nhận
rèn ㄖㄣˋ

nhận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhận ra, nhận biết
2. chấp thuận, nhận, bằng lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biện rõ, phân biệt, biết. ◎ Như: "nhận minh" biết rõ, "nhận lộ" biết đường. ◇ Thủy hử truyện : "Na quan nhân hướng tiền lai khán thì, nhận đắc thị Lâm Xung" , (Đệ thập nhất hồi) Vị quan nhân đó bước ra nhìn, nhận ra là Lâm Xung.
2. (Động) Bằng lòng, đồng ý, chịu thuận. ◎ Như: "thừa nhận" thuận cho là được, "công nhận" tất cả đều đồng ý. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tháo tuy tâm tri trúng kế, khước bất khẳng nhận thác" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Tào) Tháo trong bụng biết mình đã mắc mưu, nhưng vẫn không chịu nhận lỗi.
3. (Động) Lấy làm. ◇ Lưu Khắc Trang : "Mộng hồi tàn nguyệt tại, Thác nhận thị thiên minh" , (Đáp phụ huynh Lâm Công Ngộ ) Tỉnh mộng trăng tàn còn ở đó, Lầm tưởng là trời đã sáng.
4. (Động) Không cùng huyết thống mà kết thành thân thuộc. ◎ Như: "nhận can đa" nhận cha nuôi, "nhận tặc tác phụ" kết giặc làm cha.

Từ điển Thiều Chửu

① Biện rõ, nhận biết. Như nhận minh nhận rõ ràng.
② Ừ cho, bằng lòng cho. Như thừa nhận vâng cho là được, công nhận mọi người đều cho là được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết, nhận rõ: 西 Đồ của ai thì người đó đến nhận; Biết chữ; Nhận không ra; Nhận họ hàng; Nhận mặt;
② Bằng lòng, công nhận, đồng ý: Cho là được, bằng lòng; Nhận sai lầm; Công nhận; Không công nhận, phủ nhận; Cho là, cho rằng, nhận rằng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết rõ, phân biệt được cái này với cái khác — Tiếp đón vào — Bằng lòng.

Từ ghép 20

ưng
yīng ㄧㄥ

ưng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngực
2. chịu, đương lấy
3. đánh
4. cương ngựa, đai ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngực, trong lòng, nội tâm. ◎ Như: "nghĩa phẫn điền ưng" căm phẫn chất đầy trong lòng. ◇ Lí Bạch : "Dĩ thủ phủ ưng tọa trường thán" (Thục đạo nan ) Lấy tay đấm ngực ngồi than dài.
2. (Danh) Cương ngựa, đai ngựa. § Thông "anh" . ◇ Thi Kinh : "Hổ sướng lũ ưng" (Tần phong , Tiểu nhung ) Bao đựng cung bằng da cọp, dây cương ngựa trạm trổ.
3. (Động) Nhận lấy. ◇ Ban Cố : "Ưng vạn quốc chi cống trân" (Đông đô phú ) Nhận đồ triều cống quý báu của muôn nước.
4. (Động) Gánh vác, đảm đương. ◎ Như: "mậu ưng tước vị" lầm mà gánh vác lấy ngôi tước (khiêm từ, ý nói không xứng đáng).
5. (Động) Đánh. ◎ Như: "nhung địch thị ưng" rợ mọi phải đánh dẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngực. Khâm phục ai như ôm vào lòng gọi là phục ưng .
② Chịu, đương lấy. Như mậu ưng tước vị lầm đương lấy ngôi tước, lời nói tự nhún mình đảm đương lấy ngôi tước này là vua lầm cho, chứ thực ra thì tài mình không đáng.
③ Ðánh, như nhung địch thị ưng rợ mọi phải đánh, ý nói rợ mọi phải đánh đuổi đi không cho xâm lấn vào trong nước.
④ Cương ngựa, đai ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngực, (đầy) lòng: Đầy lòng căm phẫn;
② Được, bị, chịu, đương lấy: Bị trừng trị; Lầm đương lấy tước vị (ý nói không xứng đáng nhận được tước vị vua ban, nghĩa là bất tài);
③ (văn) Đánh: Đánh các giống mọi rợ;
④ (văn) Đai ngựa, cương ngựa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ngực — Cong mình xuống. Cúi mình — Đánh đập trừng phạt — Dùng như chữ Ưng .
khải, khể
qǐ ㄑㄧˇ

