đặc
tè ㄊㄜˋ

đặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con trâu đực
2. riêng biệt, đặc biệt, khác hẳn mọi thứ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đực (giống). ◎ Như: "đặc ngưu" trâu đực, "đặc sinh" muông sinh đực.
2. (Tính) Khác hẳn, vượt hơn bình thường. ◎ Như: "đặc thù" riêng biệt, "đặc sắc" sắc thái riêng, "đặc sản" sản phẩm đặc biệt, "đặc quyền" quyền lợi đặc biệt, "đặc tính" tính chất riêng, "đặc trưng" vẻ đặc biệt, "đặc giá" giá đặc biệt.
3. (Phó) Chuyên, riêng cho một sự gì. ◎ Như: "đặc thị" bảo riêng về một điều gì. ◇ Tây du kí 西: "Đặc lai tầm nhĩ" (Đệ nhị hồi) Riêng đến tìm ngài.
4. (Phó) Chỉ. ◎ Như: "bất đặc thử dã" không phải chỉ có thế, không những thế.
5. (Phó) Suông, không. ◇ Hàn Phi Tử : "Tam quốc cố thả khứ hĩ, ngô đặc dĩ tam thành tống chi" , (Nội trữ thuyết thượng thất thuật ) Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi.
6. (Danh) Con thú được ba tuổi.
7. (Danh) Đôi lứa. ◇ Thi Kinh : "Đãm bỉ lưỡng mao, Thật duy ngã đặc" , (Dung phong , Bách chu ) Tóc rủ hai trái đào, Thật là bạn lứa của ta.
8. (Danh) Gián điệp, đặc vụ. ◎ Như: "phòng đặc" phòng ngừa gián điệp phá hoại.

Từ điển Thiều Chửu

① Con trâu đực.
② Một muông sinh gọi là đặc.
③ Riêng một, như đặc lập độc hành đi đứng một mình, ý nói không a dua theo ai vậy.
④ Khác hẳn, cái gì khắc hẳn mọi người đều gọi là đặc, đặc sắc , đặc biệt , v.v.
⑤ Chuyên một sự gì mà đặt cũng gọi là đặc, như đặc thị bảo riêng về một điều gì.
⑥ Những.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trâu đực;
② Đặc biệt, càng: Giày cỡ to đặc biệt; Nay thiên hạ vẫn còn chưa định yên, lúc này đặc biệt (càng) là lúc cần phải gấp cầu người tài đức (Tam quốc chí);
③ Riêng, chuyên, đặc biệt: Đi đứng một mình (không a dua theo ai); Dặn bảo riêng về điều gì; Hà Đông là quận tay chân của tôi, nên tôi mới đặc biệt vời ông đến (Sử kí). 【】đặc biệt [tèbié] Đặc biệt, khác thường, rất đỗi: Nhất là; Giọng anh ấy rất đặc biệt; Quĩ dự trữ đặc biệt; Đại hạ giá đặc biệt; Pháp nhân đặc biệt; Cổ tức đặc biệt; Nhập khẩu đặc biệt; Quyền rút tiền đặc biệt (SDR); Tài khoản đặc biệt; 【】đặc địa [tèdì] Riêng, chuyên, đặc biệt: Chúng tôi đặc biệt đến thăm nơi đây; 【】đặc vị [tèwèi] Như ; 【】đặc ý [tèyì] Xem ;
④ (văn) Chỉ, riêng, những: Không phải chỉ có thế, không những thế; Ông thôi đi, tôi chỉ giỡn thôi mà (Hán thư);
⑤ (văn) Suông, không... vô ích: Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi (Hàn Phi tử);
⑥ Đặc vụ (gọi tắt): Phòng ngừa đặc vụ; Thổ phỉ và đặc vụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con trâu đực — Loài thú được bốn tuổi gọi là Đặc — Riêng rẽ. Riêng ra, không giống với xung quanh — Vượt lên trên.

