thay thế kẻ xấu, mệnh trời vậy.
3. Việc xấu, sự chẳng lành, hoại sự. ◇ Thư Kinh : "Tác thiện, giáng chi bách tường; tác bất thiện, giáng chi bách ương" , ; , (Y huấn ) Làm điều tốt, gieo xuống trăm thứ tốt lành; làm sự chẳng lành, gieo xuống trăm thứ tai vạ.
4. Chỗ kém cỏi, khuyết điểm. ◇ Tào Thực : "Bộc thường hiếu nhân ki đạn kì văn, hữu bất thiện giả ứng thì cải định" , , (Dữ Dương Đức Tổ thư ) Tôi thường thích châm biếm phê bình văn chương người ta, như có khuyết điểm tức thì sửa chữa.
5. Không giỏi, không khéo. ◇ Kê Khang : "Vị chi bất thiện trì sanh dã" (Dưỡng sanh luận ) Tức là không khéo dưỡng sinh vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không tốt, tức xấu xa.

Từ điển trích dẫn

1. Thường thường. ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến tự thử thường thường dữ Chu Vũ đẳng tam nhân vãng lai. Bất thì gian, chỉ thị Vương Tứ khứ san trại lí tống vật sự, bất tắc nhất nhật. Trại lí đầu lĩnh dã tần tần địa sử nhân tống kim ngân lai dữ Sử Tiến" , . , 使 (Đệ nhị hồi) Sử Tiến từ đó năng đi lại với bọn Chu Vũ ba người. Thường thường, chỉ có Vương Tứ lên sơn trại biếu lễ vật, (không chỉ một ngày). Các đầu lĩnh trên trại cũng đưa vàng bạc biếu Sử Tiến luôn.

Từ điển trích dẫn

1. Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thưởng phạt phân minh" .
2. Biện minh. ◇ Lục Giả : "Bất năng phân minh kì thị phi" (Tân ngữ , Biện hoặc ) Không biết biện minh cái đúng cái sai của mình.
3. Hiển nhiên, rành rành. ◇ Đỗ Phủ : "Phân minh tại nhãn tiền" (Lịch lịch ) Rành rành trước mắt.
4. Sáng, sáng rõ. ◇ Âu Dương Quýnh : "Nguyệt phân minh, hoa đạm bạc, nhạ tương tư" , , (Tam tự lệnh ) Trăng sáng rõ, hoa đạm bạc, khiến tương tư.
5. Quang minh chính đại, không mờ ám. ◇ Lí Ngư : "Nô gia khởi bất nguyện đồng quy? Chỉ thị vi nhân tại thế, hành chỉ câu yếu phân minh" ? , (Thận trung lâu , Truyền thư ) Kẻ hèn này nào phải không muốn cùng về? Chỉ vì làm người ở đời hành vi cần phải quang minh chính đại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật sáng sủa rõ ràng, không có gì lầm lẫn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nỗi nàng hỏi hết phân minh, chồng con đâu tá tính danh là gì «.

Từ điển trích dẫn

1. Chính là.
2. Như thế. ◇ Trang Tử : "Tri chỉ hồ kì sở bất năng tri, chí hĩ! Nhược hữu bất tức thị giả, thiên quân bại chi" , ! , (Canh Tang Sở ) Biết dừng ở chỗ không thể biết, Rất mực rồi! Nếu có kẻ chẳng được như thế, cân trời làm hỏng nó.

bão oán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

oán trách, kêu ca, càu nhàu

Từ điển trích dẫn

1. Ôm lòng oán hận. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết bạn đích hảo, lĩnh tổ tông đích ân điển, thái thái đích ân điển; nhược thuyết bạn đích bất quân, na thị tha hồ đồ bất tri phúc, dã chỉ hảo bằng tha bão oán khứ" , , ; , , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Bảo tôi làm phải, họ đội ơn tổ tiên và bà Hai; nếu bảo tôi làm không công bằng, thì đó là tự họ hồ đồ không biết phúc phận, chỉ cứ mang lòng oán hận mà thôi.
2. Trách móc, oán hận. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã khán nhĩ lợi hại! Minh nhi hữu liễu sự, ngã dã đinh thị đinh, mão thị mão đích, nhĩ dã biệt bão oán" ! , , , (Đệ tứ thập tam hồi) Tôi xem chị cũng ghê gớm lắm! Sau này có việc gì, tôi cứ làm cho rõ môn rõ khoai, lúc ấy chị đừng có trách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ôm lòng thù hận.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.