hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.
bì ㄅㄧˋ, mì ㄇㄧˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bí mật
2. thần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không biết được, giữ kín không cho người ngoài cuộc biết, không công khai. ◎ Như: "thần bí" mầu nhiệm huyền bí, "ẩn bí" giấu kín, "bí mật" kín đáo, không tiết lộ ra ngoài. ◇ Sử Kí : "Cao đế kí xuất, kì kế bí thế mạc đắc văn" , (Trần Thừa tướng thế gia ) Cao Đế thoát được ra, kế này bí mật, trong đời không ai biết.
2. (Tính) Trân quý, hiếm lạ. ◇ Tân Đường Thư : "Bí ngoạn, biến hóa nhược thần" , (Dương Quý Phi truyện ) Quý hiếm, biến hóa như thần.
3. (Danh) Nói tắt của "bí thư" . ◎ Như: "chủ bí" tổng thư kí, chủ nhậm bí thư. § Ghi chú: "Bí thư" : (1) Ngày xưa, chỉ chức quan giữ các thư tịch bí mật. (2) Thư kí, nhân viên giữ việc quản lí văn thư.
4. (Danh) Họ "Bí".

Từ điển Thiều Chửu

① Thần.
② Bí mật, chức quan giữ các tờ bồi bí mật gọi là bí thư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bí, không thông: 便 Táo bón, chứng táo, bệnh táo;
② [Bì] (Họ) Bí. Xem [mì].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bí mật;
② (văn) Thần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bí mật, kín: Phòng kín; Việc bí mật;
② Giữ bí mật. Xem [bì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo — Riêng tư, giấu kín.

Từ ghép 17

li, ly, lệ
chī ㄔ, gǔ ㄍㄨˇ, lí ㄌㄧˊ, lǐ ㄌㄧˇ, lì ㄌㄧˋ

li

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa tan, chia lìa, chia cách. ◎ Như: "li quần tác cư" lìa bầy ở một mình, thui thủi một mình. ◇ Bạch Cư Dị : "Thương nhân trọng lợi khinh biệt li, Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ" , (Tì bà hành ) Người lái buôn trọng lợi coi thường chia cách, Tháng trước đi mua trà tại Phù Lương.
2. (Động) Cách (khoảng). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Viên môn li trung quân nhất bách ngũ thập bộ" (Đệ thập lục hồi) Nha môn cách chỗ quân một trăm năm chục bước.
3. (Động) Làm trái, phản lại. ◇ Tả truyện : "Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ" , (Ẩn công tứ niên ) Nhiều người phản bội, người thân làm trái lại, khó mà nên thay.
4. (Động) Gặp, bị, mắc phải. ◇ Sử Kí : "Tất khứ Tào, vô li Tào họa" , (Quản Thái thế gia ) Tất nhiên bỏ Tào, khỏi mắc vào họa với Tào.
5. (Động) Thiếu, tách rời. ◎ Như: "tố đản cao, li bất liễu miến phấn dữ đản" , làm bánh bột lọc, không được thiếu bột mì và trứng.
6. (Động) Dính bám. ◇ Thi Kinh : "Bất li vu lí" (Tiểu nhã , Tiểu biện Chẳng dính bám với lần trong (bụng mẹ) sao?
7. (Danh) Quẻ "Li", trong bốn phương thuộc về phương nam.
8. (Danh) Họ "Li".

Từ ghép 33

ly

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dời xa, chia lìa, dời khỏi
2. quẻ Ly (trung hư) trong Kinh Dịch (chỉ có vạch giữa đứt, tượng Hỏa (lửa), trượng trưng cho con gái giữa, hành Hỏa, tuổi Ngọ, hướng Nam)

