vi, vy, vị
wéi ㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ ghép 14

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm, gây nên

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng như chữ vi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Vi .

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bởi vì
2. giúp cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
⑤ Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

chuyển
zhuàn ㄓㄨㄢˋ

chuyển

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếng trầm bổng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chim kêu. ◇ Đặng Trần Côn : "Liễu điều do vị chuyển hoàng li" (Chinh Phụ ngâm ) Cành liễu chưa vang tiếng oanh vàng hót. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng chìm bổng êm đềm. Tiếng chim kêu hay gọi là chuyển.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Chim) hót líu lo;
② Trầm bỗng êm tai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đổi giọng — Tiếng chim hót cao thấp đủ giọng.
tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

tranh tụng, kiện, tranh biện phải trái

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tranh đoạt;
② Tranh tụng, kiện, tranh biện phải trái.

tránh

phồn thể

Từ điển phổ thông

can ngăn, khuyên can

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Can, ngăn, lấy lời nói thẳng mà ngăn người khỏi làm điều lầm lỗi. ◎ Như: "gián tránh" can ngăn, khuyến cáo.
2. (Động) Cạnh tranh, tranh chấp. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đấu tránh chi thanh, thậm khả bố úy" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Tiếng đánh nhau giành giựt thật là dễ sợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Can, ngăn (lấy lời nói mà ngăn người khỏi làm điều lầm lỗi).
② Kiện, cãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Can ngăn, can gián, khuyên can.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn. Như chữ Tránh — Thưa kiện. Dùng lời lẽ mà giành lẽ phải về mình.

Từ ghép 1

trương, trướng
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

trương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. treo lên, giương lên
2. sao Trương (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương dây cung, căng dây cung. ◎ Như: "trương cung" giương cung.
2. (Động) Căng dây gắn vào đàn. ◇ Hán Thư : "Cầm sắt bất điều, thậm giả tất giải nhi canh trương chi, nãi khả cổ dã" 調, , (Đổng Trọng Thư truyện ) Đàn không hợp điệu, đến nỗi phải tháo ra thay dây vào, mới gảy được.
3. (Động) Thay đổi, sửa đổi. ◎ Như: "canh trương" sửa đổi.
4. (Động) Mở ra, căng ra, triển khai. ◎ Như: "trương mục" mở to mắt, trợn mắt. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
5. (Động) Khoe khoang, khoa đại. ◎ Như: "khoa trương" khoe khoang.
6. (Động) Làm cho lớn ra, khuếch đại. ◇ Tân Đường Thư : "Đại quân cổ táo dĩ trương ngô khí" (Lí Quang Bật truyện ) Ba quân đánh trống rầm rĩ làm ta hăng hái thêm.
7. (Động) Phô bày, thiết trí. ◎ Như: "trương ẩm" đặt tiệc rượu, "trương nhạc" mở cuộc âm nhạc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đương nhật sát ngưu tể mã, đại trương diên tịch" , (Đệ tam thập tứ hồi) Hôm đó giết bò mổ ngựa, bày tiệc rất to.
