cát
jí ㄐㄧˊ

cát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tốt lành

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, lành. § Đối lại với "hung" . ◎ Như: "cát tường" điềm lành. ◇ Bạch Cư Dị : "Xa giả lang tạ kiệm giả an, Nhất hung nhất cát tại nhãn tiền" , (Tân nhạc phủ , Thảo mang mang ).
2. (Danh) Việc tốt lành, việc có lợi. ◎ Như: "hung đa cát thiểu" xấu nhiều lành ít.
3. (Danh) Họ "Cát".

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt lành. Phàm việc gì vui mừng đều gọi là cát, đối lại với chữ hung .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành;
② [Jí] (Họ) Cát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Điều phúc, điều lành — Ngày mồng một đầu tháng âm lịch — Tên người, tức Lê Ngô Cát, người xã Hương làng huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu cử nhân năm 1848, từng làm quan ở Quốc sử quán, sau làm Án sát tỉnh Cao Bằng. Năm 1859, ông được Quốc sử quán tổng tài là Phan Thanh Giản đề cử sửa lại bộ Đại Nam quốc sử diễn ca và chép tiếp tới chỗ vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu.

Từ ghép 24

giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác kì doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.
lược
liāo ㄌㄧㄠ, liáo ㄌㄧㄠˊ, liào ㄌㄧㄠˋ, luè ㄌㄩㄝˋ

lược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quều lấy, khêu ra, gạt ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khêu ra, gạt ra. ◎ Như: "lược khai" gạt ra.
2. (Động) Ngã, té nhào. ◎ Như: "bả đối thủ lược đảo" làm cho đối thủ ngã vật xuống.

Từ điển Thiều Chửu

① Quều lấy, khêu ra, gạt ra, như lược khai gạt ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Gạt ra, bỏ, vứt: Bỏ chén cơm xuống; Công việc vứt đấy đã nửa tháng rồi; Gạt ra;
② Quật, vật ngã: Quật ngã mấy người rồi. Xem [liao], [liáo].
lão, lạo, mỗ, mụ
lǎo ㄌㄠˇ, mǔ ㄇㄨˇ

lão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bà lão

Từ ghép 1

lạo

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】lạo lạo [lăolao]
① (khn) Bà ngoại;
② (đph) Bà đỡ.

mỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bà lão

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cũng như "mỗ" .
2. (Danh) Bà già. ◇ Liêu trai chí dị : "Minh nhật, quả nhất lão mỗ suất nữ lang" , (Chân Hậu ) Hôm sau, quả có một bà lão dẫn một nữ lang tới.
3. (Danh) Tên đất, "Thiên Mỗ sơn" núi ở tỉnh Chiết Giang.
4. § Âm "mỗ" cũng đọc là "mụ".
5. Một âm là "lão". (Danh) "Lão lão" : (1) Tiếng tôn xưng đối với người đàn bà lớn tuổi. ☆ Tương tự: "ma ma" , "ma mỗ" , "lão lão" . (2) Tiếng gọi bà ngoại (bắc Trung Quốc). ☆ Tương tự: "lão lão" , "lão lão" , "liêu liêu" . (3) Bà mụ, bà đỡ đẻ (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ☆ Tương tự: "trợ sản bà" , "sản bà" , "thu sanh bà" , "ổn bà" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tên đất, cũng như chữ . Cũng đọc là mụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bà già. Xem [lăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đàn bà già — Tiếng gọi bà già. Cũng đọc là Mụ.

mụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bà lão

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cũng như "mỗ" .
2. (Danh) Bà già. ◇ Liêu trai chí dị : "Minh nhật, quả nhất lão mỗ suất nữ lang" , (Chân Hậu ) Hôm sau, quả có một bà lão dẫn một nữ lang tới.
3. (Danh) Tên đất, "Thiên Mỗ sơn" núi ở tỉnh Chiết Giang.
4. § Âm "mỗ" cũng đọc là "mụ".
5. Một âm là "lão". (Danh) "Lão lão" : (1) Tiếng tôn xưng đối với người đàn bà lớn tuổi. ☆ Tương tự: "ma ma" , "ma mỗ" , "lão lão" . (2) Tiếng gọi bà ngoại (bắc Trung Quốc). ☆ Tương tự: "lão lão" , "lão lão" , "liêu liêu" . (3) Bà mụ, bà đỡ đẻ (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ☆ Tương tự: "trợ sản bà" , "sản bà" , "thu sanh bà" , "ổn bà" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tên đất, cũng như chữ . Cũng đọc là mụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bà già. Xem [lăo].
thượng
cháng ㄔㄤˊ, shàng ㄕㄤˋ

thượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vẫn còn
2. ưa chuộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khoe khoang, tự phụ. ◎ Như: "tự thượng kì công" tự khoe công lao của mình.
2. (Động) Hơn, vượt trội. ◎ Như: "vô dĩ tương thượng" không lấy gì hơn.
3. (Động) Chuộng, tôn sùng, coi trọng. ◎ Như: "thượng văn" coi trọng văn, "thượng vũ" coi trọng võ, "thượng đức" chuộng đức, "thượng sỉ" coi trọng tuổi tác. ◇ Liêu trai chí dị : "Tuyên Đức gian, cung trung thượng xúc chức chi hí" , (Xúc chức ) Thời Tuyên Đức, trong cung chuộng trò chơi chọi dế.
4. (Động) Coi sóc, quản lí. ◎ Như: "thượng y" chức quan coi về áo quần cho vua, "thượng thực" chức quan coi về việc ăn uống của vua, "thượng thư" quan đứng đầu một bộ.
5. (Động) Sánh đôi, lấy công chúa gọi là "thượng" . § Có ý tôn trọng con nhà vua nên không gọi là "thú" . ◇ Sử Kí : "Công Thúc vi tướng, thượng Ngụy công chúa" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Công Thúc làm tướng quốc, cưới công chúa (vua) Ngụy.
6. (Phó) Ngõ hầu, mong mỏi. ◎ Như: "thượng hưởng" ngõ hầu hưởng cho.
7. (Phó) Còn, mà còn. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống ư nhân" , (Chương 23) Trời đất còn không dài lâu, phương chi là con người.
8. (Phó) Vẫn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tuân tuân nhi khởi, thị kì phữu, nhi ngô xà thượng tồn" , , (Bộ xà giả thuyết ) Tôi rón rén đứng dậy, ngó vào cái vò, thì rắn của tôi vẫn còn.
9. (Danh) Họ "Thượng".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, vẫn còn, mà còn: Tuổi còn nhỏ; Còn chưa biết được; Nay tôi vẫn còn bệnh (Mạnh tử); ? Còn đợi gì nữa? (Sử kí); Loài chim thú đối với điều bất nghĩa còn biết tránh, huống gì đối với Khồng Khâu này? (Sử kí: Khồng tử thế gia).【】thượng thả [shàng qiâ] Còn...: Anh còn làm không nổi, huống chi tôi; 【】 thượng vị [shàng wèi] Vẫn chưa, còn chưa: Cách mạng còn chưa thành công, các đồng chí hãy nên cố gắng (Tôn Trung Sơn di chúc);【】thượng do [shàng yóu] (văn) a. Vẫn, vẫn còn; b. Mà còn: ? Ông vua có ngàn cỗ xe, chư hầu có vạn nhà, kẻ đứng đầu trăm ngôi nhà mà còn lo nghèo, huống gì kẻ thất phu thường dân! (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
② Chuộng, tôn sùng, coi trọng: Cao thượng, cao cả; Chuộng đức;
③ (văn) Ngõ hầu, mong: Ngõ hầu hưởng cho; Ta sinh ra rồi, gặp phải trăm điều lo, mong cứ ngủ yên không biết gì (Thi Kinh: Vương phong: Thố viên);
④ (văn) Hơn: Không lấy gì cùng tranh hơn;
⑤ (văn) Chủ về, coi về, phụ trách: Chức quan coi về áo vua; Chức quan coi về việc ăn uống của vua; Quan đứng đầu một bộ, quan thượng thư;
⑥ (văn) Lấy công chúa, cưới công chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ưa chuộng. Td: Thời thượng ( sự ham chuộng của nhiều người trong một lúc ) — Còn — Lâu. Xa. — Đứng đầu. Đứng ra làm.