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa tan. Lìa nhau ở gần gọi là li , xa gọi là biệt .
② Dính bám. Như Kinh Thi nói bất li vu lí chẳng dính bám với lần trong.
② Li li tua tủa.
③ Chim vàng anh.
④ Chia rẽ.
⑤ Hai người song đều nhau.
⑥ Bày, xếp.
⑦ Gặp, bị.
⑧ Sáng, mặt trời.
⑨ Quẻ li, trong bốn phương thuộc về phương nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa cách, lìa tan, chia li: Li dị; Nỗi vui buồn sum họp với chia li; Chị ta chưa bao giờ xa nhà;
② (Khoảng) cách: Nhà ga cách đây ba dặm; Chỉ còn ba hôm nữa là đến ngày Quốc khánh; Mặt trăng và mặt trời cách nhau rất xa;
③ Thiếu: Phát triển công nghiệp, không thể thiếu gang thép;
④ (văn) Dính, bám: Không dính bám với lần trong (Thi Kinh);
⑤ (văn) Không tuân theo, làm trái: Làm trái mệnh lệnh;
⑥ (văn) Mắc vào, rơi vào, gặp, bị (dùng như , bộ ): Một mình mắc vào tai họa này (Giả Nghị: Điếu Khuất Nguyên phú);
⑦ (văn) (Hai người) cùng sánh nhau, sánh đều nhau;
⑧ (văn) Sáng chói, rực rỡ;
⑨ (văn) Bày, xếp;
⑩ (văn) Trải qua: Trải qua một, hai mươi ngày (Hán thư);
⑪ (văn) Chim vàng anh;
⑫ Quẻ li (trong Kinh Dịch);
⑬ [Lí] (Họ) Li.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Chia lìa. Tan tác. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Khách gian hồ thường hợp thiểu li đa « — Tên một quẻ trong Bát quái. Quẻ Li.

Từ ghép 14

lệ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

lệ chi [lìzhi] Cây vải, trái vải, lệ chi. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lứa đôi. Như chữ — Một âm là Li. Xem Li.
túc
sù ㄙㄨˋ

túc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cung kính
2. gấp, kíp, vội

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cung kính. ◇ Tả truyện : "Kì tòng giả túc nhi khoan, trung nhi năng lực" , (Hi Công nhị thập tam niên ) Những người tùy tùng đều cung kính mà khoan hòa, trung thành mà có khả năng.
2. (Tính) Trang trọng, nghiêm túc. ◎ Như: "nghiêm túc" trang nghiêm, "túc mục" trang nghiêm, trang trọng.
3. (Tính) Nghiêm khắc.
4. (Tính) Cấp bách, gấp kíp.
5. (Tính) U tĩnh, yên tĩnh. ◇ Lí Gia Hựu : "Ẩn thụ trọng diêm túc, Khai viên nhất kính tà" , (Phụng họa Đỗ tướng công trưởng hưng tân trạch ) Cây ẩn dưới mái hiên dày u tĩnh, Vườn mở ra một con đường dốc.
6. (Động) Cung kính. ◇ Lục Cơ : "Hạ túc thượng tôn" (Hán Cao Tổ công thần tụng ) Dưới cung kính trên tôn trọng.
7. (Động) Kính sợ. ◇ Hán Thư : "Hoàng đế chi túc cựu lễ, tôn trọng thần minh" , (Vi Hiền truyện ) Hoàng đế kính nể lễ cổ, tôn trọng thần minh.
8. (Động) Cảnh giới, răn bảo.
9. (Động) Chỉnh lí, sửa sang. ◇ Tào Thực : "Túc ngã chinh lữ" (Ứng chiếu ) Sửa sang quân đội của ta.
10. (Động) Thu liễm, rụt lại. ◇ Lễ Kí : "Tắc hàn khí thì phát, thảo mộc giai túc" , (Nguyệt lệnh ) Là lúc khí lạnh phát sinh, cỏ cây đều co rút.
11. (Động) Tiến ra đón, mời vào. ◎ Như: "túc khách" ra đón khách mời vào.
12. (Động) Trừ sạch, dẹp yên.
13. (Động) Kính từ dùng trong thư tín. ◎ Như: "thủ túc" , "đoan túc" , "bái túc" (kính thư).
14. (Phó) Một cách cung kính. ◎ Như: "túc lập" đứng kính cẩn, "túc trình" cung kính dâng lên, "túc tạ" kính cẩn cảm tạ.
15. (Danh) Họ "Túc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cung kính, ngay ngắn nghiêm nghị, không có cái dáng trễ nải gọi là túc.
② Răn, bảo, thi hành mệnh lệnh nghiêm ngặt cho người sợ không dám làm bậy gọi là túc thanh , túc tĩnh , v.v. Lạy rập đầu xuống gọi là túc bái , gọi tắt là túc. Như trong lối viết thư hay dùng những chữ kính túc , túc thử cũng là nói nghĩa ấy cả (kính viết thư này).
③ Gấp, kíp.
④ Tiến vào, mời vào.
⑤ Thu liễm lại, rụt lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung kính: Kính viết thư này;
② Nghiêm túc;
③ (văn) Răn đe, chấn chỉnh (bằng mệnh lệnh nghiêm ngặt): Thanh trừng;
④ (văn) Gấp, kíp;
⑤ (văn) Tiến vào, mời vào;
⑥ (văn) Thu liễm lại, rút lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ nghiêm trang kính cẩn. Td: Nghiêm túc — Vái lạy đầu sát đất — Co lại.

