dịch, thích, trạch
duó ㄉㄨㄛˊ, shì ㄕˋ, yì ㄧˋ, zé ㄗㄜˊ

dịch

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Dịch — Các âm khác là Thích, Trạch. Xem các âm này.

thích

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Thích .

trạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đầm (hồ đầm)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầm, chằm, chỗ nước đọng lớn. ◎ Như: "thâm sơn đại trạch" núi thẳm đầm lớn.
2. (Danh) Ân huệ, lộc. ◎ Như: "ân trạch" làm sự lợi ích (ân đức thấm tới mọi người).
3. (Danh) Phong khí cùng việc làm hay của người trước còn lưu lại. ◇ Lễ Kí : "Thủ trạch tồn yên" (Ngọc tảo ) Hơi tay còn vậy (nhờ người trước làm ra mà người sau được hưởng, như sách vở...).
4. (Danh) Áo lót mình. ◇ Thi Kinh : "Khởi viết vô y, Dữ tử đồng trạch" , (Tần phong , Vô y ) Há rằng (anh) không có áo? (Thì) cùng anh mặc chung cái áo lót.
5. (Danh) Họ "Trạch".
6. (Danh) "Trạch cung" nhà tập bắn, trại bắn.
7. (Động) Thấm ướt, thấm nhuần. ◎ Như: "vũ trạch" mưa thấm.
8. (Động) Mân mê. ◇ Lễ Kí : "Cộng phạn bất trạch thủ" (Khúc lễ thượng ) Cơm ăn chung thì tay đừng sờ mó (vì tay mồ hôi không được sạch).
9. (Tính) Nhẵn, bóng. ◇ Liêu trai chí dị : "Tham nhập thất trung, nhân tạ ki tháp, võng bất khiết trạch" , , (Anh Ninh ) Đi vào trong nhà, đệm chiếu đều sạch bóng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đầm, cái chằm, chỗ nước đọng lớn.
② Thấm ướt, cái gì nhờ để tưới tắm cho cây cối được đều gọi là trạch, như vũ trạch mưa thấm.
③ Nhẵn bóng.
④ Ân trạch, làm sự lợi ích (ân đức thấm tới mọi người).
⑤ Hơi thừa, như thủ trạch tồn yên (Lễ kí ) hơi tay còn vậy (nhờ người trước làm ra mà người sau được hưởng, như sách vở, v.v.)
⑥ Lộc.
⑦ Mân mê.
⑧ Cái phong khí cùng việc hay của người trước còn lưu lại gọi là trạch.
⑨ Trạch cung nhà tập bắn, trại bắn.
⑩ Áo lót mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầm, chằm, đồng, sông ngòi: Đầm lớn; Đồng lầy; Nơi nhiều sông ngòi;
② Bóng: Sáng bóng;
③ (văn) Thấm ướt, mưa móc: May mà mưa thấm đến đúng lúc (Vương An Thạch: Thượng Đỗ Học sĩ khai hà thư);
④ (văn) Ân huệ, ân trạch, đặc ân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trơn láng. Như chữ Trạch

Từ ghép 16

đống
dòng ㄉㄨㄥˋ

đống

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái cột

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ chính trong nhà. ◎ Như: "đống lương" : (1) Rường cột. ◇ Trang Tử : "Phù ngưỡng nhi thị kì tế chi, tắc quyền khúc nhi bất khả dĩ vi đống lương" , (Nhân gian thế ) Ngẩng lên mà trông cành nhỏ của nó, thì khùng khoè mà không thể dùng làm rường cột. (2) Chỉ người có tài gánh vác việc nước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tử Long thân cố, quốc gia tổn nhất đống lương, ngô khứ nhất tí dã" , , (Đệ cửu thập thất hồi) Tử Long mất đi, nước nhà tổn mất một bậc lương đống, ta mất đi một cánh tay.
2. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng chỉ phòng ốc: tòa, ngôi, nóc. ◎ Như: "nhất đống phòng ốc" một ngôi nhà.

Từ điển Thiều Chửu

① Nóc mái, nóc là một cái cần nhất của một cái nhà, nên một cái nhà cũng gọi là nhất đống . Vật gì nhiều lắm gọi là hãn ngưu sung đống (mồ hôi trâu rui trên nóc).
② Người có tài gánh vác được việc quan trọng lớn cho nước (như tể tướng) gọi là đống lương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc (nhà);
② Trụ cột;
③ Tòa, ngôi, nóc (chỉ số nhà): Một tòa nhà (gác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột nhà — Đòn nóc nhà. Đòn dông — Tên người, tức Hồ Sĩ Đống, danh sĩ thời Lê mạt, sinh 1739, mất 1785, tự là Long Cát, hiệu là Long Phủ, dòng dõi Hồ Tôn Thốc, quê ở xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1872, năm Cảnh Hưng thứ 3 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Thượng thư, tước Dao Đĩnh Hầu, sang sứ Trung Hoa năm 1777. Tác phẩm có Dao đình sứ tập và Hoa trình khiển hứng.

