Từ điển trích dẫn

1. Không sơ suất cẩu thả. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Dã vị đích thị đại gia tề tâm, thị giá viên lí, chu toàn đắc cẩn cẩn thận thận đích" , , (Đệ ngũ thập lục hồi) Cũng muốn cho mọi người hết lòng trông nom cái vườn đó cho được cẩn thận.
2. ☆ Tương tự: "lưu tâm" , "lưu ý" , "tiểu tâm" , "thẩm thận" , "thận trọng" .
3. ★ Tương phản: "mạo thất" , "đại ý" , "sơ hốt" , "thô tâm" , "tùy ý" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gìn giữ kĩ lưỡng, không khinh suất.
nguyện
yuàn ㄩㄢˋ

nguyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng mong cầu, sự mong muốn, hi vọng, kì vọng. ◎ Như: "tâm nguyện" niềm mong ước trong lòng, "chí nguyện" điều mong mỏi. ◇ Đào Uyên Minh : "Phú quý phi ngô nguyện, đế hương bất khả kì" , (Quy khứ lai từ ) Giàu sang chẳng phải là điều ta mong mỏi, cõi tiên không thể ước ao.
2. (Động) Kì vọng, mong đợi. ◇ Mạnh Tử : "Bất cảm thỉnh nhĩ, cố sở nguyện dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Chẳng dám xin, vốn mong chờ được như thế vậy.
3. (Động) Thích muốn, vui lòng tự mong cầu. ◎ Như: "tình nguyện" thực tình muốn thế, "phát nguyện" mở lòng muốn thế. ◇ Hàn Dũ : "Ngô nguyện thân vi vân, Đông Dã biến vi long" , (Túy lưu Đông Dã ).
4. (Động) Cầu xin, khấn xin. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "(Thái hậu) toại chúc viết: Hà Bá, Hà Thần, nguyện tức linh uy" (): , (Quyển hạ ).
5. (Động) Ngưỡng mộ, hâm mộ. ◇ Tuân Tử : "Danh thanh nhật văn, thiên hạ nguyện" , (Vương chế ) Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ ngưỡng mộ.
6. (Động) Nghĩ nhớ, tư niệm.

Từ điển Thiều Chửu

① Muốn. Lòng mong cầu gọi là tâm nguyện . Ðem cái quyền lợi mình muốn được hưởng mà yêu cầu pháp luật định cho gọi là thỉnh nguyện .
② Nguyện, dùng làm trợ từ, ý nói lòng muốn như thế. Như ông Mạnh Tử nói: Bất cảm thỉnh nhĩ cố sở nguyện dã chẳng dám xin vậy, vốn vẫn muốn thế vậy. Như ta nói tình nguyện (thực tình muốn thế), phát nguyện (mở lòng muốn thế), thệ nguyện (thề xin muốn được như thế), đều một ý ấy cả.
③ Khen ngợi, hâm mộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sự mong muốn, lòng mong muốn, nguyện vọng: Nguyện vọng bình sinh; Như mong muốn. 【】 nguyện vọng [yuànwàng] Nguyện vọng, ước vọng, (điều) mong muốn: Một ước vọng từ bao đời; Phù hợp nguyện vọng của nhân dân;
② Ước muốn, mong muốn, tình nguyện, bằng lòng: Tôi muốn tham gia đấu bóng rổ; Quân tình nguyện; Tự nguyện tự giác; Chẳng dám xin, vốn muốn như thế vậy (Mạnh tử); Mong đại vương chớ ham của cải (Sử kí);
③ Cầu nguyện: Cầu nguyện;
④ (văn) Hâm mộ, ngưỡng mộ: Tiếng tăm nghe thường ngày, thiên hạ đều ngưỡng mộ (Tuân tử). Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mong mỏi, trông đợi. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú có câu: » Cho nên đây phải họa vần Chiến tụng, nguyện ngô quân đem lại nếp hoàng đồ « — Cầu khẩn van xin. Đoạn trường tân thanh có câu: » Bạc sinh quỳ xuống vội vàng, quá lời nguyện hết Thánh hoàng, Thổ công «.