Từ ghép 37

mai
méi ㄇㄟˊ

mai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây hoa mai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây mơ (lat. Prunus mume). § Đầu xuân nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là "lục ngạc mai" , nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng.
2. (Danh) Chỉ hoa mơ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bạch mai lãn phú phú hồng mai" (Đệ ngũ thập hồi) Hoa mai trắng biếng vịnh (lại) vịnh hoa mai đỏ.
3. (Danh) Chỉ trái mơ. ◇ Thư Kinh : "Nhược tác hòa canh, nhĩ duy diêm mai" , (Thuyết mệnh hạ ) Nếu nấu canh ăn, chỉ nên dùng muối và trái mơ. § Muối mặn, mơ chua làm gia vị cho canh ngon, ý nói việc lương tướng hiền thần giúp vua trị nước. Nay gọi quan Tể tướng là "điều mai" 調 hay "hòa mai" là bởi ý đó.
4. (Danh) Chỉ cây "nam" .
5. (Danh) Chỉ cây "dương mai" (lat. Myrica rubra).
6. (Danh) Vẻ mặt chua cay, ganh ghét. § Xem "mai mục" .
7. (Danh) Tên thời tiết. § Các nơi ở phía đông nam bến bể, đầu mùa hè đã đổi gió hay mưa mà vừa gặp lúc mơ chín nên gọi mùa ấy là "mai tiết" . ◇ Âu Dương Chiêm : "Giang cao tạc dạ vũ thu mai, Tịch tịch hoành môn dữ điếu đài" , (Tiết xá nhân hàn phán quan vũ tình... ). § Tác giả chú: "Giang Nam hạ vũ viết mai" .
8. (Danh) Họ "Mai".

Từ điển Thiều Chửu

① Cây mơ, đầu xuân đã nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là lục ngạc mai , nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng. Kinh Thư có câu: Nhược tác hòa canh, nhĩ duy diêm mai bằng nấu canh canh ăn, bui dùng muối mơ, nay gọi quan Tể tướng là điều mai 調 hay hòa mai là bởi ý đó. Kinh Thi có thơ phiếu mai nói sự trai gái lấy nhau cập thời, nay gọi con gái sắp đi lấy chồng là bởi cớ đó.
② Mùa, các nơi ở phía đông nam bến bể, đầu mùa hè đã đổi gió hay mưa mà vừa gặp lúc mơ chín nên gọi mùa ấy là mai tiết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây hoa mai, hoa mai;
② Cây mơ, quả mơ;
③ [Méi] (Họ) Mai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

❶ Cây mơ — Chỉ vóc dáng thanh tú như cây mơ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Mai cốt cách tuyết tinh thần, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười « — Tên gọi tắt của bệnh dương mai, một bệnh phong tình nguy hiểm. Mai: Cây mơ có hoa trắng năm cạnh, nở mùa đông giữa băng tuyết có quả khô, tươi, dùng ăn và nêm nấu hay làm thuốc. Văn nhân ví mai là tiên, vì có vẻ thanh cao không sợ tuyết sương và có sắc đẹp hương thơm. » Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió, hỏi ngày về chỉ độ đào bông « ( Chinh phụ ngâm ). ❷ Cây mai. Ví người đẹp đẽ trinh chính. Vì mai là một thứ cây trổ bông trước nhất trong tiết đông lạnh, có vẻ cao nhã khẳng khái. Trúc và mai là hai thứ cây đến mùa đông đều cùng xanh tốt. Tranh vẽ của người Tàu thường vẽ cây trúc với cây mai luôn. Có chỗ cho cây » mai « là cây tre lớn để đi cặp với cây trúc là cây tre nhỏ. Sách » Lưỡng bạn thu Vũ tùy bút « lại chép: Có một chàng trai và cô gái đứng trò chuyện với nhau trên bờ một đầm kia ở huyện Long môn, tỉnh Quảng đông. Hai người cầm hai cây thanh trúc ném xuống đầm mà nói rằng: » Hai thanh trúc nầy mà khép lại với nhau thì chúng ta sẽ lấy nhau làm vợ chồng «, may sao hai thanh trúc này cùng hiệp lại làm một như lời nguyện của đôi trai gái. Sau thiên hạ vùng đó gọi đầm ấy là » Đổ phụ đàm « nghĩa là đầm đánh các được vợ, còn trúc mọc trên đầm ấy gọi là mai trúc. » Thấp cao, cao thấp biết tài, vầy sau bạn trước cùng mai mới mầu « ( Lục Vân Tiên ) Mai, lan, cúc, trúc hoặc mai, điểu, tùng, lộc vốn là những bức tứ bình được nhiều bậc văn nhân ưa thích, vì miêu tả được đầy đủ sự thanh cao. Xem thơ biết ý gần xa. » Mai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 9

