tập
jí ㄐㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ghép gỗ đóng xe
2. thu góp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ghép gỗ đóng xe cho ăn khớp.
2. (Động) Thu thập rồi sửa cho đúng. ◎ Như: "biên tập" biên soạn. ◇ Hán Thư : "Phu tử kí tốt, môn nhân tương dữ tập nhi luận soạn, cố vị chi Luận Ngữ" , , (Nghệ văn chí ) Phu tử mất rồi, môn đồ cùng nhau thu thập, bàn luận và biên chép, nên gọi là Luận Ngữ.
3. (Danh) Lượng từ: tập, quyển (sách). ◎ Như: "Từ Điển Học Tùng San tổng cộng hữu tam tập" bộ Từ Điển Học Tùng San gồm có ba tập.

Từ điển Thiều Chửu

① Ghép gỗ đóng xe, đều ăn khớp vào nhau gọi là tập. Vì thế cho nên chí hướng mọi người cùng hòa hợp nhau gọi là tập mục , khiến cho được chốn ăn chốn ở yên ổn gọi là an tập .
② Thu góp lại. Nhặt nhạnh các đoạn văn lại, góp thành quyển sách gọi là biên tập .
③ Vén, thu lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Ghép gỗ đóng xe;
② Tập hợp lại, thu góp, nhặt nhạnh: Biên tập;
③ Tập sách: Tập thứ nhất của tủ sách;
④ (văn) Thân mật, thân thiện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái xe thời xưa — Một chiếc, một cái ( nói về xe cộ ) — Hòa hợp — Thu góp lại. Td: Biên tập ( gom góp mà ghi chép ) — Tụ họp lại.

Từ ghép 5

cừ, cự
jù ㄐㄩˋ, qú ㄑㄩˊ

cừ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kênh, ngòi
2. to lớn
3. hắn, người đó

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kênh, ngòi, lạch. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chu táp hữu viên lâm, cừ lưu cập dục trì" , (Hóa thành dụ phẩm đệ thất ) Chung quanh có vườn rừng, sông ngòi và ao tắm.
2. (Tính) Lớn. ◎ Như: "cừ khôi" to lớn.
3. (Đại) Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba: hắn, họ, ông ấy, chúng nó, v.v. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhân gian nhược hữu Sào Do đồ, Khuyến cừ thính ngã san trung khúc" , (Côn San ca ) Trên đời nếu có những người như Hứa Do, Sào Phủ, (Thì ta sẽ) khuyên họ nghe khúc nhạc trong núi này của ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Kênh, ngòi.
② Lớn, như cừ khôi to lớn.
③ Hắn, mình gọi người khác gọi là cừ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mương, ngòi, lạch, kênh, máng: Mương phai; Xẻ núi khơi mương; Về những lạch nhỏ mở núi thông đường, thì không nói xiết được (Sử kí);
② Họ, anh ấy, anh ta, ông ấy, ông ta, hắn... (đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, số ít hoặc số nhiều): Không biết anh ta là ai; Trên đời nếu có những người như Hứa Do, Sào Phủ, thì ta sẽ khuyên họ nghe khúc nhạc trong núi này của ta (Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca);
③ Lớn: Kẻ cầm đầu;
④ [Qú] (Họ) Cừ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ nước tích lại. Ao, đầm — To lớn — Một âm khác là Cự.

Từ ghép 7

cự

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Cự — Một âm khác là Cừ.
cấp
jí ㄐㄧˊ

cấp

phồn thể

Từ điển phổ thông

cấp bậc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ bậc. ◎ Như: "cao cấp" cấp bậc cao, "đặc cấp" cấp bậc đặc biệt.
2. (Danh) Bậc học. ◎ Như: "nhị niên cấp" bậc năm thứ hai.
3. (Danh) Bậc thềm. ◎ Như: "thập cấp" lên thềm, "thạch cấp" bậc đá.
4. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho bậc thềm, tầng lầu tháp. ◎ Như: "bách cấp thạch giai" bệ thềm đá một trăm bậc. (2) Đơn vị phân chia mức độ, thứ bậc của sự vật. ◎ Như: "tấn thăng tam cấp" thăng lên ba bậc, "địa chấn cường độ phân vi thất cấp" độ mạnh của động đất chia làm bảy mức.
5. (Danh) Đầu người. § Phép nhà Tần cứ chém được một đầu giặc được thăng một cấp, nên gọi cái đầu là "thủ cấp" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố hướng tiền nhất đao khảm hạ Đinh Nguyên thủ cấp" (Đệ tam hồi) (Lã) Bố giơ đao tới trước chặt đứt đầu Đinh Nguyên.

