tích
jī ㄐㄧ, jì ㄐㄧˋ

tích

giản thể

Từ điển phổ thông

dấu vết, dấu tích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cũng như "tích" hay . ◇ Nguyễn Du : "Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì, Do lưu tiên tích thử giang mi" , (Hoàng hạc lâu ) Thần tiên ở nơi nào đến đã trải qua bao thời, Còn để lại dấu tiên ở bờ sông này.
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Dấu vết. Như túc tích vết chân.
② Theo dấu, phàm sự vật gì đã qua rồi mà còn có dấu vết để lại cho người noi đó mà tìm kiếm đều gọi là tích. Như trần tích dấu cũ, có khi viết là hay là . Nguyễn Du : Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì, Do lưu tiên tích thử giang mi Thần tiên ở nơi nào đến đã trải qua bao thời, Còn để lại dấu tiên ở bờ sông này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dấu, dấu vết, vết tích: Vết (dấu) chân; Vết bẩn; Cổ tích; Bút tích; Không để lại vết tích gì;
② (văn) Theo dấu;
③ Thành tích: Kì tích, thành tích kì diệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tích .

Từ ghép 14

bút
bǐ ㄅㄧˇ

bút

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái bút, cây viết. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "cương bút" bút sắt.
2. (Danh) Nét chữ Hán. ◎ Như: "bút thuận" thứ tự các nét của một chữ Hán.
3. (Danh) Kĩ thuật, kĩ xảo viết văn chương, cách viết, ngòi bút, cách vẽ. ◎ Như: "phục bút" bút pháp có mai phục trong bài văn, "bại bút" bài văn, bức họa có tì vết, khuyết điểm.
4. (Danh) Ngày xưa gọi bài viết không vần là "bút".
5. (Danh) Lượng từ. (1) Bức họa, bài văn. ◎ Như: "nhất bút sơn thủy họa" một bức tranh phong cảnh. (2) Món tiền, khoản tiền. ◎ Như: "nhất bút tiền" một món tiền. (3) Nét. ◎ Như: "nhật tự hữu tứ bút" chữ "nhật" có bốn nét.
6. (Động) Viết, soạn, chép. ◎ Như: "bút chi ư thư" chép vào trong sách. ◇ Sử Kí : "Chí ư vi Xuân Thu, bút tắc bút, tước tắc tước" , , (Khổng Tử thế gia ) Đến khi (Khổng Tử) soạn kinh Xuân Thu, thì viết cái gì phải viết, bỏ cái gì phải bỏ. § Đời xưa chưa có giấy, viết chữ vào thẻ tre, nhầm thì nạo đi. Vì thế nên chữa lại văn tự gọi là "bút tước" .
7. (Tính) Thẳng. ◎ Như: "bút đĩnh" thẳng đứng, "bút trực" thẳng tắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bút.
② Chép truyện, như bút chi ư thư chép vào trong sách. Ðức Khổng Tử san kinh Xuân Thu chỗ nào đáng chép thì chép đáng bỏ thì bỏ gọi là bút tước . Nay nhờ người ta sửa lại văn bài cho cũng gọi là bút tước là vì cớ ấy.
③ Phàm các loài viết vẽ văn tự đều phải dùng đến bút cả, như bút pháp phép viết, phép vẽ, thi bút phép thơ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bút, cây viết: Bút lông; Bút máy; Phấn;
② Viết, soạn: Viết hộ;
③ Nét (chữ): "" Chữ "" (nhật) có 4 nét;
④ Ngay, thẳng: Ngay ngắn; Thẳng tắp;
⑤ (loại) Món, số, khoản: Một món tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi dụng cụ để viết. Ta cũng gọi là Cái bút — Viết, ghi chép.