khải

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật làm tin, bằng gỗ, hình như cái "kích" , dùng như thông hành ngày xưa.
2. (Danh) Một loại nghi trượng ngày xưa, làm bằng gỗ, hình như cái kích. § Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước gọi là "du kích" hay "khể kích" . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là "khể kích dao lâm" ý đó. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khể kích từ xa tới đóng.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là "khải".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kích bọc lụa hay sơn đỏ. Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước cho oai gọi là du kích hay khể kích . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là khể kích dao lâm ý đó. Cũng đọc là chữ khải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Một loại) ấn tín bằng gỗ thời xưa;
② Cây kích bằng gỗ có bọc lụa hay sơn đỏ (thời xưa dùng làm đồ nghi trượng khi quan lại xuất hành): Người sang đến nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ bài dùng trong khi báo tin tức. Thẻ làm bằng gỗ, khắc chữ ở trên, gấp lại được, người báo tin chỉ việc mở ra mỗi khi xét hỏi. Cũng đọc Khể.

khể

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái kích bọc lụa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật làm tin, bằng gỗ, hình như cái "kích" , dùng như thông hành ngày xưa.
2. (Danh) Một loại nghi trượng ngày xưa, làm bằng gỗ, hình như cái kích. § Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước gọi là "du kích" hay "khể kích" . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là "khể kích dao lâm" ý đó. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khể kích từ xa tới đóng.
3. § Ghi chú: Cũng đọc là "khải".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái kích bọc lụa hay sơn đỏ. Các hàng vương công ngày xưa đi đâu có lính cầm kích bọc lụa hay sơn đỏ đi trước cho oai gọi là du kích hay khể kích . Nay ta gọi kẻ sang đến nhà là khể kích dao lâm ý đó. Cũng đọc là chữ khải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) (Một loại) ấn tín bằng gỗ thời xưa;
② Cây kích bằng gỗ có bọc lụa hay sơn đỏ (thời xưa dùng làm đồ nghi trượng khi quan lại xuất hành): Người sang đến nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ dài làm bằng gỗ, trên khắc chữ, người được sai đưa tin sẽ cầm thẻ này mà đi đường, để không bị ngăn cản. Cũng đọc Khải.
ái, át, ế
ài ㄚㄧˋ, hé ㄏㄜˊ

ái

phồn thể

Từ điển phổ thông

biến mùi, thiu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn hẩm, thiu, đã biến mùi. ◇ Luận Ngữ : "Thực ý nhi ế, ngư nỗi nhi nhục bại, bất thực" (Hương đảng ) Thức ăn hẩm và thiu, cá ươn mà thịt đã nhão thì không ăn. § Cũng đọc là "ái", "át".

Từ điển Thiều Chửu

① Biến mùi. Như sách Luận Ngữ nói: Tự ý nhi ế bất thực (Hương đảng ) cơm nát mà thiu chẳng ăn. Cũng đọc là chữ ái, chữ át.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ ăn để lâu, đã đổi mùi. Có mùi. Một âm khác là Hạt. Xem vần Hạt.

át

phồn thể

Từ điển phổ thông

biến mùi, thiu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn hẩm, thiu, đã biến mùi. ◇ Luận Ngữ : "Thực ý nhi ế, ngư nỗi nhi nhục bại, bất thực" (Hương đảng ) Thức ăn hẩm và thiu, cá ươn mà thịt đã nhão thì không ăn. § Cũng đọc là "ái", "át".

Từ điển Thiều Chửu

① Biến mùi. Như sách Luận Ngữ nói: Tự ý nhi ế bất thực (Hương đảng ) cơm nát mà thiu chẳng ăn. Cũng đọc là chữ ái, chữ át.

ế

phồn thể

Từ điển phổ thông

biến mùi, thiu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn hẩm, thiu, đã biến mùi. ◇ Luận Ngữ : "Thực ý nhi ế, ngư nỗi nhi nhục bại, bất thực" (Hương đảng ) Thức ăn hẩm và thiu, cá ươn mà thịt đã nhão thì không ăn. § Cũng đọc là "ái", "át".