Từ điển Thiều Chửu

① Bậc, mỗi một bậc thềm gọi là một cấp, vì thế lên thềm gọi là thập cấp . Phàm sự gì có thứ bậc cũng gọi là cấp cả, như làm quan lên một bậc gọi là nhất cấp .
② Phép nhà Tần cứ chém được một đầu giặc được thăng một cấp, nên gọi cái đầu là thủ cấp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cấp: Cấp trên; Cấp huyện; Vận động viên cấp một (cấp A);
② Bậc, bực: Công nhân bậc ba; Thềm nhà có ba bực; Cùng bậc (học) không cùng lớp;
③ Tầng, từng: Tháp chín tầng;
④ (văn) Đầu quân giặc, thủ cấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc thềm — Thứ bậc.

Từ ghép 20

quý
jì ㄐㄧˋ

quý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tháng cuối một quý
2. mùa
3. nhỏ, út (em)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa, thứ tự anh em từ lớn tới nhỏ xếp theo: "bá, trọng, thúc, quý" , , , . Tuổi nhỏ nhất gọi là "quý".
2. (Danh) Gọi thay cho "đệ" em. ◇ Lí Bạch : "Quần quý tuấn tú, giai vi Huệ Liên" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Các em tuấn tú, đều giỏi như Huệ Liên.
3. (Danh) Mùa. ◎ Như: "tứ quý" bốn mùa, "xuân quý" mùa xuân, "hạ quý" mùa hè.
4. (Danh) Thời kì cố định trong năm. ◎ Như: "hoa quý" mùa hoa, "vũ quý" mùa mưa.
5. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian bằng ba tháng.
6. (Danh) Họ "Quý".
7. (Tính) Cuối, mạt. ◎ Như: "quý xuân" tháng ba (cuối mùa xuân), "quý thế" đời cuối cùng. ◇ Liêu trai chí dị : "Minh quý chí kim" (Lục phán ) Từ cuối thời nhà Minh đến nay.
8. (Tính) Út, nhỏ, non (chưa thành thục). ◎ Như: "quý nữ" con gái út.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhỏ, em bé gọi là quý đệ .
② Cuối, tháng cuối mùa gọi là quý. Như tháng ba gọi là tháng quý xuân . Ðời cuối cùng cũng gọi là quý thế .
③ Mùa, ba tháng là một quý, nên bốn mùa cũng gọi là tứ quý .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mùa: Bốn mùa; Mùa mưa;
② Thời kì, vụ: Thời kì bán chạy;
③ Quý (ba tháng): Quý ba;
④ Cuối, út: Cuối thu; Em (trai) út;
⑤ [Jì] (Họ) Quý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ, bậc thứ. Chỉ người ít tuổi, vai dưới — Nhỏ nhất. Út — Cuối. Chót — Mùa, gồm ba tháng. Td: Tứ quý ( bốn mùa ).

