đống
dòng ㄉㄨㄥˋ

đống

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái cột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ chính trong nhà. ◎ Như: "đống lương" : (1) Rường cột. ◇ Trang Tử : "Phù ngưỡng nhi thị kì tế chi, tắc quyền khúc nhi bất khả dĩ vi đống lương" , (Nhân gian thế ) Ngẩng lên mà trông cành nhỏ của nó, thì khùng khoè mà không thể dùng làm rường cột. (2) Chỉ người có tài gánh vác việc nước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tử Long thân cố, quốc gia tổn nhất đống lương, ngô khứ nhất tí dã" , , (Đệ cửu thập thất hồi) Tử Long mất đi, nước nhà tổn mất một bậc lương đống, ta mất đi một cánh tay.
2. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng chỉ phòng ốc: tòa, ngôi, nóc. ◎ Như: "nhất đống phòng ốc" một ngôi nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Nóc mái, nóc là một cái cần nhất của một cái nhà, nên một cái nhà cũng gọi là nhất đống . Vật gì nhiều lắm gọi là hãn ngưu sung đống (mồ hôi trâu rui trên nóc).
② Người có tài gánh vác được việc quan trọng lớn cho nước (như tể tướng) gọi là đống lương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc (nhà);
② Trụ cột;
③ Tòa, ngôi, nóc (chỉ số nhà): Một tòa nhà (gác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột nhà — Đòn nóc nhà. Đòn dông — Tên người, tức Hồ Sĩ Đống, danh sĩ thời Lê mạt, sinh 1739, mất 1785, tự là Long Cát, hiệu là Long Phủ, dòng dõi Hồ Tôn Thốc, quê ở xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1872, năm Cảnh Hưng thứ 3 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Thượng thư, tước Dao Đĩnh Hầu, sang sứ Trung Hoa năm 1777. Tác phẩm có Dao đình sứ tập và Hoa trình khiển hứng.

Từ ghép 5

lạc
là ㄌㄚˋ, lào ㄌㄠˋ, luō ㄌㄨㄛ, luò ㄌㄨㄛˋ

lạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rơi, rụng
2. xóm (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rụng. ◎ Như: "ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu" , một lá ngô đồng rụng, mọi người đều biết là mùa thu đến.
2. (Động) Rơi xuống. ◎ Như: "vũ lạc" mưa xuống, "tuyết lạc" tuyết sa.
3. (Động) Xuống thấp, rút xuống. ◎ Như: "lạc giá" xuống giá. ◇ Tô Thức : "San cao nguyệt tiểu, thủy lạc thạch xuất" , (Hậu Xích Bích phú ) Núi cao trăng nhỏ, nước rút xuống đá nhô ra.
4. (Động) Lọt vào, rơi vào. ◇ Đào Uyên Minh : "Ngộ lạc trần võng trung" (Quy viên điền cư ) Lầm lỡ mà lọt vào trong lưới trần ai.
5. (Động) Trừ bỏ, cắt bỏ, sót. ◎ Như: "lạc kỉ tự" bỏ sót mất mấy chữ, "san lạc phù từ" xóa bỏ lời nhảm nhí đi. ◇ Lưu Trường Khanh : "Long cung lạc phát phi ca sa" (Hí tặng can việt ni tử ca ) Ở long cung (ý nói ở chùa) xuống tóc khoác áo cà sa.
6. (Động) Tụt hậu, rớt lại đằng sau. ◎ Như: "lạc tại hậu đầu" tụt lại phía sau. ◇ Lí Bạch : "Phong lưu khẳng lạc tha nhân hậu" (Lưu dạ lang tặng tân phán quan ) Về phong lưu thì chịu rớt lại đằng sau người ta.
7. (Động) Suy bại, suy đồi, sa sút. ◎ Như: "luân lạc" chìm nổi, "đọa lạc" chìm đắm. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhất sinh lạc thác cánh kham liên" (Mạn hứng ) Một đời luân lạc càng đáng thương.
8. (Động) Dừng lại, ở đậu. ◎ Như: "lạc cước" nghỉ chân. ◇ Lưu Trường Khanh : "Phiến phàm lạc quế chử, Độc dạ y phong lâm" , (Nhập quế chử ) Cánh buồm đậu lại ớ bãi nước trồng quế, Đêm một mình nghỉ bên rừng phong.
9. (Động) Để lại, ghi lại. ◎ Như: "lạc khoản" ghi tên để lại, "bất lạc ngân tích" không để lại dấu vết.
10. (Động) Được, bị. ◎ Như: "lạc cá bất thị" bị lầm lỗi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã môn tố hạ nhân đích phục thị nhất tràng, đại gia lạc cá bình an, dã toán thị tạo hóa liễu" , , (Đệ tam thập tứ hồi) Chúng con là kẻ dưới hầu hạ lâu nay, mọi người đều được yên ổn, thật là nhờ ơn trời.
11. (Động) Cúng tế, khánh thành (nhà cửa, cung điện mới làm xong). ◇ Tả truyện : "Sở Tử thành Chương Hoa chi đài, nguyện dữ chư hầu lạc chi" , (Chiêu Công thất niên ) Sở Tử làm xong đài Chương Hoa muốn cúng tế với chư hầu.
12. (Động) Thuộc về. ◇ Đỗ Phủ : "Thiên chu lạc ngô thủ" (Tương thích ngô sở lưu biệt chương sứ quân 使) Thuyền nhỏ thuộc về tay ta.
13. (Động) Ràng, buộc. § Thông "lạc" . ◇ Trang Tử : "Lạc mã thủ, xuyên ngưu tị" , 穿 (Thu thủy ) Ràng đầu ngựa, xỏ mũi bò.
14. (Tính) Rớt rụng, tàn tạ. ◎ Như: "lạc anh tân phân" hoa rụng đầy dẫy. ◇ Bạch Cư Dị : "Tây cung nam uyển đa thu thảo, Lạc diệp mãn giai hồng bất tảo" (Trường hận ca ) Tại cung tây, điện nam, cỏ thu mọc nhiều, Lá rụng đỏ đầy thềm không ai quét.
15. (Tính) Rộng rãi. ◎ Như: "khoát lạc" rộng rãi.
16. (Tính) Thưa thớt. ◎ Như: "liêu lạc thần tinh" lơ thơ sao buổi sáng.
17. (Tính) Linh lợi. ◎ Như: "lị lạc" linh lợi.
18. (Danh) Chỗ người ta ở tụ với nhau. ◎ Như: "bộ lạc" chòm trại, "thôn lạc" chòm xóm.
19. (Danh) Hàng rào. ◎ Như: "li lạc" hàng rào, giậu.
20. (Danh) Chỗ dừng chân, nơi lưu lại. ◎ Như: "hạ lạc" chỗ ở, "hữu liễu trước lạc" đã có nơi chốn.
21. (Danh) Họ "Lạc".