Từ ghép 5

tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghép gỗ đóng xe
2. thu góp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ghép gỗ đóng xe cho ăn khớp.
2. (Động) Thu thập rồi sửa cho đúng. ◎ Như: "biên tập" biên soạn. ◇ Hán Thư : "Phu tử kí tốt, môn nhân tương dữ tập nhi luận soạn, cố vị chi Luận Ngữ" , , (Nghệ văn chí ) Phu tử mất rồi, môn đồ cùng nhau thu thập, bàn luận và biên chép, nên gọi là Luận Ngữ.
3. (Danh) Lượng từ: tập, quyển (sách). ◎ Như: "Từ Điển Học Tùng San tổng cộng hữu tam tập" bộ Từ Điển Học Tùng San gồm có ba tập.

Từ điển Thiều Chửu

① Ghép gỗ đóng xe, đều ăn khớp vào nhau gọi là tập. Vì thế cho nên chí hướng mọi người cùng hòa hợp nhau gọi là tập mục , khiến cho được chốn ăn chốn ở yên ổn gọi là an tập .
② Thu góp lại. Nhặt nhạnh các đoạn văn lại, góp thành quyển sách gọi là biên tập .
③ Vén, thu lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Ghép gỗ đóng xe;
② Tập hợp lại, thu góp, nhặt nhạnh: Biên tập;
③ Tập sách: Tập thứ nhất của tủ sách;
④ (văn) Thân mật, thân thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xe thời xưa — Một chiếc, một cái ( nói về xe cộ ) — Hòa hợp — Thu góp lại. Td: Biên tập ( gom góp mà ghi chép ) — Tụ họp lại.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. Một cửa. ◇ Tả truyện : "Mỗi xuất nhất môn, Hậu nhân bế chi" , (Định công thập niên ).
2. Một con đường, một lối. ◇ Hàn Dũ : "Trượng phu tại phú quý, Khởi tất thủ nhất môn" , (Tống tiến sĩ lưu sư phục đông quy ).
3. Một họ, một nhà. ◇ Thủy hử truyện : "(Lí Quỳ) bả Hỗ Thái Công nhất môn lão ấu, tận sổ sát liễu, bất lưu nhất cá" (), , (Đệ ngũ thập hồi).
4. Một nguồn gốc. ◇ Hoài Nam Tử : "Vạn vật chi tổng, giai duyệt nhất khổng; bách sự chi căn, giai xuất nhất môn" , ; , (Nguyên đạo ).
5. Một loại. ◇ Trương Hoa : "Vinh nhục hồn nhất môn, an tri ác dữ mĩ" , (Du liệp thiên ).
6. Một phong cách, một phái. ◇ Tây du kí 西: "Đạo tự môn trung hữu tam bách lục thập bàng môn, bàng môn giai hữu chánh quả. Bất tri nhĩ học na nhất môn lí?" , . ? (Đệ nhị hồi).
7. Một kiện, một việc. ◇ Lão Xá : "Phúc Hải nhị ca đại khái thị tòng giá lí đắc đáo liễu khải phát, quyết định tự kỉ dã khứ học nhất môn thủ nghệ" , (Chánh hồng kì hạ , Tam).
8. (Phương ngôn) Một mạch, một hơi. ◇ Lương Bân : "Nhị Quý li bất đắc ca ca, tha môn tự tiểu nhi tại nhất khối trưởng đại, giá nhất khứ, thuyết bất định thập ma thì hậu tài năng hồi lai, chỉ thị nhất môn lí khốc" , , , , (Hồng kì phổ , Thập tam).

tiêu tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gió thổi hiu hiu
2. phơ phất