Từ ghép 5

nhĩ, nễ
ěr ㄦˇ, nǐ ㄋㄧˇ

nhĩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. anh, bạn, mày
2. vậy (dùng để kết thúc câu)

Từ điển phổ thông

vậy (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: mày, anh, ngươi, mi. § Tương đương với "nhữ" , "nhĩ" . ◎ Như: "nhĩ ngu ngã trá" ngươi lừa đảo ta bịp bợm (tráo trở với nhau để thủ lợi).
2. (Đại) Ấy, đó, cái đó. ◇ Lễ Kí : "Phu tử hà thiện nhĩ dã?" (Đàn cung thượng ) Phu tử vì sao khen ngợi việc ấy?
3. (Đại) Thế, như thế. ◎ Như: "liêu phục nhĩ nhĩ" hãy lại như thế như thế. ◇ Tương Sĩ Thuyên : "Hà khổ nãi nhĩ" (Minh ki dạ khóa đồ kí ) Sao mà khổ như thế.
4. (Tính) Từ chỉ định: này, đó, ấy. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Nhĩ dạ phong điềm nguyệt lãng" (Thế thuyết tân ngữ , Thưởng dự ) Đêm đó gió êm trăng sáng.
5. (Phó) Như thế, như vậy. ◎ Như: "bất quá nhĩ nhĩ" chẳng qua như thế, đại khái như vậy thôi. ◇ Cao Bá Quát : "Phàm sự đại đô nhĩ" (Quá Dục Thúy sơn ) Mọi việc thường đều như vậy.
6. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. § Cũng như "hĩ" . ◇ Công Dương truyện : "Tận thử bất thắng, tương khứ nhi quy nhĩ" , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Hết lần này mà không thắng, thì đi về thôi.
7. (Trợ) Biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Công Dương truyện : "Hà tật nhĩ?" (Ẩn Công ) Bệnh gì thế?
8. (Trợ) Tiếng đệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi Vũ Thành, văn huyền ca chi thanh, phu tử hoản nhĩ nhi tiếu" , , (Dương hóa ) Khổng Tử tới Vũ Thành, nghe tiếng đàn hát, ông mỉm cười.
9. (Động) Gần, đến gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, ngươi.
② Vậy, tiếng dứt câu.
③ Nhĩ nhĩ như thế, như vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày, ngươi: Bọn mày. 【】 nhĩ nhữ [ârrư] (văn) a. Biểu thị sự thân ái: Nễ Hành và Khổng Dung chơi thân với nhau (Văn sĩ truyện); b. Biểu thị ý khinh thường: Nếu người ta không chịu bị khinh thường, thì không đi đâu mà không làm điều nghĩa (Mạnh tử);
② Ấy, đó, cái đó, điều đó: Hồi (lúc, khi) ấy; Chỗ ấy, nơi ấy; ? Phu tử vì sao khen ngợi việc đó? (Lễ kí). 【】nhĩ hậu [ârhòu] (văn) Từ nay về sau, về sau, sau đó;
③ Thế, như thế: Chỉ thế mà thôi; Tuy khô héo như thế, vẫn giữ được nét rực rỡ (Vương Thế Trinh: Thi bình); Chàng như thế mà thiếp cũng như thế (Ngọc đài tân vịnh);
④ Trợ từ cuối câu biểu thị ý khẳng định: Dẹp yên nước Sở, như trở bàn tay vậy (Tuân tử);
⑤ Trợ từ cuối câu biểu thị ý nghi vấn hoặc phản vấn: ? Bệnh gì thế? (Công Dương truyện);
⑥ Vâng, ừ, phải (dùng độc lập trong câu, biểu thị sự đồng ý);
⑦ Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ (tương đương như , nghĩa ⑦, bộ ): Tử Lộ bộp chộp trả lời (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có vân đẹp — Mày. Đại danh tự ngôi thứ hai, dùng với ý không kính trọng — Này. Cái này — Như vậy — Mà thôi — Tất nhiên — Nghi vấn trợ từ ngữ ( tiếng dùng để hỏi ) — Một âm là Nễ. Xem Nễ.