Từ điển Thiều Chửu

① Rụng. Lá rụng, hoa rụng gọi là lạc. Như ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu một lá ngô đồng rụng, mọi người đều biết là mùa thu (đến).
② Cũng dùng để tả cái cảnh huống của người. Như lãnh lạc lạnh lùng tẻ ngắt, luân lạc chìm nổi, lưu lạc , đọa lạc , v.v. đều chỉ về cái cảnh suy đồi khốn khổ cả.
③ Rơi xuống. Như lạc vũ mưa xuống, lạc tuyết tuyết sa, v.v.
④ Ruồng bỏ, không dùng cũng gọi là lạc. Như lạc đệ thi hỏng, lạc chức bị cách chức.
⑤ Sót, mất. Như lạc kỉ tự bỏ sót mất mấy chữ, san lạc phù từ xóa bỏ lời nhảm nhí đi.
⑥ Thưa thớt. Như liêu lạc thần tinh lơ thơ sao buổi sáng.
⑦ Rộng rãi. Như khoát lạc .
⑧ Chỗ ở, chỗ người ta ở tụ với nhau gọi là lạc. Như bộ lạc chòm trại, thôn lạc chòm xóm. Vì thế nên bờ rào bờ giậu cũng gọi là phan lạc , nền nhà gọi là tọa lạc , v.v.
⑨ Mới. Mới làm nhà xong làm tiệc ăn mừng gọi là lạc thành .
⑩ Lạc lạc lỗi lạc, không có theo tục.
⑪ Về.
⑫ Bỏ hổng.
⑬ Nước giọt gianh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sót, bỏ sót: Chỗ này sót mất hai chữ;
② Bỏ quên: Tôi vội vàng đi, bỏ quên cuốn sách ở nhà;
③ Tụt lại, rơi lại, rớt lại (đằng sau): Anh ấy đi chậm quá, bị rớt lại một quãng xa. Xem [lào], [luo], [luò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đổ, sập;
② Như [luò] nghĩa ①