Từ ghép 21

tha, đà
tā ㄊㄚ

tha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nó
2. khác

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nhân xưng đại danh từ, ngôi thứ ba, số ít: nó, hắn, y, v.v. Sau này, thường dùng cho nam giới. ◎ Như: "tha lai liễu" anh ấy đã đến.
2. (Tính) Khác, ngoài. ◎ Như: "tha nhân" người ngoài, "tha sự" việc khác. ◇ Thủy hử truyện : "Thả thỉnh đáo san trại thiểu tự phiến thì, tịnh vô tha ý" , (Đệ thập nhị hồi) Hãy mời đến sơn trại họp mặt một lúc, thật chẳng có ý gì khác.
3. (Danh) Việc khác, phương diện khác. ◇ Mạnh Tử : "Vương cố tả hữu nhi ngôn tha" (Lương Huệ Vương hạ ) Vua nhìn tả hữu mà nói qua chuyện khác.
4. (Động) Thay lòng đổi dạ. ◎ Như: "chi tử thỉ mĩ tha" thề đến chết chẳng hai lòng.
5. (Trợ) Dùng một mình giữa câu, hoặc đi kèm "giá" , "na" , "giá cá" . ◎ Như: "xướng tha kỉ cú" ca mấy câu, "hát tha kỉ bôi" uống vài chén, "đầu túc ư tha giá lữ xá" 宿 đến nghỉ trọ ở khách xá kia.

Từ điển Thiều Chửu

① Khác, là kẻ kia, như tha nhân người khác, tha sự việc khác, v.v.
② Lòng khác, như chi tử thỉ mĩ tha thề đến chết chẳng hai lòng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nó, hắn, anh ấy, ông ấy, người ấy, y, va (đại từ chỉ người, ngôi thứ ba, số ít, nam giới): Anh ấy đã đến;
② Khác: Việc khác; Không có ý gì khác; , ? Chàng chẳng nhớ nghĩ đến ta, há ta chẳng có người khác (yêu ta) (Thi Kinh);
③ (văn) Chuyện khác, việc khác (đại từ biểu thị sự tha chỉ): , Nước Tần chẳng phải cái gì khác, lập quốc thời Chu vậy (Lã thị Xuân thu: Hối quá); Vua nhìn sang bên tả, bên hữu mà nói qua chuyện khác (Mạnh tử);
④ (văn) Đổi khác: Đến chết thề chẳng đổi khác (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nó. Hắn. Chỉ về đàn ông con trai — Khác. Kẻ khác.

Từ ghép 15

đà

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chở đồ vật. Ta đọc theo âm Quảng đông là Thồ — Một âm khác là Tha. Xem âm Tha.

Từ điển trích dẫn

1. Không rét mà run, ý nói sợ hãi lắm. ☆ Tương tự: "mao cốt tủng nhiên" , "đảm chiến tâm kinh" . ★ Tương phản: "vô sở úy cụ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không rét mà run, ý nói sợ hãi lắm.
tố
sù ㄙㄨˋ

tố

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kể, thuật
2. tố giác, mách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kể, kêu, bảo cho biết, trần thuật. ◎ Như: "tố oan" kêu oan. ◇ Bạch Cư Dị : "Huyền huyền yểm ức thanh thanh tứ, Tự tố bình sanh bất đắc ý" , (Tì bà hành ) Từng dây đàn u uất, tiếng nào cũng chứa đựng những những ý tứ, Như kể lể nỗi niềm bất đắc chí thủa bình sinh. § Phan Huy Vịnh dịch thơ: Nghe não nuột mấy dây bứt rứt, Dường than niềm tấm tức bấy lâu.
2. (Động) Kiện cáo. ◎ Như: "khởi tố" đưa ra kiện.
3. (Động) Gièm pha, chê bai. ◇ Tả truyện : "Tố công vu Tấn Hầu, Tấn Hầu bất kiến công" (Thành Công thập lục niên ) Gièm pha ông với Tấn Hầu, Tấn Hầu không gặp mặt ông.
4. (Động) Dùng tới. ◎ Như: "tố chư vũ lực" dùng võ lực.
5. (Danh) Họ "Tố".

Từ điển Thiều Chửu

① Cáo mách. Như tố oan kêu oan.
② Gièm chê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kể, nói, kêu: Báo cho biết, nói, kể; Kể khổ; Kêu oan;
② Kiện, tố: Đưa ra kiện, khởi tố; Lên án, tố cáo; Kiện cáo, kiện thưa, đưa ra tòa; Dùng võ lực để giải quyết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết — Vạch tội người khác — Dèm pha, chê bai.