8. (Động) Giăng lưới để bắt chim muông.
9. (Động) Dòm, ngó. ◎ Như: "đông trương tây vọng" 西 nhìn ngược nhìn xuôi. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá nhân, tham đầu tham não, tại na lí trương vọng" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ thấy một người, thò đầu vươn cổ, ở trong đó đang dòm ngó rình mò.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho vật gì mở ra, căng ra được. ◎ Như: "nhất trương cung" một cái cung, "lưỡng trương chủy" hai cái mõm. (2) Đơn vị dùng cho vật có mặt phẳng. ◎ Như: "nhất trương chỉ" một tờ giấy, "lưỡng trương trác tử" hai cái bàn.
11. (Danh) Ý kiến, ý chí. ◎ Như: "chủ trương" chủ ý, chủ kiến, "thất trương thất chí" mất hết hồn trí, đầu óc hoang mang.
12. (Danh) Sao "Trương", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
13. (Danh) Họ "Trương".
14. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "kì thế phương trương" cái thế đang lớn. ◇ Thi Kinh : "Tứ mẫu dịch dịch, Khổng tu thả trương" , (Đại nhã , Hàn dịch ) Bốn con ngựa đực, Rất dài lại to.
15. Một âm là "trướng". § Thông "trướng" .
16. (Tính) Bụng đầy, bụng căng. § Thông "trướng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dương, như trương cung dương cung. Căng dây tơ vào đàn cũng gọi là trương. Sự gì cần phải cách gọi là canh trương , nghĩa là phải thay đổi lại như đàn hỏng dây phải căng dây khác.
② Lớn, như kì thế phương trương thửa thế đang lớn.
③ Phô trương, như trương hoàng , phô trương , v.v. Tính tình ngang trái gọi là quai trương , ý khí nông nổi gọi là hiêu trương , dối giả đa đoan gọi là chu trương cùng theo một nghĩa ấy cả.
④ Mở ra, như hấp trương đóng mở.
⑤ Ðặt, như trương ẩm đặt tiệc rượu, trương nhạc mở cuộc âm nhạc. Lấy ý mình mà xếp đặt gọi là chủ trương .
⑥ Vây bắt chim muông, nghĩa là dăng lưới để bắt cái loài chim muông, vì thế nên vơ vét tiền của cũng gọi là trương la .
⑦ Phàm vật gì căng lên lại buông xuống được đều gọi là trương. Như một cái đàn cầm gọi là trương, một mảnh giấy cũng gọi là nhất trương .
⑧ Sao Trương, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑨ Một âm là trướng, cũng như chữ trướng , cung trướng bầy đặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Há, nhe ra, mở ra, giương, trương, căng, giăng: Há mồm; Nhe răng; Giương cung bắn tên; Căng lưới đánh cá. (Ngb) Trương ra, lớn mạnh: Thế đang lớn mạnh;
② Khoe (khoang), (thổi) phồng, (phô) trương: Phô trương thanh thế; Khoa trương, thổi phồng, khoe khoang;
③ Mở: Đóng mở; Mở hàng (cửa hàng), mở đầu, mở ra;
④ Nhìn, dòm: 西 Nhìn ngược nhìn xuôi;
⑤ (loại) Tờ, cái, bức, tấm, chiếc: Hai tờ giấy; Một cái (chiếc) bàn; Hai bức tranh; Một tấm ảnh; Một chiếc chiếu;
⑥ [Zhang] Sao Trương (một ngôi sao trong nhị thập bát tú);
⑦ [Zhang] (Họ) Trương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương rộng ra. Mở lớn ra. Td: Khai trương — Bày ra. Sắp đặt — Một trang giấy. Một tờ giấy. Đoạn trường tân thanh : » Tiên thề cùng thảo một trương « — Họ người. Thơ Lê Thánh Tông: » Miếu ai như miếu vợ chàng Trương «.