⑩ Xem [là], [luo], [luò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rơi, rụng: Rơi nước mắt; Hoa rụng rồi; Một lá ngô đồng rụng, thiên hạ biết mùa thu (Thơ cổ);
② Xuống, lặn, hạ: Nước thủy triều đã xuống; Mặt trời đã lặn; 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc); Hạ giá;
③ Hạ... xuống, hạ: Hạ cái rèm xuống;
④ Suy sụp, suy đồi, sa sút: Suy đồi; Suy sụp;
⑤ Lạc hậu, tụt hậu, trượt: Tụt (thụt) lại đằng sau;
⑥ Ở đậu, ở lại, dừng lại: Tìm chỗ tạm ở đậu (nghỉ chân);
⑦ Chỗ ở, nơi ở: Chỗ ở; Chỗ, nơi; Đã có nơi chốn;
⑧ Nơi dân cư đông đúc: Làng mạc;
⑨ Thuộc về, rơi (lọt) vào: Lọt vào tay đối phương;
⑩ Được, bị: Bị lầm lỗi; Bị gièm pha; Bị oán trách; Được khen;
⑪ Biên, ghi, đề: Đề tên; Ghi vào sổ;
⑫ (văn) Thưa thớt: Lơ thơ sao buổi sáng;
⑬ (văn) Rộng rãi: Rộng rãi;
⑭ (văn) Mới: Ăn mừng mới cất nhà xong Xem [là], [lào], [luo].

Từ điển Trần Văn Chánh

】đại đại lạc lạc [dàdaluoluo] (Thái độ) tự nhiên Xem [là], [lào], [luò].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cây héo rụng, hoa quả rụng xuống. Cung oán ngâm khúc có câu: » Cảnh hoa lạc nguyệt minh nhường ấy « — Rơi rụng. Mất mát. Td: Thất lạc — Chết. Td: Tổ lạc ( chết ) — Cái hàng rào — Chỗ tụ họp cư trú. Td: Thôn lạc ( xóm nhà trong làng ).

Từ ghép 66

ấp lạc 邑落bác lạc 剝落bác lạc 剥落bãi lạc 擺落bại lạc 敗落bại lạc 败落bất kiến quan tài bất lạc lệ 不見棺材不落淚bất kiến quan tài bất lạc lệ 不见棺材不落泪bích lạc 碧落bích lạc hoàng tuyền 碧落黃泉bộ lạc 部落bôi lạc 杯落dao lạc 搖落di lạc 夷落đê lạc 低落điêu lạc 凋落đọa lạc 墮落đoạn lạc 段落giác lạc 角落hạ lạc 下落hoa lạc 花落hoạch lạc 濩落khởi lạc 起落khư lạc 墟落lạc bất thị 落不是lạc bút 落筆lạc đệ 落第lạc đề 落題lạc hậu 落後lạc hoa 落花lạc hoa sinh 落花生lạc khoản 落欵lạc lạc 落落lạc mạc 落漠lạc nguyệt 落月lạc nhạn 落鴈lạc nhật 落日lạc phách 落魄lạc thác 落魄lạc thai 落胎lạc thành 落成lạc thảo 落草lị lạc 俐落lịch lạc 歴落liêu lạc 寥落linh lạc 零落loạn lạc 亂落lỗi lạc 磊落lỗi lỗi lạc lạc 磊磊落落luân lạc 淪落lưu lạc 流落nguyệt lạc 月落nguyệt lạc sâm hoành 月落參橫nhật lạc 日落phá lạc hộ 破落戶phiêu lạc 漂落phốc lạc 扑落sái lạc 灑落sổ lạc 數落suy lạc 衰落thác lạc 錯落thác lạc 错落thất lạc 失落tọa lạc 坐落trụy lạc 墜落viện lạc 院落
đức
dé ㄉㄜˊ