Từ ghép 20

nễ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tràn đầy. Đầy đủ — Một âm là Nhĩ. Xem Nhĩ.
tự
xù ㄒㄩˋ

tự

phồn thể

Từ điển phổ thông

thuật lại, kể lại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự, thứ bậc. ◇ Hoài Nam Tử : "Tứ thì bất thất kì tự" (Bổn kinh ) Bốn mùa không sai thứ tự.
2. (Danh) Bài tựa (đặt ở đầu sách hoặc bài văn, để tóm lược điểm trọng yếu của sách hoặc bài văn). Cũng như "tự" .
3. (Động) Theo thứ tự hoặc cấp bậc mà thưởng công. ◎ Như: "thuyên tự" phong chức theo thứ tự, "tưởng tự" thưởng công theo thứ tự.
4. (Động) Bày tỏ, trình bày, kể. ◎ Như: "tự thuật" trần thuật, bày tỏ sự việc, "diện tự" gặp mặt bày tỏ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Hoàn Bảo Thoa tự nhiên hòa thẩm mẫu tỉ muội tự li biệt chi tình" (Đệ tứ thập cửu hồi) Lí Hoàn và Bảo Thoa, đương nhiên là cùng với thím và các chị em, kể lể những chuyện xa cách lâu ngày.
5. (Động) Tụ họp, họp mặt. ◎ Như: trong thiếp mời thường viết hai chữ "hậu tự" nghĩa là xin đợi để được họp mặt. ◇ Thủy hử truyện : "Thả thỉnh đáo san trại thiểu tự phiến thì, tịnh vô tha ý" , (Đệ thập nhị hồi) Hãy mời đến sơn trại họp mặt một lúc, thật chẳng có ý gì khác.
6. (Động) Xếp đặt, an bài thứ tự. ◇ Tào Thực : "Kiến quốc thừa gia, mạc bất tu tự" , (Xã tụng ) Kiến thiết nước nhà, không gì là chẳng sửa đổi xếp đặt thứ tự.
7. (Động) Tuôn ra, phát ra mối tình cảm. ◇ Vương Hi Chi : "Nhất thương nhất vịnh, diệc túc dĩ sướng tự u tình" , (Lan Đình thi tự ) Một chén rượu một bài ngâm, cũng đủ hả hê mối cảm tình u ẩn.
8. § Còn có dạng viết khác là .

Từ điển Thiều Chửu

① Bày hàng, xếp, như thuyên tự cứ thứ tự mà phong chức, tưởng tự cứ thứ tự mà thưởng công, v.v.
② Ðầu mối (bài tựa), như làm một quyển sách gì thì rút cả đại ý trong sách ấy bày lên trên gọi là bài tự.
③ Tường bày, như sướng tự u tình bày rõ cái tình u ần.
④ Tụ họp, như trong thiếp mời thường viết hai chữ hậu tự nghĩa là xin đợi để được họp mặt.
⑤ Ðịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, kể, trình bày, bày tỏ: Nói chuyện thân mật; Bày tỏ tình cảm sâu kín trong lòng;
② Kể, thuật (bằng bút), viết;
③ Bài tự (lời nói đầu sách);
④ (văn) Xếp hàng theo thứ tự: Xếp theo thứ tự để phong chức; Xếp theo thứ tự thưởng công;
⑤ (văn) Tụ họp, họp mặt: Xin chờ để được họp mặt (từ dùng trong thiệp mời);
⑥ (văn) Định.

Từ ghép 1

giảm
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

giảm

phồn thể

Từ điển phổ thông

giảm bớt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bớt, làm cho ít đi. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiểu giảm, tắc dĩ khê thủy quán ích chi" , (Phiên Phiên ) (Nếu bình) cạn đi một chút, thì lấy nước suối đổ thêm vô.
2. (Động) Suy kém, sút xuống. ◇ Lí Thương Ẩn : "Thử hoa thử diệp thường tương ánh, Thúy giảm hồng suy sầu sát nhân" , (Tặng hà hoa ) Hoa này lá này thường ánh chiếu nhau, Màu xanh kém đi màu đỏ phai nhạt, buồn chết người.
3. (Động) Không bằng, không như. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Dương Thúc Tử Hà tất giảm Nhan Tử" (Thế thuyết tân ngữ , Thưởng dự ) Dương Thúc Tử Hà tất nhiên không bằng Nhan Tử.
4. (Động) Trừ (số học). ◎ Như: "ngũ giảm nhị đẳng ư tam" năm trừ hai còn ba.
5. (Danh) Tức là "giảm pháp" phép tính trừ.
6. (Danh) Họ "Giảm".

