binh mã

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lính và ngựa
2. quân đội

Từ điển trích dẫn

1. Binh sĩ và ngựa chiến. Cũng phiếm chỉ quân đội. ◇ Kì Thủy Nguyên : "Năng xuy động thập vạn binh mã" (Tam bất xuy ) Có thể thôi động mười vạn binh mã.
2. Mượn chỉ chiến tranh, chiến sự. ◇ Đỗ Phủ : "Cố quốc do binh mã, Tha hương diệc cổ bề" , (Xuất quách ) Nước nhà còn chinh chiến, Quê người cũng binh đao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí giới và ngựa, chỉ chung các vật dụng và phương tiện chiến tranh. — Chỉ sức mạnh quân đội. — Chỉ một toán cưỡi ngựa.

Từ điển trích dẫn

1. Nước xưa cũ trong lịch sử.
2. Tổ quốc. ◇ Sử Kí : "Thần văn vi tử quá cố quốc nhi bi, ư thị tác mạch tú chi ca" , (Hoài Nam Vương truyện ).
3. Cố hương. ◇ Đỗ Phủ : "Thủ túy tha hương khách, Tương phùng cố quốc nhân" , (Thướng Bạch Đế thành ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước cũ. Quê xưa. Đoạn trường tân thanh có câu.

Từ điển trích dẫn

1. Nhà giàu to, đại phú, hào phú. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thử gian hữu hiếu liêm Vệ Hoằng, sơ tài trượng nghĩa, kì gia  cự phú; nhược đắc tương trợ, sự khả đồ hĩ" , , ; , (Đệ ngũ hồi) Ở đây có ông Vệ Hoằng, đỗ khoa hiếu liêm, là người khinh tài trọng nghĩa, nhà giàu to; nếu được ông ấy giúp, thì việc lớn có thể mưu đồ được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cực giàu có.

Từ điển trích dẫn

1. Cây ngô đồng lá biếc. ◇ Đỗ Phủ : "Hương đạo trác dư anh vũ lạp, Bích ngô tê lão phượng hoàng chi" , (Thu hứng ) Chim anh vũ ăn rồi, còn bỏ thừa những hạt lúa thơm, Phượng hoàng đậu đến già trên cành ngô biếc.

bắc cực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Bắc Cực

Từ điển trích dẫn

1. Xứ ở phương bắc rất xa. ◇ Trang Tử : "Chuyên Húc đắc chi, dĩ xử huyền cung; Ngu Cường đắc chi, lập hồ bắc cực" , ; , (Đại tông sư ) Chuyên Húc được nó mà ở huyền cung; Ngu Cường được nó mà ngự ở bắc cực.
2. Đầu trên cùng phía bắc. ◇ Hoài Nam Tử : "(Vũ) sử Thụ Hợi bộ tự bắc cực chí ư nam cực, nhị ức tam vạn tam thiên ngũ bách lí thất thập ngũ bộ" ()使, (Địa hình ) (Vua Vũ) sai Thụ Hợi đi từ cực bắc đến cực nam, (đo được) hai ức ba vạn ba ngàn năm trăm bảy mươi lăm bước.
3. Chỉ sao bắc cực. ◇ Tống sử : "Thần quan cổ chi hậu thiên giả, tự Vân Nam Đô Hộ Phủ chí Tuấn Nghi Đại Nhạc Đài tài lục thiên lí, nhi bắc cực chi sai phàm thập ngũ độ, sảo bắc bất dĩ, dong cự tri cực tinh chi bất trực nhân thượng dã" , , , , (Thiên văn chí nhất ).
4. Chỉ chòm sao bắc cực. ◇ Tống sử : "Bắc cực ngũ tinh tại Tử vi cung trung, bắc thần tối tôn giả dã" , (Thiên văn chí nhị ).
5. Chỉ đế vương. § Nguồn gốc: ◇ Tấn thư : "Bắc cực, bắc thần tối tôn giả dã (...) thiên vận vô cùng, tam quang điệt diệu, nhi cực tinh bất di, cố viết "Cư kì sở nhi chúng tinh củng chi"" , (...), 耀, , "" (Thiên văn chí thượng ).
6. Chỉ triều đình, triều đường. ◇ Đỗ Mục : "Bắc cực lâu đài trường nhập mộng, Tây Giang ba lãng viễn thôn không" , 西 (Thù Trương Hỗ xử sĩ ).
7. Thiên cực phía bắc, tức là điểm gặp nhau của trục trái đất kéo dài về đầu phía bắc và vòm trời ("thiên cầu" ).
8. Chỉ đỉnh đầu phía bắc của trục trái đất, vĩ độ bắc 90°. Cũng chỉ đầu phía bắc của từ châm (biểu thị bằng chữ N).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu phía bắc của trái đất ( north pole ) — Tên một ngôi sao lớn ở phía bắc trái đất. Còn gọi là Bắc thần ( north star, polari ).

cực lực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cố hết sức, dốc hết sức

Từ điển trích dẫn

1. Hết sức, tận lực. ◇ Đỗ Phủ : "Tính thôn dữ cát cứ, Cực lực bất tương nhượng" , (Kiếm môn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết sức.