đức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đạo đức, thiện
2. ơn, ân
3. nước Đức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo. ◇ Luận Ngữ : "Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã" , , , , (Thuật nhi ) Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
2. (Danh) Phẩm hạnh, tác phong. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển" , . (Nhan Uyên ) Đức của người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp xuống.
3. (Danh) Ơn, ân huệ, ân trạch. ◎ Như: "dĩ oán báo đức" lấy oán trả ơn. ◇ Luận Ngữ : "Hoặc viết: Dĩ đức báo oán, hà như? Tử viết: Hà dĩ báo đức? Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức" : , ? : ? , (Hiến vấn ) Có người hỏi: Lấy đức báo oán, nên không? Khổng Tử đáp: Thế gì lấy gì báo đức? Cứ chính trực mà báo oán, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ.
4. (Danh) Ý, lòng tin, tâm ý. ◎ Như: "nhất tâm nhất đức" một lòng một ý, quyết tâm không đổi, "li tâm li đức" chia lòng rẽ ý (không đồng tâm hợp tác).
5. (Danh) Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. ◎ Như: mùa xuân gọi là "thịnh đức tại mộc" , mùa hè gọi là "thịnh đức tại hỏa" .
6. (Danh) Tên nước "Đức-ý-chí" thường gọi tắt là nước "Đức" (tiếng Anh: Federal Republic of Germany).
7. (Danh) Họ "Đức".
8. (Động) Cảm ơn, cảm kích. ◇ Liêu trai chí dị : "Chủ nhân văn nhi đức chi, tặng kim ngũ lạng, úy chi sử quy" , , 使 (Vương Thành ) Người chủ quán nghe thế rất biết ơn (Vương Thành), tặng cho năm lạng vàng, an ủi bảo về.
9. (Tính) Tốt, lành. ◎ Như: "đức chính" chính trị tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðạo đức. Cái đạo để lập thân gọi là đức. Như đức hạnh , đức tính , v.v.
② Thiện. Làm thiện cảm hóa tới người gọi là đức chính , đức hóa .
③ Ơn. Như túy tửu bão đức ơn cho no say rồi, vì thế nên cảm ơn cũng gọi là đức.
④ Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. Như mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc , mùa hè gọi là thịnh đức tại hỏa , v.v. Tên nước Ðức-ý-chí thường gọi tắt là nước Ðức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đức hạnh, đức tính, đạo đức: Đạo đức; Đức tính chung;
② Lòng: Một lòng một dạ;
③ Ân huệ, ơn đức: Mang ơn huệ; Lấy oán trả ơn, ăn mật trả gừng, ăn sung trả ngái;
④ [Dé] (Họ) Đức;
⑤ [Dé] Nước Đức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều tốt đẹp mà lòng mình đạt được nhờ sự tu dưỡng tính tình — Ơn huệ — Điều may mắn được hưởng. Chẳng hạn Phúc đức — Tên nước ở Âu châu, tức nước Đức ( germany ) — Tên người, tức Trịnh Hoài Đức, Công thần thời Nguyễn sơ, sinh 1765, mất 1825, hiệu là Cấn Trai, Tổ tiên là người Phúc Kiến Trung Hoa di cư tới vùng Trấn Biên ( Biên Hòa ), thi đậu năm 1788, theo giúp Nguyễn Ánh có công, trải thờ hai triều Gia Long và Minh Mệnh, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, năm 1802 có đi sứ Trung Hoa. Tác phẩm có Cấn Trai thi tập và Bắc sứ thi tập. Ông còn là một trong Gia định Tam gia thi — Tên người, tức Nguyễn Quý Đức sinh 1648, mất 1730, người xã Tây mỗ phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông Bắc phần Việt Nam đậu Bảng nhãn năm 1676, tức Vĩnh Trị nguyên niên đời Lê Hi Tông, làm quan tới Binh bộ Thượng thư, tước Liêm Quận Công, có đi sứ Trung Hoa năm 1690. Ông từng phụng mệnh vua, cùng với Lê Hi, soạn bộ Đại Việt sử kí tục biên.

Từ ghép 36

đính, định
dìng ㄉㄧㄥˋ

đính

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðịnh, xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa gọi là định.
② Dẹp cho yên, như an bang định quốc yên định nhà nước, hôn định thần tỉnh tối xếp đặt cho yên chỗ sớm thăm hỏi yên không, nghĩa là tối thì dọn dẹp màn giường chăn chiếu cho cha mẹ được yên giấc, sáng thì thăm hỏi xem có được mạnh không.
③ Ðịnh liệu, như thẩm định xét rõ mọi lẽ rồi định liệu sự làm.
④ Ðịnh hẳn, như định nghĩa định nghĩa cứ thế là đúng.
⑤ Hợp định, hai bên hiệp ước với nhau gọi là định, như thương định bàn định. Trai gái làm lễ kết hôn cũng gọi là văn định , hạ định , v.v.
⑥ Tĩnh, nhà Phật có phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được, gọi là định, tức là phép ta quen gọi là nhập định vậy.
⑦ Một âm là đính. Sao đính.
⑧ Cái trán, như lân chi đính trán con lân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trán. Một âm là Định. Xem Định.