Từ ghép 14

thiếp
tiē ㄊㄧㄝ

thiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dán
2. áp sát, men theo
3. cho thêm, trợ cấp, bù thêm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dán. ◎ Như: "thiếp bưu phiếu" dán tem, "thiếp bố cáo" dán yết thị.
2. (Động) Áp sát, gần sát, men theo. ◎ Như: "thiếp thân y phục" quần áo bó sát người, quần áo lót, "thiếp cận" gần gũi.
3. (Động) Thuận phục, phục tòng. ◎ Như: "bộ thuộc môn đối tha thập phân phục thiếp" những người thuộc quyền đối với ông đều hoàn toàn phục tòng.
4. (Động) Phụ thêm, bù. ◎ Như: "bổ thiếp" phụ giúp, "tân thiếp" giúp thêm, "mỗi nguyệt thiếp tha ngũ thập nguyên" mỗi tháng giúp anh ta thêm năm chục quan.
5. (Động) Cầm, đợ. ◎ Như: "điển thiềp" cầm đợ người (tục nhà Đường).
6. (Động) Hao hụt, lỗ lã.
7. (Động) Dán. § Thuật ngữ điện toán, dịch nghĩa tiếng Anh "paste".
8. (Tính) Thỏa đáng, ổn thỏa. ◎ Như: "thỏa thiếp" thỏa đáng.
9. (Danh) Vai phụ trong hí kịch. § Cũng nói là "thiếp đán" .
10. (Danh) Món ăn nướng hoặc chiên cháy mặt dưới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phụ thêm bù thêm vào chỗ thiếu gọi là thiếp, như tân thiếp thấm thêm, giúp thêm.
② Dán, để đó, như yết thiếp dán cái giấy yết thị.
③ Thu xếp cho yên ổn, như thỏa thiếp yên ổn thỏa đáng.
④ Bén sát, như sự gì cùng liền khít với nhau gọi là thiếp thiết .
⑤ Cầm, đợ, đời nhà Ðường có tục xin vào làm tôi tớ người ta để lấy tiền gọi là điển thiềp cầm người.
⑥ Tên phụ trò, ngoài một vai đóng trò chính ra lại thêm một người khác phụ vào gọi là thiếp, tiếng dùng trong các tấn tuồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dán:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa đồ vật làm của tin — Dán vào — Yên ổn. Sắp xếp thỏa đáng.

Từ ghép 8

đào
táo ㄊㄠˊ

đào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây hoa đào
2. lễ cưới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây đào.
2. (Danh) Vật có hình như trái đào. ◎ Như: "thọ đào" bánh hình trái đào để chúc thọ. Xem § Ghi chú (2).
3. (Danh) Gọi thay cho sinh nhật. ◎ Như: "đào thương" (hay "thọ thương" ) chén đựng rượu chúc thọ (sinh nhật), cũng chỉ rượu uống chúc mừng sinh nhật.
4. (Danh) Họ "Đào".
5. (Tính) Làm bằng trái đào. ◎ Như: "đào tô" một thứ bánh làm bằng trái đào.
6. § Ghi chú: (1) Sắc đào rất đẹp, cho nên người đẹp gọi là "đào tai" má đào. (2) Tương truyền rằng bà "Tây Vương Mẫu" 西 cho "Hán Võ Đế" quả đào và bảo rằng thứ đào này ba nghìn năm mới chín một lần, ăn được trường sinh bất tử, cho nên chúc thọ hay dùng chữ "bàn đào" . (3) Cổ nhân bảo cành đào trừ được các sự không lành, cho nên đến tết nhà nào nhà nấy đều cắm cành đào ở cửa gọi là "đào phù" , các câu đối tết cũng thường dùng hai chữ ấy. (4) Ông "Địch Nhân Kiệt" hay tiến cử người hiền, nên đời khen là "đào lí tại công môn" nghĩa là người hiền đều ở cửa ông ấy cả. Nay gọi các kẻ môn hạ là "môn tường đào lí" là do nghĩa ấy. (5) "Đào yêu" là một bài trong "Thi Kinh" , nói việc hôn nhân chính đáng, nay ta gọi con gái đi lấy chồng là "đào yêu" là vì đó. (6) Ông "Đào Tiềm" có bài "Đào hoa nguyên kí" nói về sự người Tần chán đời, vì thế ngày nay mới gọi người ở ẩn là "thế ngoại đào nguyên" . (7) Cổ nhân có câu "đào hoa khinh bạc" vì thế nay mới gọi con gái bất trinh là đào hoa, nhà xem số gọi là số đào hoa cũng là do ý đó. (8) "Di Tử Hà" ăn đào thấy ngon để dành dâng vua "Vệ" , vì thế vua yêu, nay gọi kẻ đàn ông được ai yêu là "dư đào" là bởi cớ đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây đào, sắc đào rất đẹp, cho nên người đẹp gọi là đào tai má đào. Tương truyền rằng bà Tây Vương Mẫu cho Hán Võ Ðế quả đào và bảo rằng thứ đào này ba nghìn năm mới chín một lần, cho nên chúc thọ hay dùng chữ bàn đào . Cổ nhân bảo cành đào trừ được các sự không lành, cho nên đến tết nhà nào nhà nấy đều cắm cành đào ở cửa gọi là đào phù , các câu đối tết cũng thường dùng hai chữ ấy. Ông Ðịch Nhân Kiệt hay tiến cử người hiền, nên đời khen là đào lí tại công môn nghĩa là người hiền đều ở cửa ông ấy cả. Nay gọi các kẻ môn hạ là môn tường đào lí là do nghĩa ấy.
② Ðào yêu , một thơ trong Kinh Thi nói việc hôn nhân chính đáng, nay ta gọi con gái đi lấy chồng là đào yêu là vì đó.
③ Ông Ðào Tiềm có bài kí gọi là đào hoa nguyên kí nói về sự người Tần chán đời, vì thế ngày nay mới gọi người ở ẩn là thế ngoại đào nguyên .
④ Cổ nhân có câu: Đào hoa khinh bạc vì thế nay mới gọi con gái bất trinh là đào hoa, nhà xem số gọi là số đào hoa cũng là do ý đó. 5 Dư đào , người Dy Tỉ Hà () ăn đào thấy ngon để dành dâng vua Vệ, vì thế vua yêu, nay gọi kẻ đàn ông được ai yêu là dư đào là bởi cớ đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây đào: Quả đào; Cây đào mơn mởn (Thi Kinh);
② Vật tròn như quả đào: Quả bông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây, hoa màu đỏ, quả thơm ngon. Ta cũng gọi là cây đào — Họ người.