ngạnh
gěng ㄍㄥˇ, yìng ㄧㄥˋ

ngạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cứng, rắn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, dắn. § Đối lại với "nhuyễn" mềm. ◎ Như: "giá khối thiết ngận ngạnh" miếng sắt này rất cứng.
2. (Tính) Cứng cỏi, cương kiện. ◎ Như: "cương ngạnh" cứng cỏi, "ngạnh hán" người đàn ông kiên cường. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng thị cá ngạnh tâm trực hán, khước bất kiến quái" , (Đệ nhị thập tứ hồi) Võ Tòng là người có tấm lòng cương trực, nên không thấy gì là lạ cả.
3. (Tính) Bướng bỉnh, ương ngạnh.
4. (Tính) Không lưu loát, thiếu tự nhiên, trúc trắc. ◎ Như: "sanh ngạnh" không lưu loát. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xảo đích khước hảo, bất lộ đôi thế sanh ngạnh" , (Đệ tam thập bát hồi) Hay ở chỗ là không ra vẻ rườm rà trúc trắc.
5. (Tính) Tốt, giỏi, luyện. ◎ Như: "ngạnh hóa" hàng tốt, "ngạnh thủ" người giỏi, tay cừ, "ngạnh bổn lĩnh" bản lĩnh vững vàng.
6. (Phó) Miễn cưỡng, gượng, ép.

Từ điển Thiều Chửu

① Cứng rắn. Nghĩa bóng là bướng bỉnh ương ngạnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cứng, rắn: Miếng sắt này rất rắn;
② Cứng cỏi, cứng rắn, kiên quyết, kiên cường: Chịu được thử thách; Thái độ cứng rắn (kiên quyết); Người đàn ông kiên cường;
③ Bướng, bướng bỉnh, ương ngạnh, cứng cổ, khăng khăng: Khăng khăng không nhận;
④ (Tài nghệ) vững vàng, giỏi: Bản lĩnh vững vàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứng dắn. Td: Cường ngạnh — Mạnh mẽ.

Từ ghép 5

trì
chí ㄔˊ

trì

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chạy mau, phóng nhanh
2. đuổi
3. truyền đi, vang khắp (tên tuổi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngựa xe chạy nhanh.
2. (Động) Giong ruổi, chạy nhanh. ◇ Tô Thức : "Trì sính đương thế" (Phương Sơn Tử truyện ) Giong ruổi ở đời.
3. (Động) Theo đuổi. ◇ Tả truyện : "Tề sư bại tích, công tương trì chi" , (Trang Công thập niên ) Quân Tề thua chạy, nhà vua đuổi theo.
4. (Động) Hướng về. ◎ Như: "thần trì" thần trí chăm chú về một điều gì, hồn trí thẫn thờ (vì nhớ nhung, tưởng niệm...). ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến nhị bát nữ lang, quang diễm dật mục, đình thê thần trì" , , (Thiệu nữ ) Gặp một cô gái tuổi đôi tám, xinh đẹp lộng lẫy, ngẩn mắt nhìn sững sờ. ◇ Tùy Thư : "Thân tại biên ngung, tình trì Ngụy khuyết" , (Sử Tường truyện ) Thân ở cõi ngoài, tình hướng về cung khuyết nhà Ngụy.
5. (Động) Truyền đi, vang khắp. ◎ Như: "trì danh" nức tiếng.