Từ ghép 19

trướng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương dây cung, căng dây cung. ◎ Như: "trương cung" giương cung.
2. (Động) Căng dây gắn vào đàn. ◇ Hán Thư : "Cầm sắt bất điều, thậm giả tất giải nhi canh trương chi, nãi khả cổ dã" 調, , (Đổng Trọng Thư truyện ) Đàn không hợp điệu, đến nỗi phải tháo ra thay dây vào, mới gảy được.
3. (Động) Thay đổi, sửa đổi. ◎ Như: "canh trương" sửa đổi.
4. (Động) Mở ra, căng ra, triển khai. ◎ Như: "trương mục" mở to mắt, trợn mắt. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
5. (Động) Khoe khoang, khoa đại. ◎ Như: "khoa trương" khoe khoang.
6. (Động) Làm cho lớn ra, khuếch đại. ◇ Tân Đường Thư : "Đại quân cổ táo dĩ trương ngô khí" (Lí Quang Bật truyện ) Ba quân đánh trống rầm rĩ làm ta hăng hái thêm.
7. (Động) Phô bày, thiết trí. ◎ Như: "trương ẩm" đặt tiệc rượu, "trương nhạc" mở cuộc âm nhạc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đương nhật sát ngưu tể mã, đại trương diên tịch" , (Đệ tam thập tứ hồi) Hôm đó giết bò mổ ngựa, bày tiệc rất to.
8. (Động) Giăng lưới để bắt chim muông.
9. (Động) Dòm, ngó. ◎ Như: "đông trương tây vọng" 西 nhìn ngược nhìn xuôi. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá nhân, tham đầu tham não, tại na lí trương vọng" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ thấy một người, thò đầu vươn cổ, ở trong đó đang dòm ngó rình mò.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho vật gì mở ra, căng ra được. ◎ Như: "nhất trương cung" một cái cung, "lưỡng trương chủy" hai cái mõm. (2) Đơn vị dùng cho vật có mặt phẳng. ◎ Như: "nhất trương chỉ" một tờ giấy, "lưỡng trương trác tử" hai cái bàn.
11. (Danh) Ý kiến, ý chí. ◎ Như: "chủ trương" chủ ý, chủ kiến, "thất trương thất chí" mất hết hồn trí, đầu óc hoang mang.
12. (Danh) Sao "Trương", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
13. (Danh) Họ "Trương".
14. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "kì thế phương trương" cái thế đang lớn. ◇ Thi Kinh : "Tứ mẫu dịch dịch, Khổng tu thả trương" , (Đại nhã , Hàn dịch ) Bốn con ngựa đực, Rất dài lại to.
15. Một âm là "trướng". § Thông "trướng" .
16. (Tính) Bụng đầy, bụng căng. § Thông "trướng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dương, như trương cung dương cung. Căng dây tơ vào đàn cũng gọi là trương. Sự gì cần phải cách gọi là canh trương , nghĩa là phải thay đổi lại như đàn hỏng dây phải căng dây khác.
② Lớn, như kì thế phương trương thửa thế đang lớn.
③ Phô trương, như trương hoàng , phô trương , v.v. Tính tình ngang trái gọi là quai trương , ý khí nông nổi gọi là hiêu trương , dối giả đa đoan gọi là chu trương cùng theo một nghĩa ấy cả.
④ Mở ra, như hấp trương đóng mở.
⑤ Ðặt, như trương ẩm đặt tiệc rượu, trương nhạc mở cuộc âm nhạc. Lấy ý mình mà xếp đặt gọi là chủ trương .
⑥ Vây bắt chim muông, nghĩa là dăng lưới để bắt cái loài chim muông, vì thế nên vơ vét tiền của cũng gọi là trương la .
⑦ Phàm vật gì căng lên lại buông xuống được đều gọi là trương. Như một cái đàn cầm gọi là trương, một mảnh giấy cũng gọi là nhất trương .
⑧ Sao Trương, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑨ Một âm là trướng, cũng như chữ trướng , cung trướng bầy đặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày biện sắp đặt — Tự cho mình là lớn, là giỏi — Dùng như chữ Trướng — Dùng như chữ Trướng — Một âm là Trương. Xem Trương.
chúc, dục
jū ㄐㄩ, yù ㄩˋ, zhōu ㄓㄡ, zhǔ ㄓㄨˇ, zhù ㄓㄨˋ

chúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

cháo loãng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bán. ◎ Như: "dục văn vị sinh" bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai. ◇ Trang Tử : "Ngã thế thế vi bình phích khoáng, bất quá sổ kim; kim nhất triêu nhi dục kĩ bách kim, thỉnh dữ chi" , ; , (Tiêu dao du ) Chúng ta đời đời làm nghề giặt lụa, (lợi) chẳng qua vài lạng; nay một sớm mà bán nghề lấy trăm lạng, xin (bán) cho hắn.
2. (Động) Vì mưu lợi riêng mà làm tổn hại quốc gia, sự nghiệp...
3. (Động) Mua, cấu mãi. ◇ Phùng Mộng Long : "Sanh Quang trì bôi nhất song lai thụ, vân xuất tự trung quan gia, giá khả bách kim, chỉ tác ngũ thập kim. Tấn Thân hân nhiên dục chi" , , . . (Trí nang bổ , Tạp trí , Giảo hiệt ).
4. (Động) Sinh ra, nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Trang Tử : "Tứ giả, thiên dục dã, thiên dục giả, thiên tự dã" , , , (Đức sung phù ) Bốn điều đó, trời sinh ra, trời nuôi dưỡng, trời cho ăn vậy.
5. (Động) Khoe khoang, khoác lác.
6. (Tính) Non, trẻ thơ, ấu trĩ. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
7. (Danh) Họ "Dục".
8. Một âm là "chúc". (Danh) Cháo. § Thông "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ chúc cháo.
② Một âm là dục. Bán. Như dục văn vị sinh bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai.
③ Sinh dưỡng.
④ Non, trẻ thơ.
⑤ Nước chảy trong khe.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cháo. Như chữ Chúc .