định

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. định
2. yên lặng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đã đúng, không sửa đổi nữa. ◎ Như: "định nghĩa" nghĩa đúng như thế, "định luật" luật không sửa đổi nữa, "định cục" cuộc diện đã thành hình, đã ngả ngũ xong xuôi.
2. (Tính) Không dời đổi, bất động. ◎ Như: "định sản" bất động sản.
3. (Tính) Đã liệu, đã tính trước, đã quy định. ◎ Như: "định lượng" số lượng theo tiêu chuẩn, "định thì" giờ đã quy định, "định kì" kì đã hẹn.
4. (Động) Làm thành cố định. ◎ Như: "định ảnh" dùng thuốc làm cho hình chụp in dấu hẳn lại trên phim hoặc giấy ảnh.
5. (Động) Làm cho yên ổn. ◎ Như: "bình định" dẹp yên, "an bang định quốc" làm cho quốc gia yên ổn, "hôn định thần tỉnh" tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi (săn sóc cha mẹ). ◇ Nguyễn Du : "Đình vân xứ xứ tăng miên định" (Vọng quan âm miếu ) Mây ngưng chốn chốn sư ngủ yên.
6. (Động) Làm cho chắc chắn, không thay đổi nữa. ◎ Như: "quyết định" quyết chắc, "phủ định" phủ nhận, "tài định" phán đoán.
7. (Động) Ước định, giao ước. ◎ Như: "thương định" bàn định, "văn định" trai gái kết hôn (cũng nói là "hạ định" ).
8. (Phó) Cuối cùng, rốt cuộc (biểu thị nghi vấn). ◇ Lí Bạch : "Cử thế vị kiến chi, Kì danh định thùy truyền?" , (Đáp tộc điệt tăng ) Khắp đời chưa thấy, Thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền?
9. (Phó) Tất nhiên, hẳn là, chắc chắn. ◎ Như: "định năng thành công" tất nhiên có thể thành công, "định tử vô nghi" hẳn là chết không còn ngờ gì nữa. ◇ Đỗ Phủ : "Định tri tương kiến nhật, Lạn mạn đảo phương tôn" , (Kí Cao Thích ) Chắc hẳn ngày gặp nhau, Thỏa thích dốc chén say.
10. (Danh) Nhà Phật có phép tu khiến cho tâm tĩnh lặng, không vọng động, gọi là "định". ◎ Như: "nhập định" .
11. (Danh) Họ "Định".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðịnh, xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa gọi là định.
② Dẹp cho yên, như an bang định quốc yên định nhà nước, hôn định thần tỉnh tối xếp đặt cho yên chỗ sớm thăm hỏi yên không, nghĩa là tối thì dọn dẹp màn giường chăn chiếu cho cha mẹ được yên giấc, sáng thì thăm hỏi xem có được mạnh không.
③ Ðịnh liệu, như thẩm định xét rõ mọi lẽ rồi định liệu sự làm.
④ Ðịnh hẳn, như định nghĩa định nghĩa cứ thế là đúng.
⑤ Hợp định, hai bên hiệp ước với nhau gọi là định, như thương định bàn định. Trai gái làm lễ kết hôn cũng gọi là văn định , hạ định , v.v.
⑥ Tĩnh, nhà Phật có phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được, gọi là định, tức là phép ta quen gọi là nhập định vậy.
⑦ Một âm là đính. Sao đính.
⑧ Cái trán, như lân chi đính trán con lân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên, yên định, bình tĩnh: Đứng yên, đứng nghiêm; Ngồi yên; Tâm thần bất định, bồn chồn trong lòng; Nhập định;
② Quyết định, (làm cho) xác định, định liệu, đặt: Nghị định; Định chương trình; Đặt kế hoạch;
③ (văn) Làm cho yên, dẹp cho yên, xếp đặt cho yên: Làm yên nước nhà; Tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi sức khỏe (cha mẹ);
④ Bàn định: Bàn định; (hay ) Trai gái làm lễ kết hôn;
⑤ Đã xác định, không thể thay đổi: Định lí; Tình hình đã xác định;
⑥ Khẩu phần, chừng mực nhất định: Định lượng, tiêu chuẩn khẩu phần; Định giờ; Định kì;
⑦ Đặt: Đặt báo; Đặt một số hàng;
⑧ (văn) Nhất định, xác định, chắc chắn: Kiên trì học tập thì nhất định sẽ có thu hoạch; Nhất định giành được thắng lợi; … Hạng Lương nghe Trần Vương chắc chắn đã chết... (Sử kí); Biết chắc ngày gặp nhau (Đỗ Phủ: Kí Cao Thích);
⑨ (văn) Cuối cùng: Khắp đời chưa trông thấy, thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền (Lí Bạch: Đáp Tăng Trung Phu tặng tiên nhân chưởng trà).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Ngừng yên một chỗ, không dời chỗ. Chẳng hạn Cố định — Quyết chắc, không thay đổi. Chẳng hạn Quyết định — Sắp đặt trước — Tên người, tức Lê Quang Định, danh sĩ thời Nguyễn sơ, một trong Gia định Tam gia, sinh 1760, mất 1813, tự là Trí Chi hiệu là Tấn Trai, vốn người huyện Phú vinh, Thừa thiên vào cư ngụ tại Gia định, cùng đậu một khoa với Trịnh Hoài Đức năm 1783, theo phò Nguyễn Ánh, sau làm tới Thượng thư. Ông viết đẹp, vẽ giỏi, đi sứ Trung Hoa năm 1802, đi tới đâu thì làm thơ vẽ cảnh tới đó, người Trung Hoa phải khen phục. Tác phẩm có tập thơ chữ Hán là Gia Định Tam gia thi, gồm cả thơ của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh.