Từ điển Thiều Chửu

① Biến mùi. Như sách Luận Ngữ nói: Tự ý nhi ế bất thực (Hương đảng ) cơm nát mà thiu chẳng ăn. Cũng đọc là chữ ái, chữ át.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thức ăn biến mùi, thức ăn ôi thiu (vì để lâu): Cơm nát mà thiu thì không ăn (Luận ngữ).
ấn
yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. in ấn
2. cái ấn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con dấu (khắc bằng gỗ, kim loại, đá). § Phép nhà Thanh định, con dấu của các quan thân vương trở lên gọi là "bảo" , từ quận vương trở xuống gọi là "ấn" , của các quan nhỏ gọi là "kiêm kí" , của các quan khâm sai gọi là "quan phòng" , của người thường dùng gọi là "đồ chương" hay là "tư ấn" .
2. (Danh) Dấu, vết. ◎ Như: "cước ấn" vết chân, "thủ ấn" dấu tay.
3. (Danh) Tên tắt của "Ấn Độ" . ◎ Như: "Trung Ấn điều ước" điều ước thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
4. (Danh) Họ "Ấn".
5. (Động) Để lại dấu tích trên vật thể. ◎ Như: "ấn thượng chỉ văn" lăn dấu tay, "thâm thâm ấn tại não tử lí" in sâu trong trí nhớ.
6. (Động) In. ◎ Như: "ấn thư" in sách, "bài ấn" sắp chữ đưa in.
7. (Động) Phù hợp. ◎ Như: "tâm tâm tương ấn" tâm đầu ý hợp, "hỗ tương ấn chứng" nhân cái nọ biết cái kia.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ấn (con dấu). Phép nhà Thanh định, ấn của các quan thân vương trở lên gọi là bảo , từ quận vương trở xuống gọi là ấn , của các quan nhỏ gọi là kiêm kí , của các quan khâm sai gọi là quan phòng , của người thường dùng gọi là đồ chương hay là tư ấn .
② In. Khắc chữ in chữ gọi là ấn, cái đồ dùng in báo in sách gọi là ấn loát khí .
③ Như in vào, cái gì còn có dấu dính vào vật khác đều gọi là ấn. Hai bên hợp ý cùng lòng gọi là tâm tâm tương ấn , nhân cái nọ biết cái kia gọi là hỗ tương ấn chứng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) dấu: Đóng dấu;
② Dấu (vết): Vết chân;
③ In: In sách; In sâu trong trí nhớ;
④ Hợp: Tâm đầu ý hợp;
⑤ [Yìn] (Họ) Ấn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con dấu. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — in vết vào đâu — Họ người. Cái phù hiệu làm tin của quan thời xưa. Cũng gọi là ấn tính — In vết vào đâu — Họ người.

Từ ghép 41

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ, xiào ㄒㄧㄠˋ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoảng trời trống
2. mây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoảng trời không, trời. ◎ Như: "cao nhập vân tiêu" cao đến tận trời (ngày xưa, "vân tiêu" cũng chỉ triều đình), "tiêu nhưỡng" trời và đất, ý nói rất xa nhau, cách nhau một trời một vực. ◇ Nguyễn Trãi : "Tĩnh dạ bích tiêu lương tự thủy" (Đề Bá Nha cổ cầm đồ ) Đêm lặng trời biếc mát như nước.
2. (Danh) Mây, sương mù.
3. (Danh) Đêm. § Thông "tiêu" .
4. Cùng nghĩa với chữ "tiêu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khoảng trời không. Như Cao nhập vân tiêu cao đến tận trời.
② Khí bên mặt trời.
③ Cùng nghĩa với chữ tiêu .
④ Ðêm, như chữ tiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoảng trời không, trời: Cao đến tận trời; Chín tầng trời;
② (văn) Đêm (dùng như , bộ );
③ (văn) Mây hoặc sương mù;
④ (văn) Vừng hơi bên mặt trời;
⑤ (văn) Làm tan, làm cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa bay lả tả — Mây trời. Cũng chỉ trời.