Từ điển Thiều Chửu

① Dong ruổi (tả cái dáng xe ngựa chạy nhanh).
② Theo đuổi. Như thần trì thần theo đuổi về cái gì. Tha li khai gia hương dĩ cửu, thường tại mộng trung thần trì tổ quốc hà sơn anh ấy cách xa quê hương đã lâu, trong mộng thường để thần trí dõi về tổ quốc giang sơn.
③ Trì danh nức tiếng, ý nói cái tiếng hay nó tràn khắp cả các nơi vậy.
④ Ðuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy mau, đi nhanh, bay nhanh, dong ruổi (thường chỉ ngựa, xe, máy bay): Ngựa phi; Một chiếc phi cơ bay nhanh qua khoảng trời không;
② Truyền đi, vang khắp: Tiếng tăm truyền khắp nơi, nức tiếng;
③ Sử dụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngựa chạy thật mau — Chạy xa. Lan xa. Xem Trì danh — Đuổi. Xua đuổi.

Từ ghép 6

tương, tượng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

tương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. giống như

tượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. giống như

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình, tranh (vẽ, khắc, đắp thành, v.v.). ◎ Như: "tố tượng" đắp tượng.
2. (Danh) Hình mạo, dáng dấp. ◇ Tây sương kí 西: "Ngoại tượng nhi phong lưu, thanh xuân niên thiếu" , (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Dáng dấp bên ngoài phong lưu, xuân xanh tuổi trẻ.
3. (Động) Giống. ◎ Như: "tha đích nhãn tình tượng phụ thân" mắt nó giống cha, "tượng pháp" sau khi Phật tịch, chỉ còn thờ tượng giống như lúc còn.
4. (Động) Hình như, dường như. ◎ Như: "tượng yếu hạ vũ liễu" hình như trời sắp mưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Hình tượng, như tố tượng tô tượng.
② Giống, như sau khi Phật tịch, chỉ còn thờ tượng giống như lúc còn, gọi là đời tượng pháp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tượng, tranh: Tượng phật; Tượng nặn; Tranh thêu;
② Giống, giống như, trông như: Khuôn mặt con bé này trông rất giống mẹ nó;
③ Như, y như, ví như: Những con người anh hùng như vậy sẽ sống mãi trong lòng nhân dân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống với — Bức vẽ hình người, vẽ chân dung. Đoạn trường tân thanh : » Trên treo một tượng trắng đôi lông mày « — Hình người đắp bằng đất, tạc bằng gỗ. Truyện Hoa Tiên : » Tượng sành âu cũng rụng rời chân tay «.

Từ ghép 20

nan, nạn
nán ㄋㄢˊ, nàn ㄋㄢˋ, nuó ㄋㄨㄛˊ

nan

giản thể

Từ điển phổ thông

khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khó khăn: Chứng bệnh khó chữa; Đường núi rất khó đi;
② Làm cho bó tay: Vấn đề này làm tôi phải bó tay;
③ Khó thể, không thể. 【】 nan đạo [nándào] Chẳng lẽ, lẽ nào, há (dùng như , bộ ): ? Chẳng lẽ anh không biết hay sao?; ?Lẽ nào anh lại quên mất lời hứa của mình?; ? Há chẳng phải như thế sao?; 【】nan quái [nánguài] Chẳng trách, chả trách, thảo nào, hèn chi: Hèn chi người ta phải cáu; Đều đi họp cả, thảo nào không tìm thấy ai; Không hiểu tình hình mấy, chả trách anh ta làm sai; 【】 nan miễn [nánmiăn] Khó tránh, không tránh khỏi: Mắc sai lầm là chuyện khó tránh; Đôi khi không tránh khỏi phiến diện; 【】nan dĩ [nányê] Khó mà: Khó mà tưởng tượng; Khó mà đoán trước được; Khó mà tin được;
④ Khó chịu, đáng ghét.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

nạn

giản thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai họa, tai nạn, tai ương: Chạy nạn; Mắc nạn; Lánh nạn; Gặp nạn;
② Trách, khiển trách, vặn vẹo, làm khó, vấn nạn: Trách móc đủ điều; Không nên khiển trách anh ấy; Hỏi vặn lẽ khó khăn, vấn nạn.