dục

phồn thể

Từ điển phổ thông

bán

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bán. ◎ Như: "dục văn vị sinh" bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai. ◇ Trang Tử : "Ngã thế thế vi bình phích khoáng, bất quá sổ kim; kim nhất triêu nhi dục kĩ bách kim, thỉnh dữ chi" , ; , (Tiêu dao du ) Chúng ta đời đời làm nghề giặt lụa, (lợi) chẳng qua vài lạng; nay một sớm mà bán nghề lấy trăm lạng, xin (bán) cho hắn.
2. (Động) Vì mưu lợi riêng mà làm tổn hại quốc gia, sự nghiệp...
3. (Động) Mua, cấu mãi. ◇ Phùng Mộng Long : "Sanh Quang trì bôi nhất song lai thụ, vân xuất tự trung quan gia, giá khả bách kim, chỉ tác ngũ thập kim. Tấn Thân hân nhiên dục chi" , , . . (Trí nang bổ , Tạp trí , Giảo hiệt ).
4. (Động) Sinh ra, nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Trang Tử : "Tứ giả, thiên dục dã, thiên dục giả, thiên tự dã" , , , (Đức sung phù ) Bốn điều đó, trời sinh ra, trời nuôi dưỡng, trời cho ăn vậy.
5. (Động) Khoe khoang, khoác lác.
6. (Tính) Non, trẻ thơ, ấu trĩ. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
7. (Danh) Họ "Dục".
8. Một âm là "chúc". (Danh) Cháo. § Thông "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ chúc cháo.
② Một âm là dục. Bán. Như dục văn vị sinh bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai.
③ Sinh dưỡng.
④ Non, trẻ thơ.
⑤ Nước chảy trong khe.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bán: Bán tranh; Bán chữ để sống, viết văn làm kế sinh nhai; Mua quan bán tước;
② Nuôi dưỡng, sinh dưỡng;
③ Non trẻ, trẻ thơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Dục — Một âm khác là Chúc. Xem Chúc.
niệm
niàn ㄋㄧㄢˋ

niệm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mong mỏi, nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nhớ, mong. ◎ Như: "tư niệm" tưởng nhớ, "quải niệm" nhớ nhung canh cánh trong lòng.
2. (Động) Chuyên tâm nghĩ ngợi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn nhất tâm niệm Phật" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ một lòng niệm Phật.
3. (Động) Đọc, tụng. § Thông "niệm" . ◎ Như: "niệm thư" đọc sách, "niệm kinh" đọc kinh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết trước, tiện phân phó Thái Minh niệm hoa danh sách, án danh nhất cá nhất cá hoán tiến lai khán thị" , 便, (Đệ thập tứ hồi) Nói xong, liền giao cho Thái Minh đọc danh sách, đến tên người nào thì gọi người ấy lên nhận mặt.
4. (Động) Đọc tụng nhỏ tiếng (như nhà sư đọc kinh, đạo sĩ đọc thần chú), lẩm bẩm. ◎ Như: "niệm niệm hữu từ" (1) đọc lầm thầm (đọc kinh, đọc chú), (2) nói lầm bẩm một mình.
5. (Động) Học. ◎ Như: "tha niệm quá trung học" nó đã học hết bậc trung học.
6. (Động) Ghi nhớ, không quên. ◇ Luận Ngữ : "Bá Di, Thúc Tề, bất niệm cựu ác, oán thị dụng hi" , , , (Công Dã Tràng ) Bá Di, Thúc Tề không ghi nhớ điều xấu ác cũ (của người), nên ít oán hận.
7. (Động) Thương, xót. ◇ Lí Hạ : "Giang can ấu khách chân khả niệm" (Miễn ái hành ) Nơi bến sông, khách nhỏ tuổi thật đáng thương.
8. (Danh) Khoảng thời gian rất ngắn. ◎ Như: "nhất niệm khoảnh" một thoáng, một khoảnh khắc, một sát na.
9. (Danh) Hai mươi. § Thông "nhập" 廿. ◎ Như: "niệm ngũ nhật" ngày hai mươi lăm.
10. (Danh) Họ "Niệm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ nhớ.
② Ngâm đọc, như niệm thư đọc sách, niệm kinh niệm kinh, v.v.
③ Hai mươi, như niệm ngũ nhật ngày 25.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ, nhớ nhung: Nhớ nhà;
② Suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ ngợi: Trong lòng không có suy nghĩ gì khác;
③ Đọc, học: Xin đọc thư này cho tôi nghe; Đọc kinh, niệm kinh; Cậu ấy từng học ở trường trung học. Cv. ;
④ Hai mươi: Ngày hai mươi lăm;
⑤ [Niàn] (Họ) Niệm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc lên. Ngâm lên. Như chữ Niệm — Nhớ tới, nghĩ tới. Td: Kỉ niệm, Tưởng niệm — Số 20. Cũng viết là Niệm 廿. Còn đọc là Trấp.