Từ ghép 89

an định 安定ấn định 印定bất định 不定bình định 平定cái quan luận định 蓋棺論定chế định 制定chỉ định 指定chước định 酌定cố định 固定dự định 預定dự định 预定điện định 奠定định chế 定制định đoạt 定奪định đô 定都định giá 定价định giá 定價định kì 定期định kiến 定見định lí 定理định liệu 定料định lượng 定量định mệnh 定命định nghĩa 定义định nghĩa 定義định ngữ 定語định ngữ 定语định phận 定分định thần 定神định tỉnh 定省định tội 定罪định ước 定約định vị 定位giả định 假定gia định 嘉定gia định tam gia 嘉定三家gia định thông chí 嘉定通志giám định 監定hạn định 限定hiến định 憲定hiệp định 协定hiệp định 協定khải định 啟定khẳng định 肯定khâm định 欽定khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目kiên định 坚定kiên định 堅定luận định 論定nam định 南定nghị định 議定nguyên định 原定nhân định 人定nhân định thắng thiên 人定勝天nhập định 入定nhất định 一定ổn định 稳定ổn định 穩定phán định 判定pháp định 法定phân định 分定phủ định 否定phủ định 撫定quốc định 國定quy định 規定quy định 规定quyết định 決定san định 删定san định 刪定si định 癡定soạn định 撰定tài định 裁定tất định 必定thái định 泰定thẩm định 審定thần hôn định tỉnh 晨昏定省thiên định 天定thiền định 禪定thiết định 設定thiết định 设定thuyết bất định 說不定tiền định 前定tiêu định 标定tiêu định 標定trấn định 鎮定ước định 約定vị định 未定vô định 無定xác định 確定
quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ người con trai
2. vua
3. chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vua, người làm chủ một nước (dưới thời đại phong kiến). ◎ Như: "quân vương" nhà vua, "quốc quân" vua nước.
2. (Danh) Chủ tể. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngôn hữu tông, sự hữu quân" , (Chương 70) Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ. ◇ Vương Bật : "Quân, vạn vật chi chủ dã" , (Chú ) Quân là chủ của muôn vật.
3. (Danh) Tên hiệu được phong. ◎ Như: Thời Chiến quốc có "Mạnh Thường Quân" , Ngụy quốc có "Tín Lăng Quân" , Triệu quốc có "Bình Nguyên Quân" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng: (1) Gọi cha mẹ. ◎ Như: "nghiêm quân" , "gia quân" . ◇ Liêu trai chí dị : "Gia quân hoạn du tây cương, minh nhật tương tòng mẫu khứ" 西, (A Hà ) Cha thiếp làm quan đến vùng biên giới phía tây, ngày mai (thiếp) sẽ theo mẹ đi. (2) Gọi tổ tiên. ◇ Khổng An Quốc : "Tiên quân Khổng Tử sanh ư Chu mạt" (Thư kinh , Tự ) Tổ tiên Khổng Tử sinh vào cuối đời Chu. (3) Thê thiếp gọi chồng. ◎ Như: "phu quân" , "lang quân" . (4) Tiếng tôn xưng người khác. ◎ Như: "chư quân" các ngài, "Nguyễn quân" ông Nguyễn. (5) Tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ người khác. ◎ Như: "thái quân" tiếng gọi mẹ của người khác, "tế quân" phu nhân.
5. (Danh) Họ "Quân".
6. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Hàn Phi Tử : "Nam diện quân quốc, cảnh nội chi dân, mạc cảm bất thần" , , (Ngũ đố ) Quay mặt về hướng nam cai trị nước, dân trong nước không ai dám không thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, người làm chủ cả một nước.
② Nghiêm quân cha, cha là chủ cả một nhà, cho nên lại gọi là phủ quân .
③ Thiên quân tâm người, như thiên quân thái nhiên trong tâm yên vui tự nhiên.
④ Tiểu quân vợ các vua chư hầu đời xưa. Vì thế bây giờ người ta cũng gọi vợ là tế quân . Sắc hiệu phong cho đàn bà xưa cũng gọi là quân. Như mình gọi mẹ là thái quân , cũng như danh hiệu Thái phu quân vậy.
⑤ Anh, bạn bè tôn nhau cũng gọi là quân. Như Nguyễn quân anh họ Nguyễn, Lê quân anh họ Lê, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua;
② Ông, anh, ngài: Các ngài; ? Ngài có đến được không?; Ông Nguyễn, anh Nguyễn; Thiên hạ ai người chẳng biết anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
③ (văn) Cha, mẹ hoặc vợ: (hoặc ): Cha; Bà (tiếng gọi mẹ của người khác); Vợ các vua chư hầu (đời xưa); Vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ngôi vị cao nhất — Chỉ vua, vì vua là người ở ngôi vị cao nhất trong nước — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn vợ gọi chồng là Lang quân, Phu quân — Tiếng tôn xưng giữa bạn bè, người ngang hàng. Hát nó của Cao Bá Quát có câu: » Thế sự thăng trầm quân mạc sấn « ( việc đời lên xuống thay đổi, bạn đừng hỏi làm gì ).

