cường, cưỡng
jiàng ㄐㄧㄤˋ, qiáng ㄑㄧㄤˊ, qiǎng ㄑㄧㄤˇ

cường

phồn thể

Từ điển phổ thông

mạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân dã, nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạnh, khỏe: Thân thể khỏe mạnh;
② Giỏi, cứng: Anh ấy là một người rất giỏi;
③ Khá: Đời sống ngày một khá hơn;
④ Trên, hơn, già, quá: Già (trên, quá, hơn) một phần ba;
⑤ (văn) Con mọt thóc gạo;
⑥ [Qiáng] (Họ) Cường. Xem [jiàng], [qiăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mọt gạo màu đen — Mạnh mẽ. Có sức mạnh — Có thừa. Hơn. Xem Cường bán — Một âm khác là Cưỡng.

Từ ghép 36

cưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

gượng, miễn cưỡng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân dã, nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ép buộc, gò ép: Ép buộc phải cho;
② Gượng: Cười gượng;
③ (văn) Kiên quyết, cực lực, cố sức: Kiên quyết liên minh với họ (Tả truyện: Chiêu công thập tam niên); Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám cực lực can vua (Tả truyện: Hi công nhị niên). Xem [jiàng], [qiáng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống lại, không chịu tuân phục — Gắng sức. Cố dùng sức mà làm cho bằng được — Gò bó, không tự nhiên, gượng ép — Một âm khác là Cường.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Ở vào (thời gian, nơi chốn...). ◇ Lí Tư : "Sở trọng giả tại hồ sắc nhạc châu ngọc, nhi sở khinh giả tại hồ dân nhân dã. Thử phi sở dĩ khóa hải nội chế chư hầu chi thuật dã" , . (Thướng thư Tần Thủy Hoàng ).
2. Ở chỗ, do ở. ◇ Lí Đông Dương : "Phù sở vị giáo, tất cung hành thật tiễn, bất chuyên tại hồ ngôn ngữ văn tự chi thô" , , (Tống Nam Kinh Quốc tử tế tửu tạ công thi tự ).
3. Để ý, lưu ý. § Thường dùng ở thể phủ định. ◎ Như: "mãn bất tại hồ" 滿 hoàn toàn không để ý. ◇ Từ Trì : "Quá liễu bất nhất hội nhi, hựu truyền lai liễu đệ nhị thanh cự hưởng. Dự tiên hữu liễu cảnh cáo, vũ hội thượng đích nhân thính đáo tựu mãn bất tại hồ" , . , 滿 (Đệ nhất khỏa thải du thụ ).

văn minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

văn minh, văn hóa

Từ điển trích dẫn

1. Sáng sủa, rực rỡ. ◇ Dịch Kinh : "Hiện long tại điền, thiên hạ văn minh" , Càn quái ) Rồng hiện ở đồng ruộng, thiên hạ sáng sủa rực rỡ.
2. Văn thải. § Nói tương đối với "chất phác" .
3. Văn đức chói lọi. ◇ Da Luật Sở Tài : "Thánh nhân khai vận ức tư niên, Duệ trí văn minh bẩm tự thiên" , (Kế tống đức mậu vận , Chi nhất).
4. Trạng thái tiến bộ khai hóa trong xã hội loài người. § Nói tương đối với "dã man" .
5. Văn hóa. ◎ Như: "vật chất văn minh" .
6. Xem xét sáng suốt. ◇ Hậu Hán Thư : "Vũ nội văn minh, đốc hành thuần bị, sự mẫu chí hiếu" , , (Đặng Vũ truyện ) Đặng Vũ xét mình sáng suốt, trung hậu thành thật, thờ mẹ chí hiếu.
7. Hợp nhân đạo. ◇ Quách Hiếu Uy : "Sở hữu phu lỗ, ngã quân nhưng dĩ văn minh đối đãi, câu lưu sổ thì, tức khiển quy gia" , , , (Phúc Kiến quang phục kí ).
8. Thời cuối nhà Thanh, sự vật gì mới chế, có vẻ hiện đại, người ta hay thêm vào hai chữ "văn minh". ◎ Như: gậy chống thì gọi là "văn minh côn" , thoại kịch thì gọi là "văn minh hí" , v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẹp đẽ sáng sủa — Chỉ cái mức sinh hoạt sáng đẹp của những xã hội tiến bộ. Thơ Tản Đà: » Mà cái văn minh nó ở đâu «.