Từ điển trích dẫn

1. Dùng hết sức mắt nhìn ra xa. ◇ Đỗ Phủ : "Khóa mã xuất giao thì cực mục, Bất kham nhân sự nhật tiêu điều" , (Dã vọng ) Cưỡi ngựa ra ngoài thành nhìn mút mắt, Đau lòng vì cảnh đời ngày một suy đồi, rách nát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật ra, tít tắp, nhìn mút mắt.

Từ điển trích dẫn

1. Rậm rạp, dày kín.
2. Rơi rụng tàn tạ. ◇ Nguyễn Du : "Thảo mộc cộng tiêu sâm" (Thu dạ ) Cây cỏ thảy đều tiêu điều.
3. U ám, vắng lặng. ◇ Đỗ Phủ : "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, Vu san Vu hạp khí tiêu sâm" , (Thu hứng ) Những hạt móc (trắng và trong suốt) như ngọc rơi rụng tơi bời rừng cây phong, Trong núi Vu, kẽm Vu, hơi núi u ám lặng lẽ.

Từ điển trích dẫn

1. (Tượng thanh) Xào xạc. § Gió thổi làm cây cỏ phát ra tiếng. ◇ Vương An Thạch : "Trường dĩ thanh âm vi Phật sự, Dã phong tiêu táp thủy sàn viên" , (Thứ vận thù Chu Xương Thúc ).
2. Tiêu điều, tàn rụng. ◇ Đỗ Phủ : "Thành đô loạn bãi khí tiêu táp, Hoán Hoa, Thảo Đường diệc hà hữu" , (Tương tòng ca tặng nghiêm nhị biệt giá ).
3. Thưa thớt, thê lương. ◇ Hác Kinh : "Thi thành lệ tận phó giang lưu, Nga mi tiêu táp thiên vi sầu" , (Ba lăng nữ tử hành ).
4. Tiêu sái tự nhiên, phiêu dật, không câu thúc.

Từ điển trích dẫn

1. Lên cao, bay. ◇ Tần Giản Phu : "Kiến đằng đằng đích điểu khởi lâm sao" (Triệu lễ nhượng phì , Đệ nhị chiệp).
2. Vụt lên, xẹt lên. ◇ Trọng Tử Lăng : "Long lạn xà thân, quang khí đằng đằng" , (Ngũ ti tục bảo mệnh phú ).
3. Hướng lên cao không gián đoạn. ◇ Thủy hử truyện : "Tu du, bình không địa thượng, đằng đằng hỏa xí, liệt liệt yên sanh" , , , (Đệ 108 hồi).
4. Cuồn cuộn không ngừng. ◇ Hàn Ác : "Bão trụ lập thì phong tế tế, Nhiễu lang hành xứ tứ đằng đằng" , (Ỷ túy ).
5. Bừng bừng, dữ dội. ◎ Như: "sát khí đằng đằng" .
6. Lâng lâng, chậm rãi, thư hoãn. ◇ Nguyễn Trãi : "Đằng đằng thanh mộng nhiễu yên ba" (Họa Tân Trai vận ) Giấc mộng thanh lâng lâng xoay vần trên khói sóng.
7. Mông lông, mê man. ◇ Âu Dương Tu : "Bán túy đằng đằng xuân thụy trọng, Lục hoàn đôi chẩm hương vân ủng" , (Điệp luyến hoa , Từ ).
8. (Tượng thanh) Đùng đùng (tiếng trống). ◇ Đỗ Tuấn : "Đằng đằng tiện hữu cổ âm lai, Đăng thuyền đáo xứ du thuyền khai" 便, (Sơ văn đăng thuyền cổ xuy ca ).
9. (Tượng thanh) Thình thịch (tiếng tim đập). ◇ Đoan Mộc Hống Lương : "Nhất cá bất tiểu tâm, bả tự kỉ nhất thì bí mật đích cảm tình, hiển lộ tại đại chúng tiền diện, tha đích tâm đằng đằng địa khiêu liễu" , , , (Khoa nhĩ thấm kì thảo nguyên , Lục).
10. (Tượng thanh) Bình bịch (bước chân cao nện xuống đất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ hưng thịnh lắm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.