toan
suān ㄙㄨㄢ

toan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vị chua
2. đau ê ẩm
3. axít

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị chua. ◇ Tuân Tử : "Khẩu biện toan, hàm, cam, khổ" , , , (Vinh nhục ) Miệng nhận biết được (những vị) chua, mặn, ngọt, đắng.
2. (Danh) Chất hóa học có vị chua, chất acid. ◎ Như: "diêm toan" chất chua lấy ở muối ra, "lưu toan" chất chua lấy ở lưu hoàng ra.
3. (Danh) Nỗi đau thương, bi thống. ◇ Hàn Dũ : "Hàm toan bão thống" (Hạ sách tôn hào biểu ) Ngậm chua ôm đau (ngậm đắng nuốt cay, đau đớn ê chề).
4. (Tính) Chua. ◎ Như: "toan mai" mơ chua.
5. (Tính) Ê ẩm, mỏi, nhức. § Cũng như "toan" . ◎ Như: "yêu toan bối thống" lưng mỏi vai đau, "toan tị" mũi buốt. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhị lí đa lộ, khán khán cước toan thối nhuyễn, chánh tẩu bất động, khẩu lí bất thuyết, đỗ lí trù trừ" , , , , (Đệ nhất hồi) Đi hơn vài dặm, thì thấy chân đau đùi mỏi, bước lên không được nữa, miệng không nói ra (nhưng) trong bụng đã thấy ngần ngại.
6. (Tính) Đau xót. ◎ Như: "tâm toan" đau lòng, "tân toan" chua xót.
7. (Tính) Cũ, cổ hủ, tồi tệ. ◎ Như: "hàn toan" nghèo hèn (học trò), "toan tú tài" hủ nho.
8. (Động) Hóa chua. ◎ Như: "ngưu nãi dĩ kinh toan liễu, bất năng hát" , sữa bò hóa chua rồi, không uống được nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chua.
② Một danh từ về môn hóa học để gọi các chất hàm có vị chua. Như diêm toan (chất chua lấy ở muối ra), lưu toan (chất chua lấy ở lưu hoàng ra), v.v.
③ Ðau ê. Như yêu toan lưng ê.
④ Ðau xót. Như toan tị buốt mũi, tâm toan mủi lòng, v.v.
⑤ Học trò nghèo gọi là hàn toan .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hóa) Chất axít: Axít axetic; Axít clohy-đric; Axít nitric;
② Chua: Quả lê này chua quá;
③ Mỏi, đau ê, ê ẩm, hơi đau: Lưng mỏi chân đau; Lưng hơi đau;
④ Đau xót: Đau lòng; Rất là đau thương; Đau lòng;
⑤ Cổ hủ, tồi: Tồi tệ; Hủ nho; Học trò nghèo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị chua. Td: Tân toan ( chua cay ) — Chất chua. Td: Cường toan ( chất chua rất mạnh, tức chất acide ) — Đau khổ — Nghèo khổ.

Từ ghép 11

khiếp
qiè ㄑㄧㄝˋ

khiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

e sợ, khiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ, nhát sợ. ◇ Sử Kí : "Ngã cố tri Tề quân khiếp, nhập ngô địa tam nhật, sĩ tốt vong giả quá bán hĩ" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ta biết chắc rằng quân Tề nhát sợ, vào đất ta mới ba ngày, sĩ tốt đã bỏ trốn quá nửa.
2. (Tính) E thẹn, mắc cỡ. ◎ Như: "kiều khiếp" e thẹn, xấu hổ.
3. (Tính) Yếu đuối. ◎ Như: "khiếp nhược" yếu đuối, bạc nhược.
4. (Tính) Hèn yếu, nhút nhát.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợ khiếp (nhát). Tục gọi người hay ốm là khiếp nhược , tả cái vẻ con gái lướt mướt gọi là kiều khiếp .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sợ, nhát, khiếp đảm: Nhát gan, sợ sệt, khiếp sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Nhút nhát. Nhát gan.