Từ điển trích dẫn

1. Bia đá, đầu vuông gọi là "bi" , đầu tròn gọi là "kiệt" . § Về sau thường dùng chỉ bia đá không phân biệt. ◇ Đỗ Phủ : "Thanh hùynh tuyết lĩnh đông, Bi kiệt cựu chế tồn" , (Tặng thục tăng lư khâu sư huynh ).
2. Riêng chỉ đá khắc đặt trước mộ.
3. Mượn chỉ tiêu chí có ý nghĩa để ghi nhớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những loại bia có khắc chữ ( bia vuông gọi là Bi, tròn là Kệ ).
giáp
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỏ cứng của động vật
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can ).
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" , "nhị giáp" , "tam giáp" để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" . Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" , chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" , (2) "Bảng nhãn" , (3) "Thám hoa" .
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" , , (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" móng tay, "cước chỉ giáp" móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" hay "miết" .
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi : "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" : (Hoàn hồn chí ) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" hạng nhất, "giáp cấp" bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" giầu nhất một làng.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Giáp, một can đầu trong mười can. Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là giáp, như phú giáp nhất hương giầu nhất một làng.
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp , nhị giáp , tam giáp để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng . Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên , (2) Bảng nhãn , Thám hoa gọi là đỉnh giáp .
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp mai rùa.
⑥ Bảo giáp kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Can Giáp (can thứ nhất trong 10 thiên can, tương đương với ngôi thứ nhất hoặc "A");
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: Mai rùa;
④ Móng: Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như , bộ );
⑪ (văn) Thân gần (dùng như , bộ ): Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn Quy giáp ( mu rùa ) — Cái vỏ ngoài của thực vật khi mới sinh — Loại áo của binh sĩ mặc khi ra trận — Vị thứ nhất trong Thập can — Chỉ thứ nhất, hạng nhất.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ biết thu góp tiền của làm giàu mà chẳng bận tâm gì cả về nhân nghĩa đạo đức. ◇ Mạnh Tử : "Thị cố hiền quân tất cung kiệm lễ hạ, thủ ư dân hữu chế. Dương Hổ viết: "Vi phú bất nhân hĩ, vi nhân bất phú hĩ"" , . : , (Đằng Văn Công thượng ) Vậy nên bậc vua hiền thì giữ mình khiêm cung, ăn xài tiết kiệm, có lễ độ với kẻ bề tôi, và lấy thuế của dân có chừng mực. Dương Hổ nói rằng: "Kẻ lo làm giàu thì chẳng có nhân, người làm nhân thì chẳng được giàu."

Từ điển trích dẫn

1. Hình dung ngạo mạn, tự cao tự đại, coi thường hết thảy. ◇ Hồ đồ thế giới : "Bất đáo thập niên, tiến thăng Vân Nam phủ đài, kim hựu thăng liễu Tứ Xuyên chế đài, tự nhiên thị nhãn không tứ hải" , , , (Quyển thập).
dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái khuôn bằng kim loại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn đúc đồ vật bằng kim loại. ◇ Vương Phù : "Trung dân chi sanh thế dã, do thước kim chi tại lô dã, tòng đốc biến hóa, duy dã sở vi, phương viên bạc hậu, tùy dong chế nhĩ" , , , , , (Tiềm phu luận , Đức hóa ).
2. (Danh) Tỉ dụ quy phạm, mô thức. ◇ Da Luật Sở Tài : "Dưỡng như Trâu Kha khí, thành tự Trọng Ni dong" , (Lan Trọng Văn... ).
3. (Danh) Một loại mâu (binh khí).
4. (Động) Nung lửa cho kim loại, đá... chảy ra (biến thành chất lỏng). § Sau viết là . ◇ Vương Thao : "Tại san đính thượng hốt khai nhất huyệt, tương thạch thiêu dong, như thủy lưu xuất" , , (Úng dũ dư đàm , Hải đảo hỏa san ).
5. (Động) Tôi luyện nội dung, luyện ý (nói về văn chương, tả tác). § Sau viết là . ◇ Văn tâm điêu long : "Quy phạm bổn thể vị chi dong" (Dong tài ).
6. (Động) Đào luyện, tạo thành. § Sau viết là . ◇ Thanh sử cảo 稿: "Tỉ tập lễ nghi, dong khí chất" , (Lễ chí ngũ ).
7. § Cũng đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Nấu chảy. Lấy lửa nung cho loài kim chảy ra gọi là dong.
② Cái khuôn đúc đồ. Cũng đọc là dung.