Từ ghép 16

nhĩ, nễ
ěr ㄦˇ, nǐ ㄋㄧˇ

nhĩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. anh, bạn, mày
2. vậy (dùng để kết thúc câu)

Từ điển phổ thông

vậy (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: mày, anh, ngươi, mi. § Tương đương với "nhữ" , "nhĩ" . ◎ Như: "nhĩ ngu ngã trá" ngươi lừa đảo ta bịp bợm (tráo trở với nhau để thủ lợi).
2. (Đại) Ấy, đó, cái đó. ◇ Lễ Kí : "Phu tử hà thiện nhĩ dã?" (Đàn cung thượng ) Phu tử vì sao khen ngợi việc ấy?
3. (Đại) Thế, như thế. ◎ Như: "liêu phục nhĩ nhĩ" hãy lại như thế như thế. ◇ Tương Sĩ Thuyên : "Hà khổ nãi nhĩ" (Minh ki dạ khóa đồ kí ) Sao mà khổ như thế.
4. (Tính) Từ chỉ định: này, đó, ấy. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Nhĩ dạ phong điềm nguyệt lãng" (Thế thuyết tân ngữ , Thưởng dự ) Đêm đó gió êm trăng sáng.
5. (Phó) Như thế, như vậy. ◎ Như: "bất quá nhĩ nhĩ" chẳng qua như thế, đại khái như vậy thôi. ◇ Cao Bá Quát : "Phàm sự đại đô nhĩ" (Quá Dục Thúy sơn ) Mọi việc thường đều như vậy.
6. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. § Cũng như "hĩ" . ◇ Công Dương truyện : "Tận thử bất thắng, tương khứ nhi quy nhĩ" , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Hết lần này mà không thắng, thì đi về thôi.
7. (Trợ) Biểu thị nghi vấn. § Cũng như "hồ" . ◇ Công Dương truyện : "Hà tật nhĩ?" (Ẩn Công ) Bệnh gì thế?
8. (Trợ) Tiếng đệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi Vũ Thành, văn huyền ca chi thanh, phu tử hoản nhĩ nhi tiếu" , , (Dương hóa ) Khổng Tử tới Vũ Thành, nghe tiếng đàn hát, ông mỉm cười.
9. (Động) Gần, đến gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, ngươi.
② Vậy, tiếng dứt câu.
③ Nhĩ nhĩ như thế, như vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày, ngươi: Bọn mày. 【】 nhĩ nhữ [ârrư] (văn) a. Biểu thị sự thân ái: Nễ Hành và Khổng Dung chơi thân với nhau (Văn sĩ truyện); b. Biểu thị ý khinh thường: Nếu người ta không chịu bị khinh thường, thì không đi đâu mà không làm điều nghĩa (Mạnh tử);
② Ấy, đó, cái đó, điều đó: Hồi (lúc, khi) ấy; Chỗ ấy, nơi ấy; ? Phu tử vì sao khen ngợi việc đó? (Lễ kí). 【】nhĩ hậu [ârhòu] (văn) Từ nay về sau, về sau, sau đó;
③ Thế, như thế: Chỉ thế mà thôi; Tuy khô héo như thế, vẫn giữ được nét rực rỡ (Vương Thế Trinh: Thi bình); Chàng như thế mà thiếp cũng như thế (Ngọc đài tân vịnh);
④ Trợ từ cuối câu biểu thị ý khẳng định: Dẹp yên nước Sở, như trở bàn tay vậy (Tuân tử);
⑤ Trợ từ cuối câu biểu thị ý nghi vấn hoặc phản vấn: ? Bệnh gì thế? (Công Dương truyện);
⑥ Vâng, ừ, phải (dùng độc lập trong câu, biểu thị sự đồng ý);
⑦ Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ (tương đương như , nghĩa ⑦, bộ ): Tử Lộ bộp chộp trả lời (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có vân đẹp — Mày. Đại danh tự ngôi thứ hai, dùng với ý không kính trọng — Này. Cái này — Như vậy — Mà thôi — Tất nhiên — Nghi vấn trợ từ ngữ ( tiếng dùng để hỏi ) — Một âm là Nễ. Xem Nễ.