Từ ghép 66

hối, hồi
huí ㄏㄨㄟˊ

hối

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Về, đi rồi trở lại gọi là hồi.
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.

hồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. về
2. đạo Hồi, Hồi giáo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Về, trở lại. ◎ Như: "hồi quốc" về nước, "hồi gia" về nhà. ◇ Vương Hàn : "Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi" , (Lương Châu từ ) Say nằm ở sa trường xin bạn đừng cười, Xưa nay chinh chiến mấy người về.
2. (Động) Quay, ngoảnh lại. ◎ Như: "hồi thủ" ngoảnh đầu lại, "hồi quá thân lai" quay mình lại. ◇ Bạch Cư Dị : "Quân vương yểm diện cứu bất đắc, Hồi khán huyết lệ tương hòa lưu" , (Trường hận ca ) Quân vương che mặt, không cứu nổi, Quay lại nhì, máu và nước mắt hòa lẫn nhau chảy.
3. (Động) Sửa đổi, cải biến. ◎ Như: "hồi tâm chuyển ý" thay đổi ý kiến, thái độ, chủ trương.
4. (Động) Phúc đáp, trả lời. ◎ Như: "hồi tín" trả lời thư.
5. (Động) Đáp ứng (đáp trả lại cùng một động tác đã nhận được). ◎ Như: "hồi kính" kính lễ đáp ứng, "hồi tha nhất thương" đánh trả lại nó một giáo.
6. (Động) Từ tạ, từ tuyệt không nhận. ◎ Như: "nhất khẩu hồi tuyệt" một mực từ chối.
7. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "hồi tị" tránh né.
8. (Danh) Đạo Hồi, một tôn giáo của "Mục-hãn Mặc-đức" Mohammed người A-lạp-bá dựng lên. Đến đời Tống, Nguyên, các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tàu, gọi là "Hồi giáo" .
9. (Danh) Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tàu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống "Hồi".
10. (Danh) "Hồi Hồi" tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số lần (hành vi, cử chỉ). Như "thứ" . ◎ Như: "tiền hậu ngã cộng khứ trảo liễu tha ngũ hồi" trước sau tổng cộng tôi tìm nó năm lần. (2) Khoảng thời gian: hồi, lát. ◎ Như: "nhàn tọa liễu nhất hồi" ngồi chơi một lát. (3) Thiên, chương, đoạn (tiểu thuyết). ◎ Như: "nhất bách nhị thập hồi bổn Hồng Lâu Mộng" một trăm hai mươi hồi truyện Hồng Lâu Mộng. (4) Sự việc, sự tình. ◎ Như: "giá thị lưỡng hồi sự, bất khả hỗn vi nhất đàm" , hai việc đó, không thể bàn luận lẫn lộn làm một được.
12. (Danh) Họ "Hồi".

Từ điển Thiều Chửu

① Về, đi rồi trở lại gọi là hồi.
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Về, trở lại, hồi phục: Về nhà; Về công tác tại đơn vị cũ;
② Quay: Quay mình lại;
③ Quanh co, cong queo, khuất khúc. 【】hồi lang [huíláng] Hành lang lượn khúc, hành lang uốn khúc;
④ Trả lời: 【】hồi tín [huíxìn] a. Gởi thư trả lời: Mong anh gửi thư trả lời; b. Thư trả lời: ;c. Báo tin: Công việc xong xuôi, tôi sẽ báo tin cho anh;
⑤ Nghĩ lại;
⑥ Lùi bước, chịu khuất: Khó khăn vất vả trăm bề vẫn không chịu khuất (lùi bước);
⑦ Lần, lượt, hồi: ? Đi mấy lần rồi?; "" Tam quốc chí diễn nghĩa gồm có 120 hồi;
⑧ [Huí] (Dân tộc) Hồi: Dân tộc Hồi, người Hồi, dân Hồi;
⑨ [Huí] (Họ) Hồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở về;
② Vòng quanh, vòng vèo, quanh vòng. Cv. (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoay chuyển — Quay lại, trở về — Gian tà. Thí dụ: Gian hồi ( cũng như gian tà ) — Lần, lượt. Thí dụ: Nhất bách hồi ( một trăm lần ) — Đáp lại. Trả lời — Quanh co. Với nghĩa này phải đọc Hội. Ta quen đọc là Hồi luôn — Một lớp tuồng, một thiên trong cuốn tiểu thuyết, đều gọi là Hồi.