Từ ghép 21

thỉnh, tình, tính
qīng ㄑㄧㄥ, qíng ㄑㄧㄥˊ, qǐng ㄑㄧㄥˇ, qìng ㄑㄧㄥˋ

thỉnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

mời mọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin, cầu xin, khẩn cầu. ◎ Như: "thỉnh cầu" cầu xin, "thỉnh giả" xin phép nghỉ việc.
2. (Động) Yết kiến, bái kiến. ◎ Như: "thỉnh đại phu" yết kiến đại phu.
3. (Động) Mời. ◎ Như: "thỉnh khách" mời khách, "yến thỉnh" mời tiệc, đặt tiệc khoản đãi.
4. (Động) Báo cho biết (đối với bậc trên). ◎ Như: "trình thỉnh" trình báo.
5. (Động) Hỏi. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương thỉnh trực, đáp dĩ thiên kim" , (Vương Thành ) Vương tử hỏi giá bao nhiêu, đáp một ngàn lạng vàng.
6. (Động) Thăm hầu. ◎ Như: "thỉnh an" hỏi thăm xem có được bình yên không. ◇ Sử Kí : "Lục Sanh vãng thỉnh, trực nhập tọa" , (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lục Giả đến thăm, vào thẳng chỗ ngồi.
7. (Động) Nghênh, rước (thần, Phật). ◎ Như: "thỉnh liễu nhất tôn phật tượng hồi gia khứ cung trước" rước được một pho tượng Phật về nhà để thờ cúng.
8. (Phó) Dùng làm kính từ. ◎ Như: "thỉnh giáo" xin dạy bảo cho, "thỉnh thị" xin chỉ bảo cho.
9. Một âm là "tình". (Danh) Tình hình, trạng huống. § Thông "tình" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thăm hầu. Như thỉnh an hỏi thăm xem có được bình yên không.
② Hỏi, kẻ dưới hỏi người trên thì dùng chữ thỉnh. Như thỉnh giáo xin dạy bảo cho, thỉnh thị xin chỉ bảo cho, v.v.
③ Xin. Như thỉnh tưởng xin ban khen cho.
④ Tạ tội cũng gọi là thỉnh. Như thỉnh tội xin tạ tội.
⑤ Bảo.
⑥ Một âm là tính. Mời. Như tính khách mời khách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mời, xin mời: Mời bác (ông, bà...) ngồi; Xin mời đến dự; Thuê người đến sửa thang máy; Bèn bày tiệc rượu mời ông ta (Hán thư);
② Xin hãy: Xin hãy yên tâm; Xin đừng hút thuốc; Xin đừng mó tay;
③ Thỉnh cầu, yêu cầu, đề nghị, xin: Kính xin chỉ dạy cho;
④ (văn) Thăm.【】thỉnh an [qêng'an] Thăm hỏi, vấn an;
⑤ (văn) Yết kiến, bái kiến: Ông ta đi đến bái kiến (yết kiến) quý ngài, chẳng ngại nắng mưa (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xin người trên. Td: Thỉnh nguyện — Mời mọc. Xem Thỉnh tọa — Hỏi han. Xem Thỉnh an.

