tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trong
2. hiu hiu (gió thổi)
3. thê lương, buồn não

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cỏ thơm: cỏ tiêu, cỏ hao.
2. (Danh) Họ "Tiêu".
3. (Tính) Vắng vẻ, buồn bã. ◎ Như: "tiêu sắt" buồn bã, rầu rĩ, ảm đạm, "cảnh khí tiêu điều" phong cảnh buồn tênh. ◇ Trần Nhân Tông : "Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ" (Lạng Châu vãn cảnh ) Chiếc thuyền đánh cá trong tiếng chuông chiều buồn bã vừa điểm.
4. (Tính) Trang nghiêm, cung kính. § Thông "túc" . ◎ Như: "tiêu tường chi ưu" cái lo ở chỗ trang nghiêm, ở bên trong, chỗ kín đáo. ◇ Luận Ngữ : "Ngô khủng Quý tôn chi ưu bất tại Chuyên Du, nhi tại tiêu tường chi nội" , , (Quý thị ) Ta e rằng mối lo của con cháu họ Quý không phải ở nước Chuyên Du, mà ở bên trong bức tường thâm nghiêm nhà họ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ tiêu, cỏ hao.
② Chỗ kín, chỗ bên trong. Vì thế loạn ở trong gọi là tiêu tường chi ưu .
③ Tiêu tiêu : (1) Ngựa thét the thé. Ðỗ Phủ : Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi sẵn sàng cung tên bên lưng. (2) Gió thổi vù vù. Tư Mã Thiên : Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng nhất khứ hề bất phục hoàn (Kinh Kha truyện ) Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê, Tráng một đi chừ không trở về. (3) Tiếng lá rụng. Ðỗ Phủ : Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai (Ðăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
④ Buồn bã, thâm trầm. Như tiêu sắt tiếng buồn bã, rầu rĩ, tiêu điều phong cảnh buồn tênh.
⑤ Vẻ buồn bã, rầu rĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiêu điều, buồn bã;
② (văn) Cỏ tiêu;
③ (văn) Chỗ kín: Nỗi lo tai họa bên trong;
④ 【】tiêu tiêu [xiaoxiao] (thanh) Tiếng gió rít hoặc ngựa hí: Xe rầm rập, ngựa hí vang; Gió thổi vù vù hề sông Dịch lạnh (Yên Đan tử);
⑤ [Xiao] (Họ) Tiêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài ngải thơm — lặng lẽ. Vắng lặng.

Từ ghép 13

tiêu tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gió thổi hiu hiu
2. phơ phất

Từ điển trích dẫn

1. Tiếng ngựa hí. ◇ Đỗ Phủ : "Xa lân lân, mã tiêu tiêu, Hành nhân cung tiễn các tại yêu" , , (Binh xa hành ) Tiếng xe ầm ầm, tiếng ngựa hí vang, Người ra đi sẵn sàng cung tên bên lưng.
2. Tiếng gió thổi vù vù. ◇ Sử Kí : "Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng nhất khứ hề bất phục hoàn" , (Kinh Kha truyện ) Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê, Tráng một đi chừ không trở về.
3. Tiếng lá rụng. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuồn cuộn chảy không ngừng.
4. Tiêu điều, lặng lẽ. ◇ Kiểu Nhiên : "Hàn hoa tịch tịch biến hoang thiên, Liễu sắc tiêu tiêu sầu mộ thiền" , (Vãng Đan Dương tầm Lục xử bất ngộ ) Hoa lạnh lặng lẽ khắp đường hoang, Sắc liễu tiêu điều ve sầu buồn trời chiều.
5. Thưa thớt, thưa. ◇ Cao Liêm : "Bạch phát tiêu tiêu kim dĩ lão" (Ngọc trâm kí , Mệnh thí ) Tóc trắng lưa thưa nay đã già.
6. Sơ sài, giản lậu. ◇ Mưu Dung : "Tiêu tiêu hành lí thượng chinh an, Mãn mục li tình dục khứ nan" , 滿 (Tống Phạm Khải Đông hoàn kinh ) Hành lí sơ sài sắp sửa lên đường, Ngợp mắt tình chia li muốn ra đi thật là khó.
7. Ũm thũm, lạnh lẽo. ◇ Tô Mạn Thù : "Hoang thôn phong tuyết, tiêu tiêu triệt cốt" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Thôn làng hoang vắng gió tuyết, lạnh lẽo thấu xương.
8. Phiêu dật, sái thoát. § Cũng như "tiêu sái" .
trảm
zhǎn ㄓㄢˇ