Từ ghép 59

cách
gé ㄍㄜˊ, jī ㄐㄧ, rǒng ㄖㄨㄥˇ

cách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngăn ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở, ngăn che (làm cho không thông suốt). ◎ Như: "cách ngoa tao dưỡng" cách giày gãi ngứa.
2. (Động) Phân biệt, không tương hợp. ◇ Nhan thị gia huấn : "Chí ư sĩ thứ quý tiện chi cách, tục dĩ vi thường" , (Hậu thú ).
3. (Động) Xa, cách xa. ◎ Như: "khuê cách" cách biệt xa xôi, "cách lưỡng nhật hựu nhất thứ" cách hai ngày lại có một lần. ◇ Nguyễn Du : "Hồi đầu dĩ cách vạn trùng nhai" (Vọng quan âm miếu ) Quay đầu lại đã cách xa núi muôn trùng.
4. (Động) Biệt li. ◇ Tả Tư : "Hội nhật hà đoản? Cách nhật hà trường? Ngưỡng chiêm diệu linh, Ái thử thốn quang" ? ? , (Điệu li tặng muội ).
5. (Động) Sửa đổi, đổi khác, biến dịch. ◇ Hậu Hán Thư : "Xưng hiệu thiên cách, phong cát củ phân" , (Quận quốc chí tán ).
6. (Động) Giới hạn. ◇ Ngụy Huyền Đồng : "Bao biếm bất thậm minh, đắc thất vô đại cách" , (Thỉnh Lại bộ các trạch liêu thuộc sớ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngăn cách, giữa khoảng hai cái gì mà lại có một cái ngăn cách ở giữa khiến cho không thông với nhau được gọi là cách.
② Xa lìa. Như khuê cách cách biệt xa xôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che. Lấp. Không thông dược với nhau — Xa lìa — Rời xa — Thay đổi. — Kông hợp nhau.

Từ ghép 16

tung
zōng ㄗㄨㄥ

tung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vết chân
2. tung tích, dấu vết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dấu chân, tung tích. ◎ Như: "truy tung" theo hút, theo vết chân mà đuổi. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lai thị không ngôn khứ tuyệt tung" (Vô đề ) (Hẹn) đến thì chỉ là nói suông, (mà) đi rồi thì mất tăm tích.
2. (Danh) Ngấn, vết. ◇ Hồng Mại : "Bút tung lịch lịch tại mục" (Di kiên bổ chí , Tích binh chú ) Vết bút rành rành trước mắt.
3. (Danh) Lượng từ: bức, quyển (dùng cho thư họa).
4. (Động) Theo dấu, theo chân. ◇ Tấn Thư : "Trẫm dục viễn truy Chu Văn, cận tung Quang Vũ" , (Lưu diệu tái kí ) Trẫm muốn xa thì bắt kịp Chu Văn, gần theo chân Quang Vũ.
5. § Cũng như .

Từ điển Thiều Chửu

① Vết chân. Như truy tung theo hút, theo vết chân mà đuổi.
② Cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dấu chân, vết chân, dấu vết, vết tích, tích: Đuổi theo dấu vết; Mất tích;
② Theo dấu;
③ (văn) Như (bộ ) .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết chân.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Hàng, vị thứ (ở triều đình).
2. Phiếm chỉ hàng, lớp, bậc, toán. ◇ Vương Thao : "Diệu tuyển nữ nhạc bách nhân, các tựu ban hàng, bỉ ca thử vũ, canh thối điệt tiến" , , , 退 (Tùng tân tỏa thoại , Từ lân sĩ ).
3. Phiếm chỉ quan vị, quan giai. ◇ Ngụy Thái : "Định Công tam vi tể tướng, môn hạ tư dịch, vãng vãng giai đắc ban hàng" , , (Đông hiên bút lục , Trương Văn Định Công ).
4. Chỉ triều quan. ◇ Tần Quan : "Ban hàng chi nội, học thuật quá ư thần giả thậm đa" , (Từ sử quan biểu ).
5. Chỉ triều đình. ◇ Bì Nhật Hưu : "Thương hoàng xuất ban hàng, Gia thất bất dong biệt" , (Tam tu thi , Chi nhất ).
6. Cùng hàng, ngang hàng. ◇ Lí Chí : "Liễu Tông Nguyên văn chương thức kiến nghị luận, bất dữ Đường nhân ban hàng giả, "Phong kiến luận" trác thả tuyệt" , ,《 (Tàng thư , Nho thần truyện , Liễu Tông Nguyên ).
7. Gánh hát, đoàn diễn kịch, hí ban.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng thứ hạng. Ngang hàng.