Từ ghép 20

ngọ
wǔ ㄨˇ

ngọ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buổi trưa
2. Ngọ (ngôi 7 trong hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chi "Ngọ," chi thứ bảy trong mười hai chi.
2. (Danh) Từ mười một giờ sáng đến một giờ chiều là giờ "ngọ".
3. (Danh) Buổi trưa (khoảng thời gian giữa ngày). ◎ Như: "thượng ngọ" sáng, "trung ngọ" trưa, "hạ ngọ" chiều.
4. (Danh) Họ "Ngọ".
5. (Danh) Tháng năm (âm lịch). § Lịch cũ tính sao đẩu đến tháng năm thì chỉ về "ngọ", nên tháng năm gọi là "ngọ nguyệt" , mồng năm tháng năm là tết "đoan ngọ" . Ta thường quen gọi là tết đoan ngũ là vì thế.
6. (Danh) "Thưởng ngọ" buổi trưa. § Cũng như "trung ngọ" . ◇ Thủy hử truyện : "Vị cập thưởng ngọ, mã dĩ đáo lai, viên ngoại tiện thỉnh Lỗ đề hạt thượng mã, khiếu trang khách đam liễu hành lí" , , 便, (Đệ tứ hồi) Chưa tới trưa, ngựa đã đến, viên ngoại liềm mời Lỗ đề hạt lên ngựa, bảo trang khách gánh hành lí.
7. (Tính) Giữa ngày hoặc giữa đêm. ◎ Như: "ngọ xan" bữa ăn trưa, "ngọ phạn" bữa cơm trưa, "ngọ dạ" nửa đêm.
8. (Động) Làm trái ngược. § Thông "ngộ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chi ngọ, chi thứ bảy trong 12 chi. Từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều là giờ ngọ.
② Giữa trưa, gần trưa gọi là thượng ngọ , quá trưa gọi là hạ ngọ .
③ Giao. Như bàng ngọ bày đặt ngổn ngang.
④ Lịch cũ tính sao đẩu đến tháng năm thì chỉ về ngọ, nên tháng năm gọi là ngọ nguyệt , mồng năm tháng năm là tết đoan ngọ . Ta thường quen gọi là tết đoan ngũ vì thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngôi thứ 7 trong 12 địa chi: Năm Nhâm Ngọ;
② Trưa: Trưa; Sáng; Chiều;
③ (văn) Giao: Bày đặt ngỗn ngang;
④ 【】 ngọ nguyệt [wưyuè] Tháng năm âm lịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ bảy trong thập nhị chi — Trong thập nhị thuộc thì Ngọ chỉ con ngựa — Tên giờ, tức giờ ngọ, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ trưa — Chỉ buổi trưa. Td: Chính ngọ ( giữa trưa ) — Nghịch lại — Ngang dọc giao nhau.

Từ ghép 22

vân
yì ㄧˋ, yún ㄩㄣˊ, yùn ㄩㄣˋ

vân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gieo, rắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thứ cỏ thơm (mần tưới), lấy lá hoa nó gấp vào sách thì khỏi mọt. § Còn gọi là "vân hương" hoặc "vân thảo" . ◎ Như: "vân biên" chỉ quyển sách, "vân song" thư trai, thư phòng. ◇ Nguyễn Du : "Vân song tằng kỉ nhiễm thư hương" (Điệp tử thư trung ) Thư phòng đã từng bao lần đượm mùi hương sách vở.
2. (Danh) Một loại rau, còn gọi là "phương thái" .
3. (Danh) Họ "Vân".
4. (Động) Diệt trừ cỏ. § Thông "vân" . ◇ Liệt Tử : "Tiên sanh hữu nhất thê nhất thiếp, nhi bất năng trị, tam mẫu chi viên, nhi bất năng vân" , , , (Dương Chu ) Tiên sinh có một thê một thiếp, mà không biết trị, có vườn ba mẫu mà không làm cỏ được.
5. § Một dạng của .

Từ điển Thiều Chửu

① Một thứ cỏ thơm (mần tưới), thường gọi là cỏ vân hương , lấy lá hoa nó gấp vào sách thì khỏi mọt. Vì thế nên gọi quyển sách là vân biên .
② Làm cỏ lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vân hương (một thứ cỏ thơm);
② (văn) Làm cỏ lúa.

Từ điển Trần Văn Chánh

】vân đài [yúntái] Cây cải dầu. Cg. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây thơm. Còn gọi là Vân hương.
chênh, tranh, trành, đinh
dīng ㄉㄧㄥ, zhēng ㄓㄥ