Từ ghép 50

mệnh
mìng ㄇㄧㄥˋ

mệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mạng
2. lời sai khiến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, ra lệnh. ◎ Như: "mệnh nhân tống tín" sai người đưa tin.
2. (Động) Nhậm dụng quan chức, ủy nhậm.
3. (Động) Định đặt, chọn lấy, làm ra, vận dụng. ◎ Như: "mệnh danh" đặt tên, "mệnh đề" chọn đề mục (thi cử, sáng tác văn chương). ◇ Nam sử : "Quảng Đạt dĩ phẫn khái tốt. Thượng thư lệnh Giang Tổng phủ cữu đỗng khốc, nãi mệnh bút đề kì quan" . , (Lỗ Quảng Đạt truyện ).
4. (Động) Báo cho biết, phụng cáo. ◇ Thư Kinh : "Tức mệnh viết, hữu đại gian ư tây thổ" , 西 (Đại cáo ).
5. (Động) Kêu gọi, triệu hoán. ◇ Dật Danh : "Xuân điểu phiên nam phi, Phiên phiên độc cao tường, Bi thanh mệnh trù thất, Ai minh thương ngã trường" , , , (Nhạc phủ cổ từ , Thương ca hành ).
6. (Động) Chạy trốn, đào tẩu.
7. (Động) Coi như, cho là. ◎ Như: "tự mệnh bất phàm" tự cho mình không phải tầm thường.
8. (Danh) Mạng sống. ◎ Như: "sanh mệnh" , "tính mệnh" . ◇ Nguyễn Trãi : "Li loạn như kim mệnh cẩu toàn" (Hạ nhật mạn thành ) Li loạn đến nay mạng sống tạm được nguyên vẹn.
9. (Danh) Mệnh trời, vận số (cùng, thông, v.v.). ◇ Luận Ngữ : "Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên" , (Nhan Uyên ) Sống chết có số, giàu sang do trời.
10. (Danh) Một loại công văn thời xưa.
11. (Danh) Lệnh, chánh lệnh, chỉ thị. ◎ Như: "tuân mệnh" tuân theo chỉ thị, "phụng mệnh" vâng lệnh. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Thái y dĩ vương mệnh tụ chi, tuế phú kì nhị" , (Bộ xà giả thuyết ) Quan thái y theo lệnh vua cho gom bắt loài rắn đó, mỗi năm trưng thu hai lần.
12. (Danh) Lời dạy bảo, giáo hối. ◇ Hàn Dũ : "Phụ mẫu chi mệnh hề, tử phụng dĩ hành" , (Âu Dương Sanh ai từ ).
13. (Danh) Tuổi thọ, tuổi trời. ◇ Luận Ngữ : "Hữu Nhan Hồi giả hiếu học, bất hạnh đoản mệnh tử hĩ" , (Tiên tiến ).
14. (Danh) Sinh sống làm ăn, sinh kế. ◇ Lí Mật : "Mẫu tôn nhị nhân, canh tương vi mệnh" , (Trần tình biểu ) Bà cháu hai người cùng nhau làm ăn sinh sống.