Từ điển Thiều Chửu

① Bớt, ít đi, giảm đi, trừ bớt đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trừ (đi): 5 trừ 3 còn 2;
② Giảm, giảm sút: Giảm thuế; Lòng hăng hái làm việc chỉ tăng thêm chứ không giảm sút;
③ Bớt, đỡ: Bệnh đỡ (bớt) dần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bớt đi, ít đi, kém đi — Phép tính trừ.

Từ ghép 15

lân, lận
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bậc cửa
2. tiếng xe chạy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe.
2. (Danh) Bực cửa.
3. (Trạng thanh) "Lân lân" rầm rầm, xình xịch (tiếng xe chạy). ◇ Đỗ Phủ : "Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu" , , (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi cung tên đều mang bên lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bực cửa.
② Lân lân xình xịch, tiếng xe đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sình sịch, rầm rầm. 【】lân lân [línlín] (văn) (thanh) Rầm rầm: Xe chạy rầm rầm, ngựa hí vang (Thi Kinh);
② (văn) Bực cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bánh xe — Tiếng bánh xe lăn. Tiếng xe chạy — Cái ngưỡng cửa.

Từ ghép 2

lận

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Lận và Lận — Một âm là Lân — Cái bậc để bước lên xe.
luân
guān ㄍㄨㄢ, lún ㄌㄨㄣˊ, lǔn ㄌㄨㄣˇ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

chìm, đắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lằn sóng nhỏ.
2. (Động) Chìm đắm. ◎ Như: "trầm luân" chìm đắm.
3. (Động) Trôi giạt, lưu lạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Luân lạc thiên nhai câu thị khách" (Họa hương tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Đều là khách lưu lạc phương trời.
4. (Động) Mất, diệt vong. ◎ Như: "luân vong" tiêu vong. ◇ Bạch Cư Dị : "Thân tử danh diệc luân" (Tặng phiền trứ tác ) Thân chết tên tuổi cũng mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Lằn sóng.
② Vướng vít, dắt dây, như luân tư dĩ phô (Thi kinh ) nói kẻ vô tội cũng vướng vít tội vạ.
③ Mất, như có tài mà bị dìm ở chỗ hèn kém mãi gọi là trầm luân (chìm đắm), văn tự sách vở ngày nát dần đi gọi là luân vong hay luân thế , v.v.
④ Hồn luân đông đặc, như hồn luân nguyên khí nguyên khí còn nguyên vẹn.
⑤ Luân lạc lưu lạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chìm: Trầm luân; Chìm xuống đáy biển;
② Sa vào, thất thủ, mất. 【】luân vong [lúnwáng] (Nước nhà) sa vào cảnh diệt vong;
③ (văn) Lằn sóng;
④ (văn) Vướng vít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng nhỏ. Sóng gợn lăn tăn — Chìm mất. Td: Trầm luân ( chìm đắm ).

Từ ghép 5

khiểm
qiàn ㄑㄧㄢˋ

khiểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đói, kém, thiếu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ăn không đủ no. ◇ Lí Thương Ẩn : "Phúc khiểm y thường đan" (Hành thứ tây giao tác 西) Bụng không đủ no, áo quần đơn.
2. (Tính) Mất mùa, thu hoạch kém. ◎ Như: "khiểm thu" thu hoạch kém, "khiểm niên" năm mất mùa. ◇ Tống sử : "Thị sử dân ngộ phong niên nhi tư khiểm tuế dã" 使 (Hoàng Liêm truyện ) Là khiến cho dân gặp năm được mùa mà nghĩ đến năm mất mùa vậy.
3. (Tính) Thiếu, kém. ◎ Như: "khiểm truất" thiếu kém, không đủ.
4. (Danh) Áy náy, trong lòng thấy có lỗi. ◎ Như: "đạo khiểm" xin lỗi.

Từ điển Thiều Chửu

① Không no, còn đói, năm mất mùa gọi là khiểm.
② Kém, thiếu. Phàm cái gì không được thỏa thích đều gọi là khiểm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có lỗi: Xin lỗi;
② Đói kém, mất mùa: Năm mất mùa;
③ (văn) Kém, thiếu, không được thỏa ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn chưa no — Thiếu ít — Mất mùa.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.