trảm

phồn thể

Từ điển phổ thông

chém, chặt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chém, chặt, cắt. ◎ Như: "trảm thảo" cắt cỏ, "trảm thủ" chém đầu. ◇ Sử Kí : "Thượng bất dục tựu thiên hạ hồ? Hà vi trảm tráng " ? (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nhà vua không muốn thành tựu việc thiên hạ à? Làm sao lại chém tráng .
2. (Động) Dứt hết. ◇ Mạnh Tử : "Quân tử chi trạch, ngũ thế nhi trảm" , (Li Lâu hạ ) Ơn trạch người quân tử, năm đời thì dứt.
3. (Phó) Rất, cực, một loạt. ◎ Như: "trảm tân" rất mới, "trảm tề" một loạt đều.
4. (Danh) "Trảm thôi" áo tang sổ gấu.

Từ điển Thiều Chửu

① Chém, như trảm thảo chém cỏ, trảm thủ chém đầu, v.v.
② Dứt, như quân tử chi trạch, ngũ thế nhi trảm ơn trạch người quân tử năm đời mà dứt.
③ Một loạt, dùng làm tiếng trợ ngữ. Như trảm tân một loạt mới, trảm tề một loạt đều. Trảm thôi áo tang sổ gấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chặt, chém: Chặt đứt nanh vuốt; Chém gai chặt gốc;
② (văn) Dứt, tuyệt: ? Nước nhà đã tuyệt diệt, sao ngươi không xem xét? (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tiết Nam sơn);
③ (văn) Một loạt: Một loạt mới; Một loạt đều;
④ (văn) Áo tang xổ gấu (lai, vạt, trôn): Áo sô của Yến Anh xổ gấu (Tả truyện: Tương công thập thất niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà chém — Cắt đứt. Dứt tuyệt.

Từ ghép 11

Từ điển trích dẫn

1. Danh dự lớn lao. ◇ Sử Kí : "Thả tráng bất tử tức dĩ, tử tức cử đại danh nhĩ, vương hầu tướng tướng ninh hữu chủng hồ?" , , (Trần Thiệp thế gia ) Vả chăng đã là tráng , không chết thì thôi, chứ chết thì phải chết cho đại sự, vương hầu, tướng, tướng, há cứ phải là con dòng cháu giống.
2. Tiếng tôn xưng người. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Giá nhất trận sát đắc Giang Nam nhân nhân hại phạ, văn Trương Liêu đại danh, tiểu nhi dã bất cảm dạ đề" , , (Đệ lục thập thất hồi) Trận đánh giết này, người Giang Nam ai ai cũng khiếp sợ, trẻ con nghe đến đại danh Trương Liêu cũng không dám khóc đêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng tăm lớn lao — Tiếng tôn xưng người mình mới gặp lần đầu.
mạc
mò ㄇㄛˋ

mạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sa mạc
2. thờ ơ, lạnh nhạt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sa mạc (bể cát). ◎ Như: "đại mạc chi trung" nơi sa mạc.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị trọng lượng rất nhỏ (thời xưa).
3. (Tính) Lặng lẽ, vắng lặng. ◎ Như: "đạm mạc" nhạt nhẽo, yên lặng, không thể lấy danh lợi làm động lòng được.
4. (Tính) Trong, thanh triệt.
5. (Tính) Rộng, bao la.
6. (Phó) Coi thường, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm. ◎ Như: "mạc nhiên" chểnh mảng, coi thường, "mạc thị" thờ ơ, hờ hững.
7. (Tính) "Mạc mạc" mờ mịt. ◇ Nguyễn Du : "Mạc mạc trần ai mãn thái không" 滿 (Kí hữu ) Mịt mù bụi bặm bay đầy bầu trời. § Ghi chú: Xem thêm "mạc mạc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bãi sa mạc (bể cát).
② Yên lặng, như đạm mạc nhạt nhẽo, yên lặng, không thể lấy danh lợi làm động lòng được.
③ Mạc nhiên chểnh mảng, coi thường.
④ Mạc mạc mây mù, mây bủa mờ mịt. Nguyễn Du : Mạc mạc trần ai mãn thái không 滿 mịt mù bụi bặm bay đầy bầu trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sa mạc: Bãi sa mạc lớn;
② Lãnh đạm, thờ ơ: Thờ ơ, không quan tâm đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong suốt — Yên lặng — Bãi cát rộng lớn. Cũng gọi là sa mạc — Mênh mông rộng lớn. Bài Văn tế trận vong tướng của Nguyễn Văn Thành có câu: » Hồn tráng biết đâu miền minh mạc, mịt mù gió lốc, thổi dấu tha hương «.