Từ ghép 20

nễ

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tràn đầy. Đầy đủ — Một âm là Nhĩ. Xem Nhĩ.
khẩn
kěn ㄎㄣˇ

khẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

thành khẩn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chân thành. ◎ Như: "thái độ thành khẩn" thái độ chân thành. ◇ Cù Hựu : "Phủng trước tửu bôi hướng lão bằng hữu bái tạ, biểu đạt tự kỉ khẩn thiết đích tạ ý" , (Tu Văn xá nhân truyện ) Nâng chén rượu bái tạ người bạn, bày tỏ lòng biết ơn thành thật thiết tha của mình.
2. (Động) Thỉnh cầu, cầu xin. ◎ Như: "kính khẩn" kính xin. ◇ Liêu trai chí dị : "Tương tự nghệ khẩn, khủng bất kiến nạp, cố dĩ mỗ lai" , , (Thanh Phụng ) (Cha tôi) hẳn sẽ tự mình tới cầu khẩn, nhưng sợ không được gặp, cho nên bảo tôi đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Khẩn khoản.
② Khẩn cầu, cầu người khác một cách cần thiết gọi là khẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành khẩn, chân thành: Ăn nói chân thành;
② Thiết tha yêu cầu, khẩn cầu: Kính cẩn yêu cầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất thành thật — Cầu xin.

Từ ghép 7

ý hướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý định, dự định, ý đồ
2. xu hướng, khuynh hướng

Từ điển trích dẫn

1. Chí hướng. ◇ Tăng Củng : "Ý hướng thậm đại" (Đáp Lí Duyên thư 沿).
2. Ý muốn, nguyện vọng. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tự thử tam giang ngũ hồ, tùy kì ý hướng, vô bất du thích" , , (Tiết lục sự ngư phục chứng tiên ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều mà lòng dạ nhắm tới — Đường lối mà lòng dạ nhắm theo.
khiếp, thiếp
qiè ㄑㄧㄝˋ

khiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

thích, thỏa lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thích ý, thỏa lòng. ◇ Tô Mạn Thù : "Trạng tự phất khiếp" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tợ hồ như điều chi không mãn nguyện.
2. § Ghi chú: Tục quen đọc là "thiếp".

Từ điển Thiều Chửu

① Thích ý (thỏa lòng). Tục quen đọc là thiếp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vừa ý, thích ý, vừa lòng.【】khiếp ý [qièyì] (văn) Vừa ý, vừa lòng, hài lòng, hợp ý, dễ chịu: 使 Gió mát thổi làm cho người ta rất dễ chịu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vừa lòng — Đầy đủ, thỏa mãn.

thiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

thích, thỏa lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thích ý, thỏa lòng. ◇ Tô Mạn Thù : "Trạng tự phất khiếp" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tợ hồ như điều chi không mãn nguyện.
2. § Ghi chú: Tục quen đọc là "thiếp".

Từ điển Thiều Chửu

① Thích ý (thỏa lòng). Tục quen đọc là thiếp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vừa ý, thích ý, vừa lòng.【】khiếp ý [qièyì] (văn) Vừa ý, vừa lòng, hài lòng, hợp ý, dễ chịu: 使 Gió mát thổi làm cho người ta rất dễ chịu.
lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa ngọc, mài giũa ngọc.
2. (Động) Sửa sang, chỉnh trị, làm cho chỉnh tề ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh lí" sắp đặt cho ngay ngắn, "tu lí" sửa sang, "quản lí" coi sóc. ◇ Lưu Cơ : "Pháp đố nhi bất tri lí" (Mại cam giả ngôn ) Pháp luật hủy hoại mà không biết sửa.
3. (Động) Làm việc, lo liệu. ◎ Như: "lí sự" làm việc.
4. (Động) Tấu nhạc, cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
5. (Động) Ôn tập, luyện tập. ◇ Vô danh thị : "Tằng lí binh thư tập lục thao" (Nháo đồng đài ) Đã từng luyện tập binh thư lục thao.
6. (Động) Phản ứng, đáp ứng (đối với lời nói hoặc hành vi của người khác). ◎ Như: "bất lí" không quan tâm, "lí hội" thông hiểu.
7. (Danh) Thớ, đường vân. ◎ Như: "thấu lí" thớ da thịt, "mộc lí" vân gỗ.
8. (Danh) Thứ tự, mạch lạc. ◎ Như: "hữu điều hữu lí" có thứ tự mạch lạc.
9. (Danh) Quy luật, ý chỉ của sự vật. ◎ Như: "thiên lí" , "công lí" , "chân lí" , "nghĩa lí" , "định lí" .
10. (Danh) Đời xưa gọi quan án là "lí", cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là "đại lí viện" .
11. (Danh) Môn vật lí học hoặc khoa tự nhiên học. ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
12. (Danh) Họ "Lí".