Từ ghép 22

minh, ô
míng ㄇㄧㄥˊ, wū ㄨ

minh

phồn thể

Từ điển phổ thông

hót (chim), gáy (gà)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kêu, gáy, hót, rống... (chim, thú, côn trùng). ◎ Như: "thiền minh" ve ngâm, "kê minh" gà gáy, "viên minh" vượn kêu.
2. (Động) Phát ra tiếng. ◎ Như: "lôi minh" sấm vang.
3. (Động) Gảy, đánh, gõ. ◎ Như: "minh la" đánh phèng la. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã, tiểu tử minh cổ nhi công chi khả dã" , (Tiên tiến ) Nó không phải là môn đồ của ta nữa, các trò hãy nổi trống mà công kích nó đi.
4. (Động) Có tiếng tăm, nổi tiếng. ◇ Dịch Kinh : "Minh khiêm, trinh cát" , (Khiêm quái ) Có tiếng tăm về đức khiêm, (nếu) chính đáng thì tốt.
5. (Động) Phát tiết, phát lộ. ◇ Hàn Dũ : "Đại phàm vật bất đắc kì bình tắc minh" (Tống mạnh đông dã tự ) Thường thường vật không có được sự quân bình, điều hòa của nó, thì nó sẽ phát lộ ra.
6. (Động) Bày tỏ. ◎ Như: "minh tạ" bày tỏ sự biết ơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng chim hót. Nói rộng ra phàm cái gì phát ra tiếng đều gọi là minh. Như minh cổ đánh trống.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kêu (chim muông, côn trùng hoặc những vật khác): Chim hót; Ve sầu kêu; Vật không đạt được trạng thái quân bình của nó thì kêu lên (Hàn Dũ);
② Tiếng kêu, làm cho kêu, đánh cho kêu: Ù tai; Tiếng sấm dậy; Đánh trống;
③ Kêu lên, bày tỏ (tình cảm, ý kiến, chủ trương): Minh oan; Tỏ lòng bất bình; Tỏ ra đắc ý; Trăm nhà đua tiếng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chim hót — Tiếng chim hót — Kêu lên, hót lên, gáy lên. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu: » Tây phong minh tiên xuất vị kiều «. Bà Đoàn Thị Điểm dịch: » Thét roi cầu vị ào ào gió thu «.

Từ ghép 8

ô

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thanh) (Tiếng) u u: Tiếng còi nhà máy u u;
② (thán) Ôi!.【】ô hô [wuhu] a. Ô hô!, hỡi ôi! than ôi! (thán từ dùng trong cổ văn): Xem ; b. (Ngr) Chết, bỏ (mạng): Bỏ mạng, đi đời nhà ma. Cv. ; 【】 ô hô ai tai [wuhu-aizai] a. Ô hô! Thương thay!; b. Bỏ mạng, đi đời nhà ma;
③ (văn) Khóc sụt sùi: Người xem đều sùi sụt, người đi đường cũng thút thít (Thái Viêm: Bi phẫn);
④ (văn) Thổi còi.