Từ ghép 13

tình

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin, cầu xin, khẩn cầu. ◎ Như: "thỉnh cầu" cầu xin, "thỉnh giả" xin phép nghỉ việc.
2. (Động) Yết kiến, bái kiến. ◎ Như: "thỉnh đại phu" yết kiến đại phu.
3. (Động) Mời. ◎ Như: "thỉnh khách" mời khách, "yến thỉnh" mời tiệc, đặt tiệc khoản đãi.
4. (Động) Báo cho biết (đối với bậc trên). ◎ Như: "trình thỉnh" trình báo.
5. (Động) Hỏi. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương thỉnh trực, đáp dĩ thiên kim" , (Vương Thành ) Vương tử hỏi giá bao nhiêu, đáp một ngàn lạng vàng.
6. (Động) Thăm hầu. ◎ Như: "thỉnh an" hỏi thăm xem có được bình yên không. ◇ Sử Kí : "Lục Sanh vãng thỉnh, trực nhập tọa" , (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lục Giả đến thăm, vào thẳng chỗ ngồi.
7. (Động) Nghênh, rước (thần, Phật). ◎ Như: "thỉnh liễu nhất tôn phật tượng hồi gia khứ cung trước" rước được một pho tượng Phật về nhà để thờ cúng.
8. (Phó) Dùng làm kính từ. ◎ Như: "thỉnh giáo" xin dạy bảo cho, "thỉnh thị" xin chỉ bảo cho.
9. Một âm là "tình". (Danh) Tình hình, trạng huống. § Thông "tình" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Tình — Một âm là Thỉnh. Xem Thỉnh.

tính

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thăm hầu. Như thỉnh an hỏi thăm xem có được bình yên không.
② Hỏi, kẻ dưới hỏi người trên thì dùng chữ thỉnh. Như thỉnh giáo xin dạy bảo cho, thỉnh thị xin chỉ bảo cho, v.v.
③ Xin. Như thỉnh tưởng xin ban khen cho.
④ Tạ tội cũng gọi là thỉnh. Như thỉnh tội xin tạ tội.
⑤ Bảo.
⑥ Một âm là tính. Mời. Như tính khách mời khách.
hấp
xī ㄒㄧ

hấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hấp thụ
2. hút vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hít, hút hơi vào. § Đối lại với "hô" . ◇ Liêu trai chí dị : "Khí nhất hô, hữu hoàn tự khẩu trung xuất, trực thượng nhập ư nguyệt trung; nhất hấp, triếp phục lạc, dĩ khẩu thừa chi, tắc hựu hô chi: như thị bất dĩ" , , ; , , : (Vương Lan ) Thở hơi ra, có một viên thuốc từ miệng phóng ra, lên thẳng mặt trăng; hít một cái thì (viên thuốc) lại rơi xuống, dùng miệng hứng lấy, rồi lại thở ra: như thế mãi không thôi.
2. (Động) Lôi cuốn, thu hút. ◎ Như: "hấp dẫn" thu hút, lôi cuốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Hút hơi vào, đối lại với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hít: Hít dưỡng khí;
② Hút, thấm, hấp dẫn: Bông có thể thấm nước; Đá nam châm hút được sắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hít vào. Chẳng hạn Hô hấp ( thở ra hít vào ) — Uống vào — Lấy về.