dung

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn đúc đồ vật bằng kim loại. ◇ Vương Phù : "Trung dân chi sanh thế dã, do thước kim chi tại lô dã, tòng đốc biến hóa, duy dã sở vi, phương viên bạc hậu, tùy dong chế nhĩ" , , , , , (Tiềm phu luận , Đức hóa ).
2. (Danh) Tỉ dụ quy phạm, mô thức. ◇ Da Luật Sở Tài : "Dưỡng như Trâu Kha khí, thành tự Trọng Ni dong" , (Lan Trọng Văn... ).
3. (Danh) Một loại mâu (binh khí).
4. (Động) Nung lửa cho kim loại, đá... chảy ra (biến thành chất lỏng). § Sau viết là . ◇ Vương Thao : "Tại san đính thượng hốt khai nhất huyệt, tương thạch thiêu dong, như thủy lưu xuất" , , (Úng dũ dư đàm , Hải đảo hỏa san ).
5. (Động) Tôi luyện nội dung, luyện ý (nói về văn chương, tả tác). § Sau viết là . ◇ Văn tâm điêu long : "Quy phạm bổn thể vị chi dong" (Dong tài ).
6. (Động) Đào luyện, tạo thành. § Sau viết là . ◇ Thanh sử cảo 稿: "Tỉ tập lễ nghi, dong khí chất" , (Lễ chí ngũ ).
7. § Cũng đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Nấu chảy. Lấy lửa nung cho loài kim chảy ra gọi là dong.
② Cái khuôn đúc đồ. Cũng đọc là dung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nấu chảy (kim loại);
② Khuôn đúc;
③ Một loại giáo mác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chảy kim khí. Đúc kim khí — Nóng chảy — Tên một loại binh khí, giống như cây giáo.
quận
jùn ㄐㄩㄣˋ

quận

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quận (đơn vị hành chính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quận, khu vực hành chính. ◎ Như: "quận huyện" quận và huyện, hai đơn vị hành chánh trong nước, cũng để chỉ chung lãnh thổ đất nước. § Ghi chú: Ở Trung Quốc, thời nhà Chu, "huyện" lớn hơn "quận" . Tới thời Tần Thủy Hoàng, bãi bỏ chế độ phong kiến, "quận" lớn, "huyện" nhỏ. Nhà Hán sau đó giữ theo như vậy. Dưới đời nhà Tùy, nhà Đường bỏ "quận", đặt ra "châu" . Sau nhà Tống đổi "quận" thành "phủ" .
2. (Danh) Họ "Quận".

Từ điển Thiều Chửu

① Quận. Một tên riêng để gọi khu đất đã chia giới hạn. Như nước ta ngày xưa chia làm 12 quận.

Từ điển Trần Văn Chánh

Quận: Quận và huyện; Nước ta thời xưa chia làm 12 quận; Quận Giao Chỉ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một khu vực hành chánh rộng lớn thời cổ — Tên một đơn vị hành chánh thời trước, ở dưới tỉnh, tương đương với phủ, huyện — Tên một dơn vị hành chánh của Việt Nam Cộng Hòa, tương đương với phủ huyện thời xưa.

Từ ghép 11

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử của Phan Huy Chú, gồm 49 quyển, chép 10 mục là Địa dư chí, Nhân vật chí, Quan chức chí, Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí, Binh chế chí, Văn tịch chí, Bang giao chí. Phan Huy Chú sinh năm 1782, mất 1840, tự là Lâm Khanh, hiệu là Mai Phong, người xã Thu Hoạch huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, con của Phan Huy Ích, cháu của Phan Huy Ôn. Ông học rộng, nhưng chỉ đậu tú tài, và đậu tới hai lần, 1807 và 1819. Năm 1821, ông được bổ làm chức Biên tu tại viện Hàn lâm. Tháng tư năm đó ông dâng vua Minh Mệnh bộ Lịch triều Hiến chương. Năm 1824 ông được cử làm Ất Phó sứ sang Trung Hoa. Năm 1828 làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830 lại được cử đi sứ Trung Hoa, nhưng lúc về bị cách chức. Cuối năm ấy ông tham dự phái đoàn sang Batavia. Năm sau được bổ chức Tư vụ bộ Công, được ít tháng ông cáo quan, về dưỡng già tại Tổng Thanh Mai phủ Quảng Oai tỉnh Sơn Tây. Ngoài bộ Lịch triều Hiến chương, các tác phẩm khác của ông có Hoàng Việt địa dư chí, Hoa thiều ngâm lục, Hoa trình tục ngâm, Dương trình kí kiến.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.