Từ ghép 1

nguyện
yuàn ㄩㄢˋ

nguyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng mong cầu, sự mong muốn, hi vọng, kì vọng. ◎ Như: "tâm nguyện" niềm mong ước trong lòng, "chí nguyện" điều mong mỏi. ◇ Đào Uyên Minh : "Phú quý phi ngô nguyện, đế hương bất khả kì" , (Quy khứ lai từ ) Giàu sang chẳng phải là điều ta mong mỏi, cõi tiên không thể ước ao.
2. (Động) Kì vọng, mong đợi. ◇ Mạnh Tử : "Bất cảm thỉnh nhĩ, cố sở nguyện dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Chẳng dám xin, vốn mong chờ được như thế vậy.
3. (Động) Thích muốn, vui lòng tự mong cầu. ◎ Như: "tình nguyện" thực tình muốn thế, "phát nguyện" mở lòng muốn thế. ◇ Hàn Dũ : "Ngô nguyện thân vi vân, Đông Dã biến vi long" , (Túy lưu Đông Dã ).
4. (Động) Cầu xin, khấn xin. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "(Thái hậu) toại chúc viết: Hà Bá, Hà Thần, nguyện tức linh uy" (): , (Quyển hạ ).
5. (Động) Ngưỡng mộ, hâm mộ. ◇ Tuân Tử : "Danh thanh nhật văn, thiên hạ nguyện" , (Vương chế ) Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ ngưỡng mộ.
6. (Động) Nghĩ nhớ, tư niệm.

Từ điển Thiều Chửu

① Muốn. Lòng mong cầu gọi là tâm nguyện . Ðem cái quyền lợi mình muốn được hưởng mà yêu cầu pháp luật định cho gọi là thỉnh nguyện .
② Nguyện, dùng làm trợ từ, ý nói lòng muốn như thế. Như ông Mạnh Tử nói: Bất cảm thỉnh nhĩ cố sở nguyện dã chẳng dám xin vậy, vốn vẫn muốn thế vậy. Như ta nói tình nguyện (thực tình muốn thế), phát nguyện (mở lòng muốn thế), thệ nguyện (thề xin muốn được như thế), đều một ý ấy cả.
③ Khen ngợi, hâm mộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sự mong muốn, lòng mong muốn, nguyện vọng: Nguyện vọng bình sinh; Như mong muốn. 【】 nguyện vọng [yuànwàng] Nguyện vọng, ước vọng, (điều) mong muốn: Một ước vọng từ bao đời; Phù hợp nguyện vọng của nhân dân;
② Ước muốn, mong muốn, tình nguyện, bằng lòng: Tôi muốn tham gia đấu bóng rổ; Quân tình nguyện; Tự nguyện tự giác; Chẳng dám xin, vốn muốn như thế vậy (Mạnh tử); Mong đại vương chớ ham của cải (Sử kí);
③ Cầu nguyện: Cầu nguyện;
④ (văn) Hâm mộ, ngưỡng mộ: Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ đều ngưỡng mộ (Tuân tử). Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mong mỏi, trông đợi. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú có câu: » Cho nên đây phải họa vần Chiến tụng, nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ « — Cầu khẩn van xin. Đoạn trường tân thanh có câu: » Bạc sinh quỳ xuống vội vàng, quá lời nguyện hết Thánh hoàng, Thổ công «.

Từ ghép 21

hãn, tốc
hàn ㄏㄢˋ

hãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giữ gìn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo vệ, giữ gìn. ◎ Như: "hãn vệ quốc thổ" bảo vệ đất nước.
2. (Động) Ngăn trở. ◎ Như: "hãn hải yển" đê ngăn nước biển.
3. (Động) Chống cự. ◎ Như: "hãn mệnh bất hàng" chống lại mệnh lệnh không chịu hàng.
4. (Tính) Tợn, hung bạo, dũng mãnh. Cùng nghĩa với chữ "hãn" . ◇ Sử Kí : "Thượng Cốc chí Liêu Đông … Đại dữ Triệu, đại tục tương loại, nhi dân điêu hãn thiểu lự" , , (Hóa thực liệt truyện ) Thượng Cốc đến Liêu Đông ... phong tục cũng tương tự những nước Đại, nước Triệu, có điều dân ở đây hung tợn như diều hâu và hành động liều lĩnh.
5. (Danh) Ngày xưa, cái bao chế bằng da, dùng để che chở tay trái người bắn cung.

Từ điển Thiều Chửu

① Giữ gìn.
② Tợn, cùng nghĩa với chữ hãn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữ, ngăn, ngăn giữ: Đê ngăn nước biển; Ngăn trở; Ngăn chống, chống giữ;
② (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bảo vệ, giữ gìn — Cứng cỏi — Như Hãn .

Từ ghép 2

tốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặt lúa chín sớm, chín trước mùa.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.