Từ ghép 6

nhục
rǔ ㄖㄨˇ, rù ㄖㄨˋ

nhục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhục, xấu hổ
2. làm nhục
3. chịu khuất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xấu hổ, nhơ nhuốc. ◎ Như: "nhẫn nhục" nhịn nhục. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
2. (Động) Bị xấu hổ, làm nhơ nhuốc, để cho tủi lòng. ◎ Như: "táng quyền nhục quốc" mất quyền hành, làm nhục nước.
3. (Động) Chịu khuất. ◇ Tả truyện : "Sử ngô tử nhục tại nê đồ cửu hĩ" 使 Khiến cho ngài bị khuất ở nơi thấp hèn lâu lắm rồi.
4. (Phó) Dùng làm lời nói khiêm. ◎ Như: "nhục lâm" nhục tới, hạ cố (ý nói mình hèn hạ không xứng đáng được người đến thăm). ◇ Nguyễn Du : "Chư công nhục tiễn vu Tuyên phủ nha" (Long Thành cầm giả ca ) Các quan mở tiệc tiễn tôi tại dinh Tuyên Phủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhục nhằn, hổ nhuốc. Thân phải chịu đựng các sự đáng lấy làm nhục. Như nhẫn nhục nhịn nhục.
② Chịu khuất. Dùng làm lời yên ủi. Tả truyện : Sử ngô tử nhục tại nê đồ cửu hĩ 使 khiến cho ngài bị khuất ở nơi thấp hèn lâu lắm rồi.
③ Dùng làm lời nói khiêm. Như nhục lâm nhục tới, ý nói mình hèn hạ không đáng được người hạ cố mà người vẫn hạ cố tới thật là nhục cho người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sỉ nhục, hổ thẹn, nhơ nhuốc, nhục nhã: Sỉ nhục lớn, hết sức nhục nhã;
② Bị nhục, làm nhục;
③ Tỏ vẻ khuất mình, chịu khuất: (cũ) Cho phép; Được phép; 使 Khiến cho ngài chịu khuất ở nơi thấp hèn lâu lắm rồi (Tả truyện);
④ Lời nói khiêm (ý nói đối phương chịu nhục mà quan tâm hoặc đi đến với mình): Chịu nhục mà đi đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhơ bẩn — Hổ thẹn. Nhơ nhuốc. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Ra trường danh lợi vinh liền nhục, vào cuộc trần ai khóc lộn cười «.

Từ ghép 13

kha
kē ㄎㄜ

kha

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngọc kha

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại đá đẹp, kém hơn ngọc.
2. (Danh) Vật trang sức dàm ngựa. ◇ Lí Hạ : "Hãn huyết đáo vương gia, Tùy loan hám ngọc kha" , (Mã ).
3. (Danh) Mượn chỉ ngựa. ◇ Giản Văn Đế : "Liên kha vãng Kì thượng, Tiếp hiển chí Tùng đài" , (Thái tang ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọc kha, thứ đá giống như ngọc, cũng gọi là bạch mã não . Người xưa dùng để trang sức đồ ngựa, như minh kha xe ngựa của kẻ sang (xe ngựa nạm ngọc kha), vì thế mới gọi quê người là kha hương , làng người là kha lí , nói ý là chốn quê hương phú quý vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngọc kha (một loại đá giống như ngọc, còn gọi là bạch mã não).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một thứ ngọc quý — Tên một loài sò hến, vỏ lóng lánh rất đẹp — Đồ trang sức trên đầu ngựa.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Phóng đãng ở ngoài, bỏ quên bổn phận gia đình. § Cũng viết là "vụ ngoại" .
2. Ý nói nghiên cứu học vấn, chỉ xét bề mặt, không tìm hiểu sâu xa. ◇ Đường Chân : "Nhược vụ ngoại vong nội, xả bổn cầu mạt; tam ngũ thành quần, các khỏa thông kinh; đồ huyễn văn từ, sính kì nghị luận; tuy cực tinh xác, hào vô ích ư thân tâm" , ; , ; , ; , . (Tiềm thư , Ngũ kinh ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chao chuốt bề ngoài, lo bề ngoài.
phiêu, tiêu
biāo ㄅㄧㄠ