Từ ghép 11

Từ điển trích dẫn

1. Tăm tối. ☆ Tương tự: "hôn ám" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tăm tối mênh mông, chỉ cõi chết, cõi âm. Văn tế trận vong tướng của Nguyễn Văn Thành có câu: » Hồn tráng biết đâu miền minh mạc, mịt mù gió lốc thổi dấu tha hương «.
nhĩ
ěr ㄦˇ, réng ㄖㄥˊ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tai
2. cái quai cầm
3. vậy, thôi (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai (dùng để nghe).
2. (Danh) Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là "nhĩ". ◎ Như: "đỉnh nhĩ" cái quai vạc, "nhĩ môn" cửa nách. ◇ Thủy hử truyện : "Lưỡng biên đô thị nhĩ phòng" (Đệ thập nhất hồi) Hai bên đều có phòng xép.
3. (Tính) Hàng chắt của chắt mình là "nhĩ tôn" tức là cháu xa tám đời.
4. (Động) Nghe. ◎ Như: "cửu nhĩ đại danh" nghe tiếng cả đã lâu, "nhĩ thực" nghe lỏm.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu: thôi vậy, vậy, mà thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đãn tri kì vi tể quan nhĩ" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Chỉ biết rằng ông ấy là một vị tể quan mà thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai, dùng để nghe.
② Nghe, như cửu nhĩ đại danh nghe tiếng cả đã lâu, nhĩ thực nghe lỏm.
③ Hàng chắt của chắt mình là nhĩ tôn tức là cháu xa tám đời.
④ Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là nhĩ, như đỉnh nhĩ cái quai vạc.
⑤ Nhĩ môn cửa nách.
⑥ Thôi vậy, vậy. Tiếng nói dứt lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai: Điếc tai;
② Vật có hình dáng như tai, quai: Mộc nhĩ, nấm mèo; Cái quai vạc;
③ Ở hai bên, ở bên cạnh: Cửa ở bên, cửa nách;
④ (văn) Mà thôi (trợ từ cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ): Cách đây chỉ năm dặm thôi; Chỉ có văn chương của ông là còn lại mà thôi (Sử kí); Đó chỉ là cặn bã của thánh nhân mà thôi (Hoài Nam tử). 【】nhĩ hĩ [âryê] (văn) Mà thôi (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ với ý nhấn mạnh): Ta vốn có cái đó, chỉ tại không nghĩ về nó mà thôi (Mạnh tử);【】 nhĩ tai [ârzai] (văn) Thôi ư? (trợ từ liên dụng, biểu thị sự phản vấn với ý nhấn mạnh): ! Cho nên các đấng tiên vương phải làm cho lệnh lạc được rõ ràng, há có thể chỉ công khai thôi ư! (Tuân tử);
⑤ (văn) Trợ từ, biểu thị sự xác định: Kẻ đương lúc nguy khổ thì thường đổi đức (Sử kí); Vả lại kẻ tráng không chết thì thôi, đã chết thì phải lưu lại tiếng tốt (Sử kí);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cầu khiến: ! Khẩn thiết mong các vị chịu thương cho tôi! (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu biểu thị sự phản vấn hoặc suy đoán: Những người trên thuyền đều đứng bên nói: Chỗ này vốn không có núi, coi chừng là loài thủy quái (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
⑧ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: ? Vua Sở cả giận nói: Quả nhân tuy thiếu đức độ, sao có thể vì cớ nó là con của Đào Chu Công mà ra ân cho nó! (Sử kí);
⑨ (văn) Nghe: Nghe tiếng tăm đã lâu;
⑩ [Âr] (Họ) Nhĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai ( cơ quan để nghe ) — Phần phụ vào hai bên của vật, giống như hai cái tai. Td: Đỉnh nhĩ ( cái tai đỉnh, chỗ để cầm mà nhấc cát đỉnh lên ) —Trợ ngữ từ cuối câu, không có nghĩa gì — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhĩ.