chênh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Đinh", can thứ tư trong "thiên can" mười can.
2. (Danh) Hàng thứ tư, sau "Giáp" , "Ất" , "Bính" .
3. (Danh) Trai tráng thành niên, đàn ông. ◎ Như: "tráng đinh" , "nam đinh" .
4. (Danh) Người, đầu người, nhân khẩu. ◎ Như: "tô đinh" thuế đánh theo số đầu người.
5. (Danh) Kẻ làm lụng, người giúp việc, bộc dịch. ◎ Như: "bào đinh" người nấu bếp, "viên đinh" người làm vườn, "gia đinh" người giúp việc trong nhà.
6. (Danh) Khối vuông nhỏ. ◎ Như: "kê đinh" thịt gà thái hạt lựu.
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "mục bất thức đinh" ý nói không biết chữ hoặc không có học vấn.
8. (Danh) Họ "Đinh".
9. (Động) Mắc phải, gặp phải. ◎ Như: "đinh ưu" gặp lúc đau xót, ý nói đang để tang cha hoặc mẹ.
10. (Phó) Kĩ càng, lặp đi lặp lại. ◎ Như: "đinh ninh" dặn đi dặn lại nhiều lần.
11. (Tính) Tráng thịnh, cường tráng. ◎ Như: "đinh niên" tuổi cường tráng, tức hai mươi tuổi. ◇ Lí Lăng : "Đinh niên phụng sứ, Hạo thủ nhi quy" 使, (Đáp Tô Vũ thư ) Tuổi trai tráng phụng mệnh đi sứ, Đầu bạc mới về.
12. (Tính) Cực ít, cực nhỏ. ◎ Như: "nhất đinh điểm nhi mao bệnh đô một hữu" một tí bệnh cũng không có.
13. Một âm là "chênh". (Trạng thanh) (1) Chan chát (tiếng chặt cây). ◎ Như: "phạt mộc chênh chênh" chặt cây chan chát. (2) Tiếng mưa rơi. (3) Tiếng hạ con cờ. (4) Tiếng nhạc khí đàn tấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Ðinh, can thứ tư trong mười can.
② Ðang, như đang để tang cha mẹ gọi là đinh ưu nghĩa là đang ở lúc đau xót vậy.
③ Người, như thành đinh nghĩa là người đến tuổi thành nhân.
④ Ðã lớn, là đã phải đóng thuế, như ta 18 tuổi phải đóng sưu vào sổ đinh gọi là đinh tịch.
⑤ Kẻ làm lụng, như bào đinh là người nấu bếp, viên đinh là người làm vườn, v.v.
⑥ Răn bảo kĩ càng, như đinh ninh .
⑦ Chữ, như mục bất thức đinh .
⑧ Một âm là chênh, như phạt mộc chênh chênh chặt cây chan chát.

tranh

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) (thanh) Chan chát: Chặt cây chan chát (Thi Kinh).

trành

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Đinh", can thứ tư trong "thiên can" mười can.
2. (Danh) Hàng thứ tư, sau "Giáp" , "Ất" , "Bính" .
3. (Danh) Trai tráng thành niên, đàn ông. ◎ Như: "tráng đinh" , "nam đinh" .
4. (Danh) Người, đầu người, nhân khẩu. ◎ Như: "tô đinh" thuế đánh theo số đầu người.
5. (Danh) Kẻ làm lụng, người giúp việc, bộc dịch. ◎ Như: "bào đinh" người nấu bếp, "viên đinh" người làm vườn, "gia đinh" người giúp việc trong nhà.
6. (Danh) Khối vuông nhỏ. ◎ Như: "kê đinh" thịt gà thái hạt lựu.
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "mục bất thức đinh" ý nói không biết chữ hoặc không có học vấn.
8. (Danh) Họ "Đinh".
9. (Động) Mắc phải, gặp phải. ◎ Như: "đinh ưu" gặp lúc đau xót, ý nói đang để tang cha hoặc mẹ.
10. (Phó) Kĩ càng, lặp đi lặp lại. ◎ Như: "đinh ninh" dặn đi dặn lại nhiều lần.
11. (Tính) Tráng thịnh, cường tráng. ◎ Như: "đinh niên" tuổi cường tráng, tức hai mươi tuổi. ◇ Lí Lăng : "Đinh niên phụng sứ, Hạo thủ nhi quy" 使, (Đáp Tô Vũ thư ) Tuổi trai tráng phụng mệnh đi sứ, Đầu bạc mới về.
12. (Tính) Cực ít, cực nhỏ. ◎ Như: "nhất đinh điểm nhi mao bệnh đô một hữu" một tí bệnh cũng không có.
13. Một âm là "chênh". (Trạng thanh) (1) Chan chát (tiếng chặt cây). ◎ Như: "phạt mộc chênh chênh" chặt cây chan chát. (2) Tiếng mưa rơi. (3) Tiếng hạ con cờ. (4) Tiếng nhạc khí đàn tấu.

đinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con trai
2. họ Đinh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Đinh", can thứ tư trong "thiên can" mười can.
2. (Danh) Hàng thứ tư, sau "Giáp" , "Ất" , "Bính" .
3. (Danh) Trai tráng thành niên, đàn ông. ◎ Như: "tráng đinh" , "nam đinh" .
4. (Danh) Người, đầu người, nhân khẩu. ◎ Như: "tô đinh" thuế đánh theo số đầu người.
5. (Danh) Kẻ làm lụng, người giúp việc, bộc dịch. ◎ Như: "bào đinh" người nấu bếp, "viên đinh" người làm vườn, "gia đinh" người giúp việc trong nhà.
6. (Danh) Khối vuông nhỏ. ◎ Như: "kê đinh" thịt gà thái hạt lựu.
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "mục bất thức đinh" ý nói không biết chữ hoặc không có học vấn.
8. (Danh) Họ "Đinh".
9. (Động) Mắc phải, gặp phải. ◎ Như: "đinh ưu" gặp lúc đau xót, ý nói đang để tang cha hoặc mẹ.
10. (Phó) Kĩ càng, lặp đi lặp lại. ◎ Như: "đinh ninh" dặn đi dặn lại nhiều lần.
11. (Tính) Tráng thịnh, cường tráng. ◎ Như: "đinh niên" tuổi cường tráng, tức hai mươi tuổi. ◇ Lí Lăng : "Đinh niên phụng sứ, Hạo thủ nhi quy" 使, (Đáp Tô Vũ thư ) Tuổi trai tráng phụng mệnh đi sứ, Đầu bạc mới về.
12. (Tính) Cực ít, cực nhỏ. ◎ Như: "nhất đinh điểm nhi mao bệnh đô một hữu" một tí bệnh cũng không có.
13. Một âm là "chênh". (Trạng thanh) (1) Chan chát (tiếng chặt cây). ◎ Như: "phạt mộc chênh chênh" chặt cây chan chát. (2) Tiếng mưa rơi. (3) Tiếng hạ con cờ. (4) Tiếng nhạc khí đàn tấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Ðinh, can thứ tư trong mười can.
② Ðang, như đang để tang cha mẹ gọi là đinh ưu nghĩa là đang ở lúc đau xót vậy.
③ Người, như thành đinh nghĩa là người đến tuổi thành nhân.
④ Ðã lớn, là đã phải đóng thuế, như ta 18 tuổi phải đóng sưu vào sổ đinh gọi là đinh tịch.
⑤ Kẻ làm lụng, như bào đinh là người nấu bếp, viên đinh là người làm vườn, v.v.
⑥ Răn bảo kĩ càng, như đinh ninh .
⑦ Chữ, như mục bất thức đinh .
⑧ Một âm là chênh, như phạt mộc chênh chênh chặt cây chan chát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Con trai, trai tráng, đàn ông: Trai tráng; Con trai đã đến tuổi thành đinh; Nhà có ba con trai lớn thì bắt đi hết một người (Bạch Cư Dị);
② Người, số người: Con cái đông đúc; Cùng nhau nói cười đều là các nho sinh học rộng, bạn bè lui tới không có ai là người vô học (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh);
③ Người (làm việc vặt): Người làm vườn; Người gác cổng; Người đầu bếp mổ trâu cho Lương Huệ vương (Trang tử);
④ Ngôi thứ tư trong thiên can;
⑤ (Món ăn thái) hạt lựu: Thịt gà hạt lựu;
⑥ Gặp phải: Gặp thời hưng thịnh; Ta mừng ta được sinh ra, riêng gặp phải thời này (Hậu Hán thư);
⑦ Tráng kiện: Đinh là nói sự tráng kiện trong vạn vật (Sử kí: Luật thư);
⑧ (văn) Chữ đinh: Mắt không biết một chữ đinh;
⑨ [Ding] (Họ) Đinh. Xem [zheng].