Từ ghép 6

đường
táng ㄊㄤˊ

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: hải đường )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây đường, có hai thứ trắng và đỏ, thứ đỏ dắn mà dẻo, đời xưa dùng đóng can cung, thứ trắng (tức "đường lê" ) có quả ăn được. ◇ Thi Kinh : "Tế phí cam đường" (Thiệu nam , Cam đường ) Sum suê cây cam đường. § Nói về chỗ ông Triệu Bá xử kiện cho dân. Người đời sau lưu làm chỗ ghi nhớ. Vì thế, nay gọi ân trạch của quan địa phương lưu lại là "cam đường" hay "triệu đường" .
2. (Danh) § Xem "sa đường" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cây đường, có hai thứ trắng và đỏ, thứ đỏ dắn mà dẻo, đời xưa dùng đóng can cung, thứ trắng có quả ăn được. Kinh Thi có câu: Tế phế cam đường rườm rà cây cam đường, nói chỗ ông Triệu Bá xử kiện cho dân, người sau lưu làm chỗ ghi nhớ. Nay gọi cái ân trạch của quan địa phương lưu lại là cam đường , là triệu đường là bởi cớ đó.
② Cây sa đường gỗ dùng để đóng thuyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây hải đường: Hải đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên cây. Còn gọi là Đường lê. Cây Hải đường, cũng là chữ Đường này.

Từ ghép 2

yêu
yāo ㄧㄠ

yêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lưng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Eo, lưng. ◇ Nguyễn Du : "Lục ấn triền yêu minh đắc ý" (Tô Tần đình ) Ấn tướng quốc sáu nước giắt lưng reo đắc ý.
2. (Danh) Tục gọi quả cật (trái thận) là "yêu tử" .
3. (Danh) Phần ở lưng chừng của sự vật: eo, sườn, v.v. ◎ Như: "hải yêu" eo bể, "san yêu" lưng chừng núi, sườn núi, "lang yêu" eo hành lang.
4. (Danh) Lượng từ: ngày xưa đơn vị dây lưng gọi là "yêu" . ◎ Như: "đái nhất yêu" mang một dây lưng.
5. (Động) Đeo trên lưng. ◇ Liêu trai chí dị : "Yêu cung thỉ tương ma kiết" (Kim hòa thượng ) Cung tên đeo lưng, va chạm lách cách.

Từ điển Thiều Chửu

① Lưng. Tục gọi quả cật là yêu tử .
② Eo. Chỗ đất nào hai đầu phình giữa thắt lại gọi là yêu, như hải yêu eo bể.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưng: Khom lưng;
② Sườn (núi), eo: Sườn núi; Eo biển;
③ [Yao] (Họ) Yêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lưng — Chỗ địa thế thắt lại như cái lưng. Chỗ hiểm trở, quan trọng.

Từ ghép 19

thư
shū ㄕㄨ, yù ㄩˋ

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giãn, duỗi
2. từ từ, chậm rãi, thong thả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Duỗi ra, giãn. ◎ Như: "thư thủ thư cước" giãn tay giãn chân.
2. (Động) Làm cho vợi, làm cho hả. ◎ Như: "thư hoài" làm cho thanh thản hả hê nỗi lòng. ◇ Tư Mã Thiên : "Thối nhi luận thư sách, dĩ thư kì phẫn" 退, (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lui về mà trứ thư lập ngôn (viết ra sách), để vợi lòng phẫn uất của mình.
3. (Tính) Thích ý, khoan khoái. ◎ Như: "thư phục" dễ chịu, "thư sướng" thoải mái. ◇ Nguyễn Du : "Đa bệnh đa sầu khí bất thư" (Ngọa bệnh ) Nhiều bệnh nhiều sầu, tâm thần không thư thái.
4. (Tính) Thong dong, chậm rãi. ◎ Như: "thư hoãn" ung dung, "thư trì" chậm rãi.
5. (Danh) Họ "Thư".

Từ điển Thiều Chửu

① Thư thái, thư sướng.
② Thư thả.
③ Duỗi ra, mở ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dãn ra, duỗi ra, mở ra: Mở mặt mở mày;
② Thích ý, thư thái, thảnh thơi: Dễ chịu, khoan khoái;
③ Thong thả, thư thả, chậm rãi: Chậm rãi, khoan thai; Chậm rãi, ung dung;
④ [Shu] (Họ) Thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Duỗi ra ( trái với co vào ) — Chậm rãi, nhàn hạ — Khoan khoái. Khoẻ khoắn.