Từ ghép 74

án lí 案理bất lí 不理bệnh lí 病理biện lí 辦理bội lí 背理chánh lí 正理chân lí 真理chí lí 至理chỉnh lí 整理chính lí 正理chưởng lí 掌理công lí 公理cùng lí 窮理cứ lí 據理cương lí 疆理dịch lí 易理duy lí 唯理đại lí 代理đạo lí 道理địa lí 地理định lí 定理đổng lí 董理giáo lí 教理hợp lí 合理kinh lí 經理lí do 理由lí giải 理解lí hóa 理化lí luận 理論lí phát 理髪lí quốc 理國lí sản 理產lí số 理數lí sự 理事lí tài 理財lí thất 理七lí thú 理趣lí thuyết 理說lí trí 理智lí tưởng 理想lí ưng 理應liệu lí 料理luân lí 倫理luận lí 論理nghĩa lí 義理nghịch lí 逆理nhập lí 入理nhập tình nhập lí 入情入理nhiếp lí 攝理ôn lí 溫理pháp lí 法理phi lí 非理quản lí 管理sinh lí 生理sinh lí học 生理學suy lí 推理sự lí 事理tá lí 佐理tán lí 讚理tâm lí 心理thiên lí 天理thụ lí 受理thuần lí 純理thuyết lí 說理tình lí 情理tổng lí 總理trị lí 治理triết lí 哲理tuy lí vương 綏理王văn lí 文理vật lí 物理vật lí học 物理學viện lí 援理xử lí 處理

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vân, đường vân
2. lý lẽ
3. sửa sang

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa ngọc, làm ngọc.
② Sửa sang, trị. Như lí sự làm việc, chỉnh lí sắp đặt, tu lí sửa sang, v.v.
③ Ðiều lí , phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Ðiều là nói cái lớn, lí là nói cái nhỏ, như sự lí , văn lí đều một nghĩa ấy cả.
④ Ðạo lí , nói về sự nên làm gọi là đạo , nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí . Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
⑤ Thớ, như thấu lí mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu .
⑥ Ðời xưa gọi quan án là lí, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện .
⑦ Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
⑧ Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí , nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội .
⑨ Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lí học hay đạo học . Môn triết học bây giờ cũng gọi là lí học .
⑩ Lí khoa một khoa học nghiên cứu về tính vật như vật lí học , hóa học , v.v.
⑪ Lí chướng chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thớ: Thớ thịt; Thớ gỗ;
② Lí lẽ: Hợp lí; Lời cùng lí đuối, đuối lí; Lẽ ra là thế, đúng phải như vậy;
③ (Vật) lí: Ngành khoa học tự nhiên; Toán lí hóa;
④ Xử sự, quản lí: Xử lí; Quản lí tài chánh;
⑤ Chỉnh lí, sắp xếp: Sắp xếp lại sách vở;
⑥ Thèm quan tâm đến, đếm xỉa (chỉ thái độ và ý kiến đối với người khác, thường dùng với ý phủ định): Gặp nhau giữa đường, chẳng ai thèm hỏi ai; Nói với anh ta cả buổi mà anh ta vẫn dửng dưng chẳng thèm quan tâm; Bỏ mặc không đếm xỉa;
⑦ (văn) Luyện tập, ôn tập: Mười năm ôn lại một lần, vẫn không quên mất (Nhan thị gia huấn);
⑧ (văn) Tấu lên, cử nhạc lên: Cử chính thanh (tiếng nhạc đoan chính), tấu diệu khúc (Kê Khang: Cầm phú); Đàn chơi một bản để tiêu khiển;
⑨ Lí học (một ngành của triết học Trung Quốc);
⑩ (văn) Sửa ngọc, làm ngọc;
⑪ [Lê] (Họ) Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mài giũa ngọc cho đẹp — Sửa sang, sắp đặt công việc — Cái lẽ của sự vật. Lẽ phải.

Từ ghép 26

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.