Từ điển Thiều Chửu

① Sai khiến.
② Truyền mệnh. Truyền bảo sự lớn gọi là mệnh , truyền bảo sự nhỏ gọi là lệnh . Lời của chức Tổng-thống tuyên cáo cho quốc dân biết gọi là mệnh lệnh .
③ Lời vua ban thưởng tước lộc gì gọi là cáo mệnh .
④ Mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được, gọi là mệnh.
⑤ Mạng, được chết lành gọi là khảo chung mệnh , không được chết lành gọi là tử ư phi mệnh .
⑥ Tên, kẻ bỏ xứ sở mình trốn đi xứ khác gọi là vong mệnh (mất tên trong sổ đinh).
⑦ Từ mệnh (lời văn hoa).
⑧ Ðạo, như duy thiên chi mệnh bui chưng đạo trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạng: Một mạng người; Mất mạng, bỏ mạng; Chết lành; Chết bất đắc kì tử;
② Số phận, vận mệnh, mệnh trời: Số phận cực khổ; 宿 Số kiếp; Bói toán;
③ Mệnh lệnh, chỉ thị, việc lớn, nhiệm vụ lớn: Phụng mệnh, được lệnh; Đợi lệnh;
④ (văn) Tên: Vong mệnh (mất tên trong sổ đinh);
⑤ Đặt tên, gọi là: Đặt tên, mệnh danh; Vua gọi thái tử là Cừu (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến. Ra lệnh — Lệnh truyền. Cũng nói là Mệnh lệnh — Điều do trời định sẵn, không thay đổi được — Chỉ cuộc đời do trời định sẵn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau « — Cũng đọc là Mạng. Lấy số tử vi có cung » Mệnh « gọi là Bột tinh cũng được. Trong sách số có hai câu rằng: Mệnh cung, Bột tinh lâm tắc hữu nạn: Ở cung mệnh mà có sao bột chiếu vào thì có nạn. » Mệnh cung đang mắc nạn to « ( Kiều ) — Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương: ( Minh thi ). Xưa nay tài mệnh không ưa nhau. » Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau « ( Kiều ).

Từ ghép 86

an mệnh 安命ân mệnh 恩命bạc mệnh 薄命bái mệnh 拜命bản mệnh 本命báo mệnh 報命bẩm mệnh 稟命bính mệnh 拼命bôn mệnh 奔命cách mệnh 革命cải mệnh 改命càn mệnh 乾命cáo mệnh 誥命cẩu toàn tính mệnh 苟全性命chuyên mệnh 專命cứu mệnh 救命cứu nhân nhất mệnh thắng tạo thất cấp phù đồ 救人一命勝造七級浮屠duy tha mệnh 維他命định mệnh 定命đoạn mệnh 斷命đoản mệnh 短命đồng mệnh 同命khâm mệnh 欽命khất mệnh 乞命kiền mệnh 乾命lĩnh mệnh 領命mệnh bạc 命薄mệnh chung 命終mệnh danh 命名mệnh đề 命題mệnh lệnh 命令mệnh mạch 命脈mệnh mạch 命脉mệnh môn 命門mệnh một 命沒mệnh phụ 命婦mệnh vận 命运mệnh vận 命運minh mệnh 明命nghịch mệnh 逆命nghiêm mệnh 嚴命nhậm mệnh 任命nhân mệnh 人命nhiệm mệnh 任命phản mệnh 反命phận mệnh 分命phi mệnh 非命phóng mệnh 放命phục mệnh 復命phúc mệnh 覆命phụng mệnh 奉命phương mệnh 方命quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集quốc mệnh 國命quyên mệnh 捐命sách mệnh 冊命sách mệnh 册命sắc mệnh 敕命sinh mệnh 生命sính mệnh 聘命sinh mệnh hình 生命刑số mệnh 數命sứ mệnh 使命tận mệnh 盡命tất mệnh 畢命thế mệnh 替命thiên mệnh 天命thỉnh mệnh 請命thụ mệnh 授命thục mệnh 贖命tính mệnh 性命toán mệnh 算命tri mệnh 知命trí mệnh 致命triều mệnh 朝命trường mệnh 長命tuân mệnh 遵命tuyệt mệnh 絕命tuyệt mệnh 絶命vận mệnh 運命vi mệnh 違命vong mệnh 亡命vương mệnh 王命xả mệnh 捨命xả mệnh 舍命yểu mệnh 殀命

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.