Từ điển trích dẫn

1. Tinh thâm vi diệu. ◇ Lão tàn du kí : "Giá cá đạo lí thậm tinh vi, tha môn toán học gia lược đổng đắc nhất điểm" , (Đệ thập nhất hồi).
2. Rất nhỏ bé, tế vi. ◇ Tuân Tử : "Tinh vi hồ hào mao, nhi đại doanh hồ đại vũ" , (Phú ) Cực nhỏ như tơ hào, mà lớn có thể lấp đầy gầm trời.
3. Tinh túy. ◇ Vương Sung : "Thuyết thánh giả dĩ vi bẩm thiên tinh vi chi khí, cố kì vi hữu thù tuyệt chi tri" , (Luận hành , Kì quái ).
4. Tinh chuyên tế trí. ◇ Viên Hoành : "Hoành tinh vi hữu văn tứ, thiện ư thiên văn âm dương chi số, do thị thiên Thái sử lệnh" , , (Hậu Hán kỉ , Thuận đế kỉ hạ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khéo giỏi ở ngay cả những chỗ nhỏ nhặt.

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa nhà nho gọi các học thuyết, học phái khác là "dị đoan" . ◇ Huyền Tông : "Ta hồ! phu tử một nhi vi ngôn tuyệt, dị đoan khởi nhi đại nghĩa quai" ! , (Hiếu kinh , Tự ).
2. Đứng từ vị trí của người hoặc tổ chức chính thống, gọi những quan điểm học thuyết hoặc giáo nghĩa khác là "dị đoan" . ◇ Tăng Triệu : "Ngoại đạo phân nhiên, dị đoan cạnh khởi, tà biện bức chân, đãi loạn chánh đạo" , , , (Bách luận tự ).
3. Các loại thuyết pháp, không cùng kiến giải. ◇ Kê Khang : "Quảng cầu dị đoan, dĩ minh sự lí" , (Đáp thích nan trạch vô cát hung nhiếp sanh luận ).
4. Ý khác, lòng chia lìa. ◇ Nam Tề Thư : "(Siêu Tông) hiệp phụ gian tà, nghi gián trung liệt, cấu phiến dị đoan, cơ nghị thì chánh" (), , , (Tạ Siêu Tông truyện ).
5. Phân li, chia cách. ◇ Tái sanh duyên : "Nô hợp nhĩ, đồng xử đồng quy bất dị đoan" , (Đệ thập thất hồi).
6. Chỉ sự vật không quan trọng, không khẩn yếu. ◇ Nhan thị gia huấn : "Cổ nhân vân: Đa vi thiểu thiện, bất như chấp nhất. Thạch thử ngũ năng, bất thành kĩ thuật (...) nhược tỉnh kì dị đoan, đương tinh diệu dã" : , . , (...), (Tỉnh sự ).
7. Ngoài ra, hơn nữa. ◇ Vương Vũ Xưng : "Bổn nguyên giai tả lỗ, Dị đoan diệc hàm ta" , (Diêm trì thập bát vận ).
8. Sự đoan ngoài ý liệu. ◇ Kha Đan Khâu : "Kim nhật thú thân hài phụng loan, Bất tri hà cố lai trì hoãn. Mạc phi tha nhân sanh dị đoan, Tu tri nhân loạn pháp bất loạn" , . , (Kinh thoa kí , Thưởng thân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Niềm tin tưởng khác lạ, chỉ lòng tin không chính đáng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.