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng ngựa hí. ◇ Đỗ Phủ : "Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu" , , (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi sẵn sàng cung tên bên lưng.
2. Tiếng gió thổi vù vù. ◇ Sử Kí : "Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn" , (Kinh Kha truyện ) Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê, Tráng sĩ một đi chừ không trở về.
3. Tiếng lá rụng. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuồn cuộn chảy không ngừng.
4. Tiêu điều, lặng lẽ. ◇ Kiểu Nhiên : "Hàn hoa tịch tịch biến hoang thiên, Liễu sắc tiêu tiêu sầu mộ thiền" , (Vãng Đan Dương tầm Lục xử sĩ bất ngộ ) Hoa lạnh lặng lẽ khắp đường hoang, Sắc liễu tiêu điều ve sầu buồn trời chiều.
5. Thưa thớt, thưa. ◇ Cao Liêm : "Bạch phát tiêu tiêu kim dĩ lão" (Ngọc trâm kí , Mệnh thí ) Tóc trắng lưa thưa nay đã già.
6. Sơ sài, giản lậu. ◇ Mưu Dung : "Tiêu tiêu hành lí thượng chinh an, Mãn mục li tình dục khứ nan" , 滿 (Tống Phạm Khải Đông hoàn kinh ) Hành lí sơ sài sắp sửa lên đường, Ngợp mắt tình chia li muốn ra đi thật là khó.
7. Ũm thũm, lạnh lẽo. ◇ Tô Mạn Thù : "Hoang thôn phong tuyết, tiêu tiêu triệt cốt" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Thôn làng hoang vắng gió tuyết, lạnh lẽo thấu xương.
8. Phiêu dật, sái thoát. § Cũng như "tiêu sái" .

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "khuynh trắc" .
2. Nghiêng, vẹo, lệch. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Nhân tọa cửu, tất khuynh trắc" , (Quyển lục) Người ta ngồi lâu, ắt nghiêng vẹo.
3. Chỉ sai lệch, trật. ◇ Hàn Phi Tử : "Khuynh trắc pháp lệnh" (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Làm sai trái pháp lệnh.
4. Chỉ hành vi tà xấu, bất chính. ◇ Nguyễn Tịch : "Yên tri khuynh trắc sĩ, Nhất đán bất khả trì" , (Vịnh hoài ) .
5. Dùng dằng, ngần ngừ, bất định. ◇ Tuân Tử : "Nhược phi điểu nhiên, khuynh trắc phản phúc vô nhật, thị vong quốc chi binh dã" , , (Nghị binh ) Nếu như chim bay, cứ dùng dằng loay hoay măi như thế, thì chỉ là quân đội làm mất nước thôi.
6. Gập ghềnh, gồ ghề, không bằng phẳng. ◇ Lí Đức Dụ : "Hiểm đạo khuynh trắc, thả trì thả xạ, Hồ binh sở dĩ vô địch dã" , , (U Châu kỉ thánh công bi minh ) Đường hiểm trở khi khu, vừa phóng ngựa vừa bắn tên, quân Hồ do đó mà vô địch vậy.
7. Thuận theo, tuân phục.
8. Khốn đốn, gian nan. ◇ Lục Cơ : "Khuynh trắc điên phái, cận dĩ tự toàn" , (Hào sĩ phú tự ) Khốn đốn gian nan, chỉ để giữ được thân mình.
9. Dao động, bất an. ◇ Cao Sĩ Đàm : "Càn khôn thượng khuynh trắc, Ngô cảm thán yêm lưu" , (Thu hứng ) Trời đất còn nhiễu loạn không yên, Ta cảm thán đã lâu.
10. Tiêu diệt, bại vong.
11. Đổ, sập. ◇ Liêu trai chí dị : "Hậu văn mỗ xứ tỉnh khuynh trắc, bất khả cấp" , (Địa chấn ) Về sau nghe nói chỗ nọ giếng sập, không múc nước được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng đổ.

giao thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giao thông

Từ điển trích dẫn

1. Thông suốt không bị trở ngại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiên mạch giao thông, kê khuyển tương văn" , (Đào hoa nguyên kí ) Đường bờ ruộng ngang dọc thông suốt, tiếng gà tiếng chó (nhà này nhà kia) nghe được nhau.
2. Giao cảm, cảm ứng. ◇ Trang Tử : "Lưỡng giả giao thông thành hòa nhi vật sanh yên" (Điền Tử Phương ) Hai cái đó (cực Âm và cực Dương ) cảm ứng giao hòa với nhau mà muôn vật sinh ra.
3. Khai thông.
4. Vãng lai, giao vãng. ◇ Sử Kí : "Chư sở dữ giao thông, vô phi hào kiệt đại hoạt" , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Những người giao du với ông (chỉ Quán Phu ) toàn là bậc hào kiệt hay những kẻ đại gian đại ác lắm mưu nhiều kế.
5. Thông đồng, cấu kết. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phàn Trù hà cố giao thông Hàn Toại, dục mưu tạo phản?" , (Đệ thập hồi ) Phàn Trù sao dám thông đồng với Hàn Toại, định làm phản hay sao?
6. Sự vận chuyển của xe cộ, thuyền tàu, máy bay... Cũng chỉ điện báo, điện thư... qua lại. ◎ Như: "cao tốc công lộ nhân liên hoàn đại xa họa, tạo thành giao thông than hoán" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Qua lại mà không bị cản trở. Chỉ sự đi lại giữa nơi này với nơi khác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.