Từ ghép 2

lệ
lèi ㄌㄟˋ

lệ

giản thể

Từ điển phổ thông

nước mắt

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ "lệ" .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nước mắt: Ba năm trời mới làm được hai câu thơ, ngâm lên đôi hàng lệ rơi (Giả Đảo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Lệ .

Từ ghép 1

tỉ, tỷ, xí
xǐ ㄒㄧˇ

tỉ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giày, dép. ◎ Như: "tệ tỉ" giày rách.
2. (Động) Mang giày đi vội vàng. ◎ Như: "tỉ lí tạo môn" mang giày vội vàng ra đón tiếp.
3. (Động) Vứt bỏ. ◇ Khổng Trĩ Khuê : "Giới thiên kim nhi bất miện, tỉ vạn thặng kì như thoát" , (Bắc san di văn ) Nhặt nghìn vàng mà không liếc mắt, Vứt bỏ muôn cỗ xe coi như không.
4. § Cũng đọc là "xí".

Từ ghép 1

tỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giày, dép

Từ điển Thiều Chửu

① Giầy, như tệ tỉ giầy rách, nói bóng là cái của không có giá trị gì, cũng đọc là xí.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giày, dép, hài: Giày hỏng rách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đôi dép nhỏ gót bằng — Xỏ vào dép mà đi.

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giày, dép. ◎ Như: "tệ tỉ" giày rách.
2. (Động) Mang giày đi vội vàng. ◎ Như: "tỉ lí tạo môn" mang giày vội vàng ra đón tiếp.
3. (Động) Vứt bỏ. ◇ Khổng Trĩ Khuê : "Giới thiên kim nhi bất miện, tỉ vạn thặng kì như thoát" , (Bắc san di văn ) Nhặt nghìn vàng mà không liếc mắt, Vứt bỏ muôn cỗ xe coi như không.
4. § Cũng đọc là "xí".

Từ điển Thiều Chửu

① Giầy, như tệ tỉ giầy rách, nói bóng là cái của không có giá trị gì, cũng đọc là xí.
thức
shì ㄕˋ

thức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lau chùi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "phất thức" lau quét, "thức lệ" lau nước mắt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Điêu Thuyền cố túc song mi, tố ưu sầu bất lạc chi thái, phục dĩ hương la tần thức nhãn lệ" , , (Đệ bát hồi) Điêu Thuyền cố ý chau đôi mày, làm ra dáng buồn bã không vui, lại lấy khăn là nhiều lần lau nước mắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lau, như phất thức lau quét, thức lệ lau nước mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lau, chùi: Lau nước mắt; Lau quét; Lau bàn ghế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủi cho sạch — Quét. Lau chùi.

Từ ghép 3

nhuế
ruì ㄖㄨㄟˋ

nhuế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khớp mộng, vào mộng (nghề mộc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu mộng (đầu gỗ vuông để tra vào ngàm). ◎ Như: "tạc nhuế" không ăn khớp, không hợp nhau. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ hỉ trước chi, hạnh bất tạc nhuế" , (Phượng Dương sĩ nhân ) Người vợ mừng xỏ vào (đôi giày), may là vừa khít.

Từ điển Thiều Chửu

① Kháp mộng, vào mộng, vót đầu gỗ cho vào vừa ngàm. Hai bên không hợp ý nhau gọi là tạc nhuế .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cái mộng (đầu gỗ để tra vào ngàm);
② Khớp mộng, vào mộng: Không hợp ý nhau, không ăn ý nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mộng, cái khớp gỗ để tra vào lỗ.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.