Từ ghép 30

tín tâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng tin, niềm tin

Từ điển trích dẫn

1. Thành tâm, lòng thành. ◇ Viên Hoành : "Huy văn kì thê tử bần cùng, nãi tự vãng thị, thiệm chẩn chi. Kì tử hiệt quái nhi vấn chi, Huy viết: Ngô dĩ tín tâm dã" , , . , : (Hậu Hán kỉ , Quyển nhất nhị).
2. Lòng tin, lòng tín ngưỡng. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Tống Kim lão tăng sở truyền" Kim cương kinh" khước bệnh diên niên chi sự, thuyết liễu nhất biến. Nghi Xuân diệc khởi tín tâm, yếu trượng phu giáo hội liễu, phu thê đồng tụng, đáo lão bất suy" "", . , , , (Tống tiểu quan đoàn viên phá chiến lạp ).
3. Tùy ý, nhậm ý. ◇ Viên Hoành Đạo : "Chí ư thi, tắc bất tiếu liêu hí bút nhĩ. Tín tâm nhi xuất, tín khẩu nhi đàm" , . , (Dữ Trương Ấu Ư thư ).
4. Lòng tự tin. ◎ Như: "ngã đối giá thứ đích khảo thí hữu tín tâm" .
điệp
dié ㄉㄧㄝˊ, xiè ㄒㄧㄝˋ

điệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

gián điệp, điệp viên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dò thám, trinh thám.
2. (Động) Rình mò.
3. (Danh) Quân do thám, điệp báo. ◎ Như: "gián điệp" .
4. (Danh) Quân trang bị nhẹ, khinh binh.
5. (Danh) Thư tín, công văn. § Tức "giản tráp" . ◇ Văn tâm điêu long : "Bách quan tuân sự, tắc hữu quan thứ giải điệp" , (Thư kí ).
6. (Danh) Sổ bạ, sách ghi chép. § Thông "điệp" .
7. (Tính) Yên ổn, an ninh. ◇ Trang Tử : "Đại đa chánh pháp nhi bất điệp" (Nhân gian thế ) Nhiều chính pháp quá mà không yên ổn.
8. (Phó) Thao thao, nói không dứt. § Thông "điệp" . ◎ Như: "điệp điệp bất hưu" nói luôn mồm không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Dò xét, người đi dò thám quân lính bên giặc gọi là điệp, tục gọi là tế tác .
② Cùng nghĩa với chữ điệp nhiều lời.
③ Cùng nghĩa với chữ điệp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dò xét, gián điệp, tình báo: Gián điệp;
② (văn) Nhiều lời (dùng như , bộ );
③ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dò xét nghe ngóng — Nói dối — Tờ giấy viết điều muốn nói với nhiều người — Lắm miệng, nói nhiều.

Từ ghép 3

bỉnh
bǐng ㄅㄧㄥˇ

bỉnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm nắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bó, nắm thóc lúa.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng ngày xưa, 16 "hộc" là một "bỉnh" .
3. (Danh) Quyền bính. § Thông "bính" . ◇ Sử Kí : "Ngô văn tiên sanh tướng Lí Đoái, viết: Bách nhật chi nội trì quốc bỉnh. Hữu chi hồ?" , : . (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Tôi nghe tiên sinh xem tướng cho Lí Đoái, nói: Trong vòng trăm ngày sẽ cầm quyền cả nước. Điều đó có không?
4. (Danh) Họ "Bỉnh".
5. (Động) Cầm, nắm. ◎ Như: "bỉnh bút" cầm bút. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du" (Xuân dạ yến đào lí viên tự ) Người xưa mang đuốc chơi đêm.
6. (Động) Giữ vững, kiên trì. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Bỉnh tiết thân thường khổ, Cầu nhân chí bất vi" , (Thái thường ngụy bác sĩ ) Giữ vững tiết tháo thân thường khổ, Cầu đức nhân chí không sai trái.
7. (Động) Nắm giữ, chủ trì. ◇ Thi Kinh : "Bỉnh quốc chi quân, Tứ phương thị duy" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Nắm giữ công bình của nước, Giữ gìn bốn phương.
8. (Động) Dựa theo, tuân theo. ◎ Như: "bỉnh công xử lí" căn cứ theo công bình mà xử lí.

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, như bỉnh bút cầm bút.
② Một thứ để đong ngày xưa, 16 hộc là một bỉnh.
③ Lúa đầy chét tay.
④ Cùng nghĩa với chữ bính .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm. 【】 bỉnh chúc [bêngzhú] Cầm đuốc soi: Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
② Theo, giữ vững: Giữ vững công lí;
③ Đơn vị đo lường thời xưa, bằng 16 hộc;
④ (văn) Lúa đẫy chét tay;
⑤ [Bêng] (Họ) Bỉnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm lấy. Cầm nắm — Cái cán. Cái tay cầm.

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.