Từ ghép 16

man, môn
mán ㄇㄢˊ, mén ㄇㄣˊ, mèn ㄇㄣˋ

man

phồn thể

Từ điển phổ thông

dối, lừa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dối, lừa, giấu giếm. ◎ Như: "ẩn man" che giấu, lấp liếm. ◇ Thủy hử truyện : "Thật bất tương man, như kim quan ti truy bộ tiểu nhân khẩn cấp, vô an thân xứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Thật là chẳng dám giấu, bây giờ quan ti lùng bắt tiểu nhân ráo riết, không còn chỗ an thân.
2. (Động) Đệm, lót, chêm vào. ◇ Phùng Duy Mẫn : "Tân thiên sam man thành hài để, Cựu ca sa cải tố trung y" , (Tăng ni cộng phạm , Đệ tứ chiệp ).
3. (Động) Men theo, thuận theo. ◇ Tây du kí 西: "Tha (Hành Giả) khiếm khởi thân lai, bả nhất cá kim kích tử, man song nhãn nhi, đâu tiến tha đạo phòng lí" (), , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hành Giả nhổm dậy, cầm cây kích vàng, men theo hốc cửa sổ chui vào trong phòng.
4. (Tính) Không bắt mắt, không được chú trọng. ◇ Kim Bình Mai : "Nhĩ ngã bổn đẳng thị man hóa, ứng bất thượng tha đích tâm" , (Đệ thất thập tam hồi) Cô với tôi vốn chì là hai con đàn bà đồ bỏ, không vừa lòng anh ấy được.
5. (Tính) Dáng nhắm mắt, lim dim. ◇ Tuân Tử : "Tửu thực thanh sắc chi trung, tắc man man nhiên, minh minh nhiên" , , (Phi thập nhị tử ) Khi ăn uống vui chơi thì lim dim mê mẩn.
6. Một âm là "môn". (Tính) Thẹn thùng, bẽn lẽn. ◇ Trang Tử : "Tử cống môn nhiên tàm, phủ nhi bất đối" , (Thiên địa ) Tử Cống ngượng ngùng xấu hổ, cúi đầu không đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Dối, lừa. Giấu cái tình thực đi để lừa dối người gọi là man.
② Mắt mờ.
③ Một âm là môn. Thẹn đỏ mặt, bẽn lẽn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dối, lừa, giấu giếm: Anh đừng giấu tôi nữa;
② (văn) Mắt mở;
③ (văn) Thẹn đỏ mặt, bẽn lẽn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi khép mi mắt lại. Td: Man man ( lim dim ) — Khinh thường mà lừa dối — Một âm là Môn. Xem Môn.

Từ ghép 4

môn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dối, lừa, giấu giếm. ◎ Như: "ẩn man" che giấu, lấp liếm. ◇ Thủy hử truyện : "Thật bất tương man, như kim quan ti truy bộ tiểu nhân khẩn cấp, vô an thân xứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Thật là chẳng dám giấu, bây giờ quan ti lùng bắt tiểu nhân ráo riết, không còn chỗ an thân.
2. (Động) Đệm, lót, chêm vào. ◇ Phùng Duy Mẫn : "Tân thiên sam man thành hài để, Cựu ca sa cải tố trung y" , (Tăng ni cộng phạm , Đệ tứ chiệp ).
3. (Động) Men theo, thuận theo. ◇ Tây du kí 西: "Tha (Hành Giả) khiếm khởi thân lai, bả nhất cá kim kích tử, man song nhãn nhi, đâu tiến tha đạo phòng lí" (), , , (Đệ nhị thập tứ hồi) Hành Giả nhổm dậy, cầm cây kích vàng, men theo hốc cửa sổ chui vào trong phòng.
4. (Tính) Không bắt mắt, không được chú trọng. ◇ Kim Bình Mai : "Nhĩ ngã bổn đẳng thị man hóa, ứng bất thượng tha đích tâm" , (Đệ thất thập tam hồi) Cô với tôi vốn chì là hai con đàn bà đồ bỏ, không vừa lòng anh ấy được.
5. (Tính) Dáng nhắm mắt, lim dim. ◇ Tuân Tử : "Tửu thực thanh sắc chi trung, tắc man man nhiên, minh minh nhiên" , , (Phi thập nhị tử ) Khi ăn uống vui chơi thì lim dim mê mẩn.
6. Một âm là "môn". (Tính) Thẹn thùng, bẽn lẽn. ◇ Trang Tử : "Tử cống môn nhiên tàm, phủ nhi bất đối" , (Thiên địa ) Tử Cống ngượng ngùng xấu hổ, cúi đầu không đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Dối, lừa. Giấu cái tình thực đi để lừa dối người gọi là man.
② Mắt mờ.
③ Một âm là môn. Thẹn đỏ mặt, bẽn lẽn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu hổ — Một âm là Man. Xem Man.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.