phiêu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn cây. § Đối lại với "bản" . ◎ Như: "tiêu bản" ngọn và gốc.
2. (Danh) Điều không phải là căn bản của sự vật. ◎ Như: "trị tiêu bất như trị bổn" chữa cái ngọn không bằng chữa tận gốc.
3. (Danh) Cái nêu, giải thưởng. § Ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng "tiêu" cho người ấy. ◎ Như: "đoạt tiêu" đoạt giải, "cẩm tiêu" giải thưởng, "đầu tiêu" bỏ thăm, bỏ phiếu.
4. (Danh) Cái dấu, cái mốc, nhãn. ◎ Như: "lộ tiêu" cái mốc bên đường, bảng chỉ đường, "thương tiêu" nhãn hiệu, "tiêu đề" nhan đề, "thử tiêu" con chuột bấm (dùng cho máy điện toán).
5. (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu, bảng dạng.
6. (Danh) Việc đấu thầu, giá đấu thầu (thương mại). ◎ Như: "đầu tiêu" đấu giá, "khai tiêu" mở thầu, "chiêu tiêu" gọi thầu.
7. (Danh) Cái tiêu, một thứ đồ binh. § Cùng một nghĩa với chữ . ◎ Như: "bảo tiêu" bảo hộ cho người đi đường được bình yên.
8. (Danh) Phép quân nhà Thanh cứ ba "doanh" gọi là một "tiêu" .
9. (Danh) Sổ quân.
10. (Danh) Cờ xí (dùng trong binh thời xưa). ◎ Như: "hỏa long tiêu" cờ đỏ, dùng để làm hiệu điều động binh lính.
11. (Động) Nêu lên, bày tỏ, ghi rõ. ◎ Như: "tiêu xí" nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết, "tiêu minh" ghi rõ, "tiêu giá" đề giá.
12. (Động) Khen ngợi, tâng bốc. ◎ Như: "cao tự tiêu thụ" tự cho mình là khác người, "tiêu bảng" xưng tụng nhau.
13. (Tính) Có tài cán, tài năng xuất chúng.
14. § Tục đọc là "phiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn, đối lại với chữ bản , như tiêu bản ngọn gốc, cấp tắc trị tiêu kịp thì chữa cái ngọn, v.v.
② Cái nêu, ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng tiêu cho người ấy, vì thế nên ganh lấy được thua gọi là đoạt tiêu . Có công việc gì lập một cách thức định cho người bỏ thăm để quyết định nên chăng được hỏng gọi là đầu tiêu bỏ thăm, bỏ phiếu.
③ Nêu lên, như tiêu xí nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết. Tự cho mình là khác người gọi là cao tự tiêu thụ , là cao tiêu , thanh tiêu đều là cái ý tự cao cả, cùng xưng tụng nhau gọi là tiêu bảng .
④ Viết, như tiêu đề đề chữ lên trên cái nêu để làm dấu hiệu cho dễ nhớ dễ nhận.
⑤ Cái tiêu, một thứ đồ binh, cùng một nghĩa với chữ . Bảo hộ cho người đi đường được bình yên gọi là bảo tiêu .
⑥ Phép quân nhà Thanh cứ ba đinh gọi là một tiêu, sổ quân cũng gọi là tiêu.
⑦ Cành cây. Tục đọc là chữ phiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngọn cây, bên ngoài, bề ngoài: Chữa bề ngoài không bằng chữa tận gốc;
② Cái dấu, cái mốc, nhãn: Chiếc phao; Cái mốc bên đường; Nhãn hiệu;
③ Nêu, bày tỏ, tiêu biểu, ghi rõ, viết lên, đánh dấu: Chỉ tiêu; Giải thưởng;
④ Thầu: Gọi thầu;
⑤ (văn) Cây nêu;
⑥ (văn) Cái tiêu (một thứ binh khí thời xưa);
⑦ (văn) Cành cây;
⑧ (văn) Tiêu (đơn vị trong quân đội nhà Thanh, bằng 3 dinh);
⑨ (văn) Sổ quân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây — Cái đầu. Cái ngọn — Nêu lên cho mọi người thấy — Ta quen đọc Tiêu. Xem thêm Tiêu.