Từ ghép 31

thử
cǐ ㄘˇ

thử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

này, bên này

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ấy, bên ấy. § Đối lại với "bỉ" . ◎ Như: "thử nhân" người đó, "bất phân bỉ thử" không chia đây đó.
2. (Đại) Chỗ này, bây giờ, đó. ◎ Như: "tòng thử dĩ hậu" từ giờ trở đi, "đáo thử vi chỉ" đến đây là hết.
3. (Phó) Thế, như vậy. ◇ Dữu Tín : "Thiên hà vi nhi thử túy!" (Ai Giang Nam phú ) Trời sao mà say sưa như thế!
4. (Liên) Ấy, bèn, thì. § Dùng như: "tư" , "nãi" , "tắc" . ◇ Lễ kí : "Hữu đức thử hữu nhân, hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài, hữu tài thử hữu dụng" , , , (Đại Học ) Có đức thì có người, có người thì có đất, có đất thì có của, có của thì có dùng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ấy, bên ấy, đối lại với chữ bỉ .
② Thế, lời nói chỉ định hẳn hoi, như kì tự nhâm dĩ thiên hạ trọng như thử thửa gánh vác lấy công việc nặng nề trong thiên hạ như thế.
③ Ấy, bèn, như hữu đức thử hữu nhân (Ðại học ) có đức ấy (bèn) có người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Này, cái này, bên này, người này, việc này, đó, như thế, thế (này), vậy, nay: Người này; Từ cái này tới cái kia; Như thế, như vậy; Nay bá cáo; Người này là tráng (Sử kí); ? Bậc người hiền cũng vui với những thứ này chăng? (Mạnh tử); Đó (như thế) gọi là tự biết mình (Đại học); ? Trời vì sao mà say sưa như thế? (Dữu Tín: Ai Giang Nam phú);
② Đó, bấy giờ, đây, chỗ này: Từ đây trở đi; Đến đây là hết; 西 Từ chỗ này (đây) rẽ sang phía tây; Nay nhà vua nổi nhạc lên ở chốn này (Mạnh tử);
③ (văn) Thì (dùng như , bộ ): Có đức thì có người, có người thì có đất (Đại học);
④ 【】thử ngoại [cêwài] Ngoài ra (thường dùng kèm theo sau với hoặc ): Vùng này sản xuất nhiều gạo, ngoài ra còn có bắp (ngô) và đậu phộng (lạc); Thư viện này chứa hơn mười vạn quyển sách, ngoài ra còn có nhiều báo và tạp chí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái này — Thế ấy. Td: Như thử ( như vậy ).

Từ ghép 14

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

giản thể

Từ điển phổ thông

1. sông Tiêu
2. mưa lất phất

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nước trong và sâu;
② 【】tiêu tiêu [xiaoxiao] a. Vi vu, rì rào (tả cảnh mưa gió): Gió vi vu hề sông Dịch lạnh, tráng một đi hề không trở lại (Yên Đan tử); b. Mưa phùn gió nhẹ, lất phất;
③ [Xiao] Sông Tiêu (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ

tiêu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sông Tiêu
2. mưa lất phất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Tiêu".
2. (Tính) Ào ạt, mạnh bạo (gió mưa). ◎ Như: "phong vũ tiêu tiêu" gió mưa ào ạt.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiêu tiêu gió táp mưa xa.
② Sông Tiêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nước trong và sâu;
② 【】tiêu tiêu [xiaoxiao] a. Vi vu, rì rào (tả cảnh mưa gió): Gió vi vu hề sông Dịch lạnh, tráng một đi hề không trở lại (Yên Đan tử); b. Mưa phùn gió nhẹ, lất phất;
③ [Xiao] Sông Tiêu (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.