Từ ghép 5

tân
xīn ㄒㄧㄣ

tân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. Tân (ngôi thứ 8 hàng Can)
2. cay
3. nhọc nhằn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị cay. ◇ Tô Thức : "Đảo tàn tiêu quế hữu dư tân" (Tái họa thứ vận tằng tử khai tòng giá ) Giã tiêu quế thừa vẫn có vị cay còn lưu lại.
2. (Danh) Chỉ các loại rau có vị hăng cay như hành, hẹ, tỏi, gừng...
3. (Danh) Can "Tân", can thứ tám trong "thiên can" mười can.
4. (Danh) Tên hiệu của vua "Thương" .
5. (Danh) Họ "Tân".
6. (Tính) Cay. ◇ Dưỡng sanh luận : "Đại toán vật thực, huân tân hại mục " , (Luận tam ) Tỏi to đừng ăn, hăng cay hại mắt.
7. (Tính) Nhọc nhằn, lao khổ. ◎ Như: "gian tân" gian khổ.
8. (Tính) Thương xót, đau xót. ◎ Như: "bi tân" đau buồn thương xót. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mãn chỉ hoang đường ngôn, Nhất bả tân toan lệ" 滿, (Đệ nhất hồi) Đầy trang giấy lời hoang đường, Một vũng nước mắt đau thương.

Từ điển Thiều Chửu

① Can tân, can thứ tám trong mười can.
② Mùi cay.
③ Cay đắng nhọc nhằn.
④ Thương xót. Như bi tân , tân toan , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cay;
② Cay đắng, nhọc nhằn, vất vả, gian lao, khổ sở: Gian nan khổ sở;
③ Đau thương, thương xót: Cay đắng, chua cay, khổ sở;
④ Tân (ngôi thứ 8 trong thập can);
⑤ [Xin] (Họ) Tân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ 8 trong hàng Thiên can — Vị cay — Cay đắng buồn khổ — Tên môt bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tân.

Từ ghép 7

liệt
liè ㄌㄧㄝˋ

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bày ra
2. xếp theo hàng ngang

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng. ◎ Như: "trạm tại tối tiền liệt" đứng ở hàng đầu.
2. (Danh) Thứ bậc, chức vị. ◇ Luận Ngữ : "Trần lực tựu liệt, bất năng giả chỉ" , (Quý thị ) Hết sức làm chức vụ mình, nếu không được nên từ chức đi.
3. (Danh) Loại, hạng. ◎ Như: "giá bất tại thảo luận chi liệt" cái đó không thuộc trong điều loại (đề tài) của cuộc thảo luận.
4. (Danh) Lượng từ: hàng, dãy, đoàn. ◎ Như: "nhất liệt hỏa xa" một đoàn xe lửa, "nhất liệt sĩ binh" một hàng quân lính.
5. (Danh) Họ "Liệt".
6. (Động) Chia ra. § Thông "liệt" . ◇ Hán Thư : "Liệt thổ phong cương phi vị chư hầu, giai dĩ vị dân dã" , (Cốc Vĩnh truyện ) Chia đất phong bờ cõi không phải vì chư hầu, mà đều là vì dân vậy.
7. (Động) Bày, dàn, xếp. ◎ Như: "trần liệt" trưng bày, "liệt trở đậu" bày cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).
8. (Động) Đưa vào, đặt vào. ◎ Như: "đại gia đích ý kiến quân liệt nhập kỉ lục" ý kiến mọi người đều đưa vào sổ ghi.
9. (Tính) Các, nhiều. ◎ Như: "liệt quốc" các nước, "liệt vị" các vị.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng lối, cái gì xếp một hàng thẳng gọi là hàng , xếp ngang gọi là liệt .
② Số nhiều, như liệt quốc các nước, liệt vị các vị.
③ Bầy, như liệt trở đậu bầy cái trở cái đậu (đồ tiến lễ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, dàn, xếp, kê: Phô bày; Xếp hàng chào đón; Kiểm điểm lại từng khoản theo như trong đơn đã kê; Bày cái trở cái đậu, bày đồ tế lễ; Dàn trận;
② Đưa, đặt, liệt vào: Đưa vào chương trình nghị sự; Liệt vào hạng A;
③ Hàng: Đứng ở hàng đầu;
④ Đoàn: Một đoàn tàu hỏa;
⑤ Loại, hạng: Không thuộc loại này;
⑥ Các, nhiều: Các vị khán giả;
⑦ [Liè] (Họ) Liệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia xé, phân chia ra — Sắp đặt có thứ tự hàng lối — Thứ tự trước sau trên dưới — Các. Những.

Từ ghép 26

thù
zhū ㄓㄨ

thù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: thù du )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Thù du" cây thù du. Có ba thứ, một thứ gọi là "ngô thù du" dùng làm thuốc, một thứ gọi là "thực thù du" dùng pha đồ ăn, một thứ gọi là "sơn thù du" . § Ngày xưa, dân Trung Quốc vào tiết "trùng cửu" (ngày chín tháng chín âm lịch), có tục lệ cài nhánh thù du vào đầu để trừ tà. ◇ Vương Duy : "Diêu tri huynh đệ đăng cao xứ, Biến sáp thù du thiểu nhất nhân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Ở xa biết anh em đang lên núi (hái cỏ thuốc), Đều giắt nhánh thù du, chỉ thiếu một người (là ta).

Từ điển Thiều Chửu

① Thù du cây thù du. Có ba thứ, một thứ gọi là ngô thù du dùng làm thuốc, một thứ gọi là thực thù du dùng pha đồ ăn, một thứ gọi là sơn thù du .

Từ điển Trần Văn Chánh

】thù du [zhuyú] (dược) Thù du.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thù du : Tên một loài cây, tương tự như cây hồ tiêu.

Từ ghép 5

kế
jì ㄐㄧˋ

kế

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếp theo, nối tiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nối theo, nối dõi. ◎ Như: "kế vị" nối dõi ngôi vị, "kế thừa" thừa hưởng, tiếp nối (tài sản, sự nghiệp, v.v.).
2. (Động) Tiếp sau, tiếp theo. ◎ Như: "kế tục" tiếp tục, "tiền phó hậu kế" người trước ngã xuống người sau tiếp tục.
3. (Tính) Sau, lẽ. ◎ Như: "kế thất" vợ lẽ, "kế phụ" cha kế.
4. (Danh) Họ "Kế".
5. (Phó) Sau đó. ◇ Mạnh Tử : "Kế nhi hữu sư mệnh" (Công Tôn Sửu hạ ) Sau đó có việc quân.

Từ điển Thiều Chửu

① Nối theo, nối dõi. Như kế vị , kế thừa .
② Tiếp sau, tiếp theo, như kế nhi hữu sư mệnh (Mạnh Tử ) tiếp sau bèn có việc quân.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nối, nối theo, nối dõi, tiếp theo sau, tiếp theo: Nối nghiệp; Ban đầu cảm thấy chóng mặt, tiếp đó thì nôn và tiêu chảy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếp nối — Tiếp theo sau — Buộc lại.

Từ ghép 19

nộn
nèn ㄋㄣˋ, nùn ㄋㄨㄣˋ

nộn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. non
2. mềm
3. e thẹn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Non, mới nhú. ◎ Như: "nộn nha" mầm non. ◇ Đặng Trần Côn : "Nhan sắc do hồng như nộn hoa" (Chinh Phụ ngâm ) Nhan sắc đang tươi như hoa non. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở. ◇ Thủy hử truyện : "Lão nhi hòa giá tiểu tư thượng nhai lai mãi liễu ta tiên ngư, nộn kê" , (Đệ tứ hồi) Ông già và đứa ở ra phố mua một ít cá tươi, gà giò.
2. (Tính) Mềm. ◎ Như: "tế bì nộn nhục" da mỏng thịt mềm.
3. (Tính) Non nớt, chưa lão luyện.
4. (Tính) Xào nấu hơi chín, xào nấu trong một khoảng thời gian rất ngắn cho mềm. ◎ Như: "thanh tiêu ngưu nhục yêu sao đắc nộn tài hảo cật" thanh tiêu (poivrons) với thịt bò phải xào tái (cho mềm) ăn mới ngon.
5. (Phó) Nhạt (màu sắc). ◎ Như: "nộn hoàng" vàng nhạt, "nộn lục" xanh non.
6. (Phó) Nhẹ, chớm. ◎ Như: "nộn hàn" chớm lạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Non, vật gì chưa già gọi là nộn.
② Mới khởi lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mới mọc lên, non: Lá non; Măng non; Da mặt non;
② Nhạt: Vàng nhạt; Xanh nhạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Non nớt. Còn non. Cung oán ngâm khúc có câu: » Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy « — Hơi hơi. Một chút.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.