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngọn nguồn
2. cái nêu
3. nêu lên
4. viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn cây. § Đối lại với "bản" . ◎ Như: "tiêu bản" ngọn và gốc.
2. (Danh) Điều không phải là căn bản của sự vật. ◎ Như: "trị tiêu bất như trị bổn" chữa cái ngọn không bằng chữa tận gốc.
3. (Danh) Cái nêu, giải thưởng. § Ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng "tiêu" cho người ấy. ◎ Như: "đoạt tiêu" đoạt giải, "cẩm tiêu" giải thưởng, "đầu tiêu" bỏ thăm, bỏ phiếu.
4. (Danh) Cái dấu, cái mốc, nhãn. ◎ Như: "lộ tiêu" cái mốc bên đường, bảng chỉ đường, "thương tiêu" nhãn hiệu, "tiêu đề" nhan đề, "thử tiêu" con chuột bấm (dùng cho máy điện toán).
5. (Danh) Chuẩn tắc, khuôn mẫu, bảng dạng.
6. (Danh) Việc đấu thầu, giá đấu thầu (thương mại). ◎ Như: "đầu tiêu" đấu giá, "khai tiêu" mở thầu, "chiêu tiêu" gọi thầu.
7. (Danh) Cái tiêu, một thứ đồ binh. § Cùng một nghĩa với chữ . ◎ Như: "bảo tiêu" bảo hộ cho người đi đường được bình yên.
8. (Danh) Phép quân nhà Thanh cứ ba "doanh" gọi là một "tiêu" .
9. (Danh) Sổ quân.
10. (Danh) Cờ xí (dùng trong binh thời xưa). ◎ Như: "hỏa long tiêu" cờ đỏ, dùng để làm hiệu điều động binh lính.
11. (Động) Nêu lên, bày tỏ, ghi rõ. ◎ Như: "tiêu xí" nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết, "tiêu minh" ghi rõ, "tiêu giá" đề giá.
12. (Động) Khen ngợi, tâng bốc. ◎ Như: "cao tự tiêu thụ" tự cho mình là khác người, "tiêu bảng" xưng tụng nhau.
13. (Tính) Có tài cán, tài năng xuất chúng.
14. § Tục đọc là "phiêu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn, đối lại với chữ bản , như tiêu bản ngọn gốc, cấp tắc trị tiêu kịp thì chữa cái ngọn, v.v.
② Cái nêu, ngày xưa làm lễ đầu hồ xong, ai được thì dựng tiêu cho người ấy, vì thế nên ganh lấy được thua gọi là đoạt tiêu . Có công việc gì lập một cách thức định cho người bỏ thăm để quyết định nên chăng được hỏng gọi là đầu tiêu bỏ thăm, bỏ phiếu.
③ Nêu lên, như tiêu xí nêu một cái gì cho khác hẳn mọi cái cho người ta dễ biết. Tự cho mình là khác người gọi là cao tự tiêu thụ , là cao tiêu , thanh tiêu đều là cái ý tự cao cả, cùng xưng tụng nhau gọi là tiêu bảng .
④ Viết, như tiêu đề đề chữ lên trên cái nêu để làm dấu hiệu cho dễ nhớ dễ nhận.
⑤ Cái tiêu, một thứ đồ binh, cùng một nghĩa với chữ . Bảo hộ cho người đi đường được bình yên gọi là bảo tiêu .
⑥ Phép quân nhà Thanh cứ ba đinh gọi là một tiêu, sổ quân cũng gọi là tiêu.
⑦ Cành cây. Tục đọc là chữ phiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngọn cây, bên ngoài, bề ngoài: Chữa bề ngoài không bằng chữa tận gốc;
② Cái dấu, cái mốc, nhãn: Chiếc phao; Cái mốc bên đường; Nhãn hiệu;
③ Nêu, bày tỏ, tiêu biểu, ghi rõ, viết lên, đánh dấu: Chỉ tiêu; Giải thưởng;
④ Thầu: Gọi thầu;
⑤ (văn) Cây nêu;
⑥ (văn) Cái tiêu (một thứ binh khí thời xưa);
⑦ (văn) Cành cây;
⑧ (văn) Tiêu (đơn vị trong quân đội nhà Thanh, bằng 3 dinh);
⑨ (văn) Sổ quân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây — Phần ngọn. Phần cuối — Cái nêu. Cái mốc, nêu lên cho dễ thấy — Nêu lên cho thấy.